DÒNG DÕI CHÚA NGUYỄN (1600-1802) _5 docx

6 243 0
DÒNG DÕI CHÚA NGUYỄN (1600-1802) _5 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

DÒNG DÕI CHÚA NGUYỄN (1600-1802) 6. Nguyễn Phúc Chu (1691- 1725) Nguyễn Phúc Chu là con cả của Nguyễn Phúc Trăn. Mẹ ông, người họ Tống, quê ở huyện Tống Sơn (Thanh Hóa), con của Thiếu phó Quận công Tống Phúc Vinh. Bà được hầu Nguyễn Phúc Trăn từ khi chưa lên ngôi. Đến khi chồng lên ngôi chúa, bà được thăng làm Cung tần. Sinh được con trai là Nguyễn Phúc Chu thì càng được chúa yêu quí và bà phi của Phúc Trăn (không có con) càng vị nể và đem Phúc Chu về nuôi. Nguyễn Phúc Chu sinh năm Ất Mão (1675), được cho nuôi ăn học khá cẩn thận vì thế văn hay chữ tốt, đủ tài lược văn võ. Khi nối ngôi chúa mới 17 tuổi, lấy hiệu là Thiên Túng đạo nhân. Đây là lần đầu tiên chúa Nguyễn lấy hiệu mới mẻ, sùng đạo Phật. Quả vậy, mới lên giữ chính, chúa rất quan tâm chiêu hiền đãi sĩ, cầu lời nói thẳng, nạp lời can gián, bỏ xa hoa, bớt chi phí, nhẹ thuế má giao dịch, bớt việc hình ngục. Vừa lên ngôi, chúa cho xây dựng một loạt chua miếu; mở hội lớn ở chùa Thiên Mụ, chùa núi Mỹ Am. Tự chúa cũng ăn chay ở vườn Côn Gia một tháng trời; chúa phát tiền gạo cho người nghèo thiếu. Đây là thời kỳ mà chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã tạm ngừng hơn 30 năm, bờ cõi yên ồn. Nguyễn Phúc Chu có điều kiện mở rộng đất đai xuống phía Nam và đạt được những thành tựu đáng kề: đặt phủ Bình Thuận năm Đinh Sửu (1697) gồm các đất Phan Rang, Phan Rí trở về Tây, chia làm hai huyện An Phúc và Hòa Đa bắt đầu đặt phủ Gia Định: chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long, dựng dinh Trấn Biên (tức Biên Hòa), lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, lập xã Minh Hương Từ đó người Thanh đi lại buôn bán rất sầm uất. Năm Mậu Tý (1708), chúa dùng Mạc Cửu làm tổng binh trấn Hà Tiên. Ngoài tư cách là một vị chúa có học vấn cao thể hiện qua chính sự khá toàn diện và cởi mở. Nguyễn Phúc Chu còn là một người làm rất nhiều thơ. ông có hàng chục bài thơ khóc vợ, tình ý rất tha thiết. Năm Ất Tỵ (1725) Nguyễn Phúc Chu mất, ở ngôi 34 năm, thọ 51 tuổi. Phúc Chu là chúa có đông con nhất: 146 người, cả trai lẫn gái! Nếu tính riêng con trai, ông có 38 người. 7. Nguyễn Phúc Chú (1725-1738) Theo sử sách chép lại, Nguyễn Phúc Chu chỉ có hai bà vợ: bà họ Hồ và bà họ Nguyễn. Bà thứ nhất họ Hồ, sau khi vào cung cho lấy họ Tống (Các chúa Nguyễn thường lấy vợ họ Tống ở Tống Sơn, Thanh Hóa), bà người huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên, con gái Trưởng doanh Hồ Văn Mai. Vào cung, bà được chúa yêu chiều lấy làm Hữu cung tần thứ tư. Sau lại được lên làm Chiêu Nghi. Tính bà nhân thuận cung kính. Bà sinh được hai con trai, con trưởng là Phúc Chú, sau được nối ngôi chúa, con trai thứ là Phúc Tư, được phong Luân Quốc công. Bà vợ họ Nguyễn là con gái của Tham chính Nguyễn Hữu Hiệp. Khi Phúc Chu mới được nối ngôi, bà được vào hầu ở nội đình, được cất nhắc làm Hữu cung tần thứ 5, rồi thăng Chánh nội phủ. Bà này có học hành và giáo dục cẩn thận, hầu chúa rất có tín nhiệm, được chúa yêu quí nhất. Bằng cứ là bà đã sinh cho chúa 11 người con, mùa thu năm Giáp Ngọ (1714) bà mất sớm. Chúa Nguyễn Phúc Chu thương nhớ, sai lập dàn chay trọng thể ở chùa Thiên Mụ và làm rất nhiều thơ về bà. Nguyễn Phúc Chú sinh năm Bính Tý (1696), là con bà cả. Lúc đầu Phúc Chú được trao chức Cai cơ Doanh thịnh hầu. Năm ất Mùi (1715), thăng làm chưởng cơ, làm phủ đệ tại cơ Tả Sùng. Đến khi chúa Phúc Chu mất, ông được nối ngôi (năm 1725) khi 30 tuổi, lấy hiệu là Vân Truyền đạo nhân. Nguyễn Phúc Chú ở ngôi được 13 năm thì mất. Trong thời kỳ cầm quyền, chúa không có gì nồi bật ngoài hai việc: Năm Quí Sửu (1733), chúa cho đặt đồng hồ nhập của Tây phương ở các dinh và các đồn tàu dọc biển. Sau đó có Nguyễn Văn Tú đã chế tạo được. Năm Bính Thìn (1736), Mạc Cửu mất, con trai là Mạc Thiên Tứ được chúa Nguyễn cho làm Đô đốc trấn Hà Tiên. Tứ có tầm mắt nhìn xa biết rộng: cho miễn thuế, sai dõng ba chiếc thuyền Long bài, xuất dương tìm mua các hàng quý hiếm dâng nộp, mở cục đúc tiền để tiện việc trao đổi. Thiên Tứ chia đặt nha thuộc, kén bổ quân ngũ, đắp thành lũy, mở phố chợ, khách buôn các nước đến họp đông đúc. Ông lại còn vời văn nhân thi sĩ mở Chiêu Anh các, ngày ngày cùng nhau giảng bàn và xướng họa. Năm Mậu Ngọ (1738) chúa Nguyễn Phúc Chú mất, thọ 43 tuổi. 8. Nguyễn Phúc Khoát (1738- 1765) Nguyễn Phúc Khoát là con Nguyễn Phúc Chú, sinh năm Giáp Ngọ (1714), mẹ là người họ Trương ở huyện Tống Sơn, Thanh Hóa, con chưởng cơ Trương Phúc Phan. Vào hầu Phúc Chú từ khi còn chưa lên ngôi, được phong Hữu cung tần. Tính bà e lệ cẩn thận, dạy bảo nội chức có phong độ của hậu phi đời xưa. Bà sinh được 2 người con trai rồi mất năm bà mới 22 tuổi. Nguyễn Phúc Khoát là con trưởng, được phong làm chưởng dinh Dinh tiền thủy chính hầu, làm phủ đệ tại Cơ Tiền Dực ở Dương Xuân. Phúc Chú mất, Khoát được lên ngôi khi 25 tuổi, lấy hiệu là Từ Tế đạo nhân. Nguyễn Phúc Khoát bắt đầu xưng vương. Năm Giáp Tý (1744) đúc ấn Quốc vương, sau đó, ngày Kỷ Mùi, lên ngôi vua ở phủ chính Phú Xuân, ban chiếu bố cáo thiên hạ. Bộ máy chính quyền từ trên xuống cơ sở, các chức danh, tên gọi cũng thay đổi theo: phủ chúa gọi là Điện, đổi chữ "thân" làm chữ "tấu" khi có việc cần bàn với chúa. Tuy nhiên vua Nguyễn vẫn dùng niên hiệu vua Lê trong các văn bản hành chính. Đối với các thuộc quốc Cao Miên, Ai Lao, Xiêm lại xưng là Thiên vương. Tôn hiệu các đời trước cũng được nâng lên phù hợp với cương vị mới của Quốc vương. Đối với anh em họ hàng gần thì phong tước Quận công. Hoàng tử vẫn xưng là Công tử con trai trưởng là Thái công tử, cứ theo thứ tự mà xưng. Đặc biệt Nguyễn Vương cho rằng con trai khó nuôi, nên gọi là con gái và ngược lại gái thì gọi là trai. Cùng với thay đổi trên, triều phục bách quan cũng thay đổi. Các đơn vị hành chính địa phương cũng một phen thay đổi. Từ năm Giáp Tuất (1754) để xứng đáng là kinh đô của Nguyễn vương, Phú Xuân được xây dựng thêm hàng loạt điện đài mới theo quy mô đế vương: dựng hai điện Kim Hoa và Quang Hoa,các gác Dao Trì, Triệu Dương, Quang Thiên và các nhà Tựu Lạc, Chính Quan, Trung Hòa, Di Nhiên cùng các đài Sướng Xuân, đình Thụy Vân, hiên Đồng Lạc, am Nội Viện, đình Giáng Hương. ở thượng lưu sông Hương có phủ Dương Xuân, điện Trường Lạc, hiên Duyệt Võ, chạm vẽ tinh xào. Vườn hậu uyển có non bộ, đá lạ, hồ vuông, hào cong, cầu vồng, thủy tạ. Tường trong tường ngoài đắp rồng, hổ, lân, phượng, hoa cỏ. Gác Triệu Dương nhìn xuống dòng sông, có quy mô nguy nga. Phía trên phía dưới đô thành đều đặt quân xá và đệ trạch. Cho công hầu, chia ra từng ô như bàn cờ. Phía ngoài thành thì chợ phố liên tiếp, cây to um tùm, thuyền chài buôn bán di lại như mắc cửi. Rõ ràng dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, kinh đô Phú Xuân trở thành nơi đô hội lớn, văn vật thanh dung lừng lẫy, đời trước chưa từng có. Xây dựng xong kinh đô Chúa sai nhiều văn quan đề vịnh phong cảnh cố đô. Phú Xuân trở thành một thành phố nên thơ từ ngày ấy. Chúa Nguyễn đã đón tiếp các quốc vương láng giềng ở đất Phú Xuân. Nguyễn Phúc Khoát đã tự xưng vương, ở ngôi được 27 năm. Năm ất Dậu (1765), quốc vương băng, thọ 52 tuổi. Con trai thứ 16 lên nối ngôi. . DÒNG DÕI CHÚA NGUYỄN (1600-1802) 6. Nguyễn Phúc Chu (1691- 17 25) Nguyễn Phúc Chu là con cả của Nguyễn Phúc Trăn. Mẹ ông, người họ Tống,. (17 25) Nguyễn Phúc Chu mất, ở ngôi 34 năm, thọ 51 tuổi. Phúc Chu là chúa có đông con nhất: 146 người, cả trai lẫn gái! Nếu tính riêng con trai, ông có 38 người. 7. Nguyễn Phúc Chú (17 25- 1738). giảng bàn và xướng họa. Năm Mậu Ngọ (1738) chúa Nguyễn Phúc Chú mất, thọ 43 tuổi. 8. Nguyễn Phúc Khoát (1738- 17 65) Nguyễn Phúc Khoát là con Nguyễn Phúc Chú, sinh năm Giáp Ngọ (1714), mẹ

Ngày đăng: 25/07/2014, 00:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan