TRẦN THỦ ĐỘ doc

8 194 0
TRẦN THỦ ĐỘ doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRẦN THỦ ĐỘ Trần Thủ Độ người có công khởi dựng triều Trần, sinh năm Giáp Dần ( 1194) ở làng Lưu Xá ( Hưng Hà – Thái Bình). Ông đã nổi lên là người có tài xuất chúng trong số những người con ưu tú khác của họ Trần, giúp triều Lý đánh dẹp các thế lực cát cứ, khôi phục cơ nghiệp nhà Lý. Ông ít được học nhưng có bản lĩnh, thẳng thắn và quyết đoán. Cuối triều Lý, các vua ăn chơi, sa đọa, kinh tế suy thoái, thiên tai, mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra. Lợi dụng cơ hội đó, các thế lực phong kiến nổi lên chống lại triều đình, đánh giết lẫn nhau, cướp bóc bừa bãi. Ngoài biên thùy, đế quốc Nguyên Mông đang tung hoành đánh Kim, diệt Tây Hạ, chiếm Triều Tiên, sửa đại binh xâm lược Tống và Đại Việt. Trong lúc ấy, vua Lý Huệ Tông vô tránh nhiệm truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng mới 8 tuổi rồi bỏ đi tu ở chùa Chân Giáo. Bởi vậy, Trần Thủ Độ đã thu xếp cho Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi cho Trần Cảnh là hợp lẽ. Làm cuộc đảo chính thay đổi triều đại mà không xảy ra đổ máu và đảo lộn lớn trong nước, chứng tỏ Trần Thủ Độ là chính trị sáng suốt, khôn ngoan. Sau khi lên ngôi vua, Trần Thái Tông phong cho Trần Thủ Độ làm Thái sư nắm giữ mọi binh quyền. Trong một thời gian ngắn, Trần Thủ Độ đã thu phục được các thế lực đối địch, tổ chức lại bộ máy hành chính từ trung ương đến cấp xã. Có lần duyệt hộ khẩu, Linh Từ quốc mẫu muốn xin riêng cho một người làm chức Câu dương ( một chức dịch trong xã). Ông ghi tên họ quê quán. Duyệt đến xã ấy, hỏi tên đương sự, đương sự mừng rỡ chạy đến, Trần Thủ Độ nói. Ngươi vì công chúa xin cho được làm Câu dương, không thể ví như Câu dương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt. Đương sự kêu van xin thôi, hồi lâu Trần Thủ Độ mới tha cho. Từ đấy không ai dám nhờ cậy việc riêng nữa. Trần Thủ Độ đề cao tư tưởng pháp trị, định ra luật lệ quy chế hành chính và gương mẫu thực hiện. Sử ghi, có lần, Linh Từ quốc mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm bị người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, Linh Từ quốc mẫu than. Mụ này làm vợ ông mà bọn quân hiệu ấy khinh nhờn như thế. Thủ Độ sai quân đi bắt về. Người quân hiệu chắc là phải chết. Khi đến nơi, nghe người quân hiệu kể lại ngọn nguồn câu chuyện. Thủ Độ nói. Người ở chức thấp mà biết giữ phép nước, như thế ta còn trách gì nữa – Nói rồi lấy vàng lụa thưởng cho người ấy. Là người có công, có tài, nắm giữ trọn binh quyền, vua cũng không dám trái ý. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua Thái Tông, ứa nước mắt tâu. Bệ hạ tuổi còn trẻ mà Thái sư Trần Thủ Độ quyền nghiêng chân chúa, không biết rồi tiền đồ xã tắc sẽ ra sao? Hạ thần lấy làm lo lắng. Vua bảo Thủ Độ. Trẫm biết thượng phụ chỉ có tấm lòng son vì nước chứ không có bụng dạ riêng nào. Vậy mà kẻ kia thấy ông nắm giữ trọn binh quyền, dám ngờ vực xằng tâu với trẫm là đáng lo ngại về việc thượng phụ chuyên quyền có thể không hay cho xã tắc. Đó là lời nói hại đến nghĩa tôi vua và tình cảm chú cháu giữa thượng phụ và trẫm. Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu. Kẻ kia nói vậy mà đúng. Thật quả có chuyện chuyên quyền. Thế mới biết một trăm người vâng dạ không bằng một người nói thẳng. Trong đám quan lại chỉ duy nhất có người này là ngay thẳng bạo dạn, dám nói những điều người khác chỉ dám nghĩ. Vậy, một triều thịnh vượng là phải khuyến khích người nói thật. Nói xong, Thủ Độ xin phép vua lấy mấy tấm lụa và mấy trăm quan tiền thưởng cho viên quan nọ. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Thủ Độ đóng vai trò quan trọng. Tháng 12 năm Đinh Tý ( 1 – 1258), quân Mông sau khi tiêu diệt nước Đại Lý ( Vân Nam), đã tiến vào lưu vực sông Hồng. Thế giặc rất mạnh, trên cá mặt trận, quân Đại Việt không địch nổi phải rút lui. Vua Thái Tông và quần thần phải bỏ Thăng Long rút xuống phía nam. Vua ngự thuyền nhỏ đến thăm em ruột là Thái úy Trần Nhật Hạo hỏi kế, Nhật Hạo lấy ngón tay chấm nước viết hai chữ “ nhập Tống”. Vua rời thuyền đến hỏi Thái sư Trần Thủ Độ, Thủ Độ nói. Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo. Vào lúc gay go nhất của cuộc chiến, câu trả lời đanh thép của Thủ Độ đã giữ vững tinh thần quyết đánh thắng của quân dân Đại Việt. Ông thực sự trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến và là người lãnh đạo cuộc phản công quyết liệt đánh vào Đông Bộ Đầu, buộc giặc phải rút chạy về nước. Sử sách phong kiến thường coi Trần Thủ Độ như một quyền thần vô học, có tài mà không có đức, có công với triều Trần, nhưng có tội với triều Lý. Lý do đưa ra là việc Thủ Độ giết hết tôn thất nhà Lý. Chuyện rằng năm Nhâm Thìn ( 1232) nhân làm lễ Tiên hậu nhà Lý ở thôn thái Đường ( Đông Ngàn – Bắc Ninh), Thủ Độ sai làm nhà lá ở trên các hố để đến khi các tôn thất nhà Lý vào tế thị bị sụp cả xuống, rồi lấy đất đổ lên chôn sống hết. Nhưng trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên cũng chú giải rằng “ việc này chưa chắc đã có thực” Trần Thủ Độ mất tháng Giêng năm Giáp Tý ( 1264) thọ 71 tuổi. TRẦN THỪA Trần Thừa sinh năm Giáp Thìn ( 1184), vị Thượng hoàng đầu tiên của triều Trần là con của Trần Lý, anh ruột Trần Tự Khánh và Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung. Ông tổ của Trần Thừa là Trần Kính vốn ở Đông Triều, nối đời làm nghề đánh cá, trên đường đi tìm đất làm ăn sinh sống đã cắm sào, dừng chân ở Tức Mặc ( Nam Định). Kính lấy vợ ở Tức Mặc sinh ra Trần Hấp mới tìm sang Hải Ấp ( Thái Bình), nơi giáp ranh các sông Nhị Hà và sông Hải Triều, là vùng đất cổ trù phú rồi định cư ở đó. Nhờ có công phò tá triều Lý, khôi phục được kinh thành, năm Bính Tý ( 1216), Trần Thừa được vua Lý Huệ Tông phong làm Nội thị phán thủ. Năm Quý Mùi ( 1223) khi Trần Tự Khánh mất, vua phong cho Trần Thừa làm Thái úy phụ chính. Khi Lý Chiêu Hoàng làm vua, Trần Thủ Độ đã nghĩ ngay đến việc truyền ngôi cho Trần Cảnh, con trai thứ của Trần Thừa, bèn thưa với Trần Thừa việc ấy, Trần Thừa ngần ngại. Chúng ta với thái hậu và Chiêu Hoàng là chỗ họ ngoại chí thân, nay làm cái việc tranh đoạt ấy tôi e chẳng khỏi mang tiếng với hậu thế. Trần Thủ Độ phân trần. Tôi xem diện mạo Trần Bố ( Trần Cảnh) mũi cao, hai gò má trội đúng là long chuẩn long nhan. Tính lại rộng rãi, biết thương người, có khí độ của vị Thái Bình thiên tử. Vả chăng, thời thế lúc này chỉ có họ Trần thay ngôi nhà Lý mới cứu được vận nước suy vi. Trời cho mà không lấy sẽ phải chịu tai ương. Xin đại huynh nên nghĩ kỹ. Trần Thừa bảo Thủ Độ. Mọi việc tùy chú định liệu, làm sao cho thành sự thì làm. Hóa nhà làm nước hay đến phải diệt tộc cũng ở một chuyện này đó. Khi Trần Cảnh lên ngôi vua, nhiều đảng loạn mượn cớ phù Lý chống Trần nổi lên ngày càng nhiều, Trần Thủ Độ mời Trần Thừa làm Thượng hoàng, lo giúp Thái Tông Trần Cảnh điều khiển triều đình để Thủ Độ rảnh tay dẹp loạn. Không đầy một năm, Thủ Độ đã vừa đánh dẹp vừa thu phục được các đảng giặc để trở lại nắm triều chính. Thượng hoàng Trần Thừa yên vị có người tài năng trông coi việc nước, mặc sức lao vào thú săn bắn. Vùng Từ Sơn còn lưu truyền một câu chuyện tình của Thượng hoàng với cô thôn nữ xinh đẹp có tên là Tần. Sáng ấy Trần Thừa cùng lính tùy tùng về châu Cổ Pháp để săn chim. Xế chiều Trần Thừa bắn trúng một con bạchtrĩ. Mũi tên không trúng vào chỗ hiểm nên bạc trĩ vẫn đủ sức sà xuống bay chuyền từng đoạn, Trần Thừa phi ngựa đuổi mãi đến nỗi đám linh tùy tùng bị lạc. Đến khu rừng quang không thấy bóng chim nữa. Thất vọng định quay về thì ở một đồi sắn gần đó có một cô thôn nữ khỏe mạnh, xinh đẹp đang vừa làm vừa hát. Trần Thừa tìm đến, khi thấy Trần Thừa, cô gái sợ hãi, luống cuống vì sự ăn mặc trễ tràng của mình. Sự e lệ càng khiến cô gái thêm vẻ quyến rũ. Cô biết Trần Thừa là người quyền quý. Niềm tin vào người quyền quý khiến cô gái không thấy sợ hãi. Vị Thượng hoàng đắm đuối ngắm cô gái, hỏi thăm gia cảnh cô. Cô tên là Tần, cha mất sớm, chỉ còn mẹ già. Trần Thừa giãi bài tình yêu nồng nàn của mình. Cô gái phần vì khiếp nhược chỉ e lệ mà không dám chối từ. Chiều ấy đám lính tùy tùng không tìm thấy chủ. Bởi vì, Trần Thừa đã về nhà Tần, ép cô gái phải chiều chuộng mình. Sáng hôm sau, Trần Thừa từ biệt gia đình lên ngựa về kinh. Linh cảm một điều hệ trọng sẽ xảy ra, Tần chạy theo níu áo Trần Thừa khóc như mưa. Cô nói tới trách nhiệm của người đã làm chồng cô một đêm. Trần Thừa thề thốt sẽ quay lại và để làm tin, ông đã rút kiếm cắt một miếng áo tím của mình trao cho cô gái. Ông đã dặn cô nếu có bề nào sẽ tìm ông ở kinh sư. Rồi năm tháng qua đi, Trần Thừa đã quên bẵng hình bóng và những kỷ niệm sâu sắc với cô thôn nữ trong khu rừng săn ấy. Còn Tần, cô đã lo đúng điều xảy ra, cô đã mang thai. Chịu búa rìu dư luận nhưng cô không về king sư tìm Trần Thừa, vì cô biến rằng vị Thượng hoàng yêu cô thì đã quay trở lại. Rồi cô sinh được một bé trai khỏe mạnh. Đứa bé được đặt tên là Trần Bà Liệt. Lớn lên, Bà Liệt theo học một lò vật và khỏe mạnh ít người địch nổi. Năm ấy kinh sư có giải vật lớn nhằm tuyển chọn nhân tài ra giúp nước. Vua Thái Tông và Thượng hoàng đều đến xem. Đô Liệt cũng về dự. Sau cả tuần thi vật đô Trâu ( khỏe như trâu) đã lần lượt hạ hết các đối thủ. Đô Liệt xin vào tỉ thí. Ngay từ đầu, đô Trâu đã phải gờm sức khỏe của Đô Liệt. Trống thúc dồn dập, keo vật sôi động. Bỗng sau miếng đánh trượt, Đô Liệt bị đô Trâu dùng miếng hiểm vít được cổ xuống, mong giết chết một địch thủ đáng gờm. Trong cơn vật lộn điên cuồng để thoát khỏi chết ngạt, chiếc khăn trên đầu Đô Liệt tung ra. Một vạt áo tía rất lạ nằm trên thảm cỏ bê bết đất. Thượng hoàng Trần Thừa đã nhận ra vạt áo ấy. Ông hạ lệnh ngừng ngay keo vật, quên hẳn địa vị của mình đến ôm lấy Liệt, đứa con mà ông đã phũ phàng bỏ rơi mẹ nó. Trần Bà Liệt được giữ lại ở kinh sư và được nhận là con Thượng hoàng. . Trần Thủ Độ mất tháng Giêng năm Giáp Tý ( 1264) thọ 71 tuổi. TRẦN THỪA Trần Thừa sinh năm Giáp Thìn ( 1184), vị Thượng hoàng đầu tiên của triều Trần là con của Trần Lý, anh ruột Trần. vậy, Trần Thủ Độ đã thu xếp cho Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi cho Trần Cảnh là hợp lẽ. Làm cuộc đảo chính thay đổi triều đại mà không xảy ra đổ máu và đảo lộn lớn trong nước, chứng tỏ Trần Thủ Độ. suốt, khôn ngoan. Sau khi lên ngôi vua, Trần Thái Tông phong cho Trần Thủ Độ làm Thái sư nắm giữ mọi binh quyền. Trong một thời gian ngắn, Trần Thủ Độ đã thu phục được các thế lực đối địch,

Ngày đăng: 24/07/2014, 23:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan