1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Làm gì khi con buồn nôn và ói mửa ppt

6 309 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 241,73 KB

Nội dung

Làm gì khi con buồn nôn và ói mửa Nếu như bé bất ngờ buồn nôn và ói mửa, hãy ngay lập tức làm theo những hướng dẫn sau để hạn chế sự khó chịu và chấm dứt tình trạng này cho bé sớm: Nguyên nhân Buồn nôn và ói mửa là triệu chứng rất khó chịu không chỉ đối với trẻ em mà cả với người lớn nhưng thường không có hại. Nguyên nhân thường do quá căng thẳng về cảm xúc hay quá hứng thú, ăn quá nhiều, do một số thuốc, bị ngộ độc thực phẩm, một số bệnh tật… Tuy nhiên nếu khi trẻ bị nôn và ói mửa liên tục hơn 24h có thể dẫn tới mất nước trong cơ thể (trẻ khát nước, môi và miệng khô, mắt trũng, hơi thở và nhịp tim nhanh…). Một số biện pháp khắc phục chứng buồn nôn và ói mửa ở trẻ: Chế độ ăn nhiều chất lỏng Sau khi trẻ ngừng nôn khoảng 1 tiếng, có thể cho trẻ ăn lại với thành phần chính trong thức ăn là chất lỏng như nước cháo loãng, súp loãng, nước táo pha loãng. Tuyệt đối tránh sữa hoặc các sản phẩm từ sữa. Nếu sau 24 giờ, ói mửa không quay lại, bạn có thể chuyển sang loại thức ăn mềm hơn cho trẻ. Ngày hôm sau, có thể cho ăn bình thường. Uống thuốc chống nôn mửa Thời gian ói mửa có thể kéo dài vài giờ đến hết ngày nên có thể dùng thuốc chống nôn với trẻ từ 2 tuổi trở lên. Tuy nhiên hãy đi khám và hỏi bác sỹ thật kỹ càng trước khi bạn quyết định sử dụng thuốc chống nôn cho bé. Không quên gừng Cho đến nay người ta vẫn không thể phủ nhận công dụng của gừng đối với những cơn buồn nôn. Gừng còn được coi là một phương thuốc chống nôn diệu kỳ và hiệu quả hơn cả vitamin B6. Trong một nghiên cứu của Viện Ung thư quốc gia Mỹ cho biết, bệnh nhân hóa trị nếu dùng ít nhất là 1/4 muỗng cà phê gừng mỗi ngày giảm cơn buồn nôn đáng kể. Vì thế hãy cho trẻ uống nước gừng ấm nóng khi bị buồn nôn hoặc ói mửa nhé! Nhai kẹo bạc hà Bạc hà có chứa nhiều tinh dầu và menthol là một biện pháp khắc phục giảm buồn nôn và ói mửa. Dầu bạc hà giúp giãn cơ dạ dày đang thắt chặt - hiện tượng liên kết làm xuất hiện những cơn buồn nôn và ói mửa. Hãy thử cho bé nhai một miếng kẹo cao su bạc hà hoặc kẹo bạc hà cứng xem sao. Bấm huyệt ở cổ tay Một số nghiên cứu đề xuất bấm huyệt ở cổ tay có thể ngăn ngừa và giảm buồn nôn mà rất nên ứng dụng. Để bấm đúng huyệt, dùng ngón tay cái đặt ở mặt trên cổ tay và các ngón tay khác dưới cổ tay và nhấn ngón cái vào ngay chính giữa hai gân lớn nằm giữa cổ tay của trẻ. Ấn với áp lực vừa phải trong 2-3 phút. Cho trẻ đi khám bác sỹ Nếu như nôn có lẫn máu kèm theo hiện tượng cứng cổ, đau đầu dữ dội hoặc sốt cao thì phải gọi cấp cứu ngay. Trẻ em dưới 6 nên đi khám bác sĩ nếu nôn mửa kéo dài hơn vài tiếng. Theo Dân trí Read more: http://afamily.vn/nuoi-day-con/20091223085234258/Lam- gi-khi-con-buon-non-va-oi-mua/#ixzz1T1yYdB5C . Làm gì khi con buồn nôn và ói mửa Nếu như bé bất ngờ buồn nôn và ói mửa, hãy ngay lập tức làm theo những hướng dẫn sau để hạn chế sự khó chịu và chấm dứt tình trạng. một biện pháp khắc phục giảm buồn nôn và ói mửa. Dầu bạc hà giúp giãn cơ dạ dày đang thắt chặt - hiện tượng liên kết làm xuất hiện những cơn buồn nôn và ói mửa. Hãy thử cho bé nhai một miếng. buồn nôn đáng kể. Vì thế hãy cho trẻ uống nước gừng ấm nóng khi bị buồn nôn hoặc ói mửa nhé! Nhai kẹo bạc hà Bạc hà có chứa nhiều tinh dầu và menthol là một biện pháp khắc phục giảm buồn

Ngày đăng: 24/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w