Đừng "đầu độc" con! Hiếm hoi mãi mới sinh được mụn con nên từ lúc cu Minh chào đời cho tới khi đã trở thành sinh viên, chị luôn “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Ý thức rất rõ sự chiều chuộng, bao bọc thái quá chính là nguyên nhân hình thành thói ỷ lại, dựa dẫm, anh khuyên chị tập cho con làm quen với lao động, biết sống tự lập nhưng chị thờ ơ bỏ ngoài tai. Chị bao biện rằng mình có điều kiện kinh tế thì phải để cho con cái hưởng thụ chứ sao phải bắt nó kham khổ. Thậm chí, chị còn gay gắt phê phán anh sống khô khan, đối xử với con chẳng khác nào người dưng. Thái độ bênh vực ra mặt của chị khiến cậu con trai coi thường quyền uy của bố. Nhiều lần vợ chồng mâu thuẫn cũng vì quan điểm trái ngược trong việc nuôi dạy con. Ảnh minh họa Cô giáo gọi điện thông báo nó lười học, ham chơi, tính cách ngỗ ngược, anh bàn với chị thuê gia sư về nhà kèm cặp đồng thời phải quản lý chặt chẽ thời gian, mối quan hệ của con trai. Lúc đầu chị đồng tình với ý kiến của chồng song khi thằng Minh ngúng nguẩy bảo: “Con mà bị cùm kẹp suốt ngày ở nhà thì chẳng những học hành không được chữ nào vào đầu mà còn có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm mất thôi” và khua môi múa mép hứa hẹn sẽ chăm chỉ học hành, không đua đòi chơi bời theo mấy đứa bạn bị liệt vào danh sách cá biệt thì chị lại mềm lòng. Đã không cứng rắn với con, chị còn che chắn cho nó dối trá bố. Anh sẽ vẫn tin lời chị chiều nào con cũng ở nhà học cùng gia sư nếu không có lần vô tình nhìn thấy thằng con cùng đám bạn tóc xanh tóc đỏ ngạo nghễ bước vào quán karaoke. Về nhà, anh vừa mắng con vài câu đã bị chị lớn tiếng át đi. Chị chê trách anh gia trưởng, bảo thủ và bao biện rằng học hành căng thẳng thì bọn trẻ cũng cần giải trí cho tinh thần thoải mái, rằng hát karaoke thì có gì là xấu mà anh phải nghiêm trọng hóa. Rồi chị mang bảng kết quả học tập môn nào cũng đạt loại khá, giỏi của con ra để chứng minh với chồng rằng thằng Minh có nhiều tiến bộ, đáng được khích lệ. Anh thở dài ngán ngẩm vì rõ hơn ai hết điểm số đó không phải là thước đo chính xác thực lực của con mình mà được đổi chác bằng việc chị thường xuyên mang quà cáp đến nhà giáo viên. Con tốt nghiệp THPT, chị lại bỏ ra mấy chục triệu mua cho nó suất học ở một trường đại học trong tỉnh. Chẳng tốn công sức dùi mài kinh sử như đám bạn cũng đỗ đạt khiến Minh huênh hoang, ảo tưởng về bản thân. Chị cứ vô tình “đổ thêm dầu vào lửa” khi tiết lộ cho con biết đã “có cửa” xin việc cho nó sau khi tốt nghiệp đại học, và cơ ngơi anh chị nỗ lực tạo dựng sau này cũng giao cả cho nó Nhìn con chưa làm ra nổi một đồng đã tiêu xài phóng túng như đại gia và ngày càng trượt dài vào đua đòi chơi bời, yêu đương, chỉ biết hưởng thụ, anh không khỏi lo lắng. Nhất là từ khi nghe dư luận đồn đại thằng Minh hay giao du với mấy đứa nghiện ngập, anh bảo chị phải sát sao để mắt đến con. Chị mỉa mai anh “lo bò trắng răng”. Chỉ đến khi công an bắt Minh vì tội sử dụng và tàng trữ trái phép chất ma tuý trong người, chị mới té ngửa ra rằng con chị không ngoan ngoãn như chị nghĩ. Vậy nhưng, chị vẫn mắc sai lầm thương con một cách mù quáng khi tìm đủ mọi cách để chạy tội cho con và lúc nào cũng kêu ca thương thằng Minh cực khổ. Ghim gút vào lòng nỗi đau, anh cứng rắn bảo chị phải để con chịu trách nhiệm về sai phạm của bản thân, động viên nó cố gắng cải tạo tốt, đừng có “đầu độc” nó thêm nữa. Từ đáy lòng anh thầm hi vọng trải qua biến cố này chị sẽ tỉnh ngộ, sẽ biết lắng nghe ý kiến của chồng, để cùng anh sát cánh bên con giúp con có cơ hội làm lại cuộc đời. Theo PNVN Xem thêm về đầu độc tại www.chamsocbe.com . Đừng "đầu độc" con! Hiếm hoi mãi mới sinh được mụn con nên từ lúc cu Minh chào đời cho tới khi đã trở thành sinh viên,. Đã không cứng rắn với con, chị còn che chắn cho nó dối trá bố. Anh sẽ vẫn tin lời chị chiều nào con cũng ở nhà học cùng gia sư nếu không có lần vô tình nhìn thấy thằng con cùng đám bạn tóc xanh. lầm thương con một cách mù quáng khi tìm đủ mọi cách để chạy tội cho con và lúc nào cũng kêu ca thương thằng Minh cực khổ. Ghim gút vào lòng nỗi đau, anh cứng rắn bảo chị phải để con chịu trách