Tài liệu bồi dưỡng cán bộ địa chính xã part 2 doc

18 344 1
Tài liệu bồi dưỡng cán bộ địa chính xã part 2 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI 3: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN 1. Khái niệm chung 1.1. Khái niệm - Khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhân khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể láng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể được khai thác. Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của má mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản. - Khảo sát khoáng sản là hoạt động nghiên cứu tư liệu địa chất về tài nguyên khoáng sản, khảo sát thực địa nhằm khoanh định khu vực có triển vọng để thăm dò khoáng sản. - Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm tìm kiếm, phát hiện, xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai thác, kể cả việc lấy, thử nghiệm mẫu công nghệ và nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản. - Khai thác khoáng sản là hoạt động xây dựng cơ bản má, khai đào, sản xuất và các hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm thu khoáng sản. - Chế biến khoáng sản là hoạt động phân loại, làm giầu khoáng sản, hoạt đông khác nhằm làm tăng giá trị khoáng sản đã khai thác. Quản lý nhà nước về khoáng sản là hoạt động, tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với hành vi của các chủ thể tham gia hoạt động khoáng sản nhằm bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ vì lợi ích chung. 1.2. Các văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với khoáng sản Nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản được trình bày ở phần này dựa trên cơ sở: - Luật Khoáng sản đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20/3/1996; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005( sau đây gọi chung là Luật Khoáng sản) - Nghị định số 160/2005/ NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/01/2006 - Nghị định số 137/2005/NĐ - CP ngày 09/11/2005 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. - Chỉ thị số 10/2005/CT -TTg ngày 05/4/2005 của Chính phủ về tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản. - Quyết định số 18/2005/QĐ -BTNMT ngày 30/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Bộ đơn giá dự toán các công trình địa chất. - Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến khoáng sản. 1.3. Phân cấp quản lý nhà nước về khoáng sản a. Các nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản Tài nguyên khoáng sản trong phạm vi toàn quốc thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản được quy định tại Điều 54 Luật Khoáng sản, bao gồm: - Hoạch định chiến lược, quy hoạch và chính sách về bảo vệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về khoáng sản; - Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản; cho phép chuyển nhượng, để thừa kế quyền hoạt động khoáng sản, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản; đăng ký các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản; - Thẩm định, phê duyệt, đánh giá các đề án, báo cáo, thiết kế má trong hoạt động khoáng sản; - Kiểm tra, thanh tra các hoạt động điều tra cơ bản địa chất má về tài nguyên khoáng sản, hoạt động khoáng sản; - Thực hiện các chính sách đối với nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến và nơi có khoáng sản độc hại; - Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản; - Tổ chức lưu trữ, bảo vệ tài liệu và bí mật nhà nước về tài nguyên khoáng sản; - Đào tạo cán bộ khoa học, cán bộ quản lý về khoáng sản; tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thi hành pháp luật về khoáng sản; - Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điều tra có bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản; - Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại tố cáo về hoạt động khoáng sản và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về khoáng sản. b. Phân cấp quản lý nhà nước về khoáng sản Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản được quy định tại Điều 55 Luật khoáng sản như sau: - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản. - Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi cả nước. - Bộ Công nghiệp thực hiện quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi mămg. - Bộ xây dựng thực hiện quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng. - Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về khoáng sản tại địa phương theo thẩm quyền. - Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý nhà nước về khoáng sản. - Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản có thẩm quyền và trách nhiệm giúp Chính phủ trong việc thẩm định, xét duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo thăm dò khoáng sản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn. - Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ xây dựng và Uỷ ban nhân dân các cấp; tổ chức và hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản. Nghị định số 160/2005/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định thẩm quyền và trách nhiệm quản lý Nhà nước về khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Điều 3; của Bộ Công nghiệp và Bộ xây dựng tại Điều 4; của Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản tại Điều 5, của UBND cấp tỉnh tại Điều 6. Riêng Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ( sau đây gọi chung là UBND cấp huyện; UBND cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định sau đây: - Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại các khu vực có khoáng sản; - Giải quyết theo thẩm quyền các thủ tục giao đất, cho thuê đất, sử dụng cơ sở hạ tầng và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật; - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo quy định. 2. Giấy phép hoạt động khoáng sản 2.1. Các loại giấy phép hoạt động khoáng sản Trước khi tiến hành hoạt động khoáng sản, các tổ chức, cá nhân phải xin giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2005 thì có các loại giấy phép hoạt động khoáng sản như sau: - Giấy phép khảo sát khoáng sản; - Giấy phép thăm dò khoáng sản; - Giấy phép khai thác khoáng sản; - Giấy phép chế biến khoáng sản; - Giấy phép khai thác tận thu. Mỗi loại giấy phép hoạt động khoáng sản phải được cơ quan có thẩm quyền cấp, và thời hạn và được gia hạn theo quy định của pháp luật 2.2. Thời hạn của giấy phép hoạt động khoáng sản - Thời hạn của một giấy phép khảo sát khoáng sản không quá mười hai (12) tháng và được gia hạn một lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá mười hai (12) tháng khi có đủ các điều kiện sau đây: + Khu vực được phép khảo sát có diện tích từ 100 km 2 trở lên; + Chưa có tổ chức, cá nhân nào nộp đơn xin thăm dò ở khu vực xin gia hạn; + Tổ chức, cá nhân được phép khảo sát đã hoàn thành mọi nghĩa vụ quy định trong giấy phép đã được cấp tại thời điểm xin gia hạn. - Thời hạn của một giấy phép thăm dò khoáng sản không quá hai mươi bốn (24)tháng và được gia hạn không quá hai lần và tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi bốn (24) tháng khi có đủ các điều kiện sau: + Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theo quy định trong giấy phép đã được cấp tại thời điểm xin gia hạn; + Giấy phép thăm dò còn hiệu lực ít nhất là ba mươi ngày; + Mỗi lần gia hạn phải trả lại ít nhất ba mươi phần trăm (30%) diện tích khu vực thăm dò theo giấy phép đã được cấp. Trong trường hợp cần thiết, thời gian gia hạn của giấy phép thăm dò đã hết, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò đã thực hiện đầy đủ khối lượng thăm dò theo đề án và theo các quy định của giấy phép thăm dò mà vẫn chưa đủ căn cứ để lập dự án đầu tư khai thác thì giấy phép thăm dò được cấp lại một lần và thời hạn không quá hai mươi bốn (24) tháng trên diện tích đã được gia hạn trước đó và không được gia hạn tiếp. - Thời hạn của một giấy phép khai thác khoáng sản căn cứ vào báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản đối với từng dự án, nhưng không quá ba mươi (30) năm, được gia hạn và tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi (20) năm theo quy định của Chính phủ. Giấy phép khai thác khoáng sản được gia hạn và điều kiện tại thời điểm xin gia hạn, tổ chức, cá nhân được phép khai thác đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theo quy định của giấy phép khai thác đã được cấp và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Giấy phép khai thác khoáng sản được gia hạn nhiều lần phù hợp với trữ lượng khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa khai thác. - Tổ chức, cá nhân hoạt động chế biến khoáng sản phải xin giấy phép chế biến khoáng sản. Thời hạn của một giấy phép chế biến khoáng sản được xác định trên cơ sở dự án đầu tư chế biến khoáng sản, nguồn khoáng sản hợp pháp, nhưng không quá ba mươi (30) năm và được gia hạn nhiều lần phù hợp với nguồn khoáng sản hợp pháp, tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi (20 ) năm. Giấy phép chế biến khoáng sản được gia hạn và điều kiện tài thời điểm xin gia hạn, tổ chức, cá nhân được phép chế biến đã hoàn thành mội nghĩa vụ theo quy định của giấy phép chế biến đã được cấp và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Đồng thời phải có nguồn khoáng sản hợp pháp bảo đảm phù hợp với công suất chế biến và thời gian xin gia hạn. - Thời hạn của một giấy phép khai thác tận thu không quá ba (03) năm và được gia hạn và tổng thời gian gia hạn không quá hai (02) năm theo quy định của Chính phủ. 2.3. Thẩm quyền cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản Thẩm quyền cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản, khoản1 Điều 56 Luật Khoáng sản quy định: - Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khảo sát, giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh; - UBND cấp tỉnh cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 của Luật Khoáng sản; giấy phép khảo sát, giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản đối với khu vực đã được điều tra, đánh giá hoặc thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản mà không nằm trong quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước đã được phê duyệt hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia; - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp loại giấy phép hoạt động khoáng sản nào thì có quyền gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại loại giấy phép đó và cho phép chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật. Như vậy UBND cấp huyện và cấp xã không có thẩm quyền cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản. 3. Khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; khai thác tận thu 3.1. Khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường - Phải tuân theo các quy định về khai thác khoáng sản của Luật Khoáng sản; - Khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường , trừ cát, sái lòng sông, và công suất khai thác không quá 100.000m3/năm và thời gian khai thác, kể cả thời gian gia hạn không quá năm năm thì không bắt buộc phải tiến hành thăm dò khoáng sản. - Các trường hợp khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường sau đây không phải xin phép khai thác: + Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư công trình đã được phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho xây dựng công trình đó. Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức được khai thác phải đăng ký khu vực công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại UBND cấp tỉnh. Việc quản lý, sử dụng khoáng sản khai thác được thực hiện theo quy định của pháp luật. + Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất ở của hộ gia đình, cá nhân được sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai mà sản phẩm khai thác chỉ nhằm phục vụ cho việc xây dựng của hộ gia đình, cá nhân đó. - Danh mục khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường gồm: + Cát các loại ( trừ cát trắng silic) có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không có các khoáng vật casiterit, volfiamit, monazit, ziricon, ilmenit và vàng đi kèm. + Đất sét làm gạch, ngói theo tiêu chuẩn Việt Nam, các loại sét ( trừ sét bentonit, sét kaolin) không đáp ứng yêu cầu sản xuất sản phẩm gốm xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam, sản xuất vật liệu chịu lửa samot theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc sản xuất xi măng theo tiêu chuẩn Việt Nam. + Đá cát kết, đá quarzit có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, các nguyên tố xạ, hiếm hoặc không đạt yêu cầu làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn Việt Nam. + Các loại đá trầm tích ( trừ các đá chứa keramzit, diatomit), đá magma (trừ đá bazan dạng cột, dạng bọt), đá biến chất không chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, đá quý, bán quý và các nguyên tố xạ, hiếm, không đáp ứng yêu cầu làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn Việt Nam, không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu trường thạch (felspat) sản xuất sản phẩm gốm xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam. + Đá phiến các loại, trừ đá phiến lợp, đá phiến cháy và đá phiến có chứa khoáng vật serixit,disten, hoặc silimanit và hàm lượng lớn hơn 30 %. + Các loại cuội, sái, sạn không chứa vàng, platin, đá quý và bán quý (thạch anh mỹ nghệ, toa, beril, ruby, saphia, ziricon) , đá ong không chứa kim loại tự sinh hoặc khoáng vật kim loại. + Các loại đá vôi, sét vôi, đá hoa (trừ nhò đá vôi, đá vôi trắng và đá hoa trắng) không đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất xi măng pooc lăng theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc không đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn Việt Nam. + Đá đolomit có hàm lượng MgO nhỏ hơn 15%, đá đolomit không đáp ứng yêu cầu sản xuất thuỷ tinh xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc không đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn Việt Nam. 3.2. Khai thác tận thu - Khai thác tận thu được thực hiện đối với khoáng sản còn lại ở má đã có quyết định đóng cửa má để thanh lý hoặc bãi thải trong khai thác, chế biến của má đã có quyết định đóng cửa má. - Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản hợp pháp được cấp trước ngày 01/10/2005 được tiếp tục thực hiện cho đến ngày giấy phép hết hạn. - Giấy phép khai thác tận thu chỉ được cấp cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; ưu tiên cấp cho tổ chức, cá nhân thường trú tại địa phương nơi có khoáng sản; không cấp đối với khu vực đang có hoạt động thăm dò hoặc khai thác hợp pháp và khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật. -Thời hạn của một giấy phép khai thác tận thu không quá ba (03) năm và được gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi bốn (24) tháng, và các điều kiện là tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu đã hoàn thành nghĩa vụ theo quy định tại Điều 52 của Luật Khoáng sản và giấy phép khai thác tận thu còn hiệu lực không ít hơn 30 ngày. - Diện tích khu vực khai thác tận thu của một giấy phép cấp cho một tổ chức không quá mười (10) ha, cho một cá nhân không quá một (01) ha. - UBND cấp tỉnh cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn. 4. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được phép khai thác, chế biến khoáng sản 4.1. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản Sau khi được cấp giấy phép khai thác khoáng sản, các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Luật Khoáng sản như sau: - Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản có các quyền sưu đây: + Sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản của Nhà nước liên quan đến mục đích khai thác và khu vực được phép khai thác theo quy định của pháp luật; + Tiến hành khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của giấy phép; thăm dò trong khu vực đã được cấp giấy phép khai thác; + Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu khoáng sản đã được khai thác theo quy định của pháp luật; + Xin gia hạn, trả lại giấy phép khai thác hoặc trả lại từng phần diện tích khai thác theo quy định của Chính phủ; + Chuyển nhượng quyền khai thác cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ; + Để thừa kế quyền khai thác theo quy định của pháp luật nếu là cá nhân được phép khai thác khoáng sản; + Khai thác khoáng sản đi kèm và khoáng sản chính và điều kiện thực hiện [...]... ngày 17/11/1998 của Chính phủ về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức + Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức, + Nghị định số 118 /20 06/NĐ - CP ngày 10/10 /20 06 của Chính phủ về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức ( thay thế chương III Nghị định số 97/1998/NĐ - CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ ) * Trách... xử phạt vi phạm hành chính là ngoài việc áp dụng hai hình thức phạt chính như là cảnh cáo, phạt tiền, tuỳ theo từng trường hợp người vi phạm có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung và các biện pháp hành chính khác Hiện nay việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản được thực hiện theo Nghị định số 35/CP ngày 23 /04/1997 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực... phép, thuế tài nguyên khoáng sản; nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật + Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác gây ra + Hạn chế tổn thất tài nguyên khoáng sản và tài nguyên khác; bảo vệ môi trường, môi sinh và các công trình cơ sở hạ tầng + Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hoạt động khai thác + Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật... trong những biện pháp trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hình sự còn phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế theo quy định của pháp luật dân sự Theo quy định tại Điều 307 của Bộ Luật Dân sự thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là... hoạt động khoáng sản + Phối hợp và thanh tra nhà nước của các bộ, các ngành, địa phương trong hoạt động thanh tra về khoáng sản - Trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra và Thanh tra viên có các quyền sau đây: + Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời những vấn đề cần thiết; + Điều tra, thu thập chứng cứ, tài liệu có liên quan đến nội dung, đối tượng thanh tra và tiến hành... giấy phép hoạt động khoáng sản ; - Việc xử lý các cán bộ, công chức có hành vi vi phạm trong khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản, do người đứng đầu cơ quan quản lý công chức có hành vi vi phạm ra quyết định kỷ luật Thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức có hành vi vi phạm được thực hiện theo quy định chung về phân cấp quản lý cán bộ - Hình thức kỷ luật, tuỳ theo mức độ mà bị xử... pháp luật khoáng sản là những vi phạm được quy định trong Điều 64 của Luật Khoáng sản và Điều 1 72 của Bộ Luật hình sự năm 20 00 như sau: “Người nào vi phạm các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trêi Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng và nội dung giấy phép gây hậu... bao gồm trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hình sự và trách nhiêm dân sự * Trách nhiệm hành chính: - Đối tượng có thể bị xử lý biện pháp hành chính là những người hoạt động khoáng sản và những người khác nếu có hành vi làm trái với các quy định của pháp luật khoá sản; - Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính là người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp chế tài đối với những hành vi... và an toàn xã hội + Ghi chép, lưu giữ đầy đủ kết quả hoạt động khai thác, chế biến và tiêu thụ + Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép trong phạm vi khu vực khai thác 4.3 Quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến Quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến được bảo hộ bằng các chính sách... sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản của Nhà nước, thuế tài nguyên khoáng sản và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật + Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản má và hoạt động sản xuất phù hợp với báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản và thiết kế má đã được chấp thuận + Tận thu khoáng sản, bảo vệ tài nguyên khoáng sản; bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động; thực . từ ngày 21 /01 /20 06 - Nghị định số 137 /20 05/NĐ - CP ngày 09/11 /20 05 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. - Chỉ thị số 10 /20 05/CT -TTg ngày 05/4 /20 05 của Chính. khẩu khoáng sản. - Quyết định số 18 /20 05/QĐ -BTNMT ngày 30/ 12/ 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Bộ đơn giá dự toán các công trình địa chất. - Các văn bản quy phạm pháp. Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản; - Tổ chức lưu trữ, bảo vệ tài liệu và bí mật nhà nước về tài nguyên khoáng sản; - Đào tạo cán bộ khoa học, cán bộ quản lý về khoáng sản; tuyên

Ngày đăng: 24/07/2014, 22:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan