1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tài liệu tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường part 3 doc

116 643 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Tài liệu tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường part 3 CHUYÊN ĐỀ 3: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI BÀI 1: MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải sửa đổi Luật Đất đai 1993 1.1. Kết quả thực hiện Luật Đất đai năm 1993 Luật Đất đai năm 1993 (bao gồm cả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001) là một trong những đạo luật quan trọng thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện Luật Đất đai năm 1993 là tích cực, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị - xã hội. 1.2. Những hạn chế của Luật Đất đai năm 1993 Tuy nhiên, trước tình hình phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội, pháp luật về đất đai cũng bộc lộ rõ những hạn chế, đó là: - Pháp luật về đất đai chưa xác định được rõ nội dung cốt lõi của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước với vai trò đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai chưa được thể hiện đầy đủ. - Pháp luật về đất đai chưa đủ tầm giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề về đất đai để đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ mới. - Pháp luật về đất đai chưa thực sự theo kịp với tiến trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Luật Đất đai quy định tương đối tập trung vào biện pháp quản lý hành chính và vẫn còn mang nặng tính bao cấp, trong khi các mối quan hệ về kinh tế được đề cập, điều chỉnh còn ít. Chưa có đủ các chế định cần thiết về định giá đất, về điều tiết địa tô chênh lệch, về điều tiết lợi nhuận qua chuyển nhượng quyền sử dụng đất và bất động sản khác, về bồi thường khi thu hồi đất, về đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất, điều kiện thực hiện các quyền của người sử dụng đất, về định hướng và kiểm soát có hiệu quả sự chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thị trường bất động sản, chuyển mục đích sử dụng đất. - Pháp luật về đất đai chưa giải quyết được những tồn tại lịch sử trước đây về đất đai, cũng như những vấn đề mới nảy sinh. Trong thực tế, vấn đề đòi lại nhà, đất vẫn tiếp tục xảy ra và còn có ý kiến khác nhau trong xử lý. Tình trạng vi phạm pháp luật, khiếu nại về đất đai vẫn tiếp tục là vấn đề bức xúc, chưa có các quy định và chế tài cần thiết để giải quyết. - Nhiều nội dung của pháp luật về đất đai mới dừng ở mức độ quy định nguyên tắc, quan điểm mà thiếu các văn bản quy định cụ thể nên hiểu pháp luật và thực thi pháp luật còn khác nhau giữa các ngành, các cấp. Hệ thống pháp Luật Đất đai hiện hành rất phức tạp, cồng kềnh, nhiều tầng nấc và kém hiệu lực. 2. Quan điểm và căn cứ ban hành Luật Đất đai 2003 2.1. Quan điểm Để khắc phục những thiếu sót nêu trên, thực hiện Nghị quyết số 12/2001- QH11 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XI (2002 - 2007), tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khoá XI đã thông qua Luật Đất đai mới - Luật Đất đai năm 2003 thay thế Luật Đất đai năm 1993. Quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo xây dựng Luật Đất đai năm 2003: 1. Nội dung của các điều luật phải bảo đảm phù hợp với nguyên tắc cơ bản mà Hiến pháp đã quy định - đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, đồng thời thể chế hoá các quan điểm đã được xác định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX. 2. Xác định đất đai là tài nguyên, là tư liệu sản xuất, là nguồn vốn quan trọng. 3. Khai thác, sử dụng đất đai tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trờng để phát triển bền vững 4. Gắn việc sửa đổi Luật Đất đai với yêu cầu đổi mới việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và cải cách nền hành chính Nhà nước. 2.2. Căn cứ Căn cứ xây dựng Luật Đất đai năm 2003: 1. Nghị quyết số 07-BCHTWĐCSVN khoá IX: Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. 2. Kế thừa những quy định tích cực của Luật Đất đai năm 1993; “luật hoá” các quy định của văn bản dưới Luật mà phù hợp với nội dung đổi mới, đã được cuộc sống chấp nhận, đồng thời đưa vào Luật những nội dung mới cần sửa đổi, bổ sung nhằm tạo lập một hệ thống pháp luật đáp ứng cho thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3. Giải quyết, xử lý những vấn đề do lịch sử để lại, những vấn đề mới phát sinh trong thực tế. BÀI 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Tại chương II và chương VI của Luật Đất đai đã đề cập đến những quy định chủ yếu, thiết lập chế độ quản lý nhà nước về đất đai. Các nội dung quản lý nhà nước đối với đất đai đã được bổ sung nhằm đáp ứng những yêu cầu của nhiệm vụ quản lý đất đai trong tình hình mới. Các quy định này là những biện pháp để thực thi các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai được đề cập tại Điều 6, bao gồm các hoạt động: - Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó; - Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; - Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy nhoạch sử dụng đất; - Quản lý quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; - Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; - Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Thống kê, kiểm kê đất đai; - Quản lý tài chính về đất đai; - Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản; - Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; - Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai; - Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. Nhà nước thực hiện các nội dung trên nhằm: + Thực hiện quyền của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, như quyền giám sát về quản lý, sử dụng đất, quyền quyết định về tài chính đất đai, về thẩm quyền của Nhà nước trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quy định các thủ tục hành chính trong quản lý đất đai. . . + Nắm và quản lý đất đai về số lượng (diện tích đất - thông qua việc xác định địa giới hành chính, đo đạc, lập bản đồ, lập hồ sơ địa chính), về chất lượng (lý, hoá tính của đất) và về việc sử dụng (thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất cho các chủ sử dụng). . . + Xác lập một cơ chế sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả và bền vững. + Xác lập một cơ chế về kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất. Tất cả các quy định trên được đề cập trong chương II và chương VI của Luật Đất đai năm 2003 đều xuất phát từ mục tiêu là bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước, bảo đảm cho việc khai thác, sử dụng đất đai tiết kiệm, ngày càng có hiệu quả cao, bảo đảm đất đai được sử dụng bền vững. Quản lý Nhà nước đối với đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước về đất đai; đó là các hoạt động trong việc nắm và quản lý tình hình sử dụng đất đai; trong việc phân bố đất đai vào các mục đích sử dụng theo chủ trương của Nhà nước; trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất. Muốn đạt được mục tiêu quản lý, Nhà nước phải xây dựng hệ thống cơ quan quản lý đất đai có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, đủ thế và lực để thực thi có hiệu quả trách nhiệm được Nhà nước phân công; đồng thời ban hành các chính sách, chế độ, thể chế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, đáp ứng được nội dung quản lý nhà nước đối với đất đai. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai thể hiện chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là quản lý mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, trong đó có quản lý đất đai. Mục đích cuối cùng của Nhà nước và người sử dụng đất là làm sao khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất, bảo đảm phát triển bền vững, phục vụ cho các mục tiêu kinh tế, xã hội của đất nước. Vì vậy, đất đai cần phải được thống nhất quản lý theo quy hoạch và kế hoạch chung. BÀI 3: NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1. Hoạt động của Nhà nước trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai Để thực hiện chức năng quản lý, Nhà nước phải ban hành các quy định, chế độ, chính sách, pháp luật. Việc ban hành các quy định, chế độ, các văn bản pháp luật là một trong các bước của quy trình quản lý nhà nước. Đối với đất đai, Nhà nước phải ban hành các văn bản với nội dung phải thể hiện được quyền của Nhà nước - đại diện chủ sở hữu - đối với đất đai, nhằm bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai; quy định chế độ quản lý, sử dụng, bảo vệ đối với từng loại đất, nhằm khai thác mọi khả năng của đất, đồng thời bảo đảm việc sử dụng đất ổn định, tiết kiệm, có hiệu quả cao, bền vững; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, đồng thời Nhà nước cũng quy định các biện pháp xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai bằng các biện pháp như kỷ luật, hành chính, hình sự. Văn bản pháp luật cần phải được ban hành kịp thời, đáp ứng được đòi hỏi của thực tế cuộc sống. Chính vì vậy, trong thời gian qua văn bản pháp luật về đất đai thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, thay thế để điều chỉnh các quan hệ đất đai một cách kịp thời, bảo đảm sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước đối với đất đai. Thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật nói chung được Luật thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật quy định như sau: 1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. 2. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. 3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. 4. Nghị định của Chính phủ. 5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. 7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước. 10. Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội. 11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phải có đầy đủ các yếu tố sau đây: a) Do Hội đồng nhân dân ban hành theo hình thức nghị quyết, Ủy ban nhân dân ban hành theo hình thức quyết định, chỉ thị; b) Được ban hành theo thủ tục, trình tự quy định tại Luật; c) Có chứa quy tắc xử sự chung (quy phạm pháp luật), được áp dụng nhiều lần đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng và có hiệu lực trong phạm vi địa phương; d) Được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật. Để thi hành Luật Đất đai, Chính phủ, các Bộ, ngành, các địa phương đã và đang hoàn thiện các văn bản để triển khai thi hành Luật Đất đai mới một cách đồng bộ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. 2. Hoạt động của Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật Đất đai 2.1. Quy định về việc xác định địa giới hành chính; lập, quản lý hồ sơ địa giới hành, lập bản đồ hành chính; khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất Đây là một trong những nhiệm vụ về quản lý nhà nước đối với đất đai. Trên cơ sở nội dung Chỉ thị số 364/TTg và Nghị định số 119/CP của Chính phủ về quản lý địa giới hành chính, Luật Đất đai năm 2003 luật hoá trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc xác định địa giới hành chính các cấp, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. Cụ thể, Điều 16 của Luật quy định: “1. Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước. Bộ Nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính; quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính. Bộ Tài nguyên và Môi trường qui định về kỹ thuật và định mức kinh tế trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp. 2. Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa, lập hồ sơ địa giới hành chính trong phạm vi địa phương.” Để đánh giá đúng số lượng, chất lượng đất phải thông qua việc điều tra các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến đất đai; khảo sát, đo đạc và phân hạng đất. Trong đó: công tác điều tra, khảo sát, lấy mẫu phân tích hàm lượng thành phần các chất hữu cơ, vô cơ, vi lượng có trong đất, xác định những yếu tố thuận lợi cho việc khai thác tiềm năng của đất là biện pháp chủ yếu để nắm chất lượng đất - phân hạng đất cho từng mục đích sử dụng (trồng trọt, xây dựng) của từng lô, khoảnh, khu, vùng đất cụ thể. Đây là việc làm hết sức quan trọng vì nó tạo cơ sở ban đầu (gọi là công tác điều tra cơ bản về đất) cho công tác quản lý đất đai trên 2 phương diện: lập các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xác định giá đất. Số liệu diện tích, chất lượng đất chính xác thì việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mới bảo đảm tính khả thi. Số lượng diện tích, chất lượng đất và việc xác định những yếu tố thuận cho trồng trọt, xây dựng chính xác là một trong những điều kiện quyết định hình thành giá đất sát với thực tế. Khác với các tư liệu sản xuất khác là đất đai có vị trí cố định cho nên các số liệu của nó xuất xứ từ một vị trí không gian cố định, vị trí không gian này được thể hiện trên bản đồ (trước hết là bản đồ địa chính và để thuyết minh cho bản đồ địa chính phải có sổ địa chính kèm theo). Vì vậy một tài liệu đất đai hoàn chỉnh bao giờ cũng có 3 phần: số liệu, bản đồ và thuyết minh kèm theo. Tài liệu này là một trong những cơ sở để giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ vốn đất đai; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xác định rõ ranh giới đất đai của từng chủ sử dụng cụ thể. Nói chung việc đánh giá đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất chủ yếu được thực hiện bởi các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ nên Điều 19 và Điều 20 của Luật Đất đai năm 2003 chỉ quy định về trách nhiệm của cơ quan Nhà nước và đề ra một số nguyên tắc trong quá trình thực hiện các lĩnh vực nghiệp vụ nói trên, cụ thể là: - Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo và tổ chức việc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi cả nước. Bản đồ địa chính được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn và được quản lý, lưu trữ tại cơ quan quản lý đất đai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. - Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo và tổ chức việc lập bản đồ địa chính ở địa phương mình. Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm thực hiện việc kiểm kê đất đai ở địa phương nào thì có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương đó. Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất của địa phương nào thì có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất của địa phương đó. Bản đồ địa chính là một loại bản đồ chuyên ngành, là tài liệu quan trọng phục vụ việc quản lý nhà nước đối với đất đai. Cho nên bản đồ địa chính được quản lý, lưu trữ tại Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường và tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. 2.2. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Việc phân bố đất đai vào các mục đích sử dụng là biện pháp quan trọng để thực hiện quyền sử dụng của Nhà nước đối với đất đai (một trong 3 quyền năng của quyền sở hữu Nhà nước về đất đai) và bảo đảm cho việc quản lý đất đai được thống nhất, đi vào nề nếp, quy chế chặt chẽ. Ở đây, quyền định đoạt đất đai của Nhà nước cũng được thể hiện trực tiếp và cụ thể. Chỉ có thực hiện tốt các biện pháp này mới đưa được đất đai vào sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm và đúng mục đích theo ý định của Nhà nước. Việc phân bố đất đai vào các mục đích sử dụng được thông qua tiến trình quy hoạch - kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai, tiến trình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. [...]... Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố công khai toàn bộ tài liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước đã được Quốc hội quyết định tại trụ sở cơ quan Bộ trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đăng Công báo; công bố trên mạng thông tin quản lý nhà nước của Chính phủ và trích đăng trên một báo hàng ngày của Trung ương - Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường. .. và từng bước, Nhà nước xóa bỏ chế độ bao cấp cho các dự án đầu tư, hạn chế các quan hệ hành chính trong quan hệ đất đai Các trường hợp nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất 2.5 Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất 2.5.1 Khi Nhà nước thu hồi đất, những trường hợp sau đây không được bồi thường về đất: a) Thu hồi đất theo quy định tại các khoản 2 ,3, 4,5,6,7,8, 9,10,11 và 12 Điều 38 Luật Đất đai,... quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Trường hợp phát hiện vi phạm về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh thì Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản gửi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để xem xét xử lý Trường hợp phát hiện nhu cầu thực tế cần điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp về nhu... hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở …và các chính sách khác như bồi thường bằng tiền, được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, hỗ trợ ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới 2.4.1 Các trường hợp thu hồi đất Theo quy định tại Điều 38 của Luật Đất đai thì có 12 trường hợp Nhà nước thu hồi đất, cụ thể như sau: a) Nhà nước sử dụng... nghĩa to lớn trong công tác quản lý và sử dụng đất Đối với Nhà nước, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đảm bảo cho việc sử dụng đất hợp lý và tiết kiệm, đạt các mục tiêu nhất định và phù hợp với các quy định của Nhà nước Đồng thời tạo ra cho Nhà nước biện pháp theo dõi, giám sát được quá trình sử dụng đất Chính vì vậy mà Điều 18 Hiến pháp 1992 quy định: Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo... dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; đ) Đất thuê của Nhà nước; e) Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định tại Điều 50 của Luật Đất đai; g) Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn 2.5.2 Xử lý một số trường hợp cụ thể về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất a) Hỗ trợ đối với đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư và đất... đất nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền lợi của xã hội Các quy định về thu hồi, trưng dụng đất là nhằm tiếp tục khẳng định vai trò của Nhà nước - đại diện chủ sở hữu đất đai, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước, hiện đại hoá đất nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, ... hồi đất, trưng dụng đất Thu hồi đất là một trong những chức năng quản lý của Nhà nước đối với đất đai, là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước đối với đất đai Luật Đất đai quy định các trường hợp bị thu hồi đất, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi và nguyên tắc chung khi thu hồi đất, trưng dụng đất trong những trường hợp cần thiết và việc đền bù thiệt hại khi thu hồi đất Để... trách nhiệm chính về việc không ngăn chặn, không xử lý kịp thời, để xảy ra trường hợp sử dụng đất không đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt tại địa phương - Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương; phát hiện và xử lý theo thẩm quyền... không được bồi thường về đất; nếu đất đang sử dụng là đất có nhà ở mà người có đất bị thu hồi không có chỗ ở nào khác thì được hỗ trợ về đất hoặc được giải quyết nhà tái định cư theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh c) Bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 19 93 trở về sau mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất - Trường hợp thu hồi đối . Tài liệu tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường part 3 CHUYÊN ĐỀ 3: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI BÀI 1: MỞ ĐẦU 1. Sự cần. ngành, là tài liệu quan trọng phục vụ việc quản lý nhà nước đối với đất đai. Cho nên bản đồ địa chính được quản lý, lưu trữ tại Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường và. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai thể hiện chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là quản lý mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, trong đó có quản lý đất đai. Mục đích cuối cùng của Nhà nước và

Ngày đăng: 24/07/2014, 22:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN