Từ cuộc tiến công Đà Nẵng năm 1845 của chiến hạm Hoa Kỳ Trong các báo cáo gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao Clayton về phái bộ của mình sang Cochinchina, Balestier đã viết rằng một vài viên chức Cochinchina cấp thấp hơn có nhìn nhận một cách riêng tư với ông rằng chiếc thuyền của Thuyền Trưởng Percival đã giết chết một số người Cochinchina, nhưng các thẩm quyền ở Huế đã ra lệnh rằng sự kiện đó bị phủ nhận cùng với việc từ chối lá thư của Tổng Thống. Balestier đã phân tích các lý do cho sự thất bại và biện hộ cho việc đối phó với phía Cochinchina bằng vũ lực. Sự tin tưởng vững chắc của tôi là, bằng cách từ chối sự phủ nhận của Tổng Thống về hành vi xúc phạm, họ xem là họ sẽ được tự do để trút sự trả thù trên các công dân của chúng ta chẳng may rơi vào tay họ như thế, với việc không hứa hẹn với chúng ta một đường lối thân thiện. Tôi bắt buộc phải cảm thấy, như hơn một lần tôi đã có hân hạnh được quan sát Ngài khi đối thoạI, rằng thật là vô vọng cho việc nỗ lục để thương thảo nghiêm chỉnh với một dân tộc không thực tế như thế, nếu không có một sức mạnh kiềm chế trong tay. Giả sử tôi đã đi cùng một hạm đội có ba chiếc thuyền thay vì một chiếc thuyền duy nhất, và đã đi tới cửa con sông, chỉ còn cách kinh đô vài dặm, sau khi các cố gắng của tôi đã thất bại trong cuộc thương thuyết tại Turong (Đà Nẵng), tôi chắc không còn nghi ngờ về cung cách mà tôi sẽ được đón tiếp, và sự tôn trọng đối vớI lá thư của Tổng Thống. Tôi xin phép Ngài để nhận xét rằng người Cochinchina giống như mọi dân tộc bị cô lập và không hiểu biết khác, mang đầy những tham vọng cá nhân hão huyền và tính tự phụ trẻ con tự hạ mình làm nô lệ và phục tùng một cách hèn hạ trước vị chúa tể và các thượng cấp, họ đã hoàn toàn không đếm xỉa đến các quyền và cảm nghĩ của các kẻ khác, và, trong khái niệm không giới hạn về tính vĩ đại của chính họ, họ lấy làm hài lòng để nghĩ rằng phía các người Âu Châu phải bày tỏ một sự tôn kính cao xa đối với họ trong mọi nỗ lực tiến tới các sự quan hệ thân thiện với ho. Tôi muốn kính trình với Ngài rằng đương biên duyên hải chạy dài tại vùng biển Trung Hoa nằm dưới quyền cai trị của dân tộc này, mà sự chuyên chỏ bằng tàu của chúng ta, cùng vớI công cuộc hảv vận của các dân tộc khác, bắt buộc phải tiếp cận với hảl lộ này khi vãng lai vùng biển Trung Hoa, tại bất kỳ phần đất nào trong đó sinh mạng của các công dân của chúng ta có thể bị phát lộ và phải chịu hy sinh, hay những người bị cầm tù; và để bảo vệ chống lại các lề lối như thế, điều tuyệt đối cần thiết để có sự an ninh là một sự biểu tỏ trực tiếp về sự đối xử thân thiện về phía họ. Để đạt được sự an toàn mong muốn này, tôi nghĩ cần phải đưa ra một yêu cầu chính thức với Huế, cùng với một lực lượng vũ trang có khả năng cưỡng hành yêu cầu này. Nhưng, trong ý kiến của tôi, nhiều phần không cần đến một hành vi thù nghịch nào về phía chúng ta, với việc tin tưởng rằng sự xuất hiện của ba chiến thuyền trong các hải phận đó sẽ đủ để đạt được mọi điều có thể được yêu cầu một cách hợp lý nơi họ. (17) Trong một lá thư gửi thẳng lên Tổng Thống đề ngày 15 tháng Mười Hai, 1851, trong đó Balestier biện luận cho lời xác định xin bồi hoàn các chi phí của mình đã chi tiêu trong phái bộ không thành công của ông, ông đã lượng giá một cách khập khiễng các lý do của sự thất bại của ông tại Cochinchina: Về kết quả của cuộc thăm viếng của tôi tại Cochin China, Xiêm la & Borneo, tôi xin được nói thêm rằng sự thất bại của tôi về việc [đạt] một hiệp ước với Cochin China nảy sinh từ một sự quyết tâm đã xác định trước của Chính Phủ của xứ đó là không chịu thương thảo, về ngoại giao hay thương mại, với các nước Âu Châu bởi có các xúc phạm sau đó đi cùng với việc chuyên chở bằng tàu và thương mại của họ (các nước Âu Châu).”/ PHỤ LỤC: Ngoài các Phụ Lục nguyên thủy, người dịch có bổ túc thêm hai tài liệu để tiện việc tham khảo. Phụ Lục 1: Thư gửi Bộ Trưởng Hải Quân từ Thuyền Trưởng John Percival Trên Chiến Thuyền U.S.S. Frigate Constitution Ngoài khơi đảo Whampoa Island (Trung Hoa) Ngày 21 tháng Sáu, 1845 Thưa Ngài Bộ Trưởng, Trong văn thư của tôi gửi về Bộ đề ngày 10th inst. [trong nguyên văn, không rõ nghĩa, chú của người dịch], tôi đã tự nhủ một cách nghiêm ngặt rằng tôi phải, ngay vào lúc có cơ hội thích đáng đầu tiên, viết một báo cáo đặc biệt về một sự việc đã xảy ra tại vịnh Touron (Đà Nẵng), thuộc xứ Cochinchina [Việt Nam ngày nay, chú của người dịch]. Sự vụ diễn ra như sau. Vào ngày 14 tháng Năm, bốn ngày sau ngày cập bến của tôi tại hải cảng đó, một loạt chào với sáu khẩu súng đã được trao đổi, tôi đã tiếp đón một cuộc thăm viếng của các giới chức thẩm quyền của thành phố Touron (Đà Nẵng). Họ có biểu diễn một vài đám rước nhỏ như thường được cử hành bởi những quan chức này trong những dịp như thế, đã được đón nhận với phép lịch sự và được đối xử một cách tử tế và ân cần. Sau khi ở lại trong boong tàu một lúc, họ tỏ ý muốn được khảo sát các sự sắp xếp v.v… của con thuyền, và một sĩ quan đã được chỉ định để đi với họ. Một vài phút trôi qua, một người trọng họ quay lại, và với nhiều sự lo sợ đã trao cho tôi một lá thư mở ngỏ, ra các dấu hiệu rằng nếu bí khám phá ông ta sẽ mất đầu. Sau khi phái đoàn đã rời khỏi con tàu, lá thư đã được phiên dịch (thư được viết bằng tiếng Pháp) và được nhận ra là để gửi cho vị Đô Đốc người Pha’p. (Xem bản sao đính kèm đánh dấu chữ D). . Từ cuộc tiến công Đà Nẵng năm 1845 của chiến hạm Hoa Kỳ Trong các báo cáo gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao Clayton về phái bộ của mình sang Cochinchina,. tàu của chúng ta, cùng vớI công cuộc hảv vận của các dân tộc khác, bắt buộc phải tiếp cận với hảl lộ này khi vãng lai vùng biển Trung Hoa, tại bất kỳ phần đất nào trong đó sinh mạng của các công. phí của mình đã chi tiêu trong phái bộ không thành công của ông, ông đã lượng giá một cách khập khiễng các lý do của sự thất bại của ông tại Cochinchina: Về kết quả của cuộc thăm viếng của