Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản BỆNH ĐẬU LỢN (Variola suilla) 1. Đặc điểm căn bệnh Bệnh Đậu lợn là một bệnh truyền nhiễm nhẹ của loài lợn, nhất là lợn con có triệu chứng nụn Đậu, nụn nước lẫn mủ ở da. Bệnh do Gohier phát hiện ra năm 1817 và sau đó phát hiện ra nhiều nơi trên thế giới. Nước ta, bệnh Đậu lợn phát triển rất nhiều nơi, nhất là vùng đồng bằng, vùng lợn nái, trại chăn nuôi tập trung và cả trong dân. Đậu người, Đậu bò, Đậu lợn có thể truyền cho nhau, nhưng không gây miễn dịch cho nhau. Virus Đậu lợn có hình thái giống Virus Đậu bò, nhưng không gây mụn ở da động vật thí nghiệm như thỏ, chuột. Trong tế bào thượng bì Virus hình thành tiểu thể Môrôsôp. Virus Đậu lợn có những thay đổi về độc lực, do khí hậu thời tiết. Nhưng nó sống lâu trong vảy Đậu, cũng như trong nước sinh lý pha thêm 50% Glycerine, hoặc Acide fenic 0,7%. 2. Truyền nhiễm học 2.1 Loài vật mắc bệnh Bệnh Đậu lợn là bệnh của loài lợn, nhất là lợn con từ 4-5 tháng tuổi, cảm thụ với bệnh và có thể truyền cho lợn mẹ đang nuôi con. Lợn mẹ mắc bệnh thời kỳ có chữa có thể truyền miễn dịch cho con. 2.2 Chất chứa virus. Mụn, vảy Đậu ngoài da chứa nhiều Virus nhất. Dịch lâm ba, các tổ chức, chất tiết các mụn Đậu trên các niêm mạc, nước mũi, phân, nước dãi, nước mắt, máu, hạch, phủ tạng con vật lúc sốt đều có độc lực. 2.3 Cách sinh bệnh Virus Đậu có hướng thượng bì, chúng sinh sản trong tế bào thượng bì, phá hoại tế bào gây ra mụn Đậu trên da. Khi sinh sản trong tế bào nó làm tăng tốc độ phân chia tế bào, gây thấm tương dịch vào lớp thượng bì, tạo thành nốt sần, bên trong tạo thành hệ thống xoang ngăn cách. Miệng túi tiếp xúc phát triển, trên đỉnh tạo thành một vùng lỏm, trong các xoang sinh sản có chất dịch dính có mảnh tế bào bị dung giải, hình thành dịch Đậu. Dần dần từng khối bạch cầu tập trung nhiều ở đó, từ mụn nước sang mụn mũ. Cuối cùng mụn Đậu khô đóng vảy, thượng bì hoại tử được thay bằng thượng bì mới. Lợn khỏi bệnh được miễn dịch lâu dài. 2.4 Đường truyền lây Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 160 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Virus vào cơ thể từ vết thương ngoài da, vết cắn của rận, có thể qua hô hấp, tiêu hóa. Bệnh trực tiếp từ con ốm sang con khỏe, gián tiếp qua loài rận hút máu con ốm, truyền cho khỏe, hoặc thành chuồng con ốm xát vào, người cũng mang mầm bệnh từ dụng cụ, dày dép. 3. Triệu chứng bệnh 3.1 Thể quá cấp tính Bệnh Đậu tiến từ 2-3 ngày, mụn mọc lên trên cơ thể, ban đầu niêm mạc mắt, mũi, miệng. Có trường hợp mụn mọc ở bộ máy tiêu hóa, hô hấp, viêm ruột ỉa chảy, viêm phổi, sưng hạch cổ, hạch hầu tỷ lệ chết trên 40%. 3.2 Thể cấp tính Thể Đậu này hay gặp, thời kỳ đầu con vật sốt. Thân nhiệt 41 o C-42 o C, niêm mạc mắt mũi tụ máu. Thở nhanh, thở mạnh, thở gấp, lông dựng, ăn kém. Mạch đập nhanh. Sau đó xuất hiện mụn đỏ tụ máu trên da, con vật ngứa, sau vài ngày xuất hiện nốt sần đỏ nhỏ bằng hạt đậu ở giữa đỏ. Sau vài ngày trở thành mụn nước lẫn mủ có màu trắng, hoặc trắng xanh, chung quanh đỏ, hoặc tím bầm. Lớp da trên mụn vỡ ra có nước màu vàng, có khi lẫn máu và mũ, mụn khô dần để lại vết thương nhỏ màu đỏ, trên phủ vảy do dịch lâm ba thẩm xuất sinh ra, vảy khô bong ra còn lại sẹo, sẹo mất đi dần. 3.3 Thể nhẹ Thể Đậu này không có triệu chứng rõ, mụn đậu xuất hiện ở bụng, đùi, nách, mụn phát triển nhanh khô cứng, tạo thành vảy dính liền da, thường thấy ở lợn mẹ nuôi con. 4. Bệnh tích. Có các kiểu mụn Đậu từ mẫn đỏ đến nốt sần, mụn nước, mủ, loét, vẩy và sẹo trắng, hai bên sườn hoặc toàn bộ cơ thể, thường bị tăng sinh và phát triển vào những lớp sâu, da loại tử tạo vảy bong ra. Nếu có nhiễm trùng kế phát sinh thì nơi đó thấm bạch cầu. Nếu bộ máy tiêu hóa bị tác động thì có viêm ruột, viêm manh tràng, loét dạ dày, lách, gan, thận tụ máu, hạch sưng tụ máu. 5. Chẩn đoán bệnh Chuẩn đoán lâm sàng không khó khăn lắm, giai đoạn đầu bệnh có triệu chứng chung, sốt, ủ rũ, hình thành mụn đỏ. Sau chuyển sang mụn Đậu, có nước có mủ có vảy, thành sẹo. Tiêm mụn Đậu cho thỏ, không gây mụn trên da thỏ. Có thể chẩn đoán bằng cách tìm tiểu thể Môrôsôp trong mụn Đậu. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 161 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản 6. Phòng bệnh Cách ly con ốm, tiêu độc chuồng, dụng cụ, ổ lót, bồi dưỡng chăm sóc tốt để tăng sức đề kháng, sức chống đỡ bệnh tật. Chống lây lan tiêu diệt rận, ruồi, muổi, các loại côn trùng, tiết túc, bằng các loại hóa chất sát trùng. Dùng kháng sinh để chống kế phát. Dùng thuốc trợ lực. BỆNH DỊCH TẢ VỊT (Pestis ana tum) 1. Đặc điểm căn bệnh Dịch tả vịt là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của loài vịt, do Virus thuộc họ Hec fec gây ra cho vịt mọi lứa tuổi, rất cảm nhiễm, tỷ lệ chết cao. Đặc điểm Virus gây viêm, xuất huyết da và các phủ tạng. Thường chết nhanh ở tình trạng bại huyết. Bệnh phát ra nhiều nhất vào mùa gột vịt. Bệnh phát triển đầu tiên 1923 Hà Lan do Jan sen tìm ra. Bệnh lần lượt được phát hiện ở một số nước. Nước ta bệnh phát hiện ra từ năm 1963, từ đó tới nay rải rác ở các nơi. Virus Dịch tả vịt mẫn cảm với Ete, Clorofoc. Nó phát triển tốt trên môi trường phôi thai vịt 10-12 ngày tuổi. Phôi chết sau khi tiêm vài ngày xuất huyết rõ trên mình, phù thũng gan, lách sưng. Ngoài ra có thể nuôi cấy trên phôi thai ngổng. Virus Dịch tả vịt có sức đề kháng yếu với nhiệt độ, ở 37 o C trong 12 giờ Virus mất khả năng gây bệnh. Dung dịch Glycerine 50% ở 0 o C -4 o C bảo quản được 3 tháng, ở dạng đông khô giữ được 6 tháng. Các chất sát trùng như xút 2%, Acide fenic 5% Virus Dịch tả vịt bị tiêu diệt nhanh chóng. 2. Triệu chứng bệnh Khi nhiễm bệnh hiện tượng lây lan rất nhanh. Vịt sốt, chảy nhiều nước mắt, nước mũi, mũi và miệng luôn bầm, mắt có cuồng ướt rõ. Vịt không thích bơi, ít kêu, lùa xuống nước không muốn xuống. Mắt nhắm lại sợ ánh sáng. Hậu môn dính phân màu xanh, nát, lỏng, hầu sựng vịt gầy sút nhanh, thân nhiệt dưới mức bình thường vịt chết. 3. Bệnh tích Bệnh Dịch tả vịt xác gầy, mũi miệng bầm, phân bết ở hậu môn. Khi vặt lông thấy toàn bộ da xuất huyết đen thẩm từng nốt đầu đinh gim. Tổ chức liên kết phù thũng, keo nhầy rất nặng. Toàn bộ ruột từ dạ dày đến hậu môn xuất huyết. Trên có phủ một lớp màng mỏng, bệnh nặng có vết loét hình tròn. Lách sưng tụ máu, gan, phổi tụ máu, viêm. Bao tim viêm, xoang tim tích nước màu vàng. Buồng trứng căng phồng, tụ máu hoặc vở, trứng méo mó, xoang bụng chứa nhiều lòng đỏ do trứng non vở. Màng não viêm xuất huyết. Nếu có Vi khuẩn kế phát thì viêm ruột tràn lan, ỉa cháy kéo dài, một số cơ quan hoại tử. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 162 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản 4. Chẩn đoán bệnh 4.1 Chẩn đoán phân biệt Bệnh Tụ huyết trùng vịt cũng gây chết nhiều nhưng dùng kháng sinh dập tắt nhanh chóng. Bệnh Phó thương hàn vịt, điều trị bằng hợp chất Parazolodon thì bệnh dừng lại. 4.2 Chẩn đoán thí nghiệm Lấy bệnh phẩm gan, lách, hạch nghiền nát với sinh lý thành huyễn dịch 1/20, xử lý kháng sinh, tiêm cho 4-5 vịt cảm thụ, trọng lượng 1kg, mỗi con 1ml dưới da. Sau 2-3 ngày vịt sốt, chảy nước mắt, ỉa chảy, bại liệt. Sáu đến tám ngày vịt chết. Mổ khám thấy bệnh tích xuất huyết da, niêm mạc, phủ tạng. Lấy huyễn dịch đã pha ở trên tiêm vào phôi vịt 10-12 ngày tuổi, sau 4-6 ngày thai chết, thấy xuất huyết dưới da, phù thũng rõ, gan hoại tử. Mặt khác có thể cấy vào môi trường tế bào. 4.3 Chẩn đoán huyết thanh học Trong phòng thí nghiệm có thể làm phản ứng trung hòa: tiêm huyễn dịch bệnh phẩm nghi mắc bệnh cho vịt đã được tiêm phòng bệnh không phát ra, chứng tỏ vịt đã được bảo hộ, còn vịt đối chứng chưa tiêm phòng, bệnh phát ra giống như Dịch tả vịt thiên nhiên. Trộn huyễn dịch bệnh phẩm 20% trong nước sinh lý với lượng tương đương kháng huyết thanh dịch tả vịt đã chế sẵn, để hỗn hợp trong tủ ấm 37 o C trong 1-2 giờ. Chọn 5 vịt mỗi con 1kg, tiêm mỗi con 2ml vào dưới da, có thể làm trên 12 phôi vịt ấp tiêm 0,3 ml. Tiêm cho một số con khác, hoặc phôi thai khác, nhưng không có kháng huyết thanh để làm đối chứng, vịt khỏe theo dõi 2 tuần, thai một tuần. Nếu có Virus trong bệnh phẩm, vịt và thai vịt được bảo hộ, còn vịt và thai đối chứng chết. Chứng tỏ Virus đã được trung hòa. 5. Phòng bệnh 5.1 Vệ sinh phòng bệnh Những nơi chưa có bệnh Dịch tả vịt, tốt nhất nên tự túc con giống. Khi tạo đàn không nên nhập chung nhiều đàn nhỏ lại. Lò ấp trứng cũng không nên ấp quá nhiều đàn. Sau mỗi lần ấp trứng cần tẩy uế máy rồi sát trùng kỹ bằng Formol. Cần tránh để thức ăn, chuồng nuôi, nguồn nước, bãi chắn ô nhiễm căn bệnh. Không nên chăn thả vịt trên cùng một cánh đồng đang có vịt bệnh. Những trại vịt có số lượng đông cần tăng cường vệ sinh chuồng trại, thực hiện nghiêm túc nội qui phòng bệnh, hạn chế người ra vào trại. Vịt mới mua về nên nhốt riêng ít nhất 10 ngày để theo dõi. Nếu không bị bệnh mới cho nhập chung đàn. Những nơi thường xuyên có bệnh cần thực hiện nghiêm ngặt qui trình tiêm phòng hàng năm. Những vùng thường bị bệnh, những đàn mắc bệnh nên giết hết, chôn. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 163 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản 5.2. Phòng bằng Vaccine Vaccine và nước trứng thu được từ phôi thai đã cấy Virus 12 ngày tuổi, khi tiêm pha loãng với nước sinh lý thành huyến dịch 1/200 tiêm từ 0,2-1ml vào dưới da. Thời gian 7- 15 ngày có miễn dịch, miễn dịch kéo dài 1 năm. Vì vậy hàng năm phai tiến hành tiêm phòng thường xuyên. BỆNH VIÊM GAN DO VIRUS (Hipatilus anatum) 1. Đặc điểm căn bệnh Bệnh Viêm gan do Virus là một bệnh truyền nhiễm của vịt với các bệnh tích đặc trưng ở gan. Căn bệnh là một ARN Virus thuộc nhóm Picorna không ngưng kết hồng cầu. Nuôi cấy trong phôi thai vịt 13-14 ngày tuổi. Virus có sức đề kháng tương đối cao với nhiệt, hóa chất. Trong tự nhiên nó sống được 15-40 ngày. Trong rơm rạ độn chuồng, và thức ăn rơi vãi, ở 37 o C Virus tồn tại được 48 giờ, 60 o C tồn tại trong 30 phút, Lizon 2% ở 37 o C trong vòng 60 phút, Formol 0,1% ở 37 o C 8 giờ, Formol 1% 3 giờ. 2. Truyền nhiễm học Căn bệnh Viêm gan do Virus gây chủ yếu cho vịt con 1-3 tuần tuổi. Bệnh truyền lây trực tiếp giữa vịt bệnh, vịt mang trùng và vịt khỏe. Xâm nhập chủ yếu qua đường tiêu hóa. Gián tiếp qua dụng cụ, qua người chăm sóc, và một số động vật khác mang trùng truyền lây. Virus xâm nhập vào cơ thể qua tiêu hóa, hô hấp, vết thương rồi vào máu. Từ máu đi đến các cơ quan phủ tạng, chủ yếu là gan. Trao đổi chất bị rối loạn, Glucogen trong gan giảm, Lipit tăng, trao đổi Colesteron bị đình trệ, sức đề kháng bị giảm sút, tế bào gan bị phá hoại gây xuất huyết gan. Virus sinh sản nhiều tế bào Kupfơ làm cho cơ thể không giải độc được, mất chức năng giải độc của gan, con vật chết do ngộ độc. 3. Triệu chứng Thời gian mang bệnh 2-4 ngày, vật mệt nằm một chỗ, đầu nghẹo ra sau hoặc một bên, co giật chết, cũng có trường hợp chết hàng loạt mà không có triệu chứng đầu ngẹo, chân thẳng ra sau. Nếu kết hợp với Samonella gây ỉa chảy nặng. 4. Bệnh tích Bệnh tích chủ yêu của bệnh Viêm gan do Virus là gan, toàn mặt gan có nốt xuất huyết bằng đầu đinh gim, màu đỏ rìa gọn, đôi khi có nốt nhỏ li ti cạnh những đám tụ máu, hoặc màu Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 164 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản vàng nhạt, các tổ chức bị thoái hóa. Lách sưng, thận tụ máu, nếu có kế phát với bệnh khác. Thì gan hoại tử màu vàng trắng. 5. Chẩn đoán 5.1 Chẩn đoán phân biệt Dựa vào các đặc điểm dịch tễ, triệu chứng bệnh tích, phân lập kiểm tra Virus mà phân biệt với các bệnh sau: Phó thương hàn, chữa khỏi bằng kháng huyết thanh và kháng sinh. Dịch tả vịt: xuất huyết ở gan, bao tim, màng ngực, niêm mạc dạ dày, ruột, bệnh gây cho vịt ở mọi lứa tuổi, chết hàng loạt. 5.2 Chẩn đoán thí nghiệm Chế bệnh phẩm với huyễn dịch 10-20% trong nước sinh lý. Tiêm 0,2ml cho vịt mới nở. Sau một thời gian nung bệnh, 48-92 giờ bệnh phát ra, mổ khám thấy các điểm xuất huyết ở gan. 5.3 Chẩn đoán huyết thanh học Phản ứng trung hòa: lây huyết thanh của con vật nghi, hoặc của con vật mắc bệnh còn sống sót sau hai tuần, phản ứng thực hiện trên thai vịt, hoặc là vịt đã được tiêm phòng, dùng huyết thanh nghi tiêm 0,5-1ml cho phôi thai hoặc vịt khỏe 4-5con, sau một thời gian bệnh không phát ra vịt đã được bảo hộ. Cùng với thí nghiệm dùng 4-5con làm đối chứng bệnh xảy ra. 6. Phòng trị Dùng bằng huyết thanh vịt khỏi, hoặc đã miễn dịch. Tiêm 0,5-2ml cho vịt 2-5 tuần tuổi, làm giảm độc qua thai gà, với liều 0,1-0,2ml để trở thành Vaccine. Vệ sinh phòng bệnh: tiêu độc lò ấp bằng Formol, xút, Clorua vôi. BỆNH VIÊM PHỔI ĐỊA PHƯƠNG CỦA LỢN 1. Đặc điểm căn bệnh Bệnh Viêm phổi truyền nhiễm còn gọi là bệnh Suyễn lợn, là một bệnh viêm phổi địa phương của lợn, thuộc nhóm P.P.L.O (Mycolplasma suis nenmovie). Đó là căn bệnh chính. Ngoài ra còn kết hợp với Vi khuẩn Mycoplasmocis. Chủ yếu là triệu chứng bệnh tích ở đường hô hấp làm viêm phế quản, phổi, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Làm cho con vật sinh trưởng và phát triển chậm, tỷ lệ chết cao. Nếu nuôi dưỡng và chăm sóc kém. Bệnh có từ lâu trên thế giới, nhưng ở Việt Nam xuất hiện từ năm 1959. Việc nghiên cứu nguyên nhân bệnh hàng Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 165 . đóng v y, thượng bì hoại tử được thay bằng thượng bì mới. Lợn khỏi bệnh được miễn dịch lâu dài. 2.4 Đường truyền l y Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 160 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản. Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản BỆNH ĐẬU LỢN (Variola suilla) 1. Đặc điểm căn bệnh Bệnh Đậu lợn là một bệnh truyền nhiễm nhẹ của loài lợn, nhất là lợn con. xuất huyết. Nếu có Vi khuẩn kế phát thì viêm ruột tràn lan, ỉa ch y kéo dài, một số cơ quan hoại tử. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 162 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản 4. Chẩn đoán bệnh