CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 41 ĐAU ĐẦU A. Biện chứng luận trị Triệu chứng đau đầu trên lâm sàng, có thể do bệnh của vùng đầu như bệnh sọ não, bệnh của ngũ quan, hoặc bệnh lây cấp tính, bệnh tim mạch, bệnh tinh thần, thần kinh gây ra. Y học Phương Đông cho rằng do ngoại cảm lục dâm xâm phạm vào não, do tình cảm biến động làm can dương thiên cang, hoặc khí huyết, âm tinh bất túc, không thể lên để dưỡng não, chấn thương sọ não, hoặc huyết ứ đình trệ, v.v… đều có thể sinh ra đau đầu. Trọng điểm của thiên này là lấy đau đầu trong tạp bệnh của nội thương làm chủ. Nếu như viêm nhiễm cấp tính hoặc bệnh bệnh ở ngũ quan mà kèm đau đầu, ta phải chẩn đoán và điều trị đúng, bệnh hết thì chứng đau đầu tự hết. B. Điểm chủ yếu để kiểm tra 1. Vùng đau trên đầu: Đau đầu trước trán thường do bệnh ở mắt, mũi, họng, thiếu máu hoặc sốt cao. Đau một bên đầu thường do bệnh tai, thiên đầu thống. Đỉnh đầu đau thường do thần kinh chức năng. Vùng gáy đau thường gặp cao huyết áp và khối u não. Đau toàn đầu hoặc nơi đau không nhất định, thường thấy do sang chấn tinh thần, xơ hoá động mạch não, thần kinh suy nhược hoặc viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương. 2. Thời gian đau: Buổi chiều hoặc tối đêm đau dữ dội, thường là do bệnh ở mắt, sáng sớm đến gần trưa đau dữ mà thường là viêm xoang mũi. Đau liên tục không dứt, thường là khối u não. Nếu vùng sọ có tiền sử chấn thương, cần nghĩ đến chứng chấn động não. Có lúc đau lúc dừng thường là thiên đầu thống. 3. Chú ý đến đau đầu và chứng trạng kèm theo. Thiên đầu thống thường kèm theo có quặn bụng nôn mửa. U não, thường nôn đi, mửa lại. Thần kinh suy nhược thì kèm mất ngủ. Bệnh vùng mắt, thường thấy giảm thị lực. Bệnh ở tai, mũi thường có chảy nước cục bộ. Bệnh viêm nhiễm sẽ có sốt, nếu kèm nôn mửa, phả i nghĩ đến ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương. Phải đo thân nhiệt (kẹp sốt), đo huyết áp, kiểm tra kỹ các giác quan mắt, tai, mũi, họng, để chẩn đoán đúng. C. Cách chữa 1. Bằng châm cứu a. Thể châm - Đau phía trước trán: Tán trúc thấu Ngư yêu, Hợp cốc, Nội đình. - Đau ở 2 bên cạnh: Thái dương, Ngoại quan, Hiệp khê. - Đau ở đỉnh đầu: Bách hội, Hành gian. - Đau ở sau não: Phong trì, Kinh cốt, Ngoại quan. b. Nhĩ châm: Bì chất hạ, Thần môn, vùng tương ứng (gáy, trán, thái dương, đỉnh đầu). CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 42 2. Biện chứng thí trị Biện chứng phải theo thời gian dài hay ngắn, diễn biến nhanh hay chậm, để phân ra hư hay thực. Thực chứng thì phát bệnh nhanh, mạnh mẽ, mức đau kịch liệt, liên tục không ngừng, thường là phong hàn, hoả, nhiệt tà nhiễu lên, hoặc đàm trọc, kinh lạc bị ứ trệ. Trị thì phải khử tà làm chủ. Hư chứng thì bệnh kéo dài, mức đau rất chậm, đau đi đau lại, lúc nhẹ lúc nặng, thường là âm hư dương cang, hoặc khí huyết bất túc, không thể lên để dưỡng não. Trị thì phải bổ ích. Ngoài ra, phải căn cứ vào vùng đau và quan hệ kinh lạc mà phối hợp với thuốc dẫn kinh. a. Thực chứng - Phong hàn đau đầu: Vùng đầu đau co kéo, hoặc có cảm giác như đội mũ chật, nơi đau không nhất định, hoặc thấy đau một bên đầu, gặp gió lạnh thì dễ phát, ấm có thể giảm nhẹ, mạch huyền, rêu lưỡi trắng trơn. Cách chữa: Khử phong tán hàn. Bài thuốc: Xuyên khung trà điều tán gia giảm. Xuyên khung 1,5 đồng cân, Bạch chỉ 1,5 đồng cân, Khương hoạt 1,5 đồng cân, Phòng phong 2 đồng cân, Bạc hà 1,5 đồng cân (cho vào sau), Tế tân 6 phân, Lục trà (chè xanh) 1 đồng cân. Gia giảm: Lạnh đau kịch liệt, gia chế Thảo ô, chế Xuyên ô, mỗi thứ 1,5 đồng cân, Chích Cương tàm 3 đồng cân. - Phong hoả đau đầu: Đầu trán trướng đau như rách, khi kịch liệt thì động mạch nổi lên, đau theo nhịp mạch đập, bị nhiệt thì càng nặng thêm, mắt đỏ, bứt rứt, miệng khát, rêu lưỡi vàng, mạch nhanh. Cách chữa: Thanh tán phong hoả. Bài thuốc: Tam diệp 3 đồng cân, Cúc hoa 3 đồng cân, Bạch tật lê 5 đồng cân, Câu đằng 5 đồng cân, Hoàng cầm 3 đồng cân, Sơn chi 3 đồng cân, Mạn kinh tử 3 đồng cân. Gia giảm: + Đau dữ dội, gia Bạch chỉ 2 đồng cân, Thạch cao 1 lạng. + Bứt rứt, dễ cáu, miệng đắng, rêu lưỡi vàng trơn, gia Long đảm thảo 1 đồng cân. + Táo bón, gia chế Đại hoàng 2 đồng cân. CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 43 + Ngoài ra, nếu đau đầu dai dẳng, đau đi đau lại không khỏi, do đàm ứ trở ở kinh lạc, phải phối hợp với bài thuốc hoá đàm hoặc hành ứ. + Nếu đầu choáng đau nặng, nôn mửa ra đờm đờm dãi, rêu lưỡi trắng nhẫy, có thể thêm vị thuốc sưu phong khử đàm như Bạch Phụ tử 1,5 đồng cân, Chế Nam tinh 1,5 đồng cân, Chích Cương tàm 3 đồng cân, Chích toàn yết 1,5 đồng cân, Pháp Bán hạ 3 đồng cân. + Nếu đau như dùi đâm, cố định không dời, chất lưỡi có màu tím, có thể gia vị thuốc hoạt huyết thông lạc như Đào nhân 3 đồng cân, Hồng hoa 1,5 đồng cân, Trạch lan 1,5 đồng cân, Bào sơn giáp 3 đồng cân. Khi thật cần có thể gia Xạ hương 5 ly, chia làm hai lần nuốt uống. b. Hư chứng - Âm hư dương cang: Vùng đầu choáng váng đau dớn, khi nhẹ khi nặng, tức giận thì đau tăng, mắt hoa, nhìn mọi vật mờ đi, tai ù, thường đau ở đỉnh đầu hoặc di động bất định, miệng khô, chất lưỡi hồng, mạch huyền, tế. Cách chữa: Tư dưỡng can thận, dìm dương dẹp phong. Bài thuốc: Kỷ Cúc Địa hoàng gia giảm. Sinh địa 4 đồng cân, Chích Đầu ô 4 đồng cân, Câu Kỷ tử 3 đồng cân, Cúc hoa 3 đồng cân, Bạch tật lê 3 đồng cân, Bạch thược 3 đồng cân, Trân châu mẫu 1 lạng, Mẫu lệ 5 đồng cân. Gia giảm: + Can phong thiên cang, vùng đầu kéo đau, mắt hoa, tai ù, bỏ Trân châu mẫu, gia Thạch quyết minh 1 lạng, Câu đằng 5 đồng cân. + Hư hoả thiên vượng, bứt rứt, gò má đỏ, miệng đắng, gia Hoàng bá 1,5 đồng cân, Tri mẫu 2 đồng cân, Đan bì 2 đồng cân. - Khí huyết bất túc: Cả vùng đầu đau miên man, làm mệt thì đau dữ hơn, ý thức u ám, hai mắt khô rít, sắc mặt vàng yếu, hoảng hốt, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch nhỏ. Cách chữa: Ích khí dưỡng huyết. Bài thuốc: Đương quy 3 đồng cân, Thục địa 4 đồng cân, Đảng sâm 3 đồng cân, Bạch thực 3 đồng cân, Xuyên khung 1 đồng cân, Hoàng kỳ 3 đồng cân. Gia giảm: Đầu tối mắt hoa, gia Chích Đầu ô 4 đồng cân, Câu kỷ tử 3 đồng cân. 3. Bài thuốc một vài vị lẻ - Xuyên khung, Bạch chỉ mỗi thứ 3 đồng cân, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân, ngày uống 3 lần, hoặc thổi vào mũi, trị đầu phong đau đớn. CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 44 - Thương nhĩ tử 3 đồng cân, (hoặc Thương nhĩ thảo 5 đồng cân), sắc uống, chữa viêm xoang mũi, viêm mũi dẫn đến đau đầu. - Toàn yết, Ngô công, hai vị bằng nhau, nghiền nhỏ, mỗi lần uống từ 5 đến 8 phân, một ngày 2 lần, trị đau đầu lâu dài không khỏi. - Sinh xuyên ô, Thảo ô, Thục xuyên ô, mỗi thứ đều 1 đồng cân, Xuyên khung 1,5 đồng cân, Bạch chỉ 3 đồng cân, Chích Cương tàm 3 đồng cân, Cam thảo 1 đồng cân, bỏ chung vào nghiền nhỏ, chia làm 9 gói, mỗi lần uống 1 gói, một ngày 3 lần, uống với nước chè, trị hàn chứng đầu đau dữ dội. - Nhũ hương, Tỳ ma tử nhân, hai vị bằng nhau, giã nhỏ, làm thành bánh, dán vào chỗ huyệt Thái dương, trị chứng góc đầu đau đớn. - Hạ khô thảo 1 lạng, sắc uống, trị can dương thượng cang, và bệnh cao huyết áp gây ra đau đầu. CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 45 ĐAU NGỰC A. Biện chứng luận trị Đau ngực là một trong những chứng thường thấy trên lâm sàng. Vùng ngực có 2 tạng tâm và phế nằm gọn trong thượng tiêu, do đó chứng này có thể thấy ở lồng ngực và nội tạng trong ngực bao gồm rất nhiều bệnh ở hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và thực quản, như đau thần kinh liên sườn, gẫy xương sườn, viêm phổi, viêm mạc lồng ngực, tim đau nhói, viêm màng ngoài tim, u thực quản. Tuỳ nguyên nhân sinh bệnh mà có những đặc điểm biện chứng thí trị khác nhau, nhưng từ đau ngực, quy nạp về bệnh lý, chúng ta thấy: Khí trệ, huyết ứ, đàm trọc vướng cản ở ngực, làm cho mạch khí bất hoà, bất thông thì đau. B. Điểm chủ yếu để kiểm tra 1. Hỏi nguyên nhân gây đau ngực (có tiền sử chấn thương, hoặc bị nhiễm lạnh), nơi đau (như cạnh bên ngực, hoặc vùng xương ức, hoặc ven theo khe sườn), hoàn cảnh đau (khi thở hít, ho, sờ nắn, hoặc khi ấn vào thì đau), tính chất đau (đau như kim châm, hoặc đau như dao cắt, đau liên tục âm ỉ hay đau chói như bị kìm kẹp), hướng đau lan (vùng vai, vùng lưng trên), cùng với chứng trạng kèm theo như (ho, thở gấp, hoặc quặn bụng, nôn mửa), từ đó chẩn đoán được những nguyên nhân khác nhau của đau ngực. 2. Kiểm tra vùng ngực, vùng lưng có tổn thương hay không, bắp thịt hay xương sườn có điểm đau không, có bầm tím hoặc có tiếng xương gẫy bị trà xát, tim phổi có triệu chứng bất thường khi khám hay không? Khi có điều kiện, thì chiếu điện lồng ngực, kiểm tra điện tâm đồ để xác định nguyên nhân dẫn đến đau ngực. (Bảng27). Bảng 27 - Chẩn đoán phân biệt về đau ngực Nơi có bệnh biến và bệnh tật chủ yếu Điểm chủ yếu để phân biệt Đau thần kinh liên sườn Vùng ngực nơi thần kinh liên sườn phân bố có cảm giác đau nhói, thườ ng lúc thở hít sâu hoặc ho hắng thì đau nặng hơn, kiểm tra trên ngườ i không có biểu hiện gì. Viêm sụn sườn Đau đớn cục bộ, hơi sưng, kèm ấn đau. Bệnh vùng ngực Gãy xương sườn Có tiền sử chấn thương, chỗ xương gãy đau đớn, sờ thấy đầu xương gãy (điểm đau chói), sưng tụ máu, có xương gãy chạm nhau. Chứng viêm đường hô hấp Kèm theo phát sốt, ho hắng, ho ra đờm, ho ra máu, xét nghiệm máu, đờm, chiếu điện giúp cho chẩn đoán phân biệt viêm phổi, lao, phổi có mủ, hoặc có khối u ở phổi. Bệnh hệ thống hô hấp Tràn khí hoặc tràn máu màng phổi Thỏ hít khó khăn, tím tái, tràn khí thường đột ngột xuất hiện. Khám phổi gõ trong, rung thanh giảm, rì rào phế nang giảm, trung thất bị đẩy sang bên lành. Tràn máu thường có tiền sử chấn thương, gõ đục, rì rào phế nang giảm, rung thanh giảm (hội chứng 3 giảm) phế quản và tim bị đẩy sang bên lành. CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 46 Tim đau nhói, cơn co thắt mạch vành Đau sau xương ức hoặc vùng trước tim, đau nhói kiểu chèn ép, lan toả ra vai trái và mặt trong cánh tay trái, nín thở hoặc dùng thuốc cắt cơn đau thì có thể giảm, có tiền sử cao huyết áp hoặc xơ vữa động mạch, co thắt mạch vành, cung cấp máu không đủ, cơ tim co cứng thì đau so với tim nhói đau dữ dội và kéo dài hơn, có thể xuất hiện choáng, ngất, kiểm tra đi ện tâm đồ có thể giúp chẩn đoán chính xác hơn. Viêm màng ngoài tim Đau ở vùng trước tim, kèm sốt, thở gấp, ho, ra mồ hôi lạnh, tim nhanh, tiếng tim nghe xa xăm (mờ) và có tiếng cọ màng ngoài tim. Bệnh hệ tuần hoàn Chứng thần kinh chức năng tim Kèm hồi hộp, đầu xoay, mất ngủ là những chứng trạng của thần kinh chức năng, không có triệu chứng thực thể khi khám tim mạch. Bệnh ở hệ tiêu hoá Viêm thực quản, u thực quản Vùng đau ở xương ức có quan hệ với việc nuốt thức ăn. Viêm thực quản khi nuốt thức ăn là đau. U thực quản nuốt khó tăng dần, hoặc có nôn mửa đờm dãi, uống thuốc cản quang rồi chiếu điện, giúp cho chẩn đoán chính xác. C. Cách chữa 1. Bằng châm cứu a. Thể châm: A thị huyệt (châm A thị huyệt xong, có thể cứu hoặc bầu giác để phối hợp), Chi câu, Nội quan, Khâu khư thấu Chiếu hải. b. Nhĩ châm: Giao cảm, Thần môn, Hung điểm. 2. Biện chứng thí trị Bệnh của lồng ngực chủ yếu biểu hiện trướng đau sườn ngực, hoặc nơi đau không cố định, đau ở trong, muốn thở dài, mạch huyền là chứng trạng của khí trệ, khi chữa phải lấy lý khí hoà lạc là chính. Nếu đau thúc một chỗ không dời, hoặc đau râm ran như tắc là thêm ứ, thêm đàm, phải kiêm xem xét mà chữa. Đồng thời lại cần kết hợp với biện bệnh, xem xét các chuyển biến hữu quan, để định cách chữa. Bài thuốc Chế h ương phụ 3 đồng cân, Toàn phức hoa 2 đồng cân cân gói lại mà sắc, Sao Chỉ xác 1,5 đồng cân, Quảng Uất kim 3 đồng cân, Xuyên luyện tử 3 đồng cân, Sao Diên hồ 3 đồng cân, Giáng hương 1 đồng cân. Gia giảm: - Khí trệ huyết ứ, đau nhói không dời chỗ, thở hít đau, chất lưỡi tím, gia Hồng hoa 1,5 đồng cân, Đào nhân 3 đồng cân, hoặc dùng riêng bột Tam thất 1 đồng cân, bột Trầm hương 4 phân, hai thứ trộn đều, chia làm 2 lần uống. CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 47 - Đàm trọc vướng ở trong, ngực bứt rứt tức đau, gia Ung bạch 3 đồng cân, Toàn Qua lâu 5 đồng cân, Pháp Bán hạ 3 đồng cân. - Nếu ho khạc đau, ngực sườn trướng đầy, gia Sao Bạch giới tử 1,5 đồng cân. . chứng đau đầu tự hết. B. Điểm chủ yếu để kiểm tra 1. Vùng đau trên đầu: Đau đầu trước trán thường do bệnh ở mắt, mũi, họng, thiếu máu hoặc sốt cao. Đau một bên đầu thường do bệnh tai, thiên đầu. dẫn kinh. a. Thực chứng - Phong hàn đau đầu: Vùng đầu đau co kéo, hoặc có cảm giác như đội mũ chật, nơi đau không nhất định, hoặc thấy đau một bên đầu, gặp gió lạnh thì dễ phát, ấm có thể. thường do bệnh tai, thiên đầu thống. Đỉnh đầu đau thường do thần kinh chức năng. Vùng gáy đau thường gặp cao huyết áp và khối u não. Đau toàn đầu hoặc nơi đau không nhất định, thường thấy do sang