1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Dọn đường đón CEO: Chủ doanh nghiệp sẵn sàng đến đâu? ppt

5 191 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 122,11 KB

Nội dung

Dọn đường đón CEO: Chủ doanh nghiệp sẵn sàng đến đâu? Có nhiều nguyên nhân của sự hợp tác bất thành giữa doanh nghiệp Việt Nam và CEO đã được đề cập. Trong đó, nguyên nhân lớn nhất là sự thiếu sẵn sàng từ cả hai phía. Điều này được hiểu như thế nào và làm thế nào để tạo sự sẵn sàng? Sự sẵn sàng từ phía chủ doanh nghiệp Sự sẵn sàng từ phía các chủ doanh nghiệp thường được hiểu một cách đơn giản là sẵn sàng chia sẻ quyền lực, là mong muốn thực sự được “đứng sang bên" hoặc rút lui hẳn vào "hậu trường" để nhường chỗ cho người mới. Vì vậy, mỗi khi có cuộc chia tay giữa chủ doanh nghiệp và CEO, người ta hay đổ thừa là do chủ doanh nghiệp chưa sẵn sàng, vẫn còn đam mê quyền lực, vẫn còn muốn chứng tỏ cái "uy" của mình. Cách hiểu đó chưa hoàn toàn đầy đủ. Một khi các chủ doanh nghiệp đã muốn tìm kiếm và hợp tác với CEO thuê ngoài với chi phí rất cao, ít nhiều họ đã ý thức được đã đến lúc họ phải chuyển giao quyền lực để đứng ra ngoài hoặc rút về phía sau. Thậm chí, có chủ doanh nghiệp còn mạnh dạn trao gần như tất cả quyền hành ngay cho CEO . Thế nhưng, ngay cả khi việc trao quyền được thực hiện một cách mạnh dạn, dứt khoát và nhanh chóng thì kết quả không phải lúc nào cũng tốt đẹp Và rồi, những cuộc chia tay vẫn liên tục diễn ra Sự "sẵn sàng" từ phía chủ doanh nghiệp, thực ra, mới chỉ là điều kiện cần. Còn rất nhiều thứ khác mới tạo nên điều kiện đủ. Trước hết là sự sẵn sàng trong nhận thức của chủ doanh nghiệp về vai trò và năng lực của CEO mới. Nhưng doanh nghiệp VN thường chưa có hệ thống quản lý rõ ràng, chính sách, quá trình, thủ tục chưa được xây dựng đầy đủ, phân công, phân nhiệm còn chồng chéo, mơ hồ Vì vậy, CEO mới cần có thời gian để xây dựng lại. Nhưng con tàu kinh doanh thì bắt buộc vẫn phải lao về phía trước, không thể dừng chờ. Đó thực sự là một bối cảnh “rối ren", khó có CEO mới nào có thể làm nên điều kỳ diệu ngay được. Thứ đến, dù chủ doanh nghiệp đã sẵn sàng giao quyền song, chưa xác định được lộ trình và phạm vi quyền hạn chuyển giao. Nếu thời gian chờ chuyển giao quá lâu, CEO mới sẽ sốt ruột, nản lòng. Ngược lại, nếu được giao quyền ngay lập tức, e rằng CEO mới không thế ra các quyết định đúng trong tình trạng còn "lơ mơ" về nhiều thứ. Do vậy, giao quyền trong phạm vi hẹp quá thì CEO mới không hài lòng. Còn giao quyền rộng quá thì chủ doanh nghiệp không an tâm. Mặt khác, có chủ doanh nghiệp thực hiện việc chuyển giao đơn giản chỉ bằng một tờ quyết định hoặc thông báo, sau đó cử vài "ăng-ten" giám sát những "vùng nhạy cảm" đế báo cáo lại, còn thì cứ bỏ mặc cho CEO mới tự lo liệu. CEO mới, một mặt phấn khởi vì được tin tưởng giao quyền, nhưng rồi sẽ mất ăn, mất ngủ vì không biết bắt đầu từ đâu. Có chủ doanh nghiệp làm ra vẻ giao toàn quyền nhưng thực tế vẫn dõi theo từng bước đi, của CEO. Hễ thấy có bất kỳ một bước "lạ lẫm" nào, mặc dù là “lạ lẫm" theo ý kiến chủ quan của mình, chủ doanh nghiệp sẽ lập tức bước vào, chặn lại. Một sự sẵn sàng hết sức quan trọng nữa đối với chủ doanh nghiệp là tinh thần đón nhận và chấp nhận một CEO mới không phải là bản sao của mình. CEO mới chắc chắn sẽ có cách làm mới, quan điểm mới, nhiều khi trái ngược với chủ doanh nghiệp. Muốn "rút lui", nhường chỗ, chủ doanh nghiệp phải sẵn sàng chấp nhận những cái khác đó, thậm chí, có thể làm giảm uy tín của mình (vì hay hơn mình) . Cuối cùng, không kém phần quyết định là sự sẵn sàng trong việc "quán triệt tư tưởng" của các thành viên trong gia đình chủ doanh nghiệp và những “khai quốc công thần" khác - những người thân cận của chủ doanh nghiệp, đang tham gia điều hành, quần lý, trông coi hay đơn giản chỉ là làm việc tại doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần phải "ban hành" những nguyên tắc cứng rắn và hợp lý để hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp theo cảm tính của các thành viên này vào công việc của CEO mới. Các nguyên tắc đó cần được "quán triệt" không chỉ cho các hành vi mà cả cho thái độ. Cần sẵn sàng thiết lập một trật tự kỷ luật mới nhằm phục vụ cho CEO triển khai công việc của mình. Kỷ luật mới đó phải được áp dụng cho tất cả, kể cả thành viên trong gia đình chủ doanh nghiệp hay các "công thần” . . . Đây mới chỉ là sự sẵn sàng từ một phía. Để mối "lương duyên” này được bền vững, cũng cần có sự sẵn sàng từ phía các CEO làm thuê. Đây cũng là một lộ trình dài cần được hiểu và trang bị đầy đủ, không chỉ kiến thức mà còn là thái độ của họ. . là sự thiếu sẵn sàng từ cả hai phía. Điều này được hiểu như thế nào và làm thế nào để tạo sự sẵn sàng? Sự sẵn sàng từ phía chủ doanh nghiệp Sự sẵn sàng từ phía các chủ doanh nghiệp thường. Dọn đường đón CEO: Chủ doanh nghiệp sẵn sàng đến đâu? Có nhiều nguyên nhân của sự hợp tác bất thành giữa doanh nghiệp Việt Nam và CEO đã được đề cập " ;sẵn sàng& quot; từ phía chủ doanh nghiệp, thực ra, mới chỉ là điều kiện cần. Còn rất nhiều thứ khác mới tạo nên điều kiện đủ. Trước hết là sự sẵn sàng trong nhận thức của chủ doanh nghiệp

Ngày đăng: 09/07/2014, 21:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w