NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KT - XH TRONG CÁC VÙNG Duyên hải miền Trung 1. Khái quát chung The Hải Vân (Sea and Clouds) pass near Da Nang Duyên hải miền Trung bao gồm vùng duyên hải Bắc Trung Bộ (các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) và duyên hải Nam Trung Bộ (thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận). Khối núi Bạch Mã – nơi có đèo Hải Vân, được coi là ranh giới tự nhiên giữa hai vùng trên. Đây là một lãnh thổ hẹp theo chiều Đông – Tây, nhưng lại kéo dài theo chiều Bắc – Nam, với sự phân hoá khá rõ của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, của dân cư – dân tộc, điều kiện lịch sử… cho phép phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành để khai thác có hiệu quả nhất sự khác biệt lãnh thổ đó. Duyên hải miền Trung có khá nhiều tài nguyên nhưng chưa khai thác được bao nhiêu. Một số loại khoáng sản có trữ lượng khá lớn. Tài nguyên lâm nghiệp tương đối giàu. Tài nguyên nông nghiệp, thuỷ sản cũng không kém phần đa dạng. Nhưng đây lại là vùng thường xuyên chịu thiên tai và là vùng bị tàn phá nặng nề nhất trong thời gian chiến tranh. Hiện nay, sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng thực sự còn gặp nhiều khó khăn. Với sự tập trung đầu tư cho vùng, nhất là với sự hình thành và phát triển của địa bàn kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần đây, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể. 2. Vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp Duyên hải miền Trung là vùng duy nhất của nước ta mà tất cả các tỉnh đều giáp biển, có vùng biển rộng lớn phía Đông, tiếp đến là dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển và vùng đồi núi thấp phía Tây. Vì vậy, vấn đề hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp có ý nghĩa lớn với tất cả các tỉnh trong vùng. a) Lâm nghiệp Tài nguyên lâm nghiệp của toàn vùng chỉ đứng sau Tây Nguyên cả về diện tích và trữ lượng. Độ che phủ của rừng là 34%. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa…), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị. Hiện nay, rừng giàu chỉ còn tập trung chủ yếu ở vùng sâu giáp biên giới Việt – Lào và ở sườn cao nguyên. Chính ở đây tập trung nhiều lâm trường, vừa khai thác, tu bổ và trồng rừng. Lâm sản khai thác chủ yếu được đưa về các cơ sở chế biến lâm sản ở Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn để chế biến nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ở các tỉnh duyên hải miền Trung, việc đẩy mạnh khâu chế biến gỗ và lâm sản, tu bổ rừng và trồng rừng đã trở nên cấp bách. Việc bảo vệ và phát triển vốn rừng còn có tác dụng điều hoà nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc của Trung Bộ. Ở vùng Bắc Trung Bộ việc trồng rừng ven biển có tác dụng chắn gió, bão và ngăn không cho cồn cát lấn sâu vào làng mạc, ruộng đồng. b) Nông nghiệp Việc phát triển nông nghiệp của vùng cần dựa trên cơ sở khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của vùng trung du, đồng bằng và miền biển. Vùng đồi trước núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc (bò là chính). Đàn bò của vùng hiện nay có khoảng 2 triệu con, bằng 50% đàn bò của cả nước. Bắc Trung Bộ còn có một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê ở Tây Nghệ An và Quảng Trị, cao su, hồ tiêu ở Quảng Bình và Quảng Trị, chè ở Tây Nghệ An). Trong số các đồng bằng thuộc duyên hải miền Trung chỉ có đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh là tương đối lớn, còn các đồng bằng khác thì nhỏ hẹp, do phù sa bồi đắp các vụng biển cũ. Đất phần lớn là đất cát pha, thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá…) nhưng không thật thuận lợi cho cây lúa. Ở đây đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và các vùng lúa thâm canh. Tuy vậy, bình quân lương thực trên đầu người của vùng còn thấp (chưa đến 290 kg/người). c) Ngư nghiệp Bão Lingling bên ngoài bờ biển Việt Nam năm 2001 Biển miền Trung lắm tôm, cá và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá, nhưng lớn nhất là ở biển cực Nam Trung Bộ. Chỉ tính riêng các tỉnh thuộc Nam Trung Bộ, sản lượng thuỷ sản năm 1999 đã vượt 400 nghìn tấn, gấp 2 lần sản lượng năm 1990. Sản lượng cá biển năm 1999 của toàn vùng duyên hải miền Trung là 385 nghìn tấn (của Nam Trung Bộ là 300 nghìn tấn), trong đó có nhiều loài cá quý (như cá thu, cá ngừ, cá trích, cá nục, cá hồng, cá phèn), tôm hùm, tôm he, mực… Bờ biển miền Trung có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Việc nuôi tôm hùm, tôm sú đang được phát triển ở nhiều nơi, nhất là các tỉnh ở vùng Nam Trung Bộ (Phú Yên, Khánh Hoà). Hoạt động chế biển hải sản ngày càng đa dạng, phong phú. Tương lai, ngành thuỷ sản sẽ có vai trò ngày càng lớn hơn trong việc giải quyết vấn đề thực phẩm của vùng và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá. Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý tới việc khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong vùng. 3. Vấn đề hình thành cơ cấu công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng Vấn đề hình thành có cấu công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng ở các tỉnh thuộc duyên hải miền Trung có ý nghĩa cấp bách. Đó là vì duyên hải miền Trung có nhiều tiềm năng về khoáng sản, lâm sản, thuỷ sản, nhưng tiềm năng về năng lượng tương đối hạn chế, cơ sở hạ tầng của vùng còn nghèo và bị tàn phá nhiều do chiến tranh, lại hay bị đe doạ huỷ hoại do thiên tai. . NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KT - XH TRONG CÁC VÙNG Duyên hải miền Trung 1. Khái quát chung The Hải Vân (Sea and Clouds) pass near Da Nang Duyên hải miền Trung bao gồm vùng duyên. đầu tư cho vùng, nhất là với sự hình thành và phát triển của địa bàn kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần đây, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể. 2. Vấn đề hình thành. trong việc giải quyết vấn đề thực phẩm của vùng và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá. Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý tới việc khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong vùng. 3. Vấn đề