Tập san Nghiên cứu Văn Sử - Địa và vấn đề viết văn học sử Việt Nam pdf

6 608 3
Tập san Nghiên cứu Văn Sử - Địa và vấn đề viết văn học sử Việt Nam pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tập san Nghiên cứu Văn - Sử - Địa và vấn đề viết văn học sử Việt Nam 1. Qua gần sáu năm tồn tại với 48 số, tập san Nghiên cứu Văn - Sử - Địa (1954- 1959) đã công bố khoảng hai chục bài liên quan tới các vấn đề văn học sử, bao quát các phương diện cơ sở lý luận và thực thể văn học sử Việt Nam, đặc điểm cơ bản của văn học sử và quan niệm phân kỳ văn học, phạm vi và các giai đoạn văn học sử, bài học biên soạn văn học sử ở các nước, đọc điểm sách và trao đổi ý kiến về văn học sử dân tộc… Trong giới hạn cụ thể, chúng tôi tập trung hệ thống lại các ý kiến liên quan đến vấn đề viết văn học sử Việt Nam, những quan điểm đã được thừa nhận và trở thành tư tưởng chỉ đạo, góp phần vào quá trình xây dựng một số bộ văn học sử đương thời - tức giai đoạn 1954-1960. 2. Gián cách với thời kỳ phát triển mạnh mẽ gắn với sự ra đời của nhiều bộ văn học sử giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám của Lê Dư, Hải Lượng Dương Quảng Hàm, Nguyễn Sĩ Đạo, Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đổng Chi,… trải qua cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp tính đến ngày hòa bình lập lại, các nhà nghiên cứu thuộc nhiều thế hệ lại có dịp bắt tay tiếp nối và thâm nhập vào lịch sử văn học dân tộc với một niềm tin mới, khí thế mới. Nhìn nhận lại trình tự xuất hiện của từng bộ sách cũng như sự phát triển cả một trào lưu viết văn học sử hồi đầu thế kỷ - đặc biệt trong mấy năm đầu thập kỷ Bốn mươi - có thể thấy rõ mấy đặc điểm nổi bật. Trước hết, đó là sự cộng hưởng của ý thức dân tộc, ý thức hướng về cội nguồn được thức tỉnh trong không khí cách mạng và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; mặt khác, đó là kết quả tất yếu của quá trình tích lũy tư liệu bền bỉ của nhiều thế hệ, với hàng trăm tập sách và bài báo khảo luận về từng tác gia, tác phẩm, thể loại, giai đoạn cụ thể. Các nguồn tư liệu cơ sở cũng như yêu cầu khách quan của khoa văn học và sự tự ý thức về chuyên ngành này đòi hỏi cần thiết phải có những bước tổng kết thông qua việc viết văn học sử. Mặc dù còn có hạn chế trong bước đi tập dượt ban đầu song phải ghi nhận cả một thế hệ các nhà văn học sử thời Pháp thuộc đã có những đóng góp xuất sắc, trong đó nhiều vấn đề về tư liệu, về quan niệm phân kỳ văn học, về vai trò các thể loại, về vị trí ngôn từ nghệ thuật Hán - Nôm - Quốc ngữ và các phương diện giá trị nhân văn trong di sản văn học dân tộc bước đầu đã được đánh giá khá đúng mức. Đó cũng là cơ sở giúp cho các nhà viết văn học sử nửa sau thế kỷ XX có điều kiện tiếp nối và phát triển một cách thuận lợi (1) . Trong bối cảnh chung, nói riêng trên tập san Nghiên cứu Văn - Sử - Địa cũng đã xuất hiện nhiều tên tuổi gắn với các cuộc luận bàn về việc viết văn học sử, trong đó có lớp nhà nghiên cứu cựu trào từ trước Cách mạng tháng Tám (Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đổng Chi, Trương Chính…), nhiều nhà nghiên cứu mới tham gia nhập cuộc (Minh Tranh, Nguyễn Minh Văn, Lê Tùng Sơn, Lê Trọng Khánh, Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Lộc, Phan Cự Đệ, Nguyễn Tư Hoành, Nguyễn Huệ Chi…). Trên thực tế, phải khách quan thừa nhận không khí hồ hởi, phấn khởi của các nhà nghiên cứu trước nhiệm vụ xây dựng một nền khoa học tân tiến, cách mạng sau khi ta vừa chiến thắng thực dân Pháp “Lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu) và lại được vũ trang bằng kim chỉ nam chủ nghĩa Mác - Lênin. Liên quan đến nhiệm vụ viết văn học sử, Giáo sư Văn Tân (1913-1988) đề cao ý nghĩa chính trị: “Ngày nay hòa bình đã trở lại, già nửa đất nước đã giải phóng, cải cách ruộng đất sắp hoàn thành, hàng triệu quần chúng nhân dân đã có điều kiện học tập, đã đến lúc chúng ta phải đứng trên quan điểm chủ nghĩa Mác mà tổng kết các kinh nghiệm hoạt động văn học của tổ tiên và cha anh chúng ta từ hơn hai nghìn năm lịch sử để tìm cho ra qui luật phát triển của văn học Việt Nam, mối quan hệ giữa văn học và đấu tranh giai cấp trong lịch sử, giá trị các hình thức văn học và tác phẩm văn học qua các thời đại, khiến cho quần chúng nhân dân qua lịch sử văn học có thể thấy được mặt mũi và tác dụng của mình, để phát triển khả năng văn học của quần chúng nhân dân, tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân tham gia hoạt động văn học, đặng dựng nên một nền văn học xứng đáng với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa… Nhiệm vụ nói trên là nhiệm vụ của văn học sử Việt Nam. Nhiệm vụ ấy cố nhiên là khó khăn và phiền phức, nhưng cũng rất vinh quang. Hoàn thành được nhiệm vụ ấy, ngoài các kết quả khác, còn củng cố thêm được sự thống nhất giữa ngôn ngữ dân tộc - vì ngôn ngữ là công cụ chính của văn học. Mà củng cố thêm được sự thống nhất ngôn ngữ dân tộc cũng là góp phần vào sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước bằng phương pháp hòa bình” (2) … 3. Liên quan đến chủ điểm viết/ biên soạn văn học sử Việt Nam trên tập san Nghiên cứu Văn - Sử - Địa, chúng tôi đỉểm lại 3 vấn đề cơ bản sau: Quan điểm và phương pháp biên soạn - Văn học người Việt Nam viết bằng chữ Hán - Phạm vi và vấn đề phân kỳ chia đoạn… 3.1. Quan điểm và phương pháp biên soạn văn học sử Trong bước đi ban đầu làm quen với nền khoa học xã hội theo tinh thần tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê nin và ý thức đoạn tuyệt với hệ thống tư tưởng thời thực dân, các nhà nghiên cứu đều hồ hởi mong muốn đem nhiệt tình yêu nước, yêu mến và hiểu biết văn hóa - văn học dân tộc để phục vụ quần chúng và sự nghiệp cách mạng. Đề cao tinh thần đại đoàn kết, các nhà nghiên cứu thường gọi nhau là “chúng ta”, “anh em chúng ta”, “bạn”, “đồng chí”… Với sự nồng nhiệt đó, họ nhận thức lại và phát hiện ra nhiều “sai lầm” của các bộ văn học sử trước đây. Sau khi điểm danh các công trình văn học sử của Dương Quảng Hàm, Nguyễn Đổng Chi, Nghiêm Toản, Nguyễn Tường Phượng, học giả Vũ Ngọc Phan (1904-1987) đi đến xác định: “Đặt vào hoàn cảnh nước ta về trước Cách mạng tháng Tám, các soạn giả trên này đã có cố gắng trong công việc sưu tầm, chú thích và dẫn giải, đỡ cho chúng ta một phần nào trong việc lục tìm đống sách cũ; và chỉ như thế, các soạn giả ấy cũng đã góp công sức ít nhiều vào việc xây dựng văn học sử hiện nay… Đó là phần ưu điểm của mấy cuốn sách trên này. Nhưng sở dĩ ngày nay chúng ta còn gặp nhiều khó khăn, phải thảo luận, nghiên cứu để tìm phương hướng tương đối thích đáng cho việc xây dựng một quyển sử văn học nước nhà là vì những sách chúng tôi vừa nói đã có những khuyết điểm căn bản” (3) … Đôi khi các nhà văn học sử của thời đại mới quán triệt có phần quá mức, dẫn đến tuyệt đối hóa quan điểm đấu tranh giai cấp và giao cho văn học sử những nhiệm vụ vượt quá yêu cầu, khả năng của chúng. Ý kiến của Giáo sư Văn Tân là một ví dụ tiêu biểu: “Văn học sử nghiên cứu văn học dân tộc qua các thời đại lịch sử. Nhưng văn học sử không nghiên cứu văn học dân tộc như những đồ cổ bày ở viện bảo tàng, mà cốt rút ra những bài học kinh nghiệm lợi ích cho sự giáo dục con người. Nói giáo dục con người không phải chỉ nói giáo dục kiến thức, mà chủ yếu là nói giáo dục lập trường tư tưởng. Lập trường tư tưởng đây là lập trường tư tưởng nào? Chúng ta có thể trả lời thẳng ngay rằng: Đó là lập trường, tư tưởng của giai cấp công nhân. Tình hình ngày nay đã rõ ràng. Nếu anh không đứng trên lập trường giai cấp này, thì tất anh đứng trên lập trường giai cấp khác. Anh không đi với nhân dân, thì anh chống nhân dân (…). Chỉ có đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, nhà văn học sử mới có cách nhìn nhận đúng đắn, do đó văn học sử mới thực sự phản ánh được lịch sử đấu tranh chống tự nhiên và đấu tranh giai cấp. Văn học sử ấy mới có tác dụng giáo dục tốt, và mới là võ khí đấu tranh… Sau khi đã xác định lập trường, nhà văn học sử cần có phương pháp nữa, thì công tác nghiên cứu biên soạn mới có kết quả tốt. Phương pháp ấy là phương pháp duy vật lịch sử. Đó là cái kim chỉ nam cần thiết cho nhà văn học sử, giúp nhà văn học sử tìm được hướng đi trong cái rừng rậm rạp là nền văn học Việt Nam hiện tại” (4) … Bàn về công việc viết/ biên soạn văn học sử Việt Nam, các nhà nghiên cứu dựa trên điểm tựa các phát biểu định hướng chung về văn hóa - văn nghệ theo nguồn sách kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và các lãnh tụ chính trị uy tín như G.V. Xtalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, M. Gorki… Trong quá trình triển khai và trao đổi, mỗi người thường cho rằng mình hiểu đúng, toàn diện những quan điểm trên và lại thường lược qui những người khác và các đồng nghiệp, đồng chí của mình là “hình thức chủ nghĩa”, “không có quan điểm giai cấp”, “đứng trên quan điểm siêu giai cấp” (tr.312-333, 465), “tách rời hẳn nội dung ra khỏi hình thức” (tr.452), có “những quan điểm phi lịch sử, phi giai cấp trong vấn đề nhận định văn học dân tộc” (tr.554), “nhận thức lời nói của Xtalin chưa được thật chính xác hoặc có thể hiểu ngược lại nội dung chính của nó”, “thiếu quan điểm lịch sử và biện chứng,… hiểu ngược lại nội dung tinh thần câu nói của Xtalin” (tr.575)… Điều này tạo nên tiền lệ và thói quen trong cách thức diễn dịch và ghi chép lên đầu các công trình nghiên cứu một số ý kiến phát biểu định hướng chỉ đạo chung chung, không mấy ăn nhập với nội dung đề tài và lấy đó làm sự bảo hiểm cho tư tưởng tác giả và cả nội dung công trình học thuật. Đồng thời với việc đề cao yêu cầu nhận thức về quan điểm, phương pháp (mà tranh luận về quan điểm tư tưởng thường lấn át tuyệt đối so với phần lời bàn về phương pháp) đã dẫn đến cách lựa chọn khảo sát văn học sử có phần hiện đại hóa, nương theo tiêu chí đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội, góp phần phục vụ các mục đích và nhiệm vụ xã hội mang tính thời sự trước mắt. Thay vì bàn đến đối tượng văn học sử, nhiều khi các tác giả bắt quàng sang những vấn đề khác biệt. Chẳng hạn, khi bàn về chủ trương không thừa nhận những bài văn chữ Hán vào văn học dân tộc Việt Nam thì viết: “Thừa nhận văn học truyền miệng và văn học thành văn chữ Nôm, chữ quốc ngữ vào văn học dân tộc là một quan điểm văn học sử nhất trí dựa trên cơ sở ngôn ngữ dân tộc. Ngôn ngữ dân tộc ta đã có một lịch sử đấu tranh oanh liệt để tự tồn gắn liền với lịch sử đấu tranh bảo vệ độc lập của dân tộc. Nó ngày càng phát triển và tỏ ra có nhiều triển vọng rộng lớn. Cái ngôn ngữ thống nhất đã có hàng ngàn tuổi đó là một thực tế lịch sử về sự thống nhất của Tổ quốc ta mà bọn Mỹ Diệm không thể nào phủ nhận được” (tr.451)…; hoặc chủ ý cộng điểm cho các tác gia trung đại và coi đó là đồng minh của ta trong cuộc đấu tranh xã hội hôm nay: “Nhưng không phải chỉ người bình dân mới có tư tưởng chống đối giai cấp phong kiến, nói lên những thối nát của giai cấp bóc lột, mà chính cả những nhà văn trong giai cấp phong kiến hay thuộc tầng lớp nho sĩ, như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Quý Tân, Nguyễn khuyến, Trần Tế Xương, Từ Diễn Đồng, Nguyễn Thiện Kế, v.v… vì những lý do hoặc chủ quan hoặc khách quan, cũng đã nói lên những sự thối nát của chế độ phong kiến thống trị trong sáng tác của họ… Đó là những mâu thuẫn chính trong xã hội Việt Nam trong thời trước (hiện nay vẫn còn tiếp diễn ở miền Nam Việt Nam dưới chế độ phát xít Mỹ - Diệm) mà văn học Việt Nam trên bước phát triển của nó, đã phản ánh khá rõ ràng” (tr.479)… Bên cạnh một số ưu điểm nhất định, việc nhấn mạnh thái quá đến quan điểm đấu tranh giai cấp và yêu cầu lấy nội dung phục vụ kịp thời cho đời sống thực tại phần nào làm hạn chế tính khoa học của các bộ văn học sử sau này. . Tập san Nghiên cứu Văn - Sử - Địa và vấn đề viết văn học sử Việt Nam 1. Qua gần sáu năm tồn tại với 48 số, tập san Nghiên cứu Văn - Sử - Địa (195 4- 1959) đã công bố. chủ điểm viết/ biên soạn văn học sử Việt Nam trên tập san Nghiên cứu Văn - Sử - Địa, chúng tôi đỉểm lại 3 vấn đề cơ bản sau: Quan điểm và phương pháp biên soạn - Văn học người Việt Nam viết bằng. các vấn đề văn học sử, bao quát các phương diện cơ sở lý luận và thực thể văn học sử Việt Nam, đặc điểm cơ bản của văn học sử và quan niệm phân kỳ văn học, phạm vi và các giai đoạn văn học sử,

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan