1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quan điểm của Mác - Enghen về vật chất - 3 ppt

5 369 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 84,02 KB

Nội dung

còn được biểu hiện như một quá trình vận động trong phạm vi chất của sự vật còn ổn định, chưa thay đổi. Thứ tư, là vận dộng ổn định nào đó, còn vận động nói chung tức là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa sự vật và hiện tượng làm cho tất cả không ngừng biến đổi. Vì thế đứng im chỉ là một hiện tượng tạm thời. Ph.Anghen chỉ rõ: "vận động riêng biệt có xu hướng chuyển thành cân bằng, vận động toàn bộ phá hoại sự cân bằng riêng biệt" và "mọi sự cân bằng chỉ là tương đối và tạm thời". 3. Không gian và thời gian Trong triết học Mác Lênin cùng với phạm trù vận động thì không gian và thời gian là những phạm trù đặc trưng cho phương thức tồn tại của vật chất. VI.Lênin đã nhận xét rằng: "trong thế giới không có gì ngoài vật chất đang vận động và vật chất đang vận động không thể vận động ở đâu ngoài thời gian và không gian"1. Trong lịch sử triết học khái niệm thời gian và không gian là những phạm trù xuất hiện rất sớm. Ngay thời xa xưa người ta đã hiểu rằng bất kỳ khách thể vật chất nào đều chiếm một vị trí nhất định ở một khung cảnh nhất định trong tương quan về mặt kích thước so với khách thể. Các hình thức tồn tại như vậy của vật thể được gọi là không gian. Bên cạnh các quan hệ không gian, sự tồn tại của các khách thể vật chất còn được biều hiện ở mức độ tồn tại lâu dài hay mau chóng của hiện tượng ở mức độ tồn tại lâu dài hay mau chóng của hiện tượng ở sự kế tiếp trước sau của các giai đoạn vận động. Những thuộc tính này được đặc trưng bằng phạm trù thời gian. Tuy vậy trong lịch sử triết học xung quanh các phạm trù không gian và thời gian đã từng có rất nhiều vấn đề gây tranh cai, trong đó điều quan tâm trước hết là không gian và thời gian có hiện thực không hay đó chỉ là những trừu tượng đơn thuần chỉ tồn tại trong ý thức của con người. Những người theo chủ nghĩa duy tâm phủ nhận Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com tính khách quan của không gian và thời gian. Chẳng hạn Beccơli và Hium con thời gian và không gian chỉ là nội dung của ý thức cá nhân. Cantơ coi không gian và thời gian chỉ là hình thức của sự trực quan của con người chứ không phải là thực tại khách quan. Vào thế kỷ XVII - XVIII các nhà duy vật siêu hình tập trung phân tích các khách thể vĩ mô, vận động trong tốc độ thông thường nên đã tách rời không gian và thời gian với vật chất. Niutơn cho rằng không gian và thời gian là những thực thể đạc biệt không gắn bó gì với nhau và tồn tại độc lập bên cạnh vật chất còn tương tự như các vật tồn tại độc lập bên cạnh nhau. Trên cơ sở các thành tựu của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng không gian và thời gian là những hình thức tồn tại khách quan của vật chất. Không gian và thời gian gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau và gắn liền với vật chất, là phương thức tồn tại của vật chất. Điều đó có nghĩa là không có một dạng vật chất nào tồn tại ở bên ngoài không gian và thời gian. Ngược lại, cũng không thể có thời gian và không gian nào ở ngoài vật chất. Ph.Angen viết: "các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian, tồn tại ngoài thời gian thì cũng vô lý như tồn tại ngoài không gian"1. Lênin cho rằng để chống lại mọi chủ nghĩa tín ngưỡng và chủ nghĩa duy tâm thì phải "thừa nhận một cách dứt khoát kiên quyết rằng những khái niệm đang phát triển của chúng ta về không gian và thời gian đều phản ánh thời gian và không gian thực tại khách quan, kinh nghiệm của chúng ta và nhận thức của chúng ta ngày càng thích ứng với không gian và thời gian khách quan, ngày càng phản ánh đúng đắn hơn và sâu sắc hơn"2. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Quan điểm của triết học duy vật biện chứng như trên được xác nhận bởi những thành tựu khoa học tự nhiên. Chẳng hạn Lôbatxépxki trong hình học phi Ơcơlit của mình, bằng con đường hướng vào bản thân thực tại và vào bản thân của sự vật ông đã nêu lên định đề thứ 5 khác với Ơcơlit rằng: "Qua một điểm ở ngoài đường thẳng người ta có thể kẻ không phải là một mà ít nhất là hai đường thẳng song song với đường thẳng đó". Sự phát triển của hình học phi Ơcơlit đã bác bỏ tư tưởng Cantơ về không gian và thời gian coi như là những hình thức của tri giác cảm tính ngoài kinh nghiệm Thuyết tương đối của Anhxtanh đã xác nhận rằng, không gian và thời gian không tự nó tồn tại, tách rời vật chất mà nằm trong mối liên hệ qua lại phổ biến không thể phân chia. Như vậy không gian và thời gian có những tính chất sau đây: Tính khách quan, nghĩa là không gian và thời gian là thuộc tính của vật chất tồn tại gắn liền với nhau và gắn liền với vật chất. Vật chất tồn tại khách quan, do đó không gian và thời gian cũng tồn tại khách quan. Tính vĩnh cửu và vô tận nghĩa là không có tận cùng về một phía nào cả, cả về quá khứ tương lai cả về đằng trước lẫn đằng sau, cả về bên phải lẫn bên trái, cả về phía trên lẫn phía dưới. Không gian luôn có ba chiều (chiều dài, chiều rộng, chiều cao). Còn thời gian chỉ có một chiều từ quá khứ đến tương lai. Khái niệm không gian nhiều chiều mà ta thường thấy trong khoa học hiện nay là một trừu tượng khoa học dùng để chỉ tập hợp một số đại lượng đặc trưng cho các thuộc tính khác nhau của khách thể nghiên cứu và tuân theo những quy tắc biến đổi nhất định. Đó là một công cụ toán học để hỗ trợ dùng trong quá trình nghiên cứu chứ không phải để chỉ không gian thực, không gian thực chỉ có ba chiều. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Kết luận Tổng kết lại ta thấy được rằng từ lúc mới xuất hiện, phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩ duy tâm. Phạm trù vật chất có quá trình phát triển gắn liền với con người. Quan niệm về vật chất ở thời kỳ cận đại và cổ đại Tây âu và trong triết học Mác - Lênin là rất khác nhau. ở thời kỳ cận đại Tây Âu đặc biệt là ở thế kỷ 17- 18 khoa học châu Âu phát triển khá mạnh. Do đó chủ nghĩa duy vật nói chung và phạm trù vật chất nói riêng đã có những bước phát triển mới chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng. Theo quan niệm của Lênin thì vật chất là một phạm trù rộng lớn, do đó chỉ có thể định nghĩa phạm trù vật chất trong quan hệ với ý thức. Đó chính là phạm trù vận động không gian và thời gian. Như vậy ta có thể thấy được rằng vật chất là một phạm trù tồn tại từ rất lâu và luôn luôn phát triển với yếu tố con người. Chính vì tính cấp thiết và sự quan trọng của nó mà em đã chọn đề tài: "Quan điểm của Mác - Ănghen về vật chất" làm đề tài bài viết tiểu luận triết học của mình. Trong quá trình làm bài viết này chắc chắn không thể tránh khỏi sai sót, rất mong được thầy góp ý và đánh giá. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô! Sinh viên Nguyễn Công Xuân Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . thời gian là thuộc tính của vật chất tồn tại gắn liền với nhau và gắn liền với vật chất. Vật chất tồn tại khách quan, do đó không gian và thời gian cũng tồn tại khách quan. Tính vĩnh cửu và. rằng vật chất là một phạm trù tồn tại từ rất lâu và luôn luôn phát triển với yếu tố con người. Chính vì tính cấp thiết và sự quan trọng của nó mà em đã chọn đề tài: " ;Quan điểm của Mác -. chủ nghĩ duy tâm. Phạm trù vật chất có quá trình phát triển gắn liền với con người. Quan niệm về vật chất ở thời kỳ cận đại và cổ đại Tây âu và trong triết học Mác - Lênin là rất khác nhau.

Ngày đăng: 24/07/2014, 19:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w