1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LẬP TRÌNH TRỰC QUAN - PHẦN II VISUAL BASIC - BÀI 14 pdf

6 245 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 213,35 KB

Nội dung

Lập trình trực quan 109 BÀI 14. HÀM Trong Visual Basic đã xây dựng sẵn các hàm để phục vụ cho việc xử lý dữ liệu một cách đẽ dàng và nhanh chóng. Trong phần này ta xét một số hàm thường dùng. 14.1. Các hàm xử lý chuỗi : 14.1.1 Tìm chiều dài chuỗi : LEN(String) Trả về kết quả là số ký tự có trong String. Ví dụ : LEN("ABCD") trả về kết quả là 4. 14.1.2 Chuyển sang chữ thường : LCase(String) hoặc Lcase$(String) Trả về kết quả là chuỗi ký tự mới sau khi đổi chuỗi cũ sang chữ thường. Nếu có dấu $ thì trả về kết quả thuộc kiểu dữ liệu Varian nếu có $ kết quả trả về kiể u String. Ví dụ : LCase("ABCD") trả về kết quả là abcd. 14.1.3 Chuyển sang chữ in : UCase(String) hoặc Ucase$(String) Trả về kết quả là chuỗi ký tự mới sau khi đổi chuỗi cũ sang chữ in. Nếu có dấu $ thì trả về kết quả thuộc kiểu dữ liệu Varian nếu có $ kết quả trả về kiểu String. Ví dụ : UCase("abcd") trả về kết quả là ABCD. 14.1.4 Lấy các ký tự bên trái : Left(String,n) hoặc Left$(String,n) Trả về kết quả là chuỗi ký tự mới gồm n ký tự bên trái của chuỗi cũ. Ví dụ : Left("ABCD",2) trả về kết quả là AB Lập trình trực quan 110 14.1.5 Lấy các ký tự bên phải: Right(String,n) hoặc Right$(String,n) Trả về kết quả là chuỗi ký tự mới gồm n ký tự bên phải của chuỗi cũ. Ví dụ : Right("ABCD",2) trả về kết quả là CD 14.1.6 Lấy nhóm ký tự bất kỳ: Mid(String,m,n) hoặc Mid$(String,m,n) Trả về kết quả là chuỗi ký tự mới gồm n ký tự bắt đầu từ ký tự thứ m của chuỗi cũ. Ví dụ : Mid("ABCD",2,2) trả về kết quả là BC 14.1.7 Bỏ các ký tự trống: Trim(String) hoặc Trim$(String) Trả về kết quả là chuỗi ký tự mới sau khi đã vứt bỏ các ký tự trống ở hai đầu chuỗi cũ. Ví dụ : Trim(" AB ") trả về kết quả là "AB" 14.1.8 Bỏ các ký tự trống bên trái: LTrim(String) hoặc LTrim$(String) Trả về kết quả là chuỗi ký tự mới sau khi đã vứt bỏ các ký tự tr ống bên trái của chuỗi cũ. Ví dụ : LTrim(" AB ") trả về kết quả là "AB " 14.1.9 Bỏ các ký tự trống bên phải: RTrim(String) hoặc RTrim$(String) Trả về kết quả là chuỗi ký tự mới sau khi đã vứt bỏ các ký tự trống bên phải của chuỗi cũ. Ví dụ : RTrim(" AB ") trả về kết quả là " AB" Lập trình trực quan 111 14.1.10 Đổi mã số sang ký tự: Chr(mã số) hoặc Chr$(mã số) Trả về kết quả là một ký tự tương ứng với mã số trong bảng mã ANSI. Mã số là một số nguyên từ 0 đến 255. Ví dụ : Chr(65) trả về kết quả là "A" 14.1.11 Đổi ký tự sang mã số: Asc(Ký tự) Trả về kết quả là một số kiểu Integer tương ứng với ký tự trong bảng mã ANSI. Ví dụ : Asc("A") tr ả về kết quả là 65. 14.1.12 Đổi chuỗi sang số: Val(biểu thức chuỗi) Trả về kết quả là một số sau khi đổi chuỗi dạng số (kiểu String) sang giá trị số. Ví dụ : Val("123") + Val("213") trả về kết quả là 336 14.1.13 Đổi số sang chuỗi: Str[$](biểu thức số) - Trả về kết quả là một chuỗi ký tự sau khi đổi số sang. Ví dụ : Str(123) + Str(213) trả về kết quả là "123213" 14.1.14 Định dạng chuỗi: Format[$](biểu thức [, dạng]) Trả về kết quả là một chuỗi ký tự được định dạng theo một khuôn mẫu cho trước. Biểu thức ở đây có thể là số hoặc chuỗi. - Các ký tự định dạng số : Lập trình trực quan 112 • # : hiển thị số nếu có còn không thì không hiện gì cả. • 0 : hiển thị số nếu có còn không thì xuất hiện ký tự 0. • . : hiển thị dấu chấm ở vị trí khai báo. • , : hiển thị dấu phẩy ở vị trí khai báo. • % : nhân biểu thức với 100 rồi xuất hiện dấu %. Ví dụ : So! = 1234.5 Format(so, "#.###") kết quả 1234.5 Format(so, "###,#.##") kết quả 1,234.5 Format(so, "0.000") kết quả 1234.5000 Format(so, "0%") kết quả 1234500% Format(so, "$0.00") kết quả $1234.50 - Các ký tự định dạng chuỗi ký tự : • & : hiển thị ký tự nếu có còn không thì không hiện gì cả. • & : hiển thị ký tự nếu có còn không thì hiện lên một ký tự trắng. • < : đổi chuỗi sang chữ trường. • > : đổi chuỗi sang chữ in. Ví dụ : Format("visual basic",">") trả về "VISUAL BASIC" Format("VISUAL BASIC",">") trả về "visual basic" 14.1.15 Tìm chuỗi con: InStr[$]([số,] chuỗi 1, chuỗi 2[, so sánh]) Trong đó : - Số : nếu có thì nó qui định vị trí bắt đầu tìm kiếm. Không có thì tìm từ đầu. Lập trình trực quan 113 - So sánh : là qui định phương thức tìm. Nếu so sánh là giá trị 1 thì không phân biệt chữ in với chữ thường, nếu giá trị 0 thì có phân biệt chữ in với chữ thường. - Chuỗi 1 : chuỗi mẹ. Đây là chuỗi có thể chứa chuỗi cần tìm. - Chuỗi 2 : chuỗi con. Đây là chuỗi cần tìm xem có được chứa trong chuỗi 1 hay không. Hàm này trả về kết quả là giá trị số. Nếu bằng 0 nghĩa là không tìm thấy, nếu m ột số lón thì không thì đó là vị trí xuất hiện chuỗi 2 trong chuỗi 1. Ví dụ : InStr("I Love You", "Love") trả về kết quả là 3 InStr("I Love You", "love", 0) trả về kết quả 0. 14.2. Các hàm xử lý số : 1. SIN(góc) Tính sin của góc. 2. COS(góc) Tính Cosin của một góc 3. TAN(góc) Tính Tang của một góc 4. ATAN(số) Tính Arctang của một góc 5. EXP(số) Expenential 6. LOG(số) Logarithm 7. CCUR(số) Chuyển đổi một số về kiểu Currency 8. CINT(số) Chuyển đổi một số về kiểu Integer 9. CLNG(số) Chuyển đổi một số về kiểu Long 10. CSNG(số) Chuyển đổi một số về kiểu Single 11. CDBL(số) Chuyển đổi một số về kiểu Double 12. FIX(số) Bỏ phần thập phân để đổi thành số nguyên 13. INT(số) Qui tròn về số nguyên. Lập trình trực quan 114 14. RND[(số)] Tạo một số ngẫu nhiên. 15. ABS(số) Trị tuyệt đối 16. SGN(số) Dấu âm/dương của một con số 17. SQR(số) Lấy căn bậc hai. . Lập trình trực quan 109 BÀI 14. HÀM Trong Visual Basic đã xây dựng sẵn các hàm để phục vụ cho việc xử lý dữ liệu một cách đẽ dàng và nhanh chóng. Trong phần này ta xét một. dụ : Format(" ;visual basic& quot;,">") trả về " ;VISUAL BASIC& quot; Format(" ;VISUAL BASIC& quot;,">") trả về " ;visual basic& quot; 14. 1.15 Tìm chuỗi con:. Chuyển đổi một số về kiểu Double 12. FIX(số) Bỏ phần thập phân để đổi thành số nguyên 13. INT(số) Qui tròn về số nguyên. Lập trình trực quan 114 14. RND[(số)] Tạo một số ngẫu nhiên. 15. ABS(số)

Ngày đăng: 24/07/2014, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w