Kỹ thuật chăn nuôi dê part 9 pdf

13 381 0
Kỹ thuật chăn nuôi dê part 9 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quá trình gây bệnh bắt đầu từ vĩ ấu trung gian xâm nhập vào gan và di trú qua mô gan. Khi có 1000 con sán ký sinh trong cơ thể có thể sinh ra bệnh sán lá gan cấp tính ở dê. Khi có 200 con sán ký sinh trong cơ thể chỉ có thể gây nên bệnh ở dạng bán cấp tính. Trong trường hợp cấp tính có sự phá vỡ mô gan từng vùng với hiện tượng xuất huyết nặng, máu rỉ đầy xoang bụng và làm dê chết. Thậm chí không xuất huyết dê cũng có thể chết trong vòng vài ngày do hậu quả của việc mất chức năng hoạt động của gan. Bệnh viêm gan mãn tính xuất hiện sau khi sán xâm nhập vào ống mật và gây mưng mủ. Khi đó sẽ xảy ra thiếu máu và thiếu protein huyết thanh. Cả 3 dạng trên có thể xuất hiện đồng thời ở một cơ thể dê. Bệnh sán lá gan cấp: Mặc dù ít xảy ra ở dê, nhưng có thể xuất hiện các trường hợp như dê chết đột ngột, hoặc yếu dần, suy nhược cơ thể, biếng ăn và xanh xao (da, kết mạc, niêm mạc nhợt nhạt). Hiện tượng này kéo dài 3 ngày rồi chết. Bệnh sán lá gan bán cấp: Có các dấu hiệu giống như trên nhưng kéo dài vài tuần. Bệnh sán lá gan mãn tính: Là dạng phổ biến nhất. Gia súc mắc bệnh thì suy yếu, kém ăn, lờ đờ, giảm tiết sữa và giảm trọng lượng sau một tháng trở lên. Trong trường hợp kéo dài, có thể dê bị ỉa chảy. Thể lực kém, xù lông, niêm mạc nhợt nhạt và tim đập nhanh hơn. Có xuất hiện thủy thũng trong trường hợp kéo dài. Điều trị và phòng bệnh Thuốc điều trị và phòng bệnh sán lá gan có tác dụng tốt thường có ở Việt Nam là Albendazole (10 mg/kg, uống). Sau khi tẩy 3 ngày, phân gia súc thải ra phải được thu gọn và tiêu độc. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là không nên chăn thả dê ở khu vực có điều kiện cho ốc nước ngọt cư trú và định kỳ 6 tháng một lần tẩy sán bằng thuốc hiệu lực cao cho toàn đàn dê bị nhiễm sán. Bệnh cầu trùng (Coccidiosis) Nguyên nhân Bệnh cầu trùng được gây nên bởi các chủng Eimena. Đây là dạng đơn bào ký sinh cư trú ở ruột non. Dê hơn 6 tháng tuổi thường có miễn dịch. Tuy nhiên, bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào của dê, nếu chúng bị nhiễm quá cao một cách đột xuất. Miễn dịch cũng có thể bị suy yếu đi bởi dê già và do stress như ốm, tiết sữa, vận chuyển, thay đổi thức ăn nước uống. Những dê non dưới 5 tháng tuổi hay mắc bệnh nặng vì chúng chưa phát triển được khả năng miễn dịch. Bệnh cầu trùng thường xuất hiện ở cơ sở nuôi thâm canh nhiều hơn so với quảng canh. Hầu hết bệnh xảy ra ở thời gian cai sữa; đặc biệt là dê con cai sữa đột ngột, không có sự chuyển tiếp thức ăn tinh trước khi ngừng bú sữa. Nếu cho dê ăn thức ăn trên mặt đất là dê dễ nhiễm cầu trùng. Nói chung, bệnh xảy ra ở dạng cá thể sau một giai đoạn ỉa chảy dài khoảng 2 tuần và tỷ lệ chết không quá 10%. Trường hợp bệnh xảy ra đột xuất ở cơ sở nuôi dê thâm canh, tỷ lệ chết ở đàn dê con có thể tới 50%. Bệnh lý và triệu chứng lâm sàng Tác động có hại của bệnh cầu trùng ở dê con là sự phá hủy biểu mô đường tiêu hoá. ỉa chảy là hậu quả của sự viêm niêm mạc đường ruột. Trường hợp bệnh nặng sự xuất huyết đường ruột có thể làm dê chết do mất máu. Trường hợp cấp tính còn gây mất nước và mất chất điện giải. Nhiều khi bệnh thứ cấp do vi trùng cũng xuất hiện sau khi niêm mạc bị phá hủy. Bệnh cầu trùng mãn tính thể hiện: dê con sinh trưởng kém, giảm trọng, phân không ở dạng viên. Trường hợp quá cấp tính do xuất huyết đường ruột làm dê chết đột ngột trước khi có dấu hiệu ỉa chảy hoặc đau bụng. Trong đường ruột có thể chứa đầy máu do niêm mạc đường ruột bị phá hủy. Trường hợp cấp tính, các triệu chứng ban đầu là kém ăn, gầy yếu, và đau bụng, thể hiện: kêu la và đứng dậy, nằm xuống liên tục. Phân dê ban đầu nhão, sau loãng, có màu xanh hơi vàng chuyển đến màu nâu, lẫn máu. Dê non, yếu sẵn có thể chết do cầu trùng cấp tính trong vòng 1 hoặc 2 ngày sau khi biểu hiện lâm sàng. Dê già hơn hoặc dê có sức đề kháng cao có thể biểu hiện ỉa chảy và gầy yếu với sự giảm trọng trong vòng 2 tuần. Điều trị và phòng bệnh Một số loại Sulfamide có thể được sử dụng như là thuốc cầu trùng nhưng chỉ có tác dụng ức chế sự sinh sản của cầu trùng, giảm được sự thiệt hại trong đàn, chứ không thể tiêu diệt hết được mầm bệnh. Ví dụ: Sulfadimethoxine (75 mg/kg thể trọng), Sulfadimidine (75 mg/kg thể trọng), Sulfamethazine (60 mg/kg thể trọng). Các loại thuốc đó nên được sử dụng cho uống, hoặc trộn thức ăn trong 5 ngày liền, nghỉ một ngày và lại tiếp tục điều trị trong 5 ngày. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp đối với bệnh cầu trùng là vệ sinh môi trường tốt, tránh gây các tác động mạnh đột ngột khi cai sữa, nền đất, sàn chuồng và đồ lót không được để ướt, nhốt dê ở nơi khô ráo những biện pháp này có hiệu quả phòng bệnh hơn so với dùng thuốc sát trùng, vì độ ẩm cao là điều kiện tốt cho cầu trùng phát triển. ánh nắng mặt trời trực tiếp có tác dụng sát trùng tốt. Sử sung thuốc kháng cầu trùng trong thức ăn hoặc nước uống liên tục từ 2 tuần đến 5 tháng tuổi có thể phòng được bệnh. C. Các bệnh do rối loạn trao đổi chất Chướng hơi dạ cỏ (Bloat) Nguyên nhân và bệnh lý Chướng hơi dạ cỏ là hội chứng rối loạn tiêu hoá chủ yếu do chế độ ăn uống. Ví dụ như cho dê ăn nhiều thức ăn bị ôi mốc, chứa nhiều nước, ít xơ và dễ lên men sinh hơi như dây lang, cây ngô non, cây họ đậu, cỏ non xanh hoặc cho ăn nhiều cỏ khô rồi thả ra đồng cỏ ướt. Nếu thay đổi đột ngột loại thức ăn từ thức ăn thô sang thức ăn tinh như hạt ngũ cốc, thức ăn tinh hỗn hợp cũng có thể gây nên chướng hơi. Nhưng chướng hơi thứ cấp cũng có thể xuất hiện ở dê, khi dê bị cảm lạnh do ướt nước mưa, viêm ruột, bội thực dạ cỏ, tắc cuống họng do nuốt phải dị vật như quả táo, cà rốt, hoặc khi dê ốm yếu không được uống nước đầy đủ cũng hay bị nghẹn thức ăn. Các áp-xe nội tạng cũng có thể tạo nên chướng hơi thứ cấp do chèn ép vào thực quản. Về cơ bản, chướng hơi là sự ngăn cản quá trình thoát hơi từ dạ cỏ và thường xảy ra rất đột xuất. Hơi có thể ở dạng tự do hoặc lẫn với dịch dạ cỏ tạo thành bọt. Nếu không thoát hơi ra được, dạ cỏ sẽ căng to đè vào cơ hoành, chèn ép phổi gây trở ngại cho hô hấp và tuần hoàn, có thể làm dê chết do thiếu ôxy trong máu. Triệu chứng lâm sàng Chướng hơi do thức ăn có thể xảy ra trong vòng vài giờ sau khi ăn phải các loại thức ăn không hợp lý. Trong giai đoạn đầu của bệnh, con vật mệt mỏi, khó chịu và bỏ ăn. Dấu hiệu điển hình nhất là căng bụng, đặc biệt là căng ở bên trái, gõ vào khu vực đó thì thấy âm trống. Sau khi đầy bụng một thời gian, con vật trở nên khó chịu hơn, đứng xoạng chân, đi loạng choạng, nhu động dạ cỏ yếu dần và mất hẳn. Giai đoạn cuối cùng, dê chảy dãi, mắt trợn ngược và chuyển động tròn, niêm mạc mắt, mồm chuyển từ đỏ hồng sang tím tái, thể hiện cơ thể thiếu ô xy và sắp chết. Trong trường hợp chướng hơi thứ cấp các dấu hiệu lâm sàng cũng giống như trên. Dê chảy dãi nhiều hơn nếu bị tắc nghẽn ở cổ hoàn toàn, nước dãi không thể chảy lại vào dạ cỏ được nữa. Nếu tắc nghẽn không hoàn toàn thì hơi có thể thoát ra được. chướng bụng trong trường hợp này sẽ nhẹ hơn, ít nguy hiểm hơn. Điều trị Can thiệp kịp thời là rất cần thiết. Chướng hơi thứ cấp: Được can thiệp bằng ống sông dạ cỏ hoặc tháo bỏ dị vật khỏi cuống họng. Chướng hơi do thức ăn: Trước hết phải chống sự tạo hơi bằng cách cho dê uống 100-200 ml dầu rán, hoặc 50-100 ml rượu tỏi. Cho dê hoạt động và chà xát vùng dạ cỏ nhiều lần sau khi uống dầu sẽ làm tăng cường nhu động dạ cỏ và thoát hơi. Nếu dê bị tê liệt thì nên xoay tròn dê hoặc xoa vuốt vùng dạ cỏ để giúp cho dầu và chát chứa dạ cỏ trộn đều, chống tạo bọt. Sử dụng ống sông dạ cỏ để thoát hơi kịp thời. Chỉ nên dùng kim chọc dạ cỏ khi cấp cứu ở giai đoạn cuối cùng của chướng hơi cấp vì phương pháp này dễ làm viêm phúc mạc và rò rỉ dạ cỏ. Cần tiêm kháng sinh 3-5 ngày sau khi chọc thoát hơi dạ cỏ. Bệnh sốt sữa (Milk fever) Nguyên nhân Bệnh sốt sữa là một hội chứng rối loạn thần kinh do hậu quả của việc cho dê ăn khẩu phần thiếu hay mất cân bằng can-xi và phốt-pho trong thời gian kéo dài. Bệnh thường xảy ra khi dê đang tiết sữa hoặc cạn sữa. Bởi vì, trong giai đoạn này nhu cầu can-xi và phốt-pho của cơ thể tăng lên đột ngột mà khả năng cung cấp can-xi không đáp ứng, thấp hơn nhiều so với nhu cầu, nó phải sử dụng nguồn can-xi từ máu. Khi lượng can-xi huyết giảm xuống mức quá thấp (dưới 6 mg/100 ml) thì xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Triệu chứng lâm sàng Hiện tượng này thường xảy ra ở dê sữa có năng suất cao. Ban đầu dê kém ăn, suy nhược cơ thể, đi lại khó khăn, loạng choạng, khó chuyển động, sau đó dê dựa vào tường rồi nằm bệt về một bên, bị tê liệt và co giật, không đứng dậy được. Thân nhiệt hạ (<38 0 C), mạch đập tăng. Nếu không điều trị kịp dê có thể chết. Điều trị và phòng bệnh Nếu bệnh ở giai đoạn đầu, có thể tiêm ven chậm 15 - 30 ml/ngày dung dịch can xi clorua (CaCl 2 ) 10% hoặc 50-100 ml/ngày dung dịch calcium gluconate 30% trong vòng 3 ngày liên tục. Nên phòng bệnh sốt sữa cho dê bằng cách thường xuyên treo tảng liếm khoáng, muối (70% bột khoáng can-xi, phốt-pho, 15% muối và 15% xi măng) bên thành lồng, đặc biệt cần bổ sung thêm vào khẩu phần cho dê cái có chửa can-xi, phốt-pho để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Chương VI: Cách thịt dê và chế biến sản phẩm dê Nhà xuất bản nông nghiệp - Hà Nội 2000 TS. Đinh Văn Bình - TS. Nguyễn Quang Sức I. Cách thịt dê Tuỳ theo mục đích sử dụng da dê mà chúng ta chọn phương pháp giết thịt phù hợp. Nếu lấy cả bộ da để thuộc thì phải lột da. Nếu sử dụng da dê làm thực phẩm thì phải cạo lông hoặc đốt lông bằng đèn khò sau khi đã mổ moi hết nội tạng. Dù thịt dê bằng phương pháp nào, trước tiên đều phải trói 4 chân lại rồi treo 2 chân sau lên cao vừa tầm để chọc tiết. Dùng dao nhọn bản rộng 1 -1,5 cm để chọc tiết. [...]... rồi pha, lọc thịt kỹ càng Dùng 200-300 g gừng giã nhỏ rồi pha với 2-3 lít nước lã để ngâm thịt đã lọc trong vòng 10 - 15 phút, sau đó dùng nước lã rửa sạch và để thịt cho ráo nước II Chế biến một số món ăn từ thịt dê 1 Món tái dê Nguyên liệu: Thịt dê, giềng, gừng, xả, vừng, tỏi, tương, mì chính, lá chanh, rau ngổ, chuối xanh, khế chua, đường, dầu thực vật, bột canh Cách làm: Pha thịt dê thành miếng to...Một tay cầm cuống họng kéo ra, tay kia cầm dao chọc xuyên qua da ngay dưới cuống họng, tiết chảy hết thì dê chết Nếu sử dụng tiết để đánh tiết canh hay để làm dược phẩm thì phải cắt lông, sát trùng da chỗ chọc tiết Cách thịt dê phổ biến nhất là cạo lông, tiến hành theo các bước sau đây: Cạo lông: Dùng nước sôi ngâm hoặc dội ướt tận da Dùng dao không sắc để cạo lông... cùng với đường, mì chính, bột canh, tương để bóp trộn đều với thịt và ướp trong 1-2 giờ Sau đó đun sôi trong dầu rán cho đến khi góc cạnh miếng thịt dê sém lại thì vớt ra, để nguội rồi thái mỏng theo khổ thịt Dùng giềng, tỏi và xả giã nhỏ trộn với thịt dê, bóp thịt lẫn với vừng, lá chanh thái nhỏ, tương, mì chính Nếu làm tái thính thì trộn thêm với thính giả nhỏ Nếu làm tái chanh thì vắt chanh vào trộn... vị như rau ngổ, chuối xanh, khế chua thái lát mỏng, chấm tương 2 Món sào lăn Nguyên liệu: Tỏi, hành khô, giềng, xả, đường, mì chính, ngũ vị hương, mắm tôm, hạt tiêu, rau mùi tàu, mỡ nước Cách làm: Thịt dê thái miếng nhỏ, trộn đều, ướp với tỏi, giềng, mắm tôm, ngũ vị hương, đường, mì chính, hạt tiêu, xả trong 1 -2 giờ Sau đó dùng mỡ nước phi hành khô cho thơm, đổ thịt đã ướp vào đun, đảo liên tục cho... chín Khi thấy thịt săn đều, cho rau mùi tàu thái nhỏ vào đảo đều rồi bắc ra 3 Món chả nướng Nguyên liệu: Hạt tiêu, ớt, giềng, xả, tương, đường, mì chính, mỡ nước, húng lìu, lá chanh, vừng Cách làm: Thịt dê thái thành miếng vuông hình quân cờ Dùng hạt tiêu, ớt, giềng, xả, tương, đường, mì chính mỡ nước, húng líu trộn đều với thịt, bóp thật nhuyễn . bệnh xảy ra đột xuất ở cơ sở nuôi dê thâm canh, tỷ lệ chết ở đàn dê con có thể tới 50%. Bệnh lý và triệu chứng lâm sàng Tác động có hại của bệnh cầu trùng ở dê con là sự phá hủy biểu mô đường. Chương VI: Cách thịt dê và chế biến sản phẩm dê Nhà xuất bản nông nghiệp - Hà Nội 2000 TS. Đinh Văn Bình - TS. Nguyễn Quang Sức I. Cách thịt dê Tuỳ theo mục đích sử dụng da dê mà chúng ta chọn. từ thịt dê 1. Món tái dê Nguyên liệu: Thịt dê, giềng, gừng, xả, vừng, tỏi, tương, mì chính, lá chanh, rau ngổ, chuối xanh, khế chua, đường, dầu thực vật, bột canh. Cách làm: Pha thịt dê thành

Ngày đăng: 24/07/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan