KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỈNH VĨNH LONG & HÀ TĨNH pps

8 609 0
KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỈNH VĨNH LONG & HÀ TĨNH pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỈNH VĨNH LONG & HÀ TĨNH Diện tích : 1.475,2 km2 (năm 2003) Dân số : 1.055,2 nghìn người (năm 2005) Tỉnh lị : thị xã Vĩnh Long Mã điện thoại : 070 Biển số xe : 64 Vị trí địa lý: Vĩnh Long cách TP. Hồ Chí Minh 145 km theo đường quốc lộ 1, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp Tỉnh Cần Thơ và Ðồng Tháp, phía Ðông giáp tỉnh Trà Vinh. Vĩnh Long nằm giữa 2 nhánh của sông Cửu Long là Sông Tiền và Sông Hậu, trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A đi ngang qua. Ðây là cầu nối quan trọng giữa hai trung tâm kinh tế TP. Hồ Chí Minh và TP. Cần Thơ Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.475,2 km2 với dân số trung bình năm 2005 là 1.055,2 nghìn người, gồm các dân tộc Kinh, Khmer và Hoa cùng làm ăn sinh sống. Dân số ước tính năm 2005 là 1.051.855 người. Đơn vị hành chính gồm thị xã Vĩnh Long, các huyện: Bình Minh, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm. Địa hình tương đối bằng phẳng, cao ở hai bên giáp sông và thấp dần và phía trung tâm, độ cao trung bình từ 0,75 – 1m so với mặt biển Khí hậu: Do nằm trong vùng chịu ảnh hưởng nhiệt đới gió mùa nên có khí hậu hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa hàng năm từ 1300 – 1500mm kéo dài từ tháng 04 đến tháng 11 dương lịch, tập trung nhiều nhất từ tháng 08 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 270C, độ ẩm không khí 81 – 82%, tốc độ gió 2,6m/giây. Là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long nhưng Vĩnh Long ít chịu ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt. Do vậy sản xuất và đời sống có phần thuận lợi hơn các tỉnh trong khu vực . Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất sử dụng vào các ngành kinh tế khác nhau của tỉnh là 147.204,84ha. Trong đó diện tích đất dùng vào sản xuất nông nghiệp 119.135ha. Hàng năm một lượng lớn phù sa của Sông Tiền và Sông Hậu bồi đắp nên đất đai màu mỡ thích hợp cho các loại cây trồng. Nhóm đất phù sa chiếm 30,29% diện tích đất tự nhiên, tập trung nhiều ở huyện Trà Ôn, Vũng Liêm, Bình Minh và một phần của hai huyện Long Hồ và Tam Bình. Ðây là vùng đất thuận lợi cho việc trồng các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Tài nguyên nước: Vĩnh Long cách biển Ðông gần 200Km, nên hầu như không có nước mặn. Toàn tỉnh chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của Biển Đông thông qua hai sông chính là Sông Tiền, Sông Hậu và được nối liền bởi Sông Mang Thít. Tài nguyên khoáng sản: Chủ yếu là cát sông với trữ lượng khoảng 143 triệu m3 phân bố nhiều ở khu vực sông Cổ Chiên và đất sét trữ lượng khoảng 92 triệu m3 , nằm ở vùng ven thị xã Vĩnh Long và huyện Long Hồ, Mang Thít Ðây là loại đất thích hợp làm nguyên liệu sản xuất đồ gốm, gạch ngói. Từ đất sét Vĩnh Long đã có những sản phẩm gốm mỹ nghệ xuất khẩu sang các nước Châu Âu và thế giới. Địa lí tỉnh Hà Tĩnh 1. Diện tích: 6055,74 km2, chiếm 1,8% diện tích tự nhiên của cả nước. 2. Dân số: Gần 1,3 triệu người, xấp xỷ 1,7% dân số cả nước. 3. Thành phần dân tộc: Chủ yếu là dân tộc kinh, dân tộc Lào có 163 người, dân tộc Chứt 269 người định cư chủ yếu ở Hương Liên, Hương Khê. 4. Vị trí địa lý: Hà Tĩnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, trải từ 170 54’ đến 18050 phút độ vĩ bắc và 105 – 108 độ kinh đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An với chiều dài 88 km, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình với chiều dài 130 km, phía Đông giáp Biển Đông với bờ biển dài 137 km, phía Tây giáp 2 tỉnh Lào (Tỉnh Bô Ly Khăm Xây và Khăm Muôn) với chiều dài biên giới 145 km. Có 3 Huyện Biên giới là: Hương Sơn 47 km gồm 2 xã Biên giới Sơn Kim và Sơn Hồng; Vũ Quang 45 km; Hương Khê có 65 km biên giới với 5 xã biên giới là Hoà Hải, Hương Vịnh, Phú Gia, Hương Lâm, Hương Liên. Có 1 cửa khẩu quốc tế là Cầu Treo - Nậm Phào đường số 8 và 3 đường tiểu ngạch; Bản Giàng đi Khăm Muộn, Kim Quang đi Khăm Cớt (Bô ly khăm xây); Sơn Hồng đi Bô ly khăm xây. Hà Tĩnh có cảng sông Xuân Hải và cảng biển nước sâu Vũng Áng. Có đường quốc lộ 1A, đường sắt và đường Hồ Chí Minh chạy suốt chiều dài của tỉnh. 5. Địa hình: Nằm ở phía Đông dãy Trường sơn, địa hình Hà tĩnh hẹp và dốc, nghiêng từ Tây sang Đông, độ dốc trung bình 1,2%. Phía Tây là núi cao (độ cao trung bình 1.500m), kế tiếp là đồi bát úp, dãi đồng bằng nhỏ, hẹp (độ cao trung bình 500m) và cuối cùng là bãi cát ven biển. Địa hình đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên, phân hoá phức tạp và bị chia cắt mạnh, hình thành các vùng sinh thái khác nhau. Trong mỗi vùng có liên hệ bền chặt về kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái từ thượng nguồn tới ven biển. Địa hình đó đã tạo cho Hà tĩnh những cảnh quan có giá trị đối với du lịch như: Rừng nguyên sinh Vũ Quang, Thác Vũ Môn, Bãi tắm Xuân Thành, Thạch Hải, Thiên Cầm, Đèo Con… 6. Khí hậu: Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ngoài ra Hà tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có 1 mùa đông giá lạnh của miền Bắc. Hàng năm Hà tĩnh có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa: có nhiều bão lụt, kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11, lượng mưa trung bình cao (trên 2.000 mm), chiếm 2/3 lượng mưa cả năm; Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Đây là mùa nắng gắt, có gió Tây nam (thổi từ Lào) khô, nóng, lượng bốc hơn lớn, gây hạn hán nghiêm trọng. 7. Hệ thống giao thông: Hà tĩnh có 7 huyện, thị nằm trên Quốc lộ 1A và 4 huyện có tuyến đường sắt Bắc-Nam đi qua. Tỉnh lỵ Hà Tĩnh cách Thành phố Vinh khoảng 50 km. Hà tĩnh còn có đường quốc lộ 8 qua Lào (dài 100 km) và được nối với xa lộ Hồ Chí Minh đi qua 3 huyện Hương sơn, Vũ quang, Hương khê dài 80 km. + Đường bộ: Quốc lộ IA chạy dọc tỉnh từ Bến Thuỷ qua huyện Nghi Xuân, Thị xã Hồng Lĩnh, Thị xã Hà Tĩnh, các huyện Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh dài 126 km đạt tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng. Quốc lộ 8A nối thị xã Hồng Lĩnh vớ của khẩu Cầu Treo dài 90 km. Từ đây đi Lào và vùng Đông bắc Thái lan rất thuận tiện. Đường Hồ Chí Minh qua 3 huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, có chiều dài trên 80 km đã được xây dựng. Quốc lộ 12 nối cảng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) với Thị xã Thà khẹc (Lào) qua cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình) đang được thi công. Đây là đường nối hành lang Đông – Tây ngắn nhât, đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi để khai tác tiềm năng vùng đất bao la miền Tây Hà Tĩnh, Quảng bình và biên giới Việt - Lào. Bên cạnh, Hà Tĩnh có 28 tuyến Tỉnh lộ với chiều dài 388,8 km; 46 tuyến đường liên huyện với chiều dài 1.646 km và đường ô tô từ huyện tới 239/239 xã, phường, thị trấn với tổng chiều dài 3 623 km. + Đường Sắt: Đường sắt Bắc – Nam chạy qua hai huyện Đức Thọ, Hương khê với 4 nhà ga lớn: Yên Trung, Đức Lạc, Chu Lễ và Tân Ấp. Đường sắt Vũng Áng – Thà Khẹc dự kiến được xây dựng cắt tuyến đường Bắc – Nam. + Hải cảng: Chính phủ Việt Nam đã có quy hoạch định hướng xây dựng cụm cảng Vũng Áng với các Cảng tổng hợp và Cảng chuyên dùng, phục vụ Công nghiệp cơ khí, luyện cán Thép, đóng và sửa chữa tàu thuỷ, hoá dầu và đặc biệt là để giúp nước bạn Lào xuất, nhập khẩu hàng hoá, mở rộng buôn bán với các nước. Cầu cảng số I thuộc Cảng Vũng Áng có công suất thiết kết lượng hàng thông qua 460.000 tấn/năm, hiện đã tiếp nhận tàu hàng rời 30.000 tấn và tàu chuyên dùng 45.000 tấn. Dự án đầu tư giai đoạn II của Cảng đang được triển khai, sẽ tăng công suất và đảm bảo điều kiện đồng bộ cho Cảng tiếp nhận được tàu 50.000 tấn. Ở huyện Nghi Xuân phía Bắc Hà Tĩnh có cảng Xuân Hải, đủ điều kiện tiếp nhận tàu 2.000 tấn. . KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỈNH VĨNH LONG & HÀ TĨNH Diện tích : 1.475,2 km2 (năm 2003) Dân số : 1.055,2 nghìn người (năm 2005) Tỉnh lị : thị xã Vĩnh Long Mã điện thoại. trí địa lý: Vĩnh Long cách TP. Hồ Chí Minh 145 km theo đường quốc lộ 1, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp Tỉnh Cần Thơ và Ðồng Tháp, phía Ðông giáp tỉnh Trà Vinh. Vĩnh. 7. Hệ thống giao thông: Hà tĩnh có 7 huyện, thị nằm trên Quốc lộ 1A và 4 huyện có tuyến đường sắt Bắc-Nam đi qua. Tỉnh lỵ Hà Tĩnh cách Thành phố Vinh khoảng 50 km. Hà tĩnh còn có đường quốc

Ngày đăng: 24/07/2014, 15:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan