1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khái quát Địa lí tỉnh Ninh Thuận potx

6 663 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 113,82 KB

Nội dung

Khái quát Địa lí tỉnh Ninh Thuận 1. Khái quát điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Tỉnh Ninh Thuận nằm ở toạ độ địa lý 11o18'14" đến 12o09'15" vĩ độ Bắc, 108o09'08" đến 109 o14'25" kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 1.385km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.360,1 km2, chiếm 1,045% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Các đường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 1A, quốc lộ 27, đường sắt thống nhất Bắc- Nam. Ðịa hình: Tỉnh Ninh Thuận có 3 dạng địa hình chính: Ðịa hình núi, địa hình đồi gò bán sơn địa và địa hình đồng bằng ven biển. Vùng núi chiếm 63,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, chủ yếu là núi thấp, cao trung bình từ 200 m đến 1.000 m so với mặt nước biển. Vùng đồng bằng chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là địa hình bằng phẳng độ cao dưới 20m, phổ biến là độ cao 2-15 m so với mặt nước biển. Khí hậu: Do nằm trong khu vực có vùng khô hạn nhất cả nước, nên tỉnh Ninh Thuận có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng là khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh từ 670-1.287mm/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 700 đến 800 mm ở Phan Rang và tăng dần theo độ cao lên đến 1.100 mm ở vùng núi. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27oC. Khí hậu hàng năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau. 2. Dân số - Dân tộc Dân số - Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Ninh Thuận có 504.997 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động năm 2000 là 273.000 người, chiếm 52,2% dân số (trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 22%). Trên địa bàn tỉnh có 23 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 394.018 người, chiếm 78,02%. Các dân tộc thiểu số khác như dân tộc Chăm có 57.137 người, chiếm 11,31%; dân tộc Ra-glai có 47.615 người, chiếm 9,42%; dân tộc Hoa có 2.479 người, chiếm 0,49%; dân tộc Cơ-ho có 2.430 người, chiếm 0,48%; dân tộc Nùng có 583 người, chiếm 0,11%; dân tộc Chu- ru có 332 người, chiếm 0,07%; các dân tộc khác chiếm 0,1%. Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002, đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 4 huyện và 1 thị xã, với 55/56 xã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ; tỷ lệ người biết chữ chiếm 95% dân số. Số học sinh phổ thông năm học 2001 - 2002 có trên 112.700 em; số giáo viên toàn tỉnh 3.989 người. Số thày thuốc có 648 người, bình quân y bác sĩ trên 1 vạn dân là 3,7 người. 3. Tài nguyên thiên nhiên 3.1. Tài nguyên đất Tỉnh Ninh Thuận có 336.006 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 60.373 ha, chiếm 17,96%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 157.302 ha, chiếm 46,81%; diện tích đất chuyên dùng là 11.508 ha, chiếm 3,42%; diện tích đất ở là 2.681 ha, chiếm 0,79%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 104.132 ha, chiếm 31%. Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 53.403 ha, chiếm 88,45%; diện tích đất trồng cây lâu năm là 4.308 ha, chiếm 7,13%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 829 ha, chiếm 1,37%. Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh là 72.725 ha, bãi bồi có thể sử dụng 19.354 ha, đất có mặt nước chưa sử dụng là 1.044 ha. 3.2. Tài nguyên rừng Tính đến năm 2002, toàn tỉnh có 157.687 ha rừng, trong đó: Diện tích rừng tự nhiên là 152.260 ha, diện tích rừng trồng là 5.427 ha. 3.3. Tài nguyên biển Tỉnh Ninh Thuận có 105 km bờ biển, vùng lãnh hải rộng 18.000km2. 3.4. Tài nguyên khoáng sản Khoáng sản ở Ninh Thuận tương đối phong phú về chủng loại gồm: - Nhóm khoáng sản kim loại có: Wolfram và núi đất molipden ở Krongpha, thiếc gốc ở núi đất. - Nhóm khoáng sản phi kim loại có: Thạch anh tinh thể ở núi Chà Bang, Mộ Tháp 1, Mộ Tháp 2; cát thuỷ tinh ở Thành Tín; sét gốm ở Vĩnh Thuận. - Muối khoáng ở Cà Ná, Ðầm Vua, sô đa ở Ðèo Cậu. - Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có: Cát kết vôi, đá vôi san hô, sét phụ gia, đất xây dựng. Hiện nay, tỉnh mới chủ yếu khai thác đá, đất sét, cát làm vật liệu xây dựng, khai thác muối khoáng để sản xuất muối công nghiệp và khai thác nước khoáng ở Tân Mỹ, Ninh Sơn. 4. Cơ sở hạ tầng có đến năm 2002 4.1. Mạng lưới giao thông bộ: Mạng lưới giao thông của Ninh Thuận chủ yếu là đường bộ gồm quốc lộ chạy qua tỉnh có Quốc lộ 1A (64km), quốc lộ 27 (68 km), quốc lộ 27B (48 km). Tổng chiều dài các tuyến trên là 180 km, trong đó có 132 km trải thảm bê tông nhựa, 2,2 km láng nhựa, 24,8 km đường cấp phối; tỉnh lộ có 3 tuyến đường 702,703,704 với tổng chiều dài 53,9km, trong đó có 26,2 km đã trải nhựa, 19,4 km là đường cấp phối, 8,3 km là đường đất; đường huyện có 263,5 km, trong đó có 25,2 km láng nhựa, 92,7 km là đường cấp phối, còn lại là đường đất; đường xã có 239,8 km, trong đó có 5,25 km láng nhựa, 15,3 km là đường cấp phối, 219,2 km đường đất. Toàn tỉnh hiện có 54/55 xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã và một số thôn trong xã, có 44/46 xã có đường lưu thông quanh năm. 4.2. Mạng lưới bưu chính viễn thông: Hiện toàn tỉnh có 100% số xã, phường, thị trấn đã có điện thoại phục vụ thông tin liên lạc. Toàn tỉnh có 1 bưu điện trung tâm, 32 bưu cục, 23 điểm bưu điện văn hoá xã, 16 tổng đài với 16.200 máy điện thoại, bình quân 3 máy/100 người dân. 4.3. Mạng lưới điện quốc gia: Toàn tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn đã có điện lưới quốc gia; có 96% điểm dân cư, 87% số hộ trong tỉnh đã có lưới điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt. 4.4. Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Toàn tỉnh có 60% số hộ gia đình trong tỉnh đã được sử dụng nước sạch bằng nguồn nước của nhà máy nước và hệ thống nước giếng sạch. 5. Kinh tế - Xã hội năm 2002 GDP tăng trưởng 7,8%. Trong đó: Nông nghiệp tăng 2%, công nghiệp tăng 11,6%, dịch vụ tăng 6%, thuỷ sản tăng 33%. Thu nhập bình quân đầu người là 2.947,5 nghìn đồng/người/năm. Tóm tắt cơ cấu ngành kinh tế: + Công nghiệp - XDCB: 15%. + Nông - lâm nghiệp: 50%. + Thương mại - dịch vụ: 35%. Một số sản phẩm chính như lương thực có hạt đạt 145.000 tấn, hạt điều đạt 800 tấn, đánh bắt hải sản đạt 34.500 tấn, xuất khẩu hải sản đông lạnh đạt 700 tấn . Khái quát Địa lí tỉnh Ninh Thuận 1. Khái quát điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Tỉnh Ninh Thuận nằm ở toạ độ địa lý 11o18'14" đến 12o09'15". hình: Tỉnh Ninh Thuận có 3 dạng địa hình chính: Ðịa hình núi, địa hình đồi gò bán sơn địa và địa hình đồng bằng ven biển. Vùng núi chiếm 63,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, chủ yếu là núi thấp,. nhiên toàn tỉnh, là địa hình bằng phẳng độ cao dưới 20m, phổ biến là độ cao 2-15 m so với mặt nước biển. Khí hậu: Do nằm trong khu vực có vùng khô hạn nhất cả nước, nên tỉnh Ninh Thuận có

Ngày đăng: 24/07/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN