1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn kế tóan nguyên vật liệu công cụ dụng cụ - 6 pdf

8 412 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 175,37 KB

Nội dung

PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU-CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH TRƯỜNG QUANG II. I. Nhận xét chung về kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty. 1.Ưu điểm Trong những năm qua, nhờ sự đổi mới trong phương pháp quản lý và hạch toán kinh doanh nhằm thích ứng với cơ chế thị trường. Công Ty TNHH Trường Quang II đã có những hướng đi đúng đắn, đã thu được những thành tựu đáng kể. Cùng với sự phát triển của Công Ty, công tác hạch toán nói chung và hạch toán nguyên liệu vật liệu ,công cụ dụng cụ nói riêng cũng không ngừng được củng cố, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý, hạch toán trong điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay. Công Ty đã vận dụng và có cải tiến trong phương pháp hạch toán cũng như mở các sổ sách kế toán vật liệu có khoa học, đảm bảo đúng chế độ Nhà Nước qui định. Tình hình nhập-xuất và tồn kho nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ ở Công Ty theo dõi tương đối rõ ràng, là phương tiện để cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng và chính xác. 2. Nhược điểm -Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, vẫn tồn tại những khó khăn, đó là sự thay đổi liên tục của hệ thống Luật Kế Toán -Tài Chính đã làm cho công tác kế toán bị chậm lại, do kế toán chưa nắm bắt kịp thời những thay đổi đó và công tác kế toán được làm theo thủ công nên cũng có những trường hợp sai số trong quá trình thực hiện. II. Một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC tại công ty TNHH Trường Quang II. - Mặc dù công tác kế toán NVL, CCDC chỉ là một bộ phận của công tác kế toán tại công ty nhưng nó chịu sự tác động của hầu hết các yếu tố có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: công tác quản lí, bán hàng - Hiện nay công ty đang có nhiều thuận lợi và không ít khó khăn, bên cạnh đó công ty đã đề ra một số biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn và phát huy thuận lợi. Tuy nhiên để có thể cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường, công ty còn phải linh hoạt, có nhiều thay đổi để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo điều kiện ổn định về việc làm cho công nhân viên, em xin đề xuất một số ý kiến sau: + Nhằm có thể quay vòng vốn nhanh, phục vụ cho việc tái sản xuất và trả lương cho công nhân viên, công ty có thể mở thêm các cửa hàng bán trực tiếp các sản phẩm do công ty mình làm ra để tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ. Công ty mạnh dạn mở Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com rộng quy mô sản xuất và đầu tư, tìm các đối tác muốn đầu tư vào công ty mình để tìm kiếm thuận lợi. Bên cạnh đó mở rộng công tác marketing nhằm giới thiệu sản phẩm của công ty ra các thị trường lớn hơn. + Để nâng cao chất lượng của sản phẩm công ty phải thường xuyên tu sửa hay mua sắm các máy móc thiết bị hiện đại. Khuyến khích động viên công nhân viên đưa ra những sáng kiến thiết thực có lợi cho công ty để vận dụng những ý kiến đó vào việc sản xuất kinh doanh. + Tất cả các phòng ban tại công ty đều nằm dưới sự quản lí của giám đốc, phó giám đốc, hiệu quả làm việc của các phòng ban phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lí của ban lãnh đạo. Kế toán vật tư cũng không nằm ngoài tầm quản lí ấy. Do đó kế toán vật tư ngày càng hoàn thiện thì chính ban lãnh đạo cũng phải hoàn thiện hơn công tác quản lí của mình. * Dưới đây là một số ý kiến đóng gió về những vấn đề liên quan trực tiếp công tác kế toán NVL,CCDC tại công ty: - Việc quyết định sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có thông tin kế toán nhanh và chính xác, công ty có thể tuyển dụng thêm kế toán viên để giảm bớt khối lượng công việc, từ đó việc cung cấp thông tin sẽ kịp thời hơn. - Nhìn chung phòng kế toán nói chung và phòng kế toán NVL,CCDC nói riêng đều hoàn thành công việc của mình. Nhưng nhiều phần nghiệp vụ phải vào sổ sách hàng ngày, trong khi đó số lượng nghiệp vụ phát sinh lại quá lớn nên đôi khi kế toán lại dồn vào ngày hôm sau thành một lần. Như vậy kế toán rất dễ nhầm lẫn thiếu xót, gây mất thời gian kiểm tra và sửa chữa. - Trong sản xuất kinh doanh, rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào, do đó cần phải có dự toán trước các khoản này để khi có rủi ro xảy ra thì còn có chi phí để bù đắp. Hiện nay kế toán vật tư tại công ty không sử dụng TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” nên công ty có thể để xem xét để có thể lập dự phòng giảm giá như sau: * Nội dung: TK này dùng để trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào cuối niên độ kế toán. * Kết cấu TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Số hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập năm trước - Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho SD: Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có tại doanh nghiệp. * Phương pháp kế toán: Cuối niên độ kế toán (31/12), căn cứ vào giá trị trường của các loại hàng tồn kho mà doanh nghiệp đang nắm giữ và giá trị gốc của nó, kế toán xác định số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải trích lập cho niên độ kế toán sau,sau đó so sánh với số dự Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập cuối niên độ kế toán trước. + Nếu số dự phòng đã lập > Số dự phòng đã trích lập thì phải hoàn nhập Nợ TK 159 Có TK 711 + Nếu số dự phòng đã lập < Số dự phòng đã trích lập, thì phải trích Nợ TK 632 (phần chênh lệch) Có TK 159 Theo quy định trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán lập chứng từ ghi sổ. sau đó căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán vào sổ cái sau khi căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng được dùng để ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiêt. cuối tháng khoá sổ kế toán tính ra sổ tiền của các nghiệp vụ phát sinh trong tháng trên chứng từ ghi sổ tính tổng phát sinh nợ, tổng phát sinh Nợ, tổng phát sinh Có của từng tài khoản trên sổ cái sau khi đối chiếu giữa sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết kế toán tiến hành lập báo cáo tài chính.Việc không ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý chứng từ ghi sổ. Do đó doanh nghiệp nên đưa sổ đăng ký chứng từ ghi sổ vào quy trình ghi sổ kế toán để đảm bảo theo quy định đồng thời hoàn thiện hơn. - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ dùng để quản lý chứng từ ghi sổ Cty TNHH Trường Quang II 335- Ông ích Khiêm- Đà Nẵng Mẫu sổ: SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Năm……. ĐVT………. Mẫu sổ: chứng từ ghi sổ số tiền số hiệu Ngày tháng 1 2 3 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc ( ký, ghi rõ họ tên) ( ký, ghi rõ họ tên) ( ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com KẾT LUẬN Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chiếm một vị trí rất quan trọng trong công tác kế toán ở các đơn vị sản xuất. Hơn nữa, vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh, thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, quản lý tốt nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ sẽ góp phần không nhỏ vào việc hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Công Ty TNHH Trường Quang II đã hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và việc đưa hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng đi dần vào nề nếp. Tuy nhiên, để kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nói riêng thực sự trở thành một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả , Công Ty cần kiện toàn và tổ chức kế toán một cách chính xác và khoa học hơn, đảm bảo đúng chế độ kế toán mới ban hành theo quyết định của Bộ Tài chính. Chuyên đề này mới chỉ nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu của công tác quản lý, kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công Ty, qua đó đã nêu được những ưu điểm cơ bản của Công Ty. Đồng thời đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao công tác quản lý và kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Qua thời gian thực tập tại công ty, em đã nhìn nhận sâu hơn về công tác "Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ" của công ty công tác này ở công ty rất phức tạp, nhưng với đội ngũ kế toán nhiệt tình đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt công việc thực tập theo đúng thời gian và quy định. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Xuân Trang, cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị, cô chú tại phòng kế toán của Công Ty TNHH Trường Quang II. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 3 I. Khái niệm - đặc điểm- yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ 3 1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý nguyên liệu vật liệu 3 1.1. Khái niệm 3 1.2. Đặc điểm 3 1.3. Yêu cầu quản lý 3 2. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý công cụ dụng cụ 3 2.1. Khái niệm: 3 2.2. Đặc điểm: 3 2.3. Yêu cầu quản lý 4 3. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 4 II. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 4 1. Phân loại nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ 4 1.1. Phân loại nguyên liệu vật liệu 4 1.2. Phân loại công cụ dụng cụ 6 2. Tính giá nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ 6 2.1. Tính giá nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho 6 2.2. Tính giá nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho 7 III. Hạch toán chi tiết nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ 9 1. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng 9 1.1. Chứng từ kế toán: 9 1.2 Sổ kế toán sử dụng 10 2. Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ 10 2.1. Phương pháp thẻ song song: 10 2.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 11 2.3. Phương pháp sổ số dư 12 IV. Kế toán tổng hợp nhập xuất kho nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên. 13 1. Đặc điểm của phương pháp kê khai thường xuyên 13 2. Tài khoản sử dụng. 13 3. Phương pháp hạch toán: 15 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 3.1. Phương pháp kế toán nhập, xuất kho nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ:15 3.2. Kế toán xuất nguyên liệu vật liệu : 18 3.3. Kế toán xuất kho công cụ, dụng cụ : 18 PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH TRƯỜNG QUANG II 20 A. Khái quát chung về Công ty TNHH Trường Quang II 20 I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 20 II. Chức năng và nhiệm vụ 21 1. Chức năng 21 2. Nhiệm vụ 21 III. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh tại Công ty TNHH Trường Quang II 22 1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty 22 1.1. Sơ đồ quy trình sản xuất 22 1.2. Giải thích chu trình sản xuất 22 2. Đặc điểm tổ chức công tác quản lý tại Công ty TNHH Trường Quang I1 22 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 22 2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 23 IV. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công Ty 24 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 24 2. Chức năng và nhiệm vụ của các nhân viên kế toán 24 3. Hình thức kế toán áp dụng tại Công Ty 25 B.Thực trạng công tác hạch toán NLVL-CCDC tại Công ty TNHH Trường Quang II26 I. Đặc điểm NLVL, CCDC tại công ty TNHH Trường Quang II 26 1. Các loại nguyên liệu vật liệu của Công ty 26 2. Nguồn cung cấp NVL-CCDC của Công Ty 26 II. Phương pháp tính giá NLVL, CCDC tại Công ty TNHH Trường Quang II. 27 1.Phương pháp tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho, xuất kho tại công ty 27 2.Kế toán NVL-CCDC tại công ty 27 PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU-CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH TRƯỜNG QUANG II 46 I. Nhận xét chung về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty 46 1.Ưu điểm. 46 2. Nhược điểm 46 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com II. Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC tại công ty TNHH Trường Quang II 46 KẾT LUẬN 49 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . vật liệu 4 1.2. Phân loại công cụ dụng cụ 6 2. Tính giá nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ 6 2.1. Tính giá nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho 6 2.2. Tính giá nguyên liệu vật liệu, . vụ kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 4 II. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 4 1. Phân loại nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ 4 1.1. Phân loại nguyên liệu vật. trọng của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và việc đưa hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng đi dần vào nề nếp. Tuy nhiên, để kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nói

Ngày đăng: 24/07/2014, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w