+ XN may công ty Worldwwise - 2.909.300.959 36,9 2.909.300.959 + Các khách hàng khác 392.357.480 6,1 2.128.282.873 16,61 1.735.925.393 Nhìn chung, việc thu hồi nợ ở khách hàng chủ yếu của công ty là tương đối tốt, đa số các khoản nợ của khách hàng này đều giảm vào cuối năm 2002. Nhưng bên cạnh đó, nợ phải thu của các khách hàng khác lại tăng lên, từ đó làm khoản phải thu khách hàng của công ty tăng lên. Do đó, công ty cần có biện pháp thu hồi nợ thích hợp đối với nhóm khách hàng này qua đó có thể làm tăng tốc độ quay vòng vốn của khoản phải thu nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 3.3. Phân tích tình hình quản lý, sử dụng hàng tồn kho: BẢNG PHÂN TÍCH HÀNG TỒN KHO Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch () Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) * Hàng tồn kho 38.840326.134 54.224.834.808 15.384.508.674 39,6 1. NVL tồn kho 9.952.314.373 25,63 14.877.559.233 27,44 4.925.244.860 49,49 2. CCDC trong kho 305.994.517 0,79 431.400.142 0,8 125.405.625 40,99 3. CPSXKD dở dang 15.877.021.353 40,88 25.157.951.416 46,4 9.280.930.063 58,46 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 4. Thành phẩm trong kho 12.704.995.891 32,7 13.726.698.562 25,31 1.021.702.671 8,04 5. Hàng gởi đi bán 31.225.455 0,05 31.225.455 100 Qua số liệu tính toán được ở trên, ta thấy rằng giá trị hàng tồn kho của công ty vào cuối năm 2002 tăng so với năm 2001 là 15.384.508.674 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 39,6% do tất cả các khoản mục của hàng tồn kho tăng lên. Trong đó chủ yếu do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng 9.280.930.063 đồng (tỷ lệ tăng 58,46%), nguyên vật liệu tăng 4.925.244.860 đồng (tỷ lệ tăng 49,49%) và thành phẩm tồn kho tăng 1.021.702.671 đồng (8,04%) . Các khoản mục còn lại tuy có tăng nhưng do tỷ trọng chiếm trong tổng giá trị hàng tồn kho thấp nên sự gia tăng này không đáng kể. Xét về tỷ trọng ta thấy trong 2 năm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm trên 40% nguyên vật liệu tồn kho hơn 25%, thành phẩm tồn kho trong năm 2002 có giảm so với năm trước nhưng vẫn ở mức cao. Điều này chứng tỏ công tác quản lý hàng tồn kho vẫn chưa tốt, trong đó chủ yếu là việc quản lý nguyên vật liệu và thành phẩm tồn kho. Sau đây là tình hình tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm của công ty trong 2 năm: Nhận xét: thành phẩm tồn kho tăng lên do thành phẩm ngành dệt và may mặc đều tăng lên, trong đó thành phẩm dệt tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn hơn. Thành phẩm dệt chiếm trên 68%, thành phẩm may mặc chiếm trên 30% và có xu hướng không thay đổi trong 2 năm. Do đó, công ty cần có biện pháp hợp lý làm giảm hàng tồn kho qua đó tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Nhận xét: Nhìn chung NVL tồn kho của công ty tăng lên đa số các khoản muc tăng lên, trong đó tỷ trọng của các khoản mục trong NVL tồn kho vẫn ít thay đổi, chứng tỏ công tác quản lý NVL tồn kho vẫn chưa tốt, làm ứ đọng vốn trong khâu dự trữ. Do đó công ty cần xây dựng mô hình tồn kho NVL phù hợp nhằm giảm đến mức thấp nhất NVL tồn kho nhưng vẫn đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, qua đó tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động. II- PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG: 1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói chung: Dựa vào công thức ở phần I và số liệu trên bảng cân đối kế toán của công ty trong 1 năm, ta lập bảng phân tích sau: BẢNG PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ ¬LUÂN CHUYỂN CỦA VỐN LƯU ĐỘNG Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch () Doanh thu thuần 104.966.996.380 111.497.377.933 6.530.381.553 VLĐ bình quân 45.577.113.642,5 58.379.533.164,5 12.802.419.522 Số vòng quay b/q của VLĐ 2,3 1,9 (0,4) Số ngày b/q của một vòng quay VLĐ 156,5 189,5 33 Trong đó : VLĐ bình quân năm 2001 = VLĐ đầu năm + VLĐ cuối năm VLĐ bình quân năm 2002 = VLĐ đầu năm + VLĐ cuối năm Số vòng quay vốn lưu động năm 2001 à 2,3 vòng và mất 156,5 ngày cho 1 vòng quay năm 2002, vốn lưu động quay được 1,9 vòng trong 1 năm và mất 189,5 ngày cho 1 vòng quay. Như vậy, giảm đi 0,4 vòng và phải tốn thêm 33 ngày cho mỗi vòng quay. Sự giảm xuống của số vòng quay của VLĐ và sự tăng lên số Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com ngày cho 1 vòng quay do trong năm 2002, tốc độ tăng của VLĐ cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu nên làm cho số vòng quay giảm đi, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng của vốn lưu động. Mặt khác, ta thấy số vòng quay bình quân của vốn lưu động của 2 năm vẫn còn thấp điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty là chưa cao. 2. Phân tích hiệu quả sử dụng hàng tồn kho: BẢNG PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ ¬LUÂN CHUYỂN CỦA HÀNG TỒN KHO Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch () Giá vốn hàng bán 92.520.694.445 98.729.571.180 6.208.876.735 Giá trị hàng tồn kho bình quân 35.899.249.146,5 46.532.580.471 10.633.331.324,5 Số vòng quay của hàng tồn kho 2,58 2,12 (0,46) Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho 139,5 169,8 30,3 Trong đó : Giá trị hàng tồn kho b/q năm 2001 = Giá trị hàng tồn kho đầu năm + giá trị hàng Giá trị hàng tồn kho b/q năm 2002 = Giá trị hàng tồn kho đầu năm + giá trị hàng tồn kho cuối năm Từ bảng phân tích ta thấy hàng tồn kho của công ty trong năm 2002 quay chậm hơn so với năm 2001 là 0,46 vòng, do đó làm tăng thêm số ngày cho vòng quay là 30,3 ngày. Điều này cho thấy tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho kém hiệu quả hơn từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Cụ thể là trong năm 2001, số vòng quay của hàng tồn kho là 2,58 vòng trong năm mất 139,5 ngày cho Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 1 vòng quay, sang năm 2002 thì số vòng quay giảm xuống còn 2,12 vòng, số ngày mất cho 1 vòng quay tăng lên đến 169,8 ngày. 3. Phân tích hiệu quả sử dụng khoản phải thu: Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2001 Chênh lệch () Doanh thu bán chịu 103.359.589.996 114.081.541.293 10.721.951.297 Số dư nợ b/q của khoản phải thu khách hàng 5.846.339.514 7.168.545.206 1.322.205.692 Spps vòng quay của khoản phải thu k/hàng 17,6 15,9 (1,7) Số ngày của 1 chu kỳ nợ 20,3 22,6 2,1 Trong đó : Số dư nợ b/q các khoản phải thu KH năm 2001 = Số dư nợ b/qcác khoản Số dư nợ b/q các khoản Pthu K/hàng đầu năm Pthu K/hàng cuối năm Số dư nợ b/q các khoản phải thu KH năm 2002 = Số dư nợ b/qcác khoản Số dư nợ b/q các khoản Pthu K/hàng đầu năm Pthu K/hàng cuối năm Số vòng quay của khoản phải thu khách hàng năm 2001 là 17,6 vòng với chu kỳ nợ bình quân là 20,5 ngày, năm 2002 là 15,9 vòng với chu kỳ nợ bình quân là 22,6 ngày. Tuy năm 2002 số vòng quay có giảm đi 1,7 ngày nhưng nhìn chung thì khoản phải thu khách hàng của 2 năm là tương đối nhanh, điều này chưa hẳn là tốt việc thu hồi nợ nhanh có thể dẫn tới một số khách hàng của công ty có thể chuyển sang mua hàng của công ty khác, từ đó làm giảm doanh thu của công ty nên ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com PHẦN III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29 - 3 I- NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN: Tổ chức công tác kế toán theo kiểu tập trung đảm bảo công tác quản lý chung của công ty, đồng thời quản lý chặt chẽ nguồn vốn, tài sản. Phân công, phân nhiệm một cách rõ ràng giữa các nhân viên trong phòng phù hợp với khả năng từng nguồn nhằm đảm bảo tốt công tác hạch toán kế toán tại công ty. Công ty áp dụng hình thức nhật ký chứng từ, sử dụng nhiều sổ chi tiết nên rất thuận lợi cho việc đối chiếu kiểm tra. Tuy nhiên, công tác hạch toán kế toán của công ty còn một số nhược điểm đó là chưa mở sổ theo dõi chi tiết công nợ phải thu theo từng thời điểm làm ảnh hưởng đến công tác phân tích vốn lưu động chưa lập thuyết minh báo cáo tài chính và báo cao lưu chuyển tiền tệ. II. NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY: Qua những phân tích ở phần II, ta có thể rút ra những nhận xét như sau: - Lượng vốn lưu động ròng của cả 2 năm 2001, 2002 đều âm rất lớn, qua đây ta có thể biết được tình hình tài chính của công ty chưa tốt do nguồn vốn thường xuyên của công ty không đủ để tài trợ cho TSCĐ. Mặt khác, nhu cầu về vốn lưu động ròng của công ty là rất lớn và có xu hướng gia tăng trong năm 2002 do hàng tồn kho, các khoản phải thu tăng mạnh nên vốn lưu động ròng không đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu về vốn lưu động ròng. Vì vậy công ty phải vay ngắn Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hạn để tài trợ cho một phần TSCĐ và tài trợ hoàn toàn cho vốn lưu động. Do đó áp lực thanh toán của công ty là rất lớn, rủi ro về tài chính rất cao. Trong năm đến công ty cần dự đoán nhu cầu vốn lưu động cũng như có kế hoạch tìm ra nguồn tài trợ hợp lý để giảm bớt những rủi ro nói trên. - Lượng tiền dự trữ của công ty tương đối thấp, dễ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán, nhất là các khoản nợ ngắn hạn. - Khoản phải thu của công ty trong năm 2002 tăng lên về giá trị lẫn tỷ trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động, cho thấy công tác thu hồi nợ của công ty vẫn còn nhiều hạn chế , dẫn đến tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn lớn. Đây là vấn đề nan giải của công ty từ nhiều năm qua, do có một số khách hàng không thực hiện đúng cam kết trong việc thanh toán nợ. Trong khi đó công ty đi vay ngắn hạn để trang trải cho nhu cầu về vốn lưu động. Làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh là phải trả một khoản lãi vay ngắn hạn. - Hàng tồn kho trong năm 2002 với giá trị rất lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng TSLĐ, do dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và thành phẩm tồn kho chiếm tỷ trọng lớn, nếu vẫn tiếp tục duy trì tình trạng này thì có thể dẫn đến ứ đọng vốn trong khâu dự trữ, làm giảm đi hiệu quả của vốn lưu động. Công ty cần phải có những biện pháp tồn kho hợp lý để vừa có thể đáp ứng đủ nhu cầu về nguyên vật liệu, thành phẩm, đồng thời giảm đến mức thấp nhất tình trạng ứ đọng trong dự trữ hàng tồn kho, từ đó hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngày càng tốt hơn. - Tuy còn nhiều hạn chế về khả năng quản lý và sử dụng vốn lưu động nhưng với lợi thế là một công ty đã tồn tại phát triển hơn 20 năm qua, có bề dày kinh Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ những năm khó khăn nhất cho đến nay và với đội ngũ cán bộ công nhân viên có tuổi đời, tay nghề cao đã từng gắn bó với công ty nhiều năm qua. Tin chắc rằng công ty sẽ cải thiện tốt việc quản lý vốn lưu động nói riêng, và quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung nhằm đưa công ty từng bước phát triển hơn nữa, xứng đáng với tầm vóc của một doanh nghiệp Nhà nước đi đầu trong ngành dệt may trong nước. III. NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG: 1. Xác định nhu cầu VLĐ cần thiết và tìm nguồn tài trợ: 1.1. Xác định nhu cầu tối thiểu về VLĐ: Để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, công ty cần một lượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng với quy mô và tính chất công việc của mình. Nếu số vốn lưu động dự trữ quá thấp do với nhu cầu sẽ gây khó khăn cho tính liên tục của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, ngược lại nếu quá cao sẽ gây tình trạng ứ đọng vốn, lãng phí vốn, vốn lưu động chậm luân chuyển và phát sinh nhiều chi phí không hợp lý làm cho giá thành tăng lên, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy việc xác định nhu cầu VLĐ cho kỳ kế hoạch là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và nhất là đối với công ty Dệt may 29/3 đang hoạt động trong tình trạng thiếu vốn, khả năng cạnh tranh trên thị trường chưa cao. Ở công ty Dệt may 29/3, cần phải có phương pháp để xác định nhu cầu vốn lưu động trong năm kế hoạch, phương pháp này thường căn cứ vào số vòng quay VLĐ năm báo cáo, kết hợp với nhiệm vụ tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . kinh doanh của công ty, qua đó tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động. II- PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG: 1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói chung: Dựa vào công thức ở phần. công tác phân tích vốn lưu động chưa lập thuyết minh báo cáo tài chính và báo cao lưu chuyển tiền tệ. II. NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY: Qua những phân tích. quả sử dụng của vốn lưu động. Mặt khác, ta thấy số vòng quay bình quân của vốn lưu động của 2 năm vẫn còn thấp điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty là chưa cao. 2. Phân