Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, cũng là đòn bẩy kinh tế tác động mạnh đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh. xuất khẩu, nhập khẩu trong nước. Một tỷ giá hối đoái quá thấp (tức là đồngbản tệ có giá trị tăng lên so với ngoại tệ) có tác dụng khuyến khích nhập khẩu, gây bất lợi cho xuất khẩu vì hàng xuất khẩu tương đối đắt, khó bán ra nước ngoài, tức là gây trở ngại cho ngành sản xuất trong nước hướng về xuất khẩu, bất lợi cho cuộc chuyển dịch ngoại tệ từ nước ngoài vào trong nước; khối lượng dự trữ ngoại hối dễ bị xói mòn. Ngược lại, một tỷ giá hối đoái cao (nghĩa là đồng bản tệ có giá trị thấp so với ngoại tệ), có tác động bất lợi cho nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu vì làm cho hàng xuất khẩu đắt hơn, hàng xuất khẩu rẻ hơn để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, dễ tìm được thị trường hơn. Do đó, những ngành sản xuất có nguyên liệu nhập khẩu hay thay thế hàng nhập khẩu gặp trở ngại, trong khi ngành sản xuất hàng cho thị trường nước ngoài thuận lợi hơn, lượng ngoại tệ có khuynh hướng chuyển vào trong nước khá hơn, khối dự trữ ngoại tệ có cơ hội gia tăng. Mức tỷ giá quá cao hay thấp là so với tỷ giá thực tế được quyết định bởi cung cầu ngoại tệ trên thị trường hối đoái hay thị trường đen (nơi nào không có thị trường hối đoái tự do). Tỷ giá hối đoái cao hay thấp là tỷ giá do NHTƯ ấn định, cố định (fixed exchange rates), còn tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do hoàn toàn không có sự can thiệp của NHTƯ là tỷ giá thả nổi do cung cầu ngoại tệ trên thị trường quyết định (floating rates). Thế giới đã trải qua một thời kỳ khá lâu áp dụng tỷ giá hối đoái ấn định, cố định từ thập niên 1930 đến giữa thập niên 1970. Từ năm 1973, nhiều nước công nghiệp hàng đầu đã thử nguyệm tỷ giá hối đoái thả nổi và sau đó áp dụng tỷ giá hối đoái thả nổi có "quản lý". Đến năm 1976 các nước phương tây đã đạt được một Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com thoả hiệp tạm thời gọi là Thoả hiệp Jamaica, công khai chấp nhận hệ thốgn tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý (system of managed floating rates), vì cả hai tỷ giá cố định cứng nhắc và tỷ giá thả nổi hoàn toàn đều có điều bất tiện tác động trên nền kinh tế trong nước và trên sự chuyển dịch tài nguyên ngoại tệ trên bình diện quốc tế. Theo hệ thống NHTƯ can thiệp để giữ cho tỷ giá hối đoái không thăng trầm quá đáng, làm dịu bớt tình trạng bất ổn định của nền kinh tế trong nước. NHTƯ can thiệp trên thị trường hối đoái bằng cách tham gia mua hay bán ngoại tệ để duy trì tỷ giá hối đoái biến đổi trong một biên vực không quá lớn, nhờ đó chế ngự bớt tác động đối với nền kinh tế trong nước, khi giá ngoại tệ lên cao, NHTƯ đưa ngoại tệ ra bán để làm chậm bớt nhịp tăng giá ngoại tệ. Dĩ nhiên, chỉ làm được điều đó khi dự trữ ngoại hối còn ở mức độ tương đối khả quan. Ngược lại, khi giá ngoại tệ xuống quá thấp, NHTƯ dùng tiền trong nước mua ngoại tệ vào để duy trì một biên vực biến đổi ít tác động mạnh đối với sinh hoạt kinh tế trong nước, nhất là để tái tạo khối dự trữ ngoại tệ đã bị thiếu hụt. Nước ta đang áp dụng tỷ giá hối đoái ấn định nhưng không quá cứng nhắc, có thể thay đổi theo tình hình ngoại hối trong nước. Một phần nào có hiệu quả, nhất là trong tình hình ngoại hối chậm biến đổi. Trái lại, khi tình hình ngoại hối biến đổi thường xuyên, một sự chậm trễ trong việc thay đổi tỷ giá ấn định thường gây thiệt hại cho các ngành hoạt động kinh tế trong nước. Đối với nước ta hiện nay, khả năng ổn định giá trị quốc ngoại của đồng tiền còn rất hạn chế. Vì vậy, cần có kế hoạch mở rộng đầu tư các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, làm sao cho nước ta trở thành điểm thu hút đầu tư quốc tế mạnh hơn nữa để tăng nhanh khả năng ổn định giá trị quốc ngoại của đồng tiền Việt Nam. b. Mục tiêu kinh tế: Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chính sách tiền tệ còn nhằm đến mục đích xa hơn: đó là mục tiêu kinh tế, gồm hai điểm chính dưới đây: + Tăng trưởng kinh tế, trong đó có mục tiêu đạt đến mức nhân dụng cao. + Giảm thiểu những thăng trầm chu chuyển kinh tế. b.1. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế: Hiện nay còn có quan điểm khác nhau về vai trò tác đông của tiền tệ đối với tăng trưởng kinh tế. Còn nhiều ý kiến khác nhau về chi tiết, những xác định được quan điểm chung về tác động của lãi suất và số cầu tổng hợp của khối tiền tệ trên mức tăng trưởng đó. Tác động đó thông qua hai ngõ: Khi khối tiền tệ M tăng, nói chung nó có tác dụng làm giảm lãi suất (vì NHTƯ khi chủ trương bành trướng khối tiền tệ thì cũng muốn như vậy), lãi suất giảm sẽ khuyến khích việc đầu tư. Đầu tư gia tăng, tổng sản phẩm xã hội cũng tăng. Nếu tỷ lệ gia tăng tổng sản phẩm xã hội lớn hơn nhịp gia tăng dân số sẽ có tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, sự gia tăng khối tiền tệ đưa đến tác dụng làm tăng số cầu tổng hợp: các thành phần dân cư có tiền nhiều hơn, sẽ tiêu thụ nhiều hơn và mãi lực trên thị trường tăng giúp giải quyết hàng tồn đọng, làm cho các doanh nghiệp tăng gia sản xuất, hàng hoá lưu thông, phân phối với nhịp điệu rộn rịp hơn. Đến một lúc nào đó, doanh nghiệp cũng phải tăng thêm việc mua sắm máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng Cả hai sức cầu về sản phẩm tiêu dùng và sản phẩm đầu tư đều tăng, từ đó tổng sản phẩm xã hội cũng tăng. Nếu mức gia tăng đó lớn hơn nhịp gia tăng dân số, sẽ có tăng trưởng kinh tế. Trong cả hai trường hợp, đều có sự gia tăng nhân dụng, vì nhân công, tư bản (máy móc), kỹ thuật công nghệ (technology) là 3 yếu tố quan trọng quyết định số lướng, trong đó yếu tố nhân công được tăng lên trước khi xí nghiệp gia tăng sản xuất. Đối với Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com xí nghiệp quản lý có hiệu quả, việc tuyển dụng thêm nhân công chỉ xảy ra khi số nhân lực hiện hữu được tận dụng. Như vậy, muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ngoài việc gia tăng khối tiền tệ trong chính sách tiền tệ, cần có những biện pháp đẩy mạnh đầu tư sản xuất để thâm dụng nhân công. b.2. Giảm thiểu những thăng trầm chu chuyển kinh tế: Sự tăng trưởng kinh tế bất cứ nước nào không thể kéo dài mãi với thời gian. Lý do cơ bản là số cầu dù tiếp tục gia tăng nhưng số cung không thể đáp ứng mãi mãi được. Nó bị hạn chế bởi nhiều yếu tố, đáng kể trước tiên là nhân công. Khi nền kinh tế tăng trưởng liên tục, đến một lúc nào đó, nhân công khan hiếm, hạn chế mức gia tăng sản xuất . Đó là chưa kể nguyên liệu có thể cũng khan hiếm. Sự khan hiếm của yếu tố nhân công, nguyên liệu làm tăng phí tổn sản xuất, nâng cao giá thành và giá bán trên thị trường. Vào thời điểm này, nếu khối lượng tiền tệ tiếp tục gia tăng mà không kềm chế, số cầu tăng mạnh, hậu quả tất yếu làm tăng vật giá, tình trạng lạm phát ngày càng trầm trọng hơn. Tình hình đó buộc phải giảm bớt khối tiền tệ, từ đó làm giảm số cầu, làm giảm khuynh hướng tiêu thụ của dân cư. Hoạt động kinh tế rơi vào tình trạng ngưng trệ. Trước tình hình này, các đơn vị sản xuất hàng hoá bán chậm lại, hàng tồn kho tích luỹ ngày càng nhiều, tất sẽ có phản ứng là giảm bớt sản xuất. Trong trường hợp tiên đoán tình hình tiêu thụ trên thị trường xấu nhiều hơn nữa và có tính cách lâu dài, họ phải sa thải bớt nhân công, sau một thời gian nghỉ giảm lương. Nhân công thất nghiệp, giảm thu nhập, giảm tiêu pha, kéo theo suy giảm trong khối lượng sản xuất. Không ai chịu đầu tư trong tình huống như thế: tình trạng: suy thoái kinh tế lan rộng. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Để chặn đứng đà suy thoái, NHTƯ sẽ phải thi hành chính sách bành trướng khối tiền tệ, khuyến khích các ngân hàng cho vay để nâng số cầu lên, giúp các nhà sản xuất có một cái nhìn lạc quan trên thị trường. Nhân công thất nghiệp nhiều và lâu ngày, nên giá nhân công rẻ, hàng tồn kho giảm dần, nhu cầu tái sản xuất theo một nhịp độ lớn dần, khiến cho nhu cầu đầu tư tăng lên. Những sự kiện đó đưa nền kinh tế từ giai đoạn suy thoái sang giai đoạn phục hưng. Lúc này, tiền được rót thêm vào guồng máu kinh tế kích thích tiêu thụ tăng mạnh kéo theo sức gia tăng trong số lượng đầu tư, trước tiên là thay thế máy móc hư hỏng, rồi dần dần đổi mới guồng máu sản xuất. Từ đó có khả năng nền kinh tế chuyển từ giai đoạn phục hưng sang giai đoạn tăng trưởng mạnh. Trước đây, có một nhận thức cho rằng, một chu kỳ kinh tế là một chuỗi các trạng huống kinh tế, nhìn chung được phân ra làm bốn giai đoạn: - Mở rộng (giai đoạn thăng hoa). Bối cảnh thuận. - Phồn vinh (đỉnh cao). Bối cảnh tốt. - Suy thoái (giai đoạn xuống dốc). Bối cảnh bất thuận. - Suy sụp (giai đoạn lõm). Bối cảnh xấu. Nhưng ngày nay, phác đồ này đã bị biến đổi do: a) các doanh nghiệp đã quản lý tốt sản xuất; b) các NHTƯ can thiệp cho trượt lạm phát để tránh bất kỳ căng thẳng nào. Trong mỗi giai đoạn kinh tế, chính sách tiền tệ đóng một vait rò quan trọng, góp phần rút ngắn thời gian ngưng trệ và suy thoái kinh tế để chuyển sang giai đoạn tăng trưởng kinh tế, nhất là làm sao duy trì một mức độ tăng trưởng với lạm phát ở tỷ lệ chấp nhận được, có thể là tỷ lệ lạm phát một con số, hay tổng quát hơn, một tỷ lệ lạm phát thấp với tỷ lệ thất nghiệp thấp. Mục tiêu của chính sách tiền tệ đã từng thay đổi, kế tiếp nhau trong thời gian, phù hợp với trình độ hiểu biết ngày càng cao hơn về mối tương quan giữa tiền tệ và nền kinh tế. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Trước đây, người ta áp dụng luận điểm của kinh tế học cổ điển cho rằng những thay đổi về tiền tệ chỉ tác động đến giá cả và tiền công, chứkhông ảnh hưởng đến công ăn việc làm và chu kỳ phát triển kinh tế vào việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ. Loại chính sách tiền tệ này chưa được coi là công cụ quan trọng để ổn định kinh tế và không có tác động đến quá trình tăng trưởng, có cơ chế vận hành bao gồm các yếu tố chủ yếu: mức lãi suất thực âm cao triền miên và có độ bất định lớn. Nó có khuynh hướng làm xói mòn nguồn vốn, trong thực tế, kết quả thu được đi ngược lại ý đồ ban đầu được dành cho nó: thay vì mức tiết kiệm và năng lực đầu tư nội địa được nâng lên là tình trạng thâm hụt ngân sách, khối lượng nợ nước ngoài và phần của cải đất nước sản xuất ra nhưng phải dành cho trả nợ và lãi nợ ngày càng lớn; hậu quả không tránh khỏi sau đó là lạm phát cao, bất ổn định và trì trệ, suy thoái. Kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, chính sách tiền tệ mới trở thành khái niệm trung tâm trong hoạt động quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô, được coi là công cụ quan trọng để ổn định kinh tế và tác động đến quá trình tăng trưởng, hướng tới mục tiêu phát triển môi trường tài chính, kích thích tối đa sự vận động của các nguồn lực khác của đất nước. Chính sách tiền tệ kiểu này được gọi là chính sách tiền tệ mở rộng nguồn vốn, có cơ chế vận hành bao gồm các yếu tố chính: duy trì mức lãi suất thực dương, quy định dự trữ bắt buộc thấp đối với các ngân hàng thương mại. Ngày nay do những đối nghịch của các mục tiêu, các NHTƯ khó có thể thực hiện được ngay mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Thông thường, trong một thời kỳ xác định, việc thực hiện mục tiêu này sẽ cản trở việc đạt thành tích cao ở mục tiêu khác trong hệ mục tiêu đã nêu. Muốn có lạm phát thấp thì khó lòng tăng trưởng cao. Duy trì tỷ giá hối đoái cố định thfi dễ rơi vào tình trạng "nhập khẩu lạm phát". Do đó, NHTƯ phải xác định những mục tiêu đặc thù hay trung gian, từ đó phải có nghệ thuật Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com phối hợp các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ trên thực tế. Với tư cách là một công cụ trong tay Nhà nước, chích sách tiền tệ có hai đặc điểm nổi bật vềmặt chức năng của nó là: 1) Phù hợp với chức năng can thiệp chung của Nhà nước đối với mọi hoạt động của nền kinh tế. Đó là điều chỉnh lại sự phân bổ các nguồn lực, điều chỉnh lại sự phân phối thu nhập và của cải trong xã hội và ổn định lại tình hình kinh tế vĩ mô. 2) Chính sách tiền tệ là loại công cụ của chính sách can thiệp bằng kinh tế, dựa trên bản thân cơ chế thị trường và các quy luật vận động của nó. Có thể xem các chức năng chung có tính chất nguyên lý của chính sách tiền tệ như một mô hình chính sách cơ bản, còn những biến thể của nó thì như những mô hình chính sách đặc thù. Tuy dựa trên nền tảng của kinh tế thị trường nên đương nhiên nguyên tắc chung về điều chỉnh kinh tế của các nhà nước pháp quyền thống nhất ở chỗ được thể chế hoá bằng hệ thống pháp luật chặt chẽ, song các mô hình chính sách đặc thù luôn mang đậm dấu ấn của những điều kiện kinh tế, xã hội, truyền thống văn hoá và bản sắc dân tộc cũng như thiết chế và năng lực thực tiễn của Nhà nước ở mỗi quốc gia, đồng thời nó phản ánh rõ những mâu thuẫn, những vấn đề nổi lên cần được tập trung giải quyết của mỗi nền kinh tế trong mỗi thời kỳ nhất định. Phạm vi và thứ tự ưu tiên của các mục tiêu cụ thể cần đạt tới của mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ được xác định một cách không giống nhau. Thành ra một điều rất tự nhiên là mỗi nước trong lịch sử có một chính sách tiền tệ riêng của mình. Các mô hình chính sách cụ thể cho thấy sự phong phú của các sắc thái riêng biệt trong cơ chế vận hành của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Vì mỗi giai đoạn phát triển ở mỗi quốc gia có những mục tiêu kinh tế - xã hội không giống nhau, nên các chính sách tiền tệ luôn bao hàm trong đó những nét đặc thù và do vậy chúng được biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với mỗi một mô hình điều chỉnh kinh tế đặc thù. Điều này góp phần làm phong phú thêm lý luận kinh tế học hiện đại và cung cấp ngày càng nhiều hơn những bài học kinh nghiệm từ thực tế cho việc nghiên cứu, học hỏi và lựa chọn để xây dựng chính sách tiền tệ phù hợp với những điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. Từ nhiều thập kỷ nay và nhất là từ cuộc thế chiến lần thứ hai, chính sách tiền tệ của nhiều nước có nền kinh tế phát triển luôn luôn nhằm mục tiêu chủ yếu là đấu tranh chống lạm phát, nhưng đồng thời không được làm ảnh hưởng đến sản xuất quốc dân và việc tạo đầy đủ côgn ăn việc làm. Căn cứ vào những mục tiêu cơ bản này, các nước đó lựa chọn các công cụ can thiệp cần thiết, các công cụ này chủ yếu tác động vào nguồn đối ứng của khối lượng tiền tệ, vì đó là nguồn tạo ra tiền, nhưng chúng còn có thể có tác dụng phụ là nhằm định hướng việc sử dụng đồng tiền đã được tạo ra cho các chủ thể kinh tế. II. PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ: Ngân hàng trung ương nói chung không giao dịch trực tiếp với công chúng, mà chỉ quan hệ với bốn đầu mối chính sau đây: - Giao dịch với chính phủ (Bộ Tài chính, kho bạc ) - Giao dịch với ngân hàng trung gian. - Giao dịch với các thị trường tiền tệ. - Giao dụch với các khu vực tài chính, tiền tệ đối ngoại. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Bốn đầu mối quan hệ của NHTƯ là bốn con kênh qua đó NHTƯ thực thi chính sách tiền tệ; bằng cách xử lý tổng hợp bốn đầu mối quan hệ đó, NHTƯ tăng hay giảm khối tiền tệ tuỳ theo tình hình nhằm đạt tới những mục tiêu nhất định. Dưới đây sẽ tập trung trình bày phương thức vận hành những công cụ tác động đến hai đầu mối là ngân hàng trung gian và thị trường tiền tệ. Hai đầu mối quan hệ còn lại không phải là đối tượng chính và sẽ được đề cập ở một chừng mực cần thiết. Điều này cho thấy tính giới hạn của chính sách tiền tệ và sự cần thiết phải tiến hành song song những chính sách khác nhằm xử lý hai đầu mối quan hệ còn lại: quan hệ với chính phủ và quan hệ với khu vực tài chính tiền tệ đối ngoại. 1. Phương thức vận hành các công cụ chính sách tiền tệ của NHTƯ đối với các ngân hàng trung gian và thị trường tiền tệ. Có tất cả 7 công cụ nằm trong tay NHTƯ: dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, thị trường tiền tệ mở, kiểm soát tín dụng chọn lọc, lãi suất tiền gởi, kiểm soát tín dụng tài trợ thị trường chứng khoán, kiểm soát tín dụng tiêu thụ. Các công cụ này là những thao tác hoạt động hàng ngày của cá NHTƯ. Vì thế, có thể nói rằng, mọi hoạt động của NHTƯ đều tác động đến nền kinh tế vĩ mô trong khuôn khổ của chính sách tiền tệ đã vạch ra. Sự điều tiết tiền tệ (bao gồm chính sách tiền tệ và các công cụ của nó) có thể điều tiết gián tiếp và vô cùng hiệu quả đến những hoạt động của nền kinh tế quốc gia từ vĩ mô đến vi mô. a. Thay đổi dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng trung gian: Ngân hàng trung gian gồm nhiều loại ngân hàng mà quan trọng hàng đầu là ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại là ngân hàng thực hiện nhiều loại nghiệp vụ ngân hàng hơn hết trong số ngân hàng trung gian. Chính vì vai trò quan trọng của ngân hàng thương mại nên NHTƯ của hầu hết các nước được luật pháp cho phép có rất nhiều Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . trọng hàng đầu là ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại là ngân hàng thực hiện nhiều loại nghiệp vụ ngân hàng hơn hết trong số ngân hàng trung gian. Chính vì vai trò quan trọng của ngân hàng. - Giao dịch với chính phủ (Bộ Tài chính, kho bạc ) - Giao dịch với ngân hàng trung gian. - Giao dịch với các thị trường tiền tệ. - Giao dụch với các khu vực tài chính, tiền tệ đối ngoại. Simpo. những chính sách khác nhằm xử lý hai đầu mối quan hệ còn lại: quan hệ với chính phủ và quan hệ với khu vực tài chính tiền tệ đối ngoại. 1. Phương thức vận hành các công cụ chính sách tiền tệ của