23 trong cơ trế thị trường.Đến năy, công ty cao su AN DƯƠNG đã thực sự khẳng định vị trí của mình, sản phẩm của công ty đã từng bước in sâu vào trong tâm trí người tiêu dùng viết nam với chất lươngj đảm bảo, giá cả hợp lý. Cùng với sự phát triển đi lên của cả nước trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo,công ty cao su AN DƯƠNG đã trưởng thành và không ngừ ng lớn mạnh trong cơ chế mới. Trong những năm vừa qua, doanh thu hàng năm của công ty đạt được trên một trăm tỷ đồng, lợi nhuận hàng năm của công ty cũng tăng lên nhanh chóng, đời sống của cán bộ, công nhân viên vì thế được nâng lên với mức lương bình quân hiện năy hơn 1 triệu đồng/tháng/người. Sản phẩm của công ty hiện đang có mặt ở hơn 31 tỉnh thành trong cả nướ c thông qua hơn 100 đại lý phân phối và 3 chi nhánh (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố HCM) đảm bảo cung cấp đến tận tay người tiêu dùng. Có dược thành tích đó là nhờ công ty có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật và hơn 100 công nhân viên đoàn kết , gắn bó cùng nhau chia xẻ gánh vác mọi khó khăn thử thách . Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh sự đi lên vững chắc của công ty cao su AN DƯƠNG: Năm Chỉ tiêu 1998 1999 % so với 98 2000 % so với 99 2001 % so với 2000 Giá trị tổng sản lượng 18875 22950 121.6 66593 290 98389 147.7 Doanh thu 55464 69000 124.4 73247.5 106.1 115232 157.3 Nộp ngân sách 3187.5 3455 4215.5 6021.05 Lợi nhuận 601.5 1005 167 1080 107.5 1250 115.7 Lương bình quân 679550 725183 106.7 950000 131 1200000 126.3 Sản phẩm chủ yếu: lốp ôtô 15981 24727 154.7 36306.5 146.8 52273 143.9 Biểu hình 6: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu 2-Chúc năng , nhiệm vụ của công ty cao su An Dương. 2.1.Chức năng: Công ty cao su AN DƯƠNG được thành lập với những chức năng sau: + Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cao su. + Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mặt hàng săm lốp của các phương tiện như: ô tô, xe cơ giới, máy khai thác… +Nhập khẩu các loại nguyên vật liệu: Hoá chất cốt cao su cùng các nguyên vật liệu trong nước để tái sản xuất lốp ô tô. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 24 2.2.Nhiệm vụ. +Thực hiện chế độ hạch toán độc lập nhằm sử dụng hợp lý lao động, tài sản,vật tư, tiền vốn, đảm bảo hiệu quả cao trong kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nức, bảo toàn và phát triển. +Chấp hành các chính sách, chế độ và biện pháp của nhà nước, thực hiện đầy đủ các hợp đồng kinh tế với bạn hàng trong và ngoài nước . +Nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới,lập quy hoạch và tiến hành gây dựng nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật để sao cho phù hợp với yêu cầu xây dựng và phát triển của doanh nghiệp, bảo vệ môi trường và ngày càng nâng cao chất lượng thoả mãn tối đa nhu cầu và đa dạng hoá các sản phẩm cao su. +Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, trẻ hoá đội ngũ đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện các chính sách, chế dộ tiền lương, BHXH, an toàn và bảo vệ lao động đối với các bộ công nhân viên chức và chế độ bồi dưỡng độc hại. 3. Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của công ty cao su AN DƯƠNG: Công ty cao su AN DƯƠNG là một doanh nghiệp TNHH với sự góp vốn của ba thành viên, công ty thực hiện phương thức quả lý tr ực tuyến tham mưu, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty hiện nay là trên 260 người và được phân bổ như sau: Biểu hình 7: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Cao su An Dương Trong đó với 300 công nhân viên sản xuất chính và 60 nhân viên phục vụ cho công tác quản lý và tiêu thụ. Đứng đầu công ty là một giám đốc. Giúp việc cho giám đốc là ba phó giám đốc: Phó giám đốc kỹ thuật, phó giám đốc sản xuất, phó giám đốc kinh doanh. Giám đốc Công ty Phó GĐ kỹ thuật Phó GĐ sản xuất Phó GĐ kinh doanh Phòng kỹ thuật cao su Phòng KCS Xưởng cao su Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng TC- HC Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 25 Với một cơ sở vật chất kỹ thuật và một mạng lưới phân phối rộng khắp đã giúp cho công ty không nhuững đứng vững trên thị trường mà còn phát triển một cách ngày càng lớn mạnh. 4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm. Năm Chỉ số 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Giá trị tổng sản lượng 12415 17055 18875 22950 66593 98389 Tổng doanh thu tiêu thụ 28356 50032 55464 69000 73247 115232 Nộp ngân sách 2204 3755 3187 3455 4215 6021 Thu nhập bình quân (Đ/ng/th) 248.05 368.000 679550 725183 95000 1200000 Mức độ tăng trưởng ( % ) 10 22 15 9.3 16.3 11.1 Biểu hình 8: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doan của công ty Cao Su An Dương (1996-2001) Nhận xét: Nhìn vào các chỉ tiêu cơ bản các hoạt động kinh doanh của công ty thật đáng khích lệ. Nó phản ánh một sự tăng trưởng lành mạnh, ổn định và tiến bộ. Công ty đã khẳng định được vị trí của mình: là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có doanh thu và có các khoản nộp ngân sách cao, có nhịp độ tăng trưởng ổn định năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của người lao động dần dầ n được nâng cao, đời sống luôn luôn được cải thiện. II. THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG SĂM LỐP Ô TÔ Ở VIỆT NAM. 1.Quy mô và cơ cấu của thị trường : Trong số các loại hình vận chuyển ở Việt Nam gồm đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường không thì vận tải đường bộ luôn chiến một vị trí quan trọng, ngoài nhiệm vụ trực tiếp tham gia vận chuyển như các ngành vận tải khác thì vận tải đường bộ còn là cầu nối, gắn kết giữa các ngành vận tải v ới nhau. Tính ưu việt của vận tải đường bộ là cơ động, kịp thời, đáp ứng mọi nhu cầu về vận tải hành khách và hàng hoá. Do vậy sản lượng vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng lớn so với toàn ngành, xấp xỉ 67,5% về tấn hàng hoá và 76% về lượt hành khách trong mấy năm vừa qua (tạp chí giao thông vận tải số 52), cụ thể năm 2000 vừa qua, khố i lượng vận tải hành khách đạt tổng số 726.169.000 lượt hành khách, trong đó vận chuyển đường bộ là 581.511000 lượt hành khách, chiếm 80% so với toàn ngành và tăng 6,1% so với năm 1999. Khối lượng vận tải hàng hoá năm 2000 đạt 120.050.000 tấn hàng hoá, Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 26 trong đó vận chuyển đường bộ là 77.878.000 tấn, chiếm 65% và tăng 7,3% so với năm 1999 (số liệu từ tạp chí con số và sự kiện). Qua số liệu trên ta thấy nhu cầu vận tải đường bộ ở Việt Nam là rất lớn và tăng lên qua các năm. Trong các loại phương tiện vận chuyển đường bộ thì phương tiện chủ yếu, quan trọng nhất là ô tô, do đó cùng với sự gia t ăng về nhu cầu giao thông vận tải kéo theo sự gia tăng nhanh chóng về số phương tiện vận tải đường bộ. Thập kỷ qua, ngành vận tải đường bộ đã không ngừng phát triển về các mặt: Số lượng phương tiện, các thành phần kinh tế tham gia vận tải và phạm vi hoạt động . Như vậy, số lượng ô tô tại Việt Nam đã không ngừng tăng lên trong những nă m vừa qua cho thấy nhu cầu về saưm, lốp ô tô là rất lớn và tăng nhanh.Quy mô cầu săm lốp ô tô phụ thuộc vào số lượng xe hiện có ở Việt Nam,và số lần thay thế săm lốp trung bình hàng năm mỗi xe. Theo số liệu thống kê tính đến tháng 12/1995 nước ta có 351000 xe ô tô các loại. Hàng năm do nhu cầu vận chuyển tăng lên, lượng nhập khẩu ô tô vào Việt Nam khá cao. Cụ thể năm 1997 là 28.433 chiếc, năm 1998 là 19.499 chiếc ….Bên c ạnh đó một số liên doanh sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động hàng năm đã cung cấp ra thị trường hàng chục ngàn xe ô tô các loại, số lượng đầu xe vì thế hàng năm đã tăng với số lượng khá lớn.Tính đến tháng 12/2000, cả nước ta có khoảng 46.235 xe ô tôcác loại, tăng 95.235 xe tương ứng 27% so với năm 1997. Săm lốp ô tô là bộ phận không thể thiếu được khi sử dụng xe ô tô và đó là bộ phận có mức độ hao mòn, thời gian thay thế nhanh nhất trong tổng thành xe ô tô. Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới nóng nực vào mùa hạ, mưa nhiều vào mùa đông. Hệ thống cơ sở hạ tầng, đường xá giao thông, cầu cống còn thấp kém, chưa hoàn thiện,vì thế mức độ hao mòn săm lốp giao thông vận tải của các phương tiện giao thông đường bộ là khá cao, nhu cầu thay thế săm lốp ô tô hang năm do đó cũng rất lớn. Trung bình mỗi bộ săm lốp ô tô xe khách, xe tải chạy được 5-7 vạn Km, xe du lịch , xe hơi khoảng 4- 6 vạn Km phải thay thế. Thời gian thay thế lốp bình quân như vậy khoảng 2- 3 năm một lần. Một chiếc ô tô cần ít nhất 4 chiếc lốp, vậy mỗi năm một chiếc ô tô cần khảng 4:2,5 =1,6 chiếc lốp thay thế . Tuy nhiên khi thay thế người ta thường thay thế cả bộ săm lốp, trung bình cứ thay thế 1,5 chiếc lốp sẽ thay thế một chiếc săm và như thế một xe ô tô một năm cần thay thế 1,6/1,5 =1,07 chiếc săm ô tô. Qua phân tích ta thấy nhu cầu hàng năm về lốp ôtô khoảng 1,6 số đầu xe ô tô sử dụng và nhu cầu về săm khoảng 1,07 số đầu xe ô tô. Năm 2000 cả nứơc ta có khoảng 446.235 xe ô tô, nhu cầu về lốp sẽ là: 1,6* 446.235 = 713.976 lốp ô tô. Nhu cầu về săm là 1,07 * 446.235 = 477471 săm ô tô /năm. Năm 2000 nước ta nhập khẩu khoảng 19.499 chiếc ô tô, sản xuất lắp ráp trong nước khá cao, khoảng 20.000 xe ô tô các loại. số lượng phương tiện xe ô tô mấy năm qua được biểu diễn qua biểu sau: Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 27 (theo tạp chí số liệu và sự kiện năm 2000 ) Biểu hình 10: Số lượng xe ôtô ở Việt nam qua các năm 0 100000 200000 300000 400000 500000 1997 1998 1999 2000 Sau đây là biểu nhu cầu về săm lốp ôtô qua các năm: 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 1997 1998 1999 2000 Biểu hình 11: Nhu cầu săm lốp ôtô qua các năm Như vậy đến nay cả nước ta có khoảng gần 500.000 xe ô tô các loại với nhu cầu săm lốp ô tô gần 800.000 lốp mỗi năm, hơn 500.000 săm mỗi năm. Số đầu Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 28 xe hàng năm đều tăng lên kéo theo nhu cầu về săm lốp ô tô cũng tăng lên nhanh chóng. Ô tô là loại hàng hoá có giá trị cao thường được sử dụng trong các doanh nghiệp, các tổ chức phục vụ nhu cầu vận tải hàng hoá, hành khách trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vì vậy số đầu xe tập trung ở các tổ chức, các doanh nghiệp và được coi là các tư liệu sản xuất . Săm lốp ô tô là loại hàng hoá bổ sung, cần thiết cho sử dụng ô tô. Vì vậy săm lốp ôtô trở thành sản phẩm thiết yếu đối với các tổ chức, các doanh nghiệp trong hoạt động của mình .Trong tổng số đầu xe lưu hành cả nước thì các khu vực công nghiệp phát triển, các trung tâm và khu tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp chiếm tỷ lệ lớn về đầu xe ôtô do nhu cầu vận chuyển hàng hoá, hành khách cao và đường xá, giao thông thuận tiện hơn.Các khu vực nông thôn miền núi do đường xá không thuận tiện, đi ều kiện giao thông khó khăn ,sản xuất không tập trung nên nhu cầu vận tải ít, nhỏ bé. Vì thế phương tiện vận tải chủ yếu là các loại xe thồ, xe cải tiến, xe công nông, máy kéo và các loại xe tải nhỏ phù hợp địa hình, số đầu xe ôtô vì vậy mà chiếm tỷ lệ ít. Trong tổng số 446.235 xe ôtô(năm 2000) có 115.694 xe tham gia kinh doanh vận tải chiếm 26% .Trong đó có 70.018 xe tải chiếm 60,5% và 45.676 xe khách chiếm 39,5% số lượng xe tham gia kinh doanh vận tải. Trong tổng số đầu xe trong cả nước lực lượng tham gia vận tải kinh doanh chiếm 26% được tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 89,5% số đầu xe tham gia kinh doanh .Số đầu xe tham gia kinh doanh vận tải giao thông vận chuyển với cường độ cao ,mức độ sử dụng tối đa và đi lại với quãng đường dài qua nhiều địa hình khác nhau ,vì vậy mức độ hao mòn săm lốp ôtô lớn hơn và thời gian thay thế săm lốp mới nhanh hơn so với lực lượng vận tải không tham gia kinh doanh .Với mức độ hao mòn nhanh, thơì gian thay thế săm lốp mới ngắn hơn nhu cầu săm lốp mới mỗi năm của mỗi xe tham gia kinh doanh vận tải lớn hơn và tổng số 115.694 xe, chiếm 26% tổng số đầu xe trong cả nước sẽ có nhu cầu vào khoảng 35% tổng số săm lốp tiêu dùng hàng năm. Số xe trong các doanh nghi ệp tổ chức không kinh doanh vận tải là 7,4% sẽ chiếm 65% nhu cầu săm lốp ôtô do số lần thay thế trung bình một năm ít hơn. Việc nghiên cứu phân tích cơ cấu thị trường theo khu vực , theo lĩnh vực hoạt động và loại hình kinh doanh cho phép công ty có thể sử dụng các biện pháp marketing có hiệu quả đối với từng khu vực thị trường, có cách tiếp cận phù hợp với các doanh nghiệp,tổ chức có nhu cầ u săm lốp ôtô lớn cũng như có các biện pháp tổ chức lực lượng phân phối hiệu quả nhất và lựa chọn phương tiện quảng cáo, truyền thông thích hợp. Bên cạnh đó cho phép công ty có thể hiểu rõ hơn cơ cấu thị trường hiện tại để có phương án sản xuất ,kết cấu sản phẩm tối ưu nhất. 2.Thực trạng nguồn cung ứng trên thị trường: Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 29 Thị trường săm lốp ôtô tại Việt nam hiện nay có khoảng gần 30 nhãn hiệu săm lốp ôtô khác nhau với hàng trục chủng loại đến từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, song chủ yếu từ hai nguồn : Nguồn trong nước: Việt nam có 3 công ty sản xuất săm lốp ôtô trực thuộc Tổng công ty hoá chất Việt nam, đó là : Công ty cao su Sao vàng, Công ty cao su Đà nẵng, Công ty cao Miền nam. Ngoài ra còn có các cơ sở sản xuất să m lốp ôtô ở các địa phương như: cao su An Dương, Năng lực sản xuất trong nước hiện nay chỉ đáp ứng được gần 30% nhu cầu về săm lốp ôtô với sản lượng năm 2000 đạt 135.000 bộ săm lốp, năm 2001 đạt 200.000 bộ tăng 48% so với năm 2000.Như vậy năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu, mức sả n xuất toàn ngành phụ thuộc vào công suất sản xuất săm lốp của mỗi công ty.Cụt hể như sau: +Công ty cao su Sao vàng là doanh nghiệp quốc doanh sản xuất các sản phẩm cao su lâu đời nhất và là công ty có công suất sản xuất săm lốp lớn nhất tại Việt nam.Công ty hàng năm cung cấp ra thị trường trên 50% sản lượng săm lốp sản xuất trong nước với mức sản lượng hiện nay là 120.000 bộ. +Công ty cao su Đà nẵng là công ty đứng thứ hai tại Việt nam về sản xuất và cung ứng sản phẩm săm lốp ôtô với công suất hiện nay khoảng 100.000 bộ mỗi năm.Sắp tới công ty này có kế hoạch nâng tổng công suất lên 200.000 bộ mỗi năm và đã được Bộ kế hoạch đầu tư phê duyệt với số vốn là 357 tỉ đồng.Tuy nhiên do đầu tư trước đây nhiều lầ n không đồng bộ nên chất lượng sản phẩm chỉ đạt 85-90% so với hàng nhập ngoại. +Công ty cao su Miền nam : sản phẩm săm lốp ôtô của công ty chủ yếu là các loại cỡ nhỏ như: xe tải nhỏ ,xe nông nghiệp với công suất khoảng hơn 10.000 bộ mỗi năm. Ngoài ba công ty lớn trên còn có một số liên doanh cua nước ngoài với các công ty trong nước hàng năm cũng cung ứng ra thị trường một lượng đáng k ể sản phẩm săm lốp ôtô. Nguồn nhập ngoại: Săm lốp ôtô được nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt nam với các nguồn chủ yếu sau: +Nhật bản : săm lốp ôtô nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng của Nhật bản chiếm tới gần 40% săm lốp trên thì trường với các hãng như: Bridge, Dumlop, Falken +Ấn độ, Trung quốc : ngoài các nhãn hiệu lốp nhậ t thì nhãn hiệu lốp ngoại được sử dụng phổ biến là ấn độ ,Trung quốc với giá rẻ hơn lốp Nhật nhưng chất lượng kém hơn, được sử dụng chủ yếu cho các loại xe khách ,xe tải với các hãng như : BT-Bila, Jet-Track của Ấn độ,Dongfeng, Marrios của Trung quốc. Các loại săm lốp của ấn độ trung quốc hiện nay chiếm khoảng 15% nguồn cung ứng săm lố p trên thị trường. +Pháp, Mỹ, Đức : những loại săm lốp nhập khẩu từ các quốc gia này là những mặt hàng chất lượng cao giá rất đắt được ưa chuộng với các loại xe Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 30 hơi,xe du lích song ưu thế không bằng Nhật với số lượng chiếm khoảng 10% săm lốp ôtô cung ứng hàng năm trên thị trường từ các hãng như: Michelin của Pháp, Apollo Good year của Mỹ. +Những loại khác được nhập vào Việt nam từ các nguồn như Thái lan, Hàn quốc, Nga chiếm khoảng 20% săm lốp cung ứng hàng năm. III-PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỔ CHỨC ,THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING HỖN HỢP NHẰM TIÊU THỤ MẶT HÀNG SĂM LỐP TẠI CÔNG TY CAO SU AN DƯƠNG: 1-Chính sách sản phẩm : Việt nam là một quốc gia ma phương tiện giao thông hiện nay chủ yếu là xe đạp , xe máy và một phần ôtô cho nên nhu cầu về mặt hàng săm lốp là rất lớn .Ở Việt nam theo thống kê năm 1995 có khoảng 20 triệu chiếc xe đạp ,3,5 triệu xe máy và 35.000 ôtô, nhưng đến nay tỉ lệ này đã tăng lên rất cao. Như vậy nhu cầu về mặt hàng săm lốp là rất lớn. Công ty cao su An Dương là mộ t doanh nghiệp chuyên sản xuất ,phục chế các loại lốp ôtô và xe khai thác mỏ với quy trình công nghệ sản xuất và hơn 10 năm hoạt động, cho nên đến nay thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty đã trải rộng khắp từ Bắc đến Nam, Công ty đã đặt thêm hai chi nhánh đại diện của mình là ở Đà nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.Như vậy thị trường tiêu thụ của công ty là rất lớ n. Biểu hình 13: Tình hình tiêu tụ năm 2000-2001 Mặt hàng Đơn vị tính 2000 2001 Tốc độ tăng trưởng Săm lốp ôtô 1000 bộ 47.4 74.5 157.1 Qua quá trình tiêu thụ trong hai năm trên ,chúng ta có thể nhận thấy sự tăng trưởng và phát triển của công ty năm 2001/2000 là 157.1% .Các sản phẩm của công ty ngày càng có uy tín trên thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm của công ty là rất lớn.Mặc dù vậy công ty vẫn rất coi trọng yếu tố sản phẩm , coi sản phẩm là vũ khí sắc bén nhất trong cạnh tranh ,vừa qua công ty đã nhập mới một số dây chuy ền công nghệ của Nhật , Đài loan,Trung quốc để phục chế lốp ôtô và xe khai thác mỏ,do vậy sản phẩm của công ty ngày càng có chất lượng cao.Các sản phẩm chất lượng cao chính là lợi thế cạnh tranh trên thị trường .Ngoài ra công ty còn tăng cường đa dạng hoá sản phẩm , đủ kích cỡ màu sắc dể qua đó thoả mãn nhu cầu của khách hàng ,đồng thời không tạo kẽ hở để các dối thủ c ạnh tranh khác len vào.Qua đó thị phần của công ty ngày càng cao: để làm được điều này trước hàng nhập ngoại và các công ty cao su trong nước như : Sao vàng, Đà nẵng, Miền nam và các doanh nghiệp địa phương khác đòi hỏi công ty phải luôn quan tâm tới chất lượng sản phẩm cũng như các dịch vụ bảo hành sau bán. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 31 Nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường, đòi hỏi công ty phải không ngừng khai thác nguồn hàng ,nhập các nguyên vật liệu(Như mủ cao su ,cốt cao su ,dầu mỏ ) ở trong nước và các nguyên vật liệu (như : tanh, mành ) ở nước ngoài. Mở rộng và nâng cao các mặt hàng kinh doanh chính đồng thời tổ chức phân phối hàng hoá cho kịp thời . Để có thể định hướng và tổ chức các sản phẩ m chia theo cấp độ theo nhu cầu. Công ty phải đánh giá và nghiên cứu chu kỳ sống của từng loại sản phẩm để từ đó mà công ty đưa ra hướng sản xuất kinh doanh tương ứng. Bởi vì các sản phẩm thương tiêu thụ theo các thời kỳ khác nhau đối với từng loại ,chẳng hạn trong thời gian tết thì các sản phẩm săm lốp ôtô cỡ nhỏ thường tiêu thụ mạnh, còn mùa hè hoặc giữa n ăm thì các sản phẩm lốp ôtô phục vụ cho công việc vận chuyển và khai thác tiêu thụ mạnh. Biểu hình 14: Một số mặt hàng lốp ôtô của công ty STT Tên sản phẩm 1 Lốp xe tuốt lúa 2 Lốp 600-12 bông sen 3 Lốp 900-20 4 Lốp 840-15 5 Lốp 1000-20 6 Lốp 1200-20 7 Các loại khác Sản phẩm của công ty trước kia có nhược điểnm là mẫu mã kém ,độ chuẩn của sản phẩm chưa cao. Hiện nay các sản phẩm của công ty ngày càng có độ chuẩn cao và mẫu mã đẹp, bao bì sản phẩm cũng được công ty chú ý, nó vừa gây ra sức thu hút khách hàng và luôn luôn đi liền với hàng hoá để bảo quản bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận động của hàng hoá .Ngoài ra nó còn là hình ảnh thu nhỏ c ủa công ty dưới con mắt người tiêu dùng. Mặc dù công ty đa dạng hoá sản phẩm nhưng không vì thế mà công ty lại không chú ý tới sản phẩm chủ yếu có mức tiêu thụ cao như sản phẩm săm lốp ôtô. Biểu hình 15: Bảng tổng kết 12 tháng năm 2001 Sản phẩm Đơn vị tính Kế hoạch năm Sản xuất Tiêu thụ % chênh lệch (thực tế/kế hoạch) Lốp ôtô các loại Chiếc 55.000 61.500 62.500 1,36 Qua bảng tổng kết ta thấy các sản phẩm săm lốp ôtô của công ty có mức tiêu thụ lớn so với kế hoạch và với sản xuất ,các sản phẩm săm lốp của công ty bán rất chạy. Gần như không có sản phẩm ứ đọng,sản xuất tới đâu tiêu thụ tới đó. Hàng tồn lại gần như là các sản phẩm bị lỗi, đây đã khẳ ng định hướng kinh doanh đúng đắn của công ty đó là : - Hàng năm đưa ra dự đoán và các kế hoạch tiêu thụ hàng hoá . Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 32 - Nhà máy sản xuất theo nhu cầu định mức. Do vậy hàng tồn kho ít nên có thể giải quyết ngay ở kỳ sau. Mặt hàng ứ đọng của công ty chỉ có pin R-20. Vì đây là mặt hàng mà trên thị trường có sự cạnh tranh rất lớn. Hơn nữa ở mặt hàng này sự khác biệt về giá cả là không đáng kể nên các sản phẩm sản xuất ra còn ứ đọng. Mặt khác về mẫu mã thì các mặt hàng cạ nh tranh khác có mẫu mã đẹp hơn, dùng bền và lâu hơn. Qua nghiên cứu thực tế tại công ty cao su An Dương, tôi thấy Công ty đã áp dụng chính sách sản phẩm theo hướng sau: - Giữ vững và duy trì mặt hàng truyền thống của công ty như lốp ôtô các loại. - Luôn luôn đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn với những mặt hàng trên nhằm giữ uy tín cho sản phẩm cũng như uy tín đối với khách hàng. - Đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh các m ặt hàng khác như: ống cao su các loại, joăng cao su, phụ tùng mắy và các sản phẩm cơ khí theo đơn đặt hàng của khách hàng Ngoài ra còn chú trọng nghiên cứu sản xuất một số sản phẩm cao cấp khác để thoả mãn nhu cầu trong nước. 2.Chính sách giá cả . Gia cả là một yếu tố cơ bản, là một trong bốn yếu tố quan trọng trong marketing-mix, nó đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng này hay hàng khác đối với người tiêu dùng. Giá cả có mộ t vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình tái sản xuất vì nó là khâu cuối cùng và thể hiện kết quả của các khâu khác. Mặc dù nhìn chung trên thị trường lốp. Giá cảc của công ty có lợi thế nhưng giờ đây cạnh tranh về giá cả đã nhường vị trí hàng đầu cho cạnh tranh về chất lượng và thời gian, điều kiện giao hàng. Tuy nhiên , nhiều lúc, nhiều nơi và trên lĩnh vực cạnh tranh giá cả vẫn là vấn đề nổi cộm, giá cả có liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của công ty vì vậy việc nghiên cứu và định giá cho một sản phẩm cần phải tính toán hết sức cẩn thận trên cơ sở sản phẩm và thị trường.(nhu cầu thị trường, giá của đối thủ cạnh tranh ), những quyết định này được thiết kế để đạt được những mục tiêu(khối lượ ng bán, doanh thu, lợi nhuận ) trong một kế hoạch marketing tổng thể. Cái triết lý "cứ rẻ thì người ta mua" không phải bao giờ cũng đúng, nhất là đối với sản phẩm mới. Với giá ban đầu thấp, cho phép công ty thâm nhập dễ dàng vào thị trườngvà doanh số tăng lên. Nếu giá ban đầu đặt cao thì chỉ được lãi trên một đơn vị cao nhưng khối lượng bán không lớn, đối tượng mua hẹp và kết quả là doanh số thấp. Việc thiết lập một chính sách giá phù hợp làm cho sản phẩm hấp dẫn, thu hút được khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho kênh phân phối mà công ty cụ thể là xác định vùng và biên độ giá của từng sản phẩm , các điều kiện bán và chính sách cước phí. Nắm bắt được những điều kiện trên, trong những năm qua, công ty cau su An Dương đã sử dụng một chính sách định giá trên cơ sở : chi phí bình quân + lãi. V ới phương pháp này sẽ tạo được lợi thế trong cạnh tranh. Như đối với lốp ôtô loại 500 - 10 TL(tuốt lúa) giá của công ty là 600.000 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . vụ của công ty cao su An Dương. 2.1.Chức năng: Công ty cao su AN DƯƠNG được thành lập với những chức năng sau: + Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cao su. + Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mặt. nhân viên chức và chế độ bồi dưỡng độc hại. 3. Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của công ty cao su AN DƯƠNG: Công ty cao su AN DƯƠNG là một doanh nghiệp TNHH với sự góp vốn của ba thành viên,. 679550 7251 83 106.7 950000 131 1200000 126 .3 Sản phẩm chủ yếu: lốp ôtô 15981 24727 154.7 36 306.5 146.8 522 73 1 43. 9 Biểu hình 6: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu 2-Chúc năng