1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn ngân hàng thương mại với họa động cho vay tiêu dùng - 2 pdf

10 263 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 115,07 KB

Nội dung

3. Phân loại Tín dụng Tiêu dùng. a. Căn cứ vào thời hạn tín dụng: - Tín dụng tiêu dùng ngắn hạn: là khoản vay với thời hạn dưới 12 tháng. Loại cho vay này áp dụng lãi suất ngắn hạn. - Tín dụng tiêu dùng trung hạn: thời hạn vay từ 1 năm đến 3 năm - Tín dụng tiêu dùng dài hạn: thời hạn vay từ 3 năm đến 10 năm. b. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay: - Các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở của các cá nhân và hộ gia đình. - Các khoản cho vay nhằm tài trợ cho những chi phí mua sắm các chuyển động sản phục vụ đời sống như ô tô, xe máy, vật dụng gia đình - Các khoản cho vay nhằm tài trợ cho những mục đích khác như chi phí học hành, giải trí và du lịch c. Căn cứ vào phương thức cho vay: - Cho vay trả góp: là khoảng cho vay mà người vay vốn phải trả nợ vay (cả tiền gốc và lãi) cho tổ chức tín dụng làm nhiều kỳ liên tiếp như đã thoả thuận (thường là tháng hay quý). - Cho vay trả một lần: là khoảng cho vay mà người vay vốn chỉ thanh toán một lần với tổ chức tín dụng (cả tiền gốc và lãi) vào lúc đáo hạn hợp đồng theo thoả thuận của hai bên. Thông thường đây là những khoản vay có qui mô vốn vsy nhỏ đi kèm với thời hạn ngắn và sử dụng cho những mục đích như chi trả cho những chuyến đi nghỉ, tiền viện phí, mua sắm những dụng cụ trong gia đình, các chi phí sữa chữa Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com d. Căn cứ vào góc độ nghiệp vụ: - Tín dụng tiêu dùng trực tiếp: là việc ngân hàng thực hiện phát vay trực tiếp cho người đi vay một số tiền mặt nhất định nhằm mục đích tiêu dùng. Và định kỳ người vay phải trả một số tiền theo quy định cho ngân hàng. - Tín dụng tiêu dùng gián tiếp: được thực hiện bằng cách các nhà sản xuất hay nhà cung ứng bán hàng hoá cho khách hàng và ngân hàng sẽ thanh toán thay người mua hàng. Đây là hình thức phối hợp giữa ngân hàng và các tổ chức bán lẻ hàng hoá. Sau đó, định kỳ ngân hàng sẽ thực hiện việc thu nợ từ người vay. 4. Sự cần thiết của Tín dụng Tiêu dùng. Việc cho vay tiêu dùng của ngân hàng có tác động, ảnh hưởng rất lớn đối với bản thân ngân hàng, cũng như đối với người tiêu dùng và nền kinh tế. - Đối với ngân hàng: cho vay tiêu dùng góp phần đa dạng hoá hoạt động tín dụng, phân tán rủi ro và tăng thêm thu nhập. Ngoài ra, thông qua cho vay tiêu dùng các ngân hàng có điều kiện thiết lập nhiều mối quan hệ mật thiết với các cá nhân cũng như các doanh nghiệp, tạo thuận lợi mở rộng thị phần phát triển dịch vụ ngân hàng và khả năng huy động vốn, tiền gửi từ dân cư. - Đối với người tiêu dùng: Nhờ vay tiêu dùng mà họ được hưởng các tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền, nhờ đó góp phần nâng cao mức sống, tạo niềm hưng phấn, tích cực lao động vì tương lai tốt đẹp và đặc biệt quan trọng hơn nó rất cần thiết cho những trường hợp khi cá nhân có các chi tiêu có tính cấp bách, như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Đối với nền kinh tế: Nếu cho vay tiêu dùng được dùng để tài trợ cho các chi tiêu hàng hoá và dịch vụ trong nước thì nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kích thích sản xuất phát triển. Song, nếu các khoản cho vay tiêu dùng không được dùng như vậy thì chẳng những không kích được cầu mà nhiều khi làm giảm khả năng tiết kiệm trong nước. PHẦN II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU - ĐÀ NẴNG NĂM 2002. I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU - ĐÀ NẴNG. 1. Giới thiệu về ngân hàng Á Châu - Việt Nam. Pháp lệnh ngân hàng ra đời năm1993 đã đưa hoạt động ngân hàng vào giai đoạn ổn định và phát triển. Hệ thống ngân hàng thương mại được hình thành và hoạt động rất có hiệu qua, góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn cho nền kinh tế đang tăng trưởng và phát triển. Trong thời gian này ngân hàng Á Châu ra đời theo quyết định số 6032/NH - CP cấp ngày 14/4/1993 của NHNN. Từ đó ngân hàng được khai trương và đi vào hoạt động vào ngày 04/6/1993, có tên tiếng Anh là Asia Commercial bank (ACB) có trụ sở chính tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3,TPHCM và được gọi là Hội sở. Thời gian hoạt động là 30 năm. Năm 1996 ACB có 7 chi nhánh và 3 phòng giao dịch, hiện nay ngân hàng có 10 chi nhánh, 9 phòng giao dịch, một trung tâm thẻ và một công ty chứng khoán. Ngoài ra ACB còn có hệ thống giao dịch địa ốc gồm 6 chi nhánh và 3 phòng giao dịch. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Vốn điều lệ ban đầu của ngân hàng ACB là 20 tỷ đồng thuộc sở hữu của 27 cổ đông. Trong 5 năm đầu hoạt động, ngân hàng đã có hai đợt tăng vốn điều lệ. Năm 1994 tăng lên 70 tỷ đồng, năm 1997 tăng lên 273 tỷ đồng (trong đó 25% là vốn của cổ đông nước ngoài). Hiện nay vốn điều lệ của ngân hàng là 353,711 tỷ đồng, là ngân hàng thương mại cổ phần có số vốn điều lệ cao nhất. Hiện nay, ngân hàng thiết lập được 1200 đại lý thanh toán thẻ tín dụng và chuyển tiền nhanh Wetern Union trong phạm vi cả nước, đồng thờiquan hệ với hơn 170 ngân hàng nước ngoài tạo ra mạng lưới thanh toán nhanh chóng và thuận lợi. 2. Sự ra đời và phát triển ngân hàng Á Châu - Đà Nẵng. Vào năm 1996, kinh tế Đà Nẵng có những bước tiến đáng kể, tốc độ tăng GDP bình quân tăng 14,4% so với năm 1995, thu nhập bình quân đầu người đạt 355 USD/ người/ năm. Ngoài vị trí địa lý thuận lợi, Đà Nẵng còn có nhiều tiềm năng về kinh tế xã hội để thu hút đầu tư phát triển thành vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung. Hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã có sự phát triển về qui mô lẫn loại hình. Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn đang giữ vị trí vốn có của nó, hàng loạt các ngân hàng thương mại cũng khai trương và đi vào hoạt động, và ngày càng thích nghi, chiếm thị phần nhiều hơn. Trước tình hình đó, để mở rộng phạm vi hoạt động và góp phần hoàn thiện ngân hàng Á Châu - Đà Nẵng đã được thành lập theo quyết định số 212/QĐ - NH15 ký ngày 13/08/1996 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 08/01/1997. Trụ sở của chi nhánh ngân hàng Á Châu Đà Nẵng đặt tại 16 Thái Phiên, Đà Nẵng. Từ khi thành lập đến nay Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chi nhánh không ngừng thay đổi phương thức hoạt động, cung ứng dịch vụ, trang bị cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH. - Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi các loại của pháp nhân, cá nhân trong nước và nước ngoài bằng tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ theo qui định của ngân hàng Nhà nước và ngân hàng Á Châu. - Cho vay ngắn trung và dài hạn bằng tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn theo sự uỷ nhiệm của Tổng giám đốc ngân hàng Á Châu. - Được phép vay, cho vay các Định chế tài chính trong nước, thực hiện và quản lý các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, nghiệp vụ mua bán, chiết khấu các chứng từ có giá khi được Tổng giám đốc uỷ nhiệm, chấp thuận và theo đúng qui định của ngân hàng nhà nước. - Thực hiện quản lý mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh, thẻ thanh toán. Khi có nhu cầu và được Tổng giám đốc uỷ nhiệm, ngân hàng thực hiện việc mua bán vàng. Đồng thời, tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ của nhà nước, NHNN và của ngân hàng Á Châu. - Thực hiện chế độ bảo mật nghiệp vụ ngân hàng như về số liệu tồn quỹ, thanh khoản ngân hàng, tài khoản tiền gửi khách hàng, III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI NHÁNH. 1. Ban Giám đốc: Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Ban Giám đốc gồm có một Giám đốc và một phó Giám đốc. Giám đốc chi nhánh là người đứng đầu chi nhánh, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về các hoạt động của chi nhánh. Phó giám đốc được Giám đốc uỷ quyền thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn nhất định. 2. Ban Tín dụng: Ban tín dụng gồm 3 thành viên chính thức: Giám đốc kiêm trưởng ban, phó Giám đốc kiêm phó ban và trưởng phòng tín dụng, một Phó phòng Tín dụng là nhân viên thường trực. Ban tín dụng có chức năng đưa ra quyết định cuối cùng về việc cho vay đối với các khoản vay và quyết định hạn mức tín dụng của khách hàng theo quyết định của Hội sở. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NGÂN HÀNG Á CHÂU - ĐÀ NẴNG : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng 3. Các phòng khác: - Phòng Hành chính - tổ chức: tổ chức nhân sự của Phòng gồm có một Trưởng phòng, một Phó phòng và các nhân viên tổ chức, văn thư, hành chính, bảo vệ, lái xe,tạp vụ v.v Nhiệm vụ của Phòng: + Thực hiện các mặt về tổ chức hành chính như văn thư, hậu cần, các hoạt phù trợ về mặt hành chính, lái xe bảo vệ và tạo điều kiện vật chất để các phòng nghiệp vụ của chi nhánh thực hiện tốt nhiệm vụ. + Phối hợp với Văn phòng Hội sở để thực hiện công tác tổ chức, quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Phòng Kế toán - Vi tính: gồm một Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng, một phó phòng, một Kiểm soát viên và các nhân viên Kế toán, Vi tính. Có nhiệm vụ: + Bộ phận kế toán có nhiệm vụ quản lý các tài khoản tiền gửi của chi nhánh tại NHNN địa phương và các tổ chức tín dụng khá, nắm tình hình vốn và sử dụng vốn, quản lý, kiểm tra và hạch toán thu nhập, chi phí cũng như tài khoản của chi nhánh. Bên cạnh đó bộ phận kế toán còn thực hiện chế độ báo cáo kế toán, thống kê theo đúng qui định của NHNN và của ngân hàng Á Châu. + Bộ phận vi tính có nhiệm vụ quản lý mạng vi tính của toàn chi nhánh, bảo mật số liệu, thông tin trên máy. - Phòng Giao dịch - Ngân quỹ: gồm một Trưởng phòng, một Phó phòng, một Kiểm soát viên, một Thủ quỹ nghiệp vụ, các nhân viên giao dịch quầy và kiểm ngân. Nhiệm vụ của Phòng là hướng dẫn làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản, thực hiện và quản lý các nghiệp vụ liên quan đến các loại tài khoản của khách hàng, thực hiện các giao dịch và dịch vụ cho khách hàng. - Phòng tín dụng và thanh toán quốc tế: gồm một Trưởng phòng, hai Phó phòng và các nhân viên tín dụng và thanh toán quốc tế. Nhiệm vụ của Phòng là thực hiện các nghiệp vụ cho vay, thẩm định và tổ chức theo dõi các khoản cho vay, bên cạnh đó còn thực hiện các nghiệp vụ thanh toán. Trong trường hợp cần thiết còn có thể đề xuất những phương án để giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng và bão lãnh của chi nhánh. IV. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH TRONG NĂM 2002. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chi nhánh nằm trên địa bàn rất thuận lợi nhưng cũng có nhiều thách thức, đòi hỏi không ngừng thay đổi phương thức hoạt động để tăng khả năng cạnh tranh, và mới có thể đứng vững trên thương trường hiện nay. Trong thời gian qua, tình hình hoạt động của Chi nhánh đã đạt được một số kết quả sau: 1. Hoạt động huy động vốn. Qua bảng số liệu trên, cho thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong năm 2002 tăng khá so với năm 2001, sự tăng trưởng này bảo đảm cung cấp vốn kịp thời, đầy đủ cho các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua các ngân hàng khác trên địa bàn đồng loạt tăng lãi suất huy động tiền gửi và về phía chi nhánh do chưa điều chỉnh chính sách lãi suất huy động một cách kịp thời nên tiền gởi tiết kiệm của ngân hàng trong năm 2002 chỉ đạt 337370,8 triệu đồng giảm 9,68% so với năm 2001.Năm 2002 đánh dấu một năm khá thành công của chi nhánh trong công tác tiếp thị và phục vụ khách hàng, cũng như tạo được niềm tin ở khách hàng, nhờ vậy lượng khách hàng mở tài khoản tiền gửi giao dịch thanh toán tại chi nhánh có bước tăng trưởng khá mạnh. Trong năm 2002 tiền gửi thanh toán đạt tăng 64,68% so với năm 2001, tiền gửi của khách hàng tăng 79,2% và tiền gửi của TCTD cũng tăng 46,03% so với năm 2001. 2. Về hoạt động tín dụng. Trong năm 2002 doanh số cho vay của ngân hàng đạt 128503 triệu đồng tăng 9117 triệu đồng so với năm 2001 (tức tăng 7,64%).Tuy mức tăng về doanh số chưa cao, nhưng nó cũng thể hiện hoạt động cho vay của ngân hàng trong năm 2002 có được sự Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com tiến triển tốt hơn năm 2001, thị trường đầu tư của ngân hàng được mở rộng. Đồng thời do tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, của các ngành nghề, thành phần kinh tế nói chung và nhu cầu vốn đầu tư của cả nước cũng như của Đà Nẵng tăng cao, công tác tín dụng tại chi nhánh đã có bước phát triển đáng kể, trong năm 2002 doanh số thu nợ tăng 24,79% tương đương 27045 triệu đồng, dư nợ bình quân cũng tăng 27,23% ứng với 10219 triệu đồng. Chính nhờ chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung kiên quyết xử lý các khoản nợ tồn động nên đến nay chi nhánh đã hạn chế được nợ quá hạn phát sinh, chất lượng các khoản vay tương đối tốt, tỷ lệ nợ nợ quá hạn bình quân chỉ chiếm 0,15% trên tổng dư nợ bình quân (giảm 34% so với cùng kỳ năm 2001). Đây có thể xem là một kết quả tốt của chi nhánh trong hoạt động kinh doanh. 3. Về hoạt động dịch vụ. Hoạt động dịch vụ tại Chi nhánh năm 2002 đạt 3526,7 triệu đồng, tăng 1328,7 triệu đồng (tức 60,45%) so với năm 2001. Trong đó chủ yếu thu về dịch vụ Western Union, cụ thể năm 2002 đạt 2169,6 triệu đồng tăng 1080,6 triệu đồng (99,23%) so với năm 2001. Do tháng 8/2000 thành lập trung tâm giao dịch ACB - Western Union ở khu vực miền Trung tại Chi nhánh từ Quảng Bình vào đến Phú Yên, do vậy nguồn thu từ hoạt động tăng lên đáng kể. Mặc khác, mảng dịch vụ là hoạt động chủ đạo mà ngân hàng chú trọng, nên thu từ các hoạt động dịch vụ như dịch vụ chuyển tiền, kiều hối, thẻ thanh toán đều tăng trong năm 2002. Đặc biệt là thu từ dịch vụ mua bán nhà đạt 135,6 triệu đồng trong năm 2002, tăng 71,5 triệu đồng với tốc độ rất cao 111,54% so với năm 2001, đó là nhờ vào khả năng tư vấn của đội ngũ nhân viên ngân hàng. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chúng ta thấy hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh qua hai năm đều có lãi Trong năm 2002, tổng thu nhập của ngân hàng đạt 10711 triệu đồng, so với năm 2001 thì con số này là 9820, tăng 9,07%. Nhưng ngược lại, chi phí của ngân hàng trong năm 2002 lại giảm 11,98% (tương đương với 1054 triệu đồng) so với năm 2001. Sự tỉ lệ nghịch giữa thu nhập và chi phí của ngân hàng đã thể hiện sự phát triển liên tục trong quá trình hoạt động của ngân hàng, cũng như quá trình điều hành quản lý thực hiện các công việc một cách hợp lý, khoa học của Ban lãnh đạo ngân hàng. Từ đó, dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng đạt được trong năm 2002 là 2964 triệu đồng tăng đến 190,87% . Có được kết quả như vậy là do ngân hàng biết đa dạng hoá các hoạt động ngân hàng , đặc biệt là hoạt động Tín dụng tiêu dùng và thanh toán quốc tế, chuyển tiền nhanh cũng như biết tăng cường công tác tiếp thị tìm kiếm khách hàng. Đây là kết quả của sự nổ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên ngân hàng Á Châu Đà Nẵng. I. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG. 1. Qui trình thực hiện nghiệp vụ Cho vay tiêu dùng. a. Đối tượng, mục đích vay. - Đối tượng vay tiêu dùng: là các cán bộ công nhân viên (CBCNV) có việc làm ổn định (trên một năm) tại các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể hoặc các cá nhân sản xuất kinh doanh (có giấy phép sản xuất kinh doanh). - Mục đích vay: sử dụng vốn vay để tài trợ cho những nhu cầu của cuộc sống như mua sắm các đồ dùng sinh hoạt; phương tiện thông tin; xe đạp, xe máy; sửa chữa, tu bổ nhà ở; mua cổ phần từ các doanh nghiệp cổ phần hoá nơi người lao động đang làm việc Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . từ người vay. 4. Sự cần thiết của Tín dụng Tiêu dùng. Việc cho vay tiêu dùng của ngân hàng có tác động, ảnh hưởng rất lớn đối với bản thân ngân hàng, cũng như đối với người tiêu dùng và nền. kinh tế. - Đối với ngân hàng: cho vay tiêu dùng góp phần đa dạng hoá hoạt động tín dụng, phân tán rủi ro và tăng thêm thu nhập. Ngoài ra, thông qua cho vay tiêu dùng các ngân hàng có điều. dụng Tiêu dùng. a. Căn cứ vào thời hạn tín dụng: - Tín dụng tiêu dùng ngắn hạn: là khoản vay với thời hạn dưới 12 tháng. Loại cho vay này áp dụng lãi suất ngắn hạn. - Tín dụng tiêu dùng

Ngày đăng: 24/07/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w