Giúp bé đối diện với mất mát Mất người thân hoặc vật nuôi bị chết có thể ảnh hưởng lâu dài đến bé. Dưới đây là vài gợi ý giúp bé đối mặt với mất mát và đau buồn: Cho bé nói và ghi nhớ về người thân yêu Cha mẹ thường cho rằng bé không hoàn toàn hiểu về cái chết, vì thế, bé không có trải nghiệm đau buồn. Tuy nhiên, bé có thể cảm nhận nỗi buồn của mẹ, ôm sát và khóc cùng mẹ. Bé có thể tò mò hỏi xem người thân đã đi đâu, khi nào họ trở về. Những thay đổi cảm xúc ở bé Mặc dù bé không thể hiểu các khái niệm về cái chết hoặc ly hôn nhưng không có nghĩa là bé không cảm nhận được nỗi đau của sự mất mát. Bé có nhiều cách thể hiện cảm xúc của mình và sự thay đổi cảm xúc ở bé có thể gồm: - Hỏi người thân đâu. - Khóc không ngừng. - Khó ngủ, kém ăn hoặc trải qua thay đổi thể chất như đau bụng. “Các bé độ tuổi chập chững có thể bị ảnh hưởng bởi những trạng thái cảm xúc của người thân trong cuộc sống” – Julie Stoke (chuyên gia tâm lý trẻ em) nói. Bé dường như bất lực với cảm giác mất mát của chính mình trong độ tuổi này và bé cần cha mẹ giúp bé lấy lại cân bằng tinh thần. Giúp bé đối phó - Giải thích cho con, có thể sử dụng từ “chết” thay cho “mất” hoặc “đi ngủ” để bé không có suy nghĩ sẽ tìm thấy hoặc đánh thức người thân dậy được. - Trấn an nếu bé nghĩ bản thân mình hoặc một người thân nào đó khác cũng sắp chết. - Thừa nhận cảm xúc của bé: không nói: “Quên đi” hoặc “Không có chuyện gì hết”. - Trợ giúp nếu bé xúc động mạnh: tạo cơ hội để bé thể hiện cảm xúc khó khăn thông qua câu chuyện hoặc trò chơi. - Chia sẻ với bé những kỷ niệm với người thân vừa chia xa. - Cố gắng duy trì thói quen bình thường trong môi trường ổn định, yêu thương. Các chuyên gia chia sẻ: “Một bé mất cha (hoặc mẹ) có thể lo lắng người thân còn lại cũng đi xa nốt” – Sacha Richardson (chuyên gia sức khỏe tâm thần trẻ em) cho biết. Vì thế, ở hoàn cảnh này bé cần được quan tâm hơn từ bố (mẹ), để bé được ngủ cùng bố (mẹ), luôn ở bên cạnh bố (mẹ)… Bé bị mất cha (mẹ) cũng có cảm giác khó khăn hơn khi đi nhà trẻ. Do đó, cha (mẹ) nên cùng con chọn một hoạt động yêu thích để giảm bớt nỗi sợ trong bé như một chuyến đi tới công viên, ăn một loại kem ngon, nhấn mạnh với bé rằng cha (mẹ) vẫn yêu thương và bảo vệ bé. Cái chết của anh chị em ruột Không ít bé có cảm giác tội lỗi khi anh (chị em) ruột của bé qua đời. Các bé, nhất là bé nhũ nhi cần được trấn an nhiều lần rằng sự ra đi của anh (chị em) không phải lỗi của bé. Cha mẹ có thể quá đau buồn mà ít chú ý đến bé nhưng cha mẹ cần luôn thể hiện tình yêu và sự quan tâm đến bé. Chia sẻ với bé những kỷ niệm nhưng không được so sánh các bé với nhau. Cái chết của một vật nuôi Một kinh nghiệm của mẹ: Gaby (30 tuổi là mẹ của Tif, 6 tuổi và Luke 4 tuổi). Con chó thân yêu của gia đình Jay mới qua đời. Người mẹ kể: “Các bé nhà tôi đều biết Jay không được khỏe nhưng Luke vẫn bị shock khi chú chó cưng chết. Luke là một cậu bé rất nhạy cảm. Tôi giải thích những gì đã xảy ra với Jay. Tôi cũng nói chuyện với các con về thời gian vui vẻ bên chú chó Jay nhưng 2 năm sau đó, Luke vẫn luôn miệng nhắc về Jay”. Các chuyên gia xem xét: Nếu con vật nuôi yêu quý nhà bạn bị bệnh, đừng nói với các bé: “Nó sẽ khỏe thôi, các con đừng lo”. Thay vào đó, hãy giải thích rằng vật nuôi có thể chết. Nếu vật nuôi chết, cần giải thích lý do vì sao. Cho phép các bé nói lời tạm biệt và kỷ niệm cái chết của vật nuôi nếu các bé muốn. Đừng cố thay thế vật nuôi đã chết bằng một con mới. Nếu cho bé một con vật mới quá sớm, bé sẽ càng nhớ tiếc vật nuôi cũ hơn. Phương Thảo . Giúp bé đối diện với mất mát Mất người thân hoặc vật nuôi bị chết có thể ảnh hưởng lâu dài đến bé. Dưới đây là vài gợi ý giúp bé đối mặt với mất mát và đau buồn: Cho bé nói và. gia tâm lý trẻ em) nói. Bé dường như bất lực với cảm giác mất mát của chính mình trong độ tuổi này và bé cần cha mẹ giúp bé lấy lại cân bằng tinh thần. Giúp bé đối phó - Giải thích cho. Những thay đổi cảm xúc ở bé Mặc dù bé không thể hiểu các khái niệm về cái chết hoặc ly hôn nhưng không có nghĩa là bé không cảm nhận được nỗi đau của sự mất mát. Bé có nhiều cách thể hiện