Ứng phó với những việc bé ghét Gội đầu, cắt tóc… là những việc nhiều bé từ chối khiến cha mẹ bực bội. Rachel Waddilove - chuyên gia có trên 30 năm kinh nghiệm nuôi dạy con và là tác giả cuốn sách The Toddler Book (Lion Books) chia sẻ những gợi ý để bé hợp tác với cha mẹ. Gội đầu Phần lớn bé mới biết đi đều không muốn gội đầu. Mẹo dành cho mẹ: tốc độ là quan trọng. Hãy thử gội đầu cho con càng nhanh càng tốt. Cẩn thận để không làm rơi nước hay bọt dầu gội vào mắt của bé vì phần lớn các bé đều sợ điều này. Trong khi bạn gội đầu cho con, hãy nói chuyện với bé. Tạo ra những câu chuyện về những gì đang tìm thấy trong tóc của bé có thể hiệu quả. Có thể thử: “Ôi, mẹ tìm thấy một con kiến sau tai của con này. Để mẹ dội nó trôi đi nhé”. Hãy dùng cái cốc nhựa nhỏ để gội đầu cho bé vì các bé có xu hướng sợ hãi với vòi hoa sen. Trừ khi bé nhà bạn lớn hơn và có thể quỳ xuống bên cạnh mẹ để mẹ gội đầu bằng vòi hoa sen. Trên tất cả, bạn nên kiên trì vì ghét gội đầu tuy là một giai đoạn khó khăn nhưng nó sẽ sớm qua đi. Cắt tóc Bạn không nên cắt tóc khi bé mệt mỏi, đói hoặc chống đối. Những điều nên làm: giải thích cho bé trước khi bạn đưa con đến hàng cắt tóc. Cố gắng vạch ra một ngày thú vị sau đó, nói cho bé biết những kế hoạch khi bé cắt xong tóc. Nếu bé không chịu ngồi yên trên ghế, hãy thử đặt bé ngồi trong lòng mẹ. Mẹ kể cho bé nghe một câu chuyện trong khi anh thợ cắt tóc làm công việc của mình. Nếu bạn thấy bé tỏ ra lo lắng trong lần cắt tóc đầu tiên, bạn cũng đừng vội thất vọng. Những lần cắt tóc tiếp theo, bé sẽ tốt hơn lên. Nếu bé không chịu để cho thợ cắt tóc, tốt hơn, bạn nên cắt tóc cho con ở nhà. Lau nước mũi Một số bé dường như lúc nào cũng chảy nước mũi. Do đó, cha mẹ không nên quên mang theo khăn xô hoặc giấy lau mềm bên cạnh. Những điều nên làm: giống như gội đầu, tốc độ là quan trọng với bé không thích được lau mũi. Mẹ nên giữ đầu của bé bằng một tay và lau mũi cho con nhẹ nhàng nhưng thật nhanh với tay còn lại. Đeo yếm Tạo cho bé thói quen mặc yếm trước giờ ăn, giải thích với bé vì sao cần làm như thế. Tạo được thói quen tốt từ sớm nghĩa là bạn đã xây dựng ý thức hợp tác cho con. Tiêm phòng Tiêm phòng là một trong những tình huống khó khăn nhất với bé của bạn. Những điều nên làm: giải thích cho bé sắp đi tiêm phòng. Ở chỗ tiêm, ôm bé trong lòng và vỗ về con. Bé sẽ la hét khi bị tiêm nhưng bé cũng sớm hồi phục và quên đi tình huống này. Rửa tay Tạo cho bé thói quen rửa tay từ sớm, thậm chí ngay từ khi bé chưa biết đi bộ. Hãy đưa bé tới vòi nước, giải thích những gì bạn đang làm hoặc bạn bê ra một chậu nước nhỏ và rửa tay cho con. Khi bé tự rửa tay được, hãy để công việc này là thói quen không thể thiếu mỗi ngày với bé. Tuy nhiên, không nên bỏ mặc bé tự rửa tay vì có thể bé không hoàn thành tốt nhiệm vụ này. Đưa bé ra khỏi bồn tắm Bé nhà bạn có thể thích nghịch với nước tắm mà không chịu đi ra. Điều nên làm: quan trọng là chuẩn bị để bé biết hết giờ tắm. Nói với bé rằng bé có vài phút chơi, sau đó, bé phải ra ngoài. Bế bé lên một cách nhanh chóng, bọc bé vào một cái khăn tắm to, ôm bé vào lòng rồi đưa bé ra ngoài. Phương Thảo . Ứng phó với những việc bé ghét Gội đầu, cắt tóc… là những việc nhiều bé từ chối khiến cha mẹ bực bội. Rachel Waddilove - chuyên. trong những tình huống khó khăn nhất với bé của bạn. Những điều nên làm: giải thích cho bé sắp đi tiêm phòng. Ở chỗ tiêm, ôm bé trong lòng và vỗ về con. Bé sẽ la hét khi bị tiêm nhưng bé cũng. gội vào mắt của bé vì phần lớn các bé đều sợ điều này. Trong khi bạn gội đầu cho con, hãy nói chuyện với bé. Tạo ra những câu chuyện về những gì đang tìm thấy trong tóc của bé có thể hiệu