Lòng tự trọng ở bé Lòng tự trọng ảnh hưởng nhiều trên hành vi của bé sau này. Sau đây là một số gợi ý để cha mẹ có thể cổ vũ lòng tự trọng của bé. Tại sao phải có lòng tự trọng? Bé có lòng tự trọng cao thường hạnh phúc, ham học và thành công hơn ở trường. Các bé này cũng dễ kết bạn, thích nghi tốt với stress và ít có vấn đề hành vi hay cảm xúc. Ngược lại, những bé có lòng tự trọng thấp luôn thấy bất ổn, ngại thử điều mới và dễ bỏ cuộc. Các bé có ít mục tiêu và cũng hiếm khi hoàn thành mục tiêu và thường để các bạn lấn lướt. Bé cũng dễ âu lo, bất hạnh hoặc trầm cảm. Đâu là nguyên nhân? Lòng tự trọng thấp xuất phát từ ý nghĩ xấu, không đúng về bản thân. Ví dụ, bé có thể tự cho mình là người ngu, dốt, xấu, hư. Do đâu bé có tư tưởng như vậy? Đó là do kinh nghiệm bé có trong gia đình. Chẳng hạn như khi mẹ dạy con về các bộ phận trong cơ thể, mẹ hỏi con: “Con chỉ cho mẹ cái đầu ngu của con đâu?”. Thế là bé in trong trí là mình ngu, không thể khôn được! Những điều dưới đây trong gia đình có thể góp phần hạ thấp sự tự trọng của bé. Thiếu khen ngợi, tình cảm hoặc sự chú ý Không nhìn nhận thành quả của bé Thiếu giới hạn và kỷ luật Phê phán hoặc hành động gây xúc phạm, tổn thương cho bé So sánh bất lợi với các anh chị em Lạm dụng thể chất hoặc cảm xúc Thiếu động viên về sự tự chăm sóc và vệ sinh Thiếu sinh hoạt thể dục đều đặn Thường có xung đột, gây cấn giữa cha mẹ. Kuyến khích sự tự trọng Khen ngợi bé, hãy nhìn những điểm tốt của bé Khuyến khích một lối sống lành mạnh Dạy bé là một người bạn tốt Động viên bé xây dựng những mục tiêu Khuyến khích bé sống tự lập Động viên bé tự lượng giá những thành quả bản thân Khuyến khích bé bày tỏ ý kiến Giúp bé có tính hài hước Để bé tự quyết định. Động viên bé Hãy nói về những lỗi của bé: lỗi không có nghĩa là thất bại hoàn toàn. Chấp nhận thất bại nhất thời và cố gắng làm tốt hơn trong tương lai. Hãy chia sẻ với bé về những điều khó khăn trong cuộc sống và cách vượt qua. Qua gương sống của bạn, bé sẽ học biết là mọi người đều có thể có lỗi và không ai hoàn hảo. Giúp bé ứng xử với điều chán nản, thất vọng. Bé chịu một áp lực học tập rất lớn và không ít bé gặp khủng hoảng khi vào giai đoạn chuyển cấp, chuyển trường. Trong lúc bé đang phải thích nghi với môi trường mới, cha mẹ nên động viên bé khi bé cảm thấy sức học đang giảm xuống, trí nhớ không còn như trước. Bé thường mang mặc cảm là “tôi dốt quá, bố mẹ không thương tôi nữa, bố mẹ chăm sóc em tôi hơn vì nó thông minh, sáng suốt hơn tôi”. Bé cần được nâng đỡ, thông cảm và cha mẹ không nên kỳ vọng quá đáng ở bé. Chúng ta đừng quên khen thưởng khi bé đạt được một điều tốt và đồng hành với bé khi bé gặp những khó khăn trong cuộc sống. BS. Phạm Ngọc Thanh (Sức Khỏe & Đời Sống) . Lòng tự trọng ở bé Lòng tự trọng ảnh hưởng nhiều trên hành vi của bé sau này. Sau đây là một số gợi ý để cha mẹ có thể cổ vũ lòng tự trọng của bé. Tại sao phải có lòng tự trọng? Bé có lòng. sống tự lập Động viên bé tự lượng giá những thành quả bản thân Khuyến khích bé bày tỏ ý kiến Giúp bé có tính hài hước Để bé tự quyết định. Động viên bé Hãy nói về những lỗi của bé: . nhân? Lòng tự trọng thấp xuất phát từ ý nghĩ xấu, không đúng về bản thân. Ví dụ, bé có thể tự cho mình là người ngu, dốt, xấu, hư. Do đâu bé có tư tưởng như vậy? Đó là do kinh nghiệm bé có