Nguyên lý làm việc của máy điện không đồng bộ Khi cho dòng điện xoay chiều ba pha lệch nhau góc 1200 điện đi vào dây quấn ba pha của stato đặt lệch nhau 1200 điện, trong máy sẽ sinh ra m
Trang 1F
n < n 1
Hình 15-1 Chế độ động cơ điện của máy điện không đồng bộ
F
Phần thứ tư
Máy điện không đồng bộ (KĐB)
Chương 15
đại cương về máy điện không đồng bộ
15-1 Nguyên lý làm việc của máy điện không đồng bộ
Khi cho dòng điện xoay chiều ba pha lệch nhau góc 1200 điện đi vào dây quấn ba pha của stato đặt lệch nhau 1200 điện, trong máy sẽ sinh ra một từ trường quay với tốc
độ đồng bộ
p
f
1 60
= , trong đó f1 là tần số dòng điện đưa vào, p số đôi cực của máy
Từ trường này quét qua dây quấn đặt trên lõi sắt rôto và cảm ứng trong dây quấn đó s.đ.đ và dòng điện Từ thông do dòng điện này sinh ra hợp với từ thông của stato tạo thành từ thông tổng ở khe hở Dòng điện trong dây quấn rôto tác dụng với từ thông khe
hở này sinh ra mômen điện từ Trị số của mômen điện từ có quan hệ mật thiết với tốc
độ quay n của rôto Với những phạm vi tốc độ khác nhau thì chế độ làm việc của máy cũng khác nhau
Để chỉ sự khác nhau giữa tốc độ rôto và tốc độ từ trường quay người ta dùng hệ số trượt s Theo định nghĩa, hệ số trượt s bằng:
100
%
1
1
n
n n
Khi n = 0 thì s = 1; n = n1 thì s = 0; n > n1 thì s < 0 và khi rôto quay ngược chiều
từ trường quay (n < 0) thì s > 1
Sau đây sẽ nghiên cứu chế độ làm việc của máy điện không đồng bộ trong ba phạm
vi tốc độ khác nhau
15.1.1 Trường hợp rôto quay cùng chiều với từ trường quay nhưng tốc độ nhỏ hơn tốc độ đồng bộ (0 < n < n1 hay 0 < s < 1)
Giả thiết chiều quay của từ trường tổng Φ1
và của rôto như ở hình 15-1
Do n < n1 nên từ trường đó vẫn quét qua
thanh dẫn theo chiều quay của từ trường và
cảm ứng trong dây quấn rôto s.đ.đ và dòng
điện có chiều xác định theo quy tắc bàn tay
phải (dấu ⊕ trên hình 15-1)
Tác dụng giữa từ trường tổng với dòng
điện trong dây quấn rôto sinh ra lực điện từ F,
chiều của lực điện từ xác định bằng quy tắc
bàn tay trái Lực điện từ sinh ra mômen điện từ
kéo rôto quay theo chiều từ trường quay Điện
năng đưa vào dây quấn stato đã biến thành cơ năng trên trục máy, nghĩa là máy điện làm việc ở chế độ động cơ điện
Trang 2n -∞ +∞
1
1
n
n n
s= −
Chế độ làm việc Chế độ hãm Động cơ điện Máy phát điện
0
n1
Hình 15-2 Chế độ máy phát điện
của máy điện không đồng bộ
n 1
n > n 1
F
Hình 15-3 Chế độ hãm điện từ của máy điện không đồng bộ
n 1
F
n
F
Máy chỉ làm việc ở chế độ động cơ điện khi n < n1 vì chỉ khi n < n1 mới có sự chuyển động tương đối giữa từ trường quay và dây quấn rôto, trong dây quấn rôto mới
có dòng điện và sinh ra mômen kéo rôto quay
15.1.2 Trường hợp rôto quay cùng chiều từ trường quay nhưng nhanh hơn tốc
độ đồng bộ (n > n1 hay s < 0)
Dùng động cơ sơ cấp kéo rôto của máy điện không đồng bộ quay cùng chiều từ trường quay nhưng nhanh hơn tốc độ đồng bộ n > n1 (hình 15-2) Lúc đó chiều của từ trường quay quét qua dây quấn của rôto ngược lại so với trường hợp trên S.đ.đ và dòng điện cảm ứng trong dây quấn rôto cũng đổi chiều Mômen điện từ có chiều ngược với chiều của tốc độ và trở thành mômen hãm (xem hình 15-2) Máy điện không đồng
bộ đã biến cơ năng thành điện năng cung cấp cho mạng, nghĩa là máy làm việc ở chế
độ phát điện
15.1.3 Trường hợp rôto quay ngược chiều từ trường quay (n < 0 hay s >1)
Vì nguyên nhân nào đó, rôto quay ngược chiều từ trường quay (hình 15-3) thì lúc
đó s.đ.đ, dòng điện và mômen điện từ có chiều giống như ở chế độ động cơ điện Vì mômen sinh ra ngược với chiều quay của rôto nên có tác dụng hãm cho rôto đứng lại Trong trường hợp này máy vừa lấy điện năng từ lưới điện vào, vừa lấy cơ năng từ động cơ sơ cấp Chế độ làm việc như vậy gọi là chế độ hãm điện từ Tóm lại có thể biểu thị các chế độ làm việc theo phạm vi tốc độ và hệ số trượt như sau:
Vì máy điện làm việc ở những tốc độ khác tốc độ của từ trường quay nên gọi là máy điện không đồng bộ
Trang 3b) c) Hình 15-4 Lõi thép stato: a) lá thép hình vành khăn;
b) lá thép hình rẻ quạt; c) mạch từ stato a)
15-2 Phân loại và kết cấu của máy điện không đồng bộ
15.2.1 Phân loại
Theo kết cấu của vỏ, máy điện không đồng bộ có thể chia thành các kiểu chính sau: kiểu kín, kiểu hở, kiểu bảo vệ, kiểu chống nổ v.v…
Theo kết cấu của rôto, máy điện không đồng bộ chia làm hai loại: rôto kiểu dây quấn và rôto kiểu lồng sóc
Theo số pha trên dây quấn stato có thể chia thành các loại một pha, hai pha và ba pha
15.2.2 Kết cấu
Giống như các máy điện quay khác, máy điện không đồng bộ gồm các bộ phận chính sau:
1 Phần tĩnh (hay stato)
Trên stato có lõi sắt, dây quấn và vỏ máy
a Lõi sắt
Lõi sắt là phần dẫn từ Vì từ trường đi qua lõi sắt là từ trường quay nên để giảm tổn hao do dòng điện xoáy (dòng Phucô), lõi sắt được làm bằng những lá thép kỹ thuật
điện dày 0,35 mm ữ 0,5 mm, trên bề mặt có phủ sơn cách điện Khi đường kính ngoài
lõi sắt nhỏ hơn 990 mm thì dùng cả tấm tròn, dập theo dạng như ở hình 15-4a rồi ép lại
thành hình trụ rỗng, bên trong hình thành các rãnh để đặt dây quấn (hình 15-4c) Khi
đường kính ngoài lớn hơn trị số trên thì phải dùng những tấm hình rẻ quạt (hình 15-4b) ghép lại thành khối tròn
Nếu lõi sắt dài quá thì thường ghép thành từng thếp ngắn, mỗi thếp dài từ 6 đến 8
cm, đặt cách nhau 1 cm để thông gió cho tốt
b Dây quấn
Dây quấn stato được đặt vào các rãnh của lõi sắt và được cách điện tốt với lõi sắt (hình 15-5) Kiểu dây quấn, hình dạng và cách bố trí dây quấn đã được trình bày ở phần thứ ba (Chương 13) Dây quấn làm bằng đồng
Trang 41
2
3
4
Hình 15-5 Stato của máy điện KĐB
1 - Vỏ máy; 2 - Mạch từ; 3 - Dây quấn; 4 - Chân đế
Hình 15-6 Lá thép rôto của máy điện KĐB
c Vỏ máy
Vỏ máy gồm thân máy, nắp máy và chân đế Vỏ máy có tác dụng cố định lõi sắt và dây quấn (hình 15-5), không dùng làm mạch dẫn từ Thường vỏ máy làm bằng gang
Đối với máy có công suất tương đối lớn (1000 kW) thường dùng thép tấm cuốn và hàn
lại thành vỏ Tuỳ theo cách làm nguội máy mà dạng vỏ cũng khác nhau
2 Phần quay hay rôto
Phần này gồm có hai bộ phận chính là lõi sắt và dây quấn
a Lõi sắt
Nói chung lõi sắt rôto cũng được làm bằng các lá thép kỹ thuật điện, được dập như hình 15-6a để sau khi ghép lại mặt ngoài hình thành các rãnh là nơi đặt dây quấn rôto,
ở giữa có lỗ để ghép trục Trên thực tế tổn hao sắt trong lõi sắt rôto khi máy làm việc rất bé nên không cần dùng thép kỹ thuật điện Nhưng để lợi dụng phần thép kỹ thuật
điện sau khi đập lõi sắt stato (hình 15-6b), thường người ta ép làm lõi sắt rôto luôn Lõi sắt được ép trực tiếp lên trục máy hoặc lên một giá rôto của máy
Trang 5R
Vòng trượt Chổi than
Dây quấn rôto
Hình 15-7 Rôto (a) và sơ đồ mạch điện (b) của rôto dây quấn
b Dây quấn rôto
Dây quấn rôto của máy điện KĐB phân làm hai loại chính: loại rôto kiểu dây quấn
và loại rôto kiểu lồng sóc
- Loại rôto kiểu dây quấn: Rôto có dây quấn giống như dây quấn stato Trong các
máy điện cỡ trung bình trở lên thường dùng dây quấn kiểu sóng hai lớp vì bớt được những dây đầu nối, kết cấu dây quấn trên rôto chặt chẽ Trong máy điện cỡ nhỏ thường dùng dây quấn đồng tâm một lớp Dây quấn ba pha của rôto thường đấu hình sao, còn
ba đầu kia được nối vào ba vành trượt thường làm bằng đồng đặt cố định ở một đầu trục (hình 15-7a), tì lên ba vành trượt là ba chổi than để đấu dây quấn rôto với mạch
điện bên ngoài (hình 15-7b) Đặc điểm của loại động cơ điện rôto kiểu dây quấn là có thể thông qua chổi than để đưa điện trở phụ hay s.đ.đ phụ vào mạch điện rôto để cải thiện tính năng mở máy, điều chỉnh tốc độ hoặc cải thiện hệ số công suất của máy Khi làm việc bình thường dây quấn rôto được nối ngắn mạch
- Loại rôto kiểu lồng sóc: Kết cấu của
kiểu dây quấn này rất khác với dây quấn
stato Trong mỗi rãnh của lõi sắt rôto đặt
vào thanh dẫn bằng đồng hoặc nhôm dài ra
khỏi lõi sắt, các thanh dẫn được nối tắt lại
với nhau ở hai đầu bằng hai vành ngắn
mạch bằng đồng hay nhôm làm thành một
cái lồng mà người ta quen gọi là lồng sóc
(hình 15-8) Cũng chính vì vậy mà rôto loại
này còn có tên gọi là rôto ngắn mạch Dây
quấn lồng sóc không cần cách điện với lõi
sắt (hình 15-9)
Để cải thiện tính năng mở máy, trong
các máy có công suất tương đối lớn, rãnh
rôto có thể làm rãnh sâu hoặc làm thành hai
rãnh lồng sóc hay còn gọi là lồng sóc kép
(hình 15-10) Trong máy điện cỡ nhỏ, rãnh
rôto thường được làm chéo đi một góc so
với tâm trục (hình 15-9) Hình 15-8 Dây quấn rôto lồng sóc
Trang 6Hình 15-10 Những kiểu rãnh đặc biệt của rôto lồng sóc: a) rãnh sâu; b) rãnh hai lồng sóc thanh dẫn bằng đồng; c) rãnh hai lồng sóc thanh dẫn đúc nhôm
c)
Hình 15-9
Rôto lồng sóc rãnh chéo
Hình 15-11 Động cơ không đồng bộ 3 pha
a) Hình dáng bên ngoài; b) Cấu tạo bên trong
3 Khe hở
Vì rôto là khối tròn nên giữa rôto và stato có khe hở rất đều Khe hở trong máy
điện không đồng bộ rất nhỏ (khoảng từ 0,2 mm đến 1 mm trong máy điện cỡ nhỏ và
vừa) để hạn chế dòng điện từ hoá lấy từ lưới vào và như vậy mới có thể làm cho hệ số công suất của máy cao hơn
Hình dáng bên ngoài và cấu tạo của một động cơ không đồng bộ 3 pha được chỉ ra như ở hình 15-11
15-3 Các đại lượng định mức của máy điện KĐB
Các đại lượng định mức đặc trưng cho điều kiện kỹ thuật của máy, do các nhà thiết
kế và chế tạo quy định và được ghi trên nhãn máy Vì máy điện không đồng bộ chủ
Trang 7yếu làm việc ở chế độ động cơ nên trên nhãn máy ghi các trị số định mức của động cơ
điện khi tải của máy là định mức Các trị số đó bao gồm:
1 Công suất định mức ở đầu trục P đm (W, kW) Đây là công suất cơ, nói lên khả
năng sinh công của động cơ Ngoài đơn vị tính là W, kW còn tính bằng sức ngựa HP 1HP = 0,736 kW
2 Điện áp dây định mức U đm (V)
3 Dòng điện dây định mức I đm (A) Đây là dòng điện dây của cuộn dây stato lấy từ
nguồn điện khi điện áp đặt vào động cơ là định mức và trục động cơ kéo phụ tải định mức
4 Tốc độ định mức n đm (vòng/phút) Đây là tốc độ quay của rôto khi điện áp đặt
vào là định mức và mômen cản trên trục động cơ là định mức
5 Tần số nguồn định mức f đm (Hz)
6 Hiệu suất định mức ηđm, là tỷ số giữa công suất cơ trên trục động cơ và công suất
điện mà động cơ tiêu thụ khi phụ tải định mức:
dm
dm dm
P
P
1
=
η
Từ hiệu suất định mức ta tìm được công suất định mức mà động cơ tiêu thụ từ lưới:
dm dm dm dm
I U
P
= dm 1dm
và mômen quay định mức ở đầu trục:
KGm ph v n
W P P
M
dm
) ( 975 , 0 81 , 9
1
dm
ω
trong đó
60
.
2 dm
dm
n π
ω = là tốc độ quay tính bằng rad/s
7 hệ số công suất định mức cosϕđm
Ngoài ra trên nhãn máy còn ghi cách đấu dây Y hay ∆, kiểu máy, độ tăng nhiệt độ
15-4 Công dụng của máy điện không đồng bộ
Máy điện không đồng bộ là loại máy điện xoay chiều chủ yếu dùng làm động cơ
điện Do kết cấu đơn giản, làm việc chắc chắn, hiệu suất cao, giá thành hạ nên động cơ
điện không đồng bộ là loại máy được dùng rộng rãi nhất trong các ngành của nền kinh
tế quốc dân với công suất từ vài chục đến hàng nghìn kilôwats
Trong công nghiệp thường dùng máy điện không đồng bộ làm nguồn động lực cho máy cán thép loại vừa và nhỏ, động lực cho các máy công cụ ở các nhà máy công nghiệp nhẹ v.v… Trong hầm mỏ dùng làm tời hay quạt gió Trong nông nghiệp dùng
để làm máy bơm hay máy gia công chế biến nông sản Trong đời sống hàng ngày máy
điện không đồng bộ cũng dần dần chiếm vị trí quan trọng như: quạt gió, máy quay đĩa,
động cơ trong tủ lạnh v.v… Tóm lại, theo sự phát triển của nền sản xuất điện khí hoá,
Trang 8tự động hoá và sinh hoạt hàng ngày, phạm vi ứng dụng của máy điện không đồng bộ ngày càng rộng rãi
Tuy vậy, máy điện không đồng bộ có những nhược điểm như: cosφ của máy thường không cao lắm và đặc tính điều chỉnh tốc độ không tốt lắm nên ứng dụng của máy điện không đồng bộ có phần hạn chế
Máy điện không đồng bộ có thể dùng làm máy phát điện nhưng đặc tính không tốt
so với máy điện đồng bộ, nên chỉ trong một vài trường hợp nào đó (như trong quá trình
điện khí hoá nông thôn) cần nguồn điện phụ hay tạm thời thì nó cũng có một ý nghĩa quan trọng
Câu hỏi
1 Một động cơ điện không đồng bộ rôto dây quấn, dây quấn stato ngắn mạch Cho dòng điện xoay chiều 3 pha tần số f1 vào dây quấn rôto, từ trường quay so với rôto quay với tốc độ n1 theo chiều kim đồng hồ Hỏi lúc đó rôto quay theo chiều nào? Tính toán hệ số trượt s như thế nào? Khi s = 0 thì tốc độ bằng bao nhiêu?
2 Tại sao máy điện không đồng bộ là loại máy điện được dùng rộng rãi nhất?
3 Máy điện không đồng bộ thường chia thành những loại nào? Đặc điểm của từng loại?