Nói thế nào trong tiếng Anh khi muốn thay đổi ý kiến? “Did I really say that?/What was I thinking?” thường được sử dụng ngay sau khi người nói nhận ra mình đã sai hoặc do lý do nào đó, muốn thay đổi ý kiến. Chúng có hàm ý tự chỉ trích bản thân để cho việc thay đổi ý kiến dễ được chấp nhận hơn… Linh: Anh John ơi tối nay mình có hẹn đi ăn kem Tràng Tiền đấy nhé. John: Ok! Linh: À mà anh ơi, hay mình đi xem phim đi. Hôm nay trời nóng thế này ra đấy nóng lắm, đi xem phim đi, trong rạp chắc mát! (cười) John: Cũng được luôn, để lát anh đặt vé giữ chỗ. Linh: À anh ơi, Linh nghĩ lại rồi, đi shopping đi, Linh đang muốn mua mấy cái áo, vào đấy cũng mát nữa. John: Mệt với Linh quá! Thay đổi chóng cả mặt! You change your mind even more often than a baby changes diapers! (thay đổi ý kiến nhiều hơn cả trẻ con thay tã nữa) Linh: Anh cũng có hơn gì Linh, cũng Change your mind faster than the weather! (thay đổi ý kiến nhanh hơn cả thời tiết) John: Ngang như cua! Thôi được rồi, anh sẽ nhường. À mà Linh có biết là trong tiếng Anh, nếu muốn thay đổi ý kiến như Linh thì nói như thế nào không? Linh: Tự dưng anh John hỏi thì Linh cũng không biết phải trả lời thế nào, bình thường thì cứ như phản xạ tự nhiên thôi, tự dưng bật ra thành lời. Ví dụ như lúc nãy, Linh có thể nói là Wait a minute, maybe we should go to the movies. It’s too hot outside! Tiếp đến, Linh có thể nói là Actually, I’ve changed my mind. Let’s go shopping. Some new T- shirts would be nice. John: Đấy đấy, đúng rồi đấy. Linh: Thì Linh vẫn thường dùng như thế mà, còn cách nào nữa không anh John, dạy Linh luôn thể nhé. John: Thật ra thì cũng còn một số cách nữa có thể dùng được. Cách thứ nhất của Linh (wait a minute/hang on a second) là cách rất “dân dã”, thường chỉ dùng trong văn nói, trong những tình huống thân mật. Một số cách diễn đạt tương tự như vậy là Did I really say that?/What was I thinking? Chúng thường được sử dụng ngay sau khi người nói nhận ra mình đã sai hoặc do lý do nào đó, muốn thay đổi ý kiến. Chúng có hàm ý tự chỉ trích bản thân để cho việc thay đổi ý kiến dễ được chấp nhận hơn. Lần sau nếu Linh muốn thay đổi ý kiến liên tục như lúc nãy thì nên dùng 2 câu này nhé. (cười) Cách thứ 2 của Linh thì có khác một chút về sắc thái, nó có thể được dùng trong cả những tình huống thân mật và những tình huống xã giao hơn, tùy vào ngữ điệu của chúng ta. Linh: Linh thích những trường hợp thân mật hơn, còn câu nào nữa không anh? John: Để anh xem nào… “Come to think of it, we should have taken that offer.” (nghĩ kỹ lại thì chúng ta lẽ ra nên nhận lời đề nghị đó) hoặcI’ve had a change of heart (change of heart ≈ thay đổi cách suy nghĩ, quan điểm hay cảm nhận về một vấn đề nào đó) cũng có vẻ khá thân mật. Linh nhớ có thể dùng On second thoughts (hay thought), we should have taken that offer với nghĩa tương tự. Linh thì không quan tâm lắm những chắc chắn các bạn độc giả đang rất muốn biết diễn đạt thế nào trong những tình huống xã giao, trang trọng hơn đó anh John. Ít thân mật hơn một chút chúng ta có thể sử dụng “I’ve had a bit of a rethink” với ý nghĩa rằng chúng ta muốn thay đổi một chút so với những gì chúng ta đã đề cập. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều khi đó chỉ là một cách nói lịch sự, có khi “một chút” đó lại thật ra là sự thay đổi hoàn toàn. On reflection/After further consideration (Suy nghĩ kỹ thì/Sau khi cân nhắc kỹ hơn thì) là 2 phương án John thấy có vẻ thích hợp nhất trong những tình huống trang trọng. Đặc biệt After further consideration rất hay thường gặp trong thư từ giao dịch: - On reflection, we should upgrade it! (Nghĩ lại thì chúng ta nên nâng cấp nó) - After further consideration, we’ve come to the decision to open new branches in X city, instead of Y city as discussed in the last meeting. (Sau khi cân nhắc kỹ hơn, chúng tôi đã đi đến quyết định rằng sẽ mở thêm các chi nhánh tại thành phố X, thay vì thành phố Y như đã thảo luận trong cuộc họp trước.) Linh: After further consideration thì hôm nay anh John thật đáng “khen thưởng”, Linh sẽ vừa đi ăn kem Tràng Tiền vừa đi xem phim với anh nhé. John & Linh: Cám ơn các bạn độc giả đã cho chúng tôi những đóng góp thật đáng giá cũng như những lời khen tặng, động viên rất chân tình. Mọi đóng góp hay băn khoăn thắc mắc, xin vui lòng gửi vào hòm thưjohn.linh@aac.edu.vn. . Nói thế nào trong tiếng Anh khi muốn thay đổi ý kiến? “Did I really say that?/What was I thinking?” thường được sử dụng ngay sau khi người nói nhận ra mình đã sai hoặc do lý do nào đó, muốn. mình đã sai hoặc do lý do nào đó, muốn thay đổi ý kiến. Chúng có hàm ý tự chỉ trích bản thân để cho việc thay đổi ý kiến dễ được chấp nhận hơn. Lần sau nếu Linh muốn thay đổi ý kiến liên tục như. À mà Linh có biết là trong tiếng Anh, nếu muốn thay đổi ý kiến như Linh thì nói như thế nào không? Linh: Tự dưng anh John hỏi thì Linh cũng không biết phải trả lời thế nào, bình thường thì