1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

NGUYÊN LÝ CẮT - HỌC TRÌNH 4 THIẾT KẾ DAO CẮT - BÀI 1 ppt

5 392 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 135,35 KB

Nội dung

HỌC TRÌNH IV THIẾT KẾ DAO CẮT §1- CƠ SỞ ĐỂ THIẾT KẾ DAO CẮT. I. Sự cần thiết phải thiết kế dao cắt: Trong quá trình công nghệ gia công cơ, dụng cụ cắt là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưỏng trực tiếp và có tính chất quyết định đến chất lượng và năng suất gia công. Dao cắt có hợp lý thì chất lượng bề mặt gia công mới cao và cho năng suất cao; đồng thời dao sử dụng được lâu, tức tuổi bền của dao sẽ cao. - Hình dáng lưỡi cắt của dao ảnh hưởng trực tiếp đến hình dáng chi tiết. - Vật liệu làm dao ảnh hưởng đến điều kiện cắt, năng suất gia công, tuổi bền của dao. - Kết cấu thân dao có hợp ly, thì điều kiện cắt mới được bảo đảm, các thông số cắt được bảo đảm trong quá trình cắt. - Ngoài ra, các thông số phần cắt của dao còn ảnh hưởng đến điều kiện phát sinh nhiệt, ảnh hưởng đến lực cắt, tức ảnh hưởng đến kết cấu và độ cứng vững của máy, đồ gá Do đó, việc lựa chọn con dao hợp lý cho từng trường hợp gia công cụ thể, là một điều vô cùng phức tạp và khó khăn. Nó đòi hỏi người thợ phải có bề dày kinh nghiệm, cũng như kiến thức về nguyên lý cắt và một số yếu tố liên quan nhằm giúp người thợ biết tính toán, lựa chọn, chế tạo được con dao thật hợp lý trong quá trình sử dụng. Có như vậy, mới bảo đảm được năng suất và chất lượng gia công cao. II. Trình tự thiết kế dao cắt: Thiết kế dụng cụ cắt bao gồm: việc xác định hình dáng và kích thước của nó, vẽ nên bản vẽ chế tạo và quy định các điều kiện kỹ thuật. Trên cơ sở yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ chi tiết gia công, đặc điểm về hình dáng kết cấu của chi tiết mà tiến hành thiết kế dao theo trình tự các bước sau : a-/ Chọn và xác định sơ đồ cắt (sơ đồ phân bố tải trọng). b-/ Chọn vật liệu phần cắt, phần thân, phần cán dao. c-/ Chọn thông số hình học phần cắt: góc trước,góc sau,góc nghiêng chính, góc nghiêng phụ, góc nâng lưỡi cắt, v.v d-/ Xác định prô fin dao : việc tính toán hình dáng và kích thước của lưỡi cắt có thể bằng phương pháp giải tích, đồ thị hoặc kết hợp. e-/ Xác định (chọn hoặc tính) kết cấu dao và các thông số kết cấu. f-/ Vẽ bản vẽ chế tạo : thể hiện đầy đủ hình dáng, kích thước và các tiết diện. g-/ Quy định điều kiện kỹ thuật của dao. (đây là mật lệnh của nhà thiết kế để đưa đến độ chính xác về chế tạo). III. Những chú ý khi thiết kế dao : Khi thiết kế dao cắt, cần chú ý đến các điều sau đây : a-/ Phần cắt của dao phải bảo đảm đủ độ cứng vững, sức bền và khả năng truyền nhiệt tốt ( điều kiện làm lạnh tốt). b-/ Kết cấu thân dao phải bảo đảm độ cứng vững khi có lực cắt, bảo đảm việc gá kẹp dao lên máy nhanh chóng và chắc chắn. c-/ Đối với những dụng cụ cắt có rãnh thoát phoi phải bảo đảm yêu cầu : . Thoát phoi dễ dàng . . Điều kiện cuốn phoi tốt. . Đủ không gian chứa phoi. . Đồng thời, phải bảo đảm độ bền của dao tốt. d-/ Bảo đảm tính công nghệ của dao được tốt. e-/ Chọn sơ đồ mài sắc dao hợp lý, mài lại dễ dàng và có khả năng phục hồi lại dao khi bị hư hỏng. IV. Yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế dao cắt: Nhằm bảo đảm các điều kiện như: . Chất lượng dụng cụ cắt. . Độ cứng vững của dụng cụ. . Điều kiện độ chính xác, độ bóng gia công Những yêu cầu về chất lượng của dao, được quy định trong điều kiện kỹ thuật.(trên bản vẽ chế tạo dao chỉ ghi một số điều kiện kỹ thuật chủ yếu, còn các điều kiện khác cần ghi rõ trong thuyết minh). Khi thiết kế dao, để quy định điều kiện kỹ thuật cho dao, nhà thiết kế phải căn cứ vào yêu cầu về chất lượng dao, đồng thời phải chú ý đến khả năng kỹ thuật trong điều kiện thực tế sản xuất như : thiết bị, vật liệu, trình độ kỹ thuật của công nhân, dụng cụ kiểm tra, để từ đo, mới có thể đưa ra các điều kiện kỹ thuật hợp lý. Các điều kiện kỹ thuật chung bao gồm : a-/ Quy định vật liệu làm dao : phần làm việc, phần thân. b-/ Độ cứng sau khi nhiệt luyện. c-/ Độ nhẵn: mặt trước, mặt sau, chuẩn định vị, chuẩn đo lường, chuẩn lắp ghép d-/ Quy định các khuyết tật cho phép trên các bề mặt quan trọng: không có vết rạn nứt, vết cháy,v.v e/-Dung sai các góc độ dao (, , , ). f/- Sai lệch cho phép của các kích thước: - Kích thước chung. - Kích thước cơ bản. - Các mặt định vị và kẹp chặt. - Kích thước prôfin dao. - Bước răng. - Độ cone. - Mô đuyn. - Một số kích thưóc khác có ảnh hưởng đến việc định vị và kẹp chặt dao: + Đường kính lỗ gá, độ côn, độ ô van của lỗ gá + Độ vuông góc của tâm lỗ và mặt đầu. + Sự phân bố lưỡi cắt so với trục và hình dáng dao. g/- Ghi nhãn hiệu dao: cần ghi rõ : - Tên hay ký hiệu nhà sản xuất. - Vật liệu làm dao (phần cắt). - Các kích thước cơ bản. Mục đích để khi công nhân sử dụng không bị nhằm lẫn. h/- Điều kiện đóng gói, điều kiện thử nghiệm dao (phần này ghi trong thuyết minh, trong bản vẽ chế tạo không ghi). . HỌC TRÌNH IV THIẾT KẾ DAO CẮT § 1- CƠ SỞ ĐỂ THIẾT KẾ DAO CẮT. I. Sự cần thiết phải thiết kế dao cắt: Trong quá trình công nghệ gia công cơ, dụng cụ cắt là yếu tố rất quan. chế tạo được con dao thật hợp lý trong quá trình sử dụng. Có như vậy, mới bảo đảm được năng suất và chất lượng gia công cao. II. Trình tự thiết kế dao cắt: Thiết kế dụng cụ cắt bao gồm: việc. tiết diện. g-/ Quy định điều kiện kỹ thuật của dao. (đây là mật lệnh của nhà thiết kế để đưa đến độ chính xác về chế tạo). III. Những chú ý khi thiết kế dao : Khi thiết kế dao cắt, cần chú

Ngày đăng: 23/07/2014, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w