Khám phá di sản văn hóa thế giới mới tại Việt Nam Những khối đá lớn xếp chồng lên nhau không cần chất kết dính đã tạo nên công trình lớn của triều đại nhà Hồ, trải qua hơn 600 năm vẫn hiện uy nghi giữa đất trời Thanh Hóa. Trong một ngày đẹp trời giữa tháng 7, chúng tôi từ biển Sầm Sơn hướng về phía Bắc Thanh Hóa để đến với thành nhà Hồ, di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam vừa được UNESSCO công nhận vào hồi tháng 6. Thành nhà Hồ hiện thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, từ thành phố Thanh Hóa, theo Quốc lộ 45 ngược lên phía Bắc (cách Hà Nội khoảng 150 km). Khu di tích được Hồ Quý Ly xây dựng năm 1397, vào đời vua Trần Thuận Tông (1388 - 1398). Thành nhà Hồ còn được gọi với cái tên là Tây Đô, từng là kinh đô của đất nước vào thời kỳ cuối triều Trần và triều Hồ. Giữa những cánh đồng rộng mênh mông, bầu trời xanh trong vắt, cổng thành hiện lên sừng sững. Hình ảnh gợi lên vị thế uy phong của triều đại ngắn ngủi nhất trong lịch sử Việt Nam (1400 - 1407) Mặt trước cổng chính của thành nhà Hồ. Cổng thành nhìn từ phía trong ra. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng bằng đá lớn và độc đáo ở Việt Nam. Toàn bộ công trình được xây dựng trên một diện tích, với hai mặt Nam - Bắc dài 900 m, Đông và Tây dài 700 m. Những khối đá lớn có chiều cao khoảng 1 m, dày 20- 30 cm được chồng lên nhau tạo thành những tường thành cao 7-10m, vững chãi bao quanh 4 phía khu di tích. Đó là những tảng đá có màu xanh, được đẽo rất vuông, có tấm dài tới 5,1 m, rộng 1,59 m, cao 1,3 m. Điều đặc biệt là những phiến đá này được xếp chồng lên nhau mà không cần chất kết dính nào. Hơn 600 năm đã trôi qua với bao vật đổi sao dời, những phiến đá vẫn vững chãi uy nghi.Như chứng minh rằng, dù chỉ xuất hiện trong lịch sử với một quãng thời gian quá ngắn, nhưng triều đại nhà Hồ, với những cái tên như Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng Những khối đá chồng lên nhau tạo nên công trình kiến trúc đồ sộ. Đứng từ trên cổng thành, giữa mênh mông đất trời, nhìn về phía xa xa thấp thoáng những cổng thành nhỏ ở các phía Đông, Tây, Bắc. Các cửa thành ở mỗi hướng được xây dạng cửa cuốn, có 3 vòm, vòm ở giữa to vượt trội so với hai vòm bên cạnh. Từ trung tâm của thành nhà Hồ nhìn về phía Nam. Các cổng thành ở 3 phía còn lại. Ngay sau khi thành nhà Hồ được công nhận là di sản văn hóa thế giới, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã đưa công trình trở thành điểm du lịch trọng tâm của tỉnh. Ngay trước cổng thành, với giá vé 10.000 đồng, du khách sẽ được hướng dẫn viên du lịch giải thích cặn kẽ lịch sử hình thành và giá trị của công trình. Chính vì thế, những ngày này lượng khách du lịch đến với thành nhà Hồ khá đông đảo. Không ít bạn trẻ đã đi xe máy đến đây để khám phá công trình đá độc đáo này. Những bó hoa huệ được đặt trên cổng thành như lòng thành kính của thế hệ sau đối với nh à Hồ. Giới trẻ khám phá thành nhà Hồ. Thủy Nguyên . Khám phá di sản văn hóa thế giới mới tại Việt Nam Những khối đá lớn xếp chồng lên nhau không cần chất kết dính. giữa đất trời Thanh Hóa. Trong một ngày đẹp trời giữa tháng 7, chúng tôi từ biển Sầm Sơn hướng về phía Bắc Thanh Hóa để đến với thành nhà Hồ, di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam vừa được. thành ở 3 phía còn lại. Ngay sau khi thành nhà Hồ được công nhận là di sản văn hóa thế giới, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã đưa công trình trở thành điểm du lịch trọng tâm của tỉnh. Ngay