1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Những ngọn núi huyền bí ở An Giang potx

12 356 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 417,05 KB

Nội dung

Những ngọn núi huyền bí ở An Giang Các hang động bí ẩn, những hồ nước nhân tạo, tượng đá hình con voi mang đến vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí cho các ngọn núi của vùng đất này. Núi Cấm Núi Cấm hay Thiên Sơn Cầm là ngọn núi cao nhất (710m), lớn nhất nằm trong dãy Thất Sơn thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Có 2 giả thuyết về tên của ngọn núi được truyền lại: Trước kia núi Cấm rất hiểm trở, nhiều thú dữ, nên người dân quanh vùng tự cấm mình và con cháu xâm phạm đến khu vực đó. Truyền thuyết khác gắn với việc ngày xưa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi đánh phải chạy lên núi trốn. Để an toàn, vua truyền lệnh không cho bất cứ ai lên núi. Từ đó núi có tên là núi Cấm. Quang cảnh núi Cấm tuyệt đẹp và lãng mạn với suối Thanh Long quanh năm hiền hoà chảy, cao nguyên núi Cấm bao la, Động Thuỷ Liêm bí ẩn, Vồ bạch tượng uy nghi (tảng đá lớn có hình con voi trắng), chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh cổ kính. Núi Sam Chùa Tây An trên núi Sam. Núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Tên ngọn núi xuất phát từ việc nhìn từ xa, dáng núi trông như một con Sam đen bám trên đồng xanh mênh mông. Ngoài ra, còn có truyền thuyết cho rằng xưa kia nơi đây từng là hòn đảo giữa biển. Trên đảo có nhiều sam nên được gọi là “Học lãnh Sơn” - núi con Sam. Núi Sam có diện tích khoảng 280ha, với độ cao vừa 241m. Đường lên núi có độ dốc vừa phải và rợp bóng mát của cây xanh. Du khách có thể đi bộ hay thuê xe ôm lên đỉnh núi. Từ trên đỉnh núi sam nhìn xuống thị xã Châu Đốc hiện ra tuyệt đẹp với những ngôi nhà dựng dọc dòng kênh trong lành và thơ mộng. Ngoài nét đẹp của ngọn núi toạ lạc giữa đồng bằng, núi Sam còn “ghi dấu” với nhiều công trình kiến trúc như Chùa Tây An, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang… và nhiều thắng cảnh đẹp như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ…Đặc biệt là Miếu Bà Chúa Xứ, công trình kiến trúc rất đẹp và tôn nghiêm. Hàng năm lễ hội Vía Bà Chúa Xứ – Núi Sam tổ chức vào tháng 4 âm lịch thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước đến hành hương. Rừng tràm Trà Sư Rừng tràm Trà Sư là khu rừng ngập nước tiêu biểu của vùng Đồng bằng sông Cửu long thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Thời điểm tham quan nơi đây đẹp nhất rơi vào khoảng từ tháng 9 đến giáp Tết. Lúc đó, mực nước tại khu rừng dân cao khoảng 3- 4m che khuất những con đường và phủ một tấm thảm màu xanh ngút ngàn của bèo cám. Có hai cách để khám phá rừng tràm là dong xe máy theo con đường đê hay lênh đênh trên vỏ lãi. Mỗi phương án đều có cái hay riêng. Nhưng đi giữa một khu rừng nước nổi thì việc từng nhịp chèo khuấy động “tấm màn bèo”, việc thỉnh thoảng dùng tay những bông điên điển nhuộm vàng mặt nước hay nghe hướng dẫn viên không chuyên giới thiệu những cái hay, cái lạ của nơi này thú vị hơn . Đến đây, du khách cũng được thưởng thức những món ăn đặc trưng sông nước như cá linh nướng, món cá lóc hấp bầu, gà rừng nướng muối ớt, cua đồng chấm mắm me, cá lóc rừng cuốn lá sen bẻ nướng trui Núi Cô Tô - Tức Dụp Cô Tô hay còn gọi là núi Tô, Phượng Hoàng Sơn cũng thuộc dãy Thất sơn. Có rất nhiều truyền thuyết gắn với tên của ngọn núi. Chuyện kể rằng, khi trời đất còn tối tăm, các tiên ông từ núi Cấm, núi Giày đã cùng nhau khiêng từng phiến đá xếp chồng lên nhau, xếp mãi cho đến lúc bình minh thì thành hình núi Cô Tô. Vì là những chồng đá lên nhau, giữa lòng núi hình thành nhiều hang động, ngõ ngách (người địa phương gọi là “lò ảng”) bí ẩn. Một giả định khác không gắn với truyền thuyết là do núi có hình dáng giống như cái tô lật úp, nên gọi là núi Tô. Đồi Tức Dụp, một ngọn núi nhỏ nằm phía tây núi Cô Tô lại gắn với câu chuyện về sự tinh nghịch của những nàng tiên. Vào một đêm trăng sáng, các nàng tiên hạ phàm xuống núi Cô Tô chơi. Sau những trò vui bất tận, các nàng rủ nhau ném đá từ trên núi xuống. Đến khi ánh trăng khuất dần thì một trái núi nhỏ cũng hiện lên trong bóng đêm. Trái núi nhỏ ấy được đặt tên là “Đồi nước đêm”, người Khmer gọi là “Tức Chúp”, còn người Việt thị đọc trại thành “Tức Dụp”. Đường lên đỉnh núi tuyệt đẹp với những khúc cua khuất, nhà lá đơn sơ, làn gió mát thơm hương lúa non. Trên núi có một di tích nổi tiếng là sân Tiên. Nơi đây có dấu chân tiên, tương truyền đó là dấu chân sau của Phật, còn chân trước thì nằm ở động Thủy Liêm trên núi Cấm. Tiếp đó là điện Năm Căn, một ngôi điện nhỏ, xưa cũ nằm ẩn mình dưới những tảng đá to và những bóng đại thụ cao ngút. Núi cô tô đẹp nhất vào những đêm trăng sáng. Khi ấy, ánh trăng như dát bạc lên từng ngọn cỏ, giọt nước của hai con suối Ô Thum, Ô Sora So và hồ Soai So tạo nên một bức tranh hoang sơ và hùng vĩ. Núi Sập Núi Sập thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, cách thành phố Long Xuyên khoảng 26km. Tuy là một ngọn núi không cao lắm nhưng, nhưng núi Sập vẫn giữ được cho mình nét hoang dã bởi tán cây rừng bao phủ những hồ nước rộng lớn quanh chân núi. Sườn phía tây của núi Sập có danh thắng bậc nhất của vùng núi Thoại Sơn là hồ số 1, hồ số 2, hồ Ông Thoại. Ba hồ nước này được tạo ra cách đây vài năm khi con người đến đây khai thác đá. Dọc theo triền núi, du khách có dịp tản bộ tham quan các ngôi chùa rải rác, hay cảm nhận được nét thơ mộng của núi trong Hang dơi do các tảng đá lớn gộp thành. Rừng tràm Bình Minh [...]...Rừng tràm Bình Minh thuộc địa bàn 2 xã Lương An Trà và xã An Tức, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang Tuy cũng thuộc hệ sinh thái rừng nước ngập, nhưng rừng tràm Bình Minh không thu hút nhiều loại đông vật như rừng tràm Trà Sư Rừng có 3 tầng Tầng 1 gồm những cây tràm thẳng đứng, cao từ 15 - 20 m Xen kẽ tràm là các loài cây khác như: gừa, mật cật, cà dăm... thân lùm như mua, sậy, đế, dây cương, choại Tầng dưới cùng là nơi sinh sống của các loài thủy sản như tôm, cá, cua Cách thưởng ngoạn rừng tràm là buông cần trên những chiếc xuồng nhỏ Sự yên tĩnh của rừng, sự tĩnh lặng của tâm hồn khiến mọi cảm giác lo âu, mệt mỏi bị đẩy lùi an huỳnh . Những ngọn núi huyền bí ở An Giang Các hang động bí ẩn, những hồ nước nhân tạo, tượng đá hình con voi mang đến vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí cho các ngọn núi của vùng đất này. Núi Cấm Núi. là một ngọn núi không cao lắm nhưng, nhưng núi Sập vẫn giữ được cho mình nét hoang dã bởi tán cây rừng bao phủ những hồ nước rộng lớn quanh chân núi. Sườn phía tây của núi Sập có danh thắng. Để an toàn, vua truyền lệnh không cho bất cứ ai lên núi. Từ đó núi có tên là núi Cấm. Quang cảnh núi Cấm tuyệt đẹp và lãng mạn với suối Thanh Long quanh năm hiền hoà chảy, cao nguyên núi

Ngày đăng: 23/07/2014, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w