1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế bài giảng Địa Lý 11 nâng cao tập 2 part 2 pdf

20 296 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 3,44 MB

Nội dung

Trang 1

II HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP Kiém tra bai ci

1 Trinh bay vai trò của LB Nga trong Liên bang Xô viết trước đây Nền kinh tế của LB Nga gặp những khó khăn gì trong thập niên 90 của thế kỉ XX? 2 Trình bày những thành tựu kinh tế của LB Nga đạt được sau năm 2000 3 Dựa vào hình 10.7 và bảng 10.4 hãy nhận xét về sự phát triển kinh tế của

LB Nga Nêu những nguyên nhân chủ yếu giúp cho nền kinh tế LB Nga

phát triển từ sau năm 2000 Mở bởi

Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm các ngành kinh tế của

LB Nga, một số vùng kinh tế quan trọng của LB Nga và mối quan hệ Nga — Việt trong bối cảnh quốc tế mới Hoạt động của GV va HS Nội dung chính Hoạt động 2: Tìm hiểu về các ngành kinh tế của LB Nga Phuong an 1; GV kẻ bảng, chia nhóm và

giao nhiệm vụ cho các nhóm nghiên cứu

về các ngành, sau đó đại diện nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý bổ sung, GV chuẩn xác kiến thức

II- CAC NGANH KINH TE Nganh kinh té Dac diém 1 Công nghiệp 2 Nông nghiệp 3 Dịch vụ

Phương án 2: GV hướng dẫn HS nghiên

cứu theo theo trình tự SGK CH: Công nghiệp có vai trò và cơ cấu như thế nào? (Gồm cả các ngành truyền thống và hiện đại) 1 Công nghiệp

a) Vai trò chủ đạo trong nền kinh tế b) Cơ cấu: đa dạng

Trang 2

Ngành khai thác dầu khí có tiểm lực đổi dào, hằng năm mang lại nguồn

ngoại tệ lớn cho đất nước

CH: Quan sát biểu đồ hình 10.8, em hãy nêu sự phát triển ngành khai thác

dau cia LB Nga

(Từ 1999 đến 2005 sản lượng dầu mỏ khai thác của LB Nga liên tục tăng

Năm 1999 khai thác được 302 triệu tấn thì năm 2005 đã đạt 470 triệu tấn (tăng

55,6%)

GV: Năm 2006, sản lượng khai thác đạt

hơn 500 triệu tấn dầu và 587 tỉ mỶ khí

tự nhiên, đứng đầu thế giới

Ngành truyền thống: Năng lượng, chế

tạo máy, luyện kim, khai thác vàng và

kim cương, khai thác gỗ và sản xuất giấy, bột xenlulô, sản xuất thiết bị tàu biển, thiết bị mỏ

- lrong ngành công nghiệp năng lượng

thì công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn của nền kinh tế mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước

GV treo bảng “Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của LB Nga” Năm 1995 2001 2003 2005 Sản phẩm Dầu mỏ (triệu tấn) 305,0 340,0 400,0 470,0 Than (triệu tấn) 270.8 273,4 294,0 298,3 Điện (ti kWh) 876,0 847,0 883,0 953,0 Giấy (triệu tấn) 4,0 56 6,4 1,5 Thép (triệu tấn) 48,0 58,0 60,0 66,3

CH: Dựa bảng số liệu trên, em hãy cho

biết sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sự phát triển như thế

Trang 3

Từ 1995 đến 2005 mức tăng sản lượng của: + Dầu mỏ từ 305 triệu tấn — 470 triệu tấn (tăng 154,1%) + Than từ 270,8 triệu tấn —> 298,3 triệu tấn (tăng 110,2%) + Điện từ 876 tỉ kWh —> 953 tỉ kWh (tăng 108,8%) + Giấy từ 4 triệu tấn -> 7,5 triệu tấn (tang 187,5%) + Thép từ 48 triéu tin — 66,3 triệu tấn (tang 138,1%)

(LB Nga là cường quốc về công nghiệp

vũ trụ và công nghiệp quân sự)

CH: Dựa vào bình 10.10, em hãy nêu sự phân bố các trung tâm công nghiệp

chính ở LB Nga

(HS lên bảng xác định vi trí các trung tâm công nghiệp chính ở LB Nga trên bản đồ, sau đó nhận xét khái quát về sự phân bố đó, tập trung nhiều ở đâu?)

- Sản lượng các sản phẩm công nghiệp

tăng nhanh

* Các ngành công nghiệp hiện đại

đang được chú ý phát triển: điện tử,

sản xuất máy tính, máy bay thế hệ

mới, công nghiệp hàng không vũ trụ

c) Phan bố: Tập trung nhiều ở đồng bằng Đông Âu, U-ran, Tây Xi-bia, dọc

các đường giao thông quan trọng

2 Nông nghiệp

- Điều kiện: Có quỹ đất nông nghiệp lớn (hơn 200 triệu ha), có khả năng

trồng nhiều loại cây và phát triển chăn

nuôi

Trang 4

CH: Dựa vào nội dung mục 2 trong

SGK trang 105, em hãy nêu tên và sự

phát triển các sản phẩm nông nghiệp

chính của LB Nga

(Cây công nghiệp chủ yếu là hướng dương, củ cải đường) Cụ thể, từ 1995 đến 2005 sản lượng của: + Lương thực: 62 triệu tấn — 78,2 triệu tấn (tăng 26,1%) + Củ cải đường: 10,5 triệu tấn —> 21,4 triệu tấn (tăng 103,8%) + Khoai tây: 31,9 triệu tấn — 37,3 triệu tấn (tăng 16,9%) + Rau các loại: 10 triệu tấn — 15,2 triệu tấn (tăng 52%)

- Sản phẩm chính: lúa mì, khoai tây, cây công nghiệp, rau quả, các sản

phẩm chăn nuôi

- Nhìn chung các sản phẩm có mức

tăng khá

Năm 2005 sản lượng đạt:

+ 78,2 triệu tấn lương thực (năm 2005

LB Nga xuất khẩu được trên 10 triệu

tấn lương thực)

+ 2,5 triệu tấn hạt hướng dương

+ 21,4 triệu tấn củ cải đường + 37,3 triệu tấn khoai tây

Trang 5

CH: Dựa vào nội dung SGK và sự hiểu

biết của mình, em hãy nêu một số nét

chính về ngành dịch vụ của LB Nga Đặc biệt là:

+ Đường sắt xuyên Xi-bia, đường sắt

BAM (Bai-can — A-mua)

+ Hệ thống đường xe điện ngầm ở

Mat-xcơ-va

GV: Trong các mặt hàng xuất khẩu thì

nguyên liệu và năng lượng vẫn chiếm tỉ lệ cao, hơn 60% giá trị xuất khẩu

Các trung tâm dịch vụ lớn là Mát-xcơ-va, Xanh-Pê-téc-bua

Chuyển ý: Trong quá trình phát triển,

trên đất nước LB Nga đã hình thành nên một số vùng kinh tế quan trọng Trong

mục III sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về

các vùng kinh tế này

Hoạt động 3: Tìm hiểu các vùng kinh

tế quan trọng của LB Nga

Chuyển ý: Việt Nam — Liên Xô đã

từng là các đối tác chiến lược Trong bối cảnh quốc tế mới, mối quan hệ Nga - Việt được thể hiện như thế nào?

Chúng ta tìm hiểu vấn đề này ở mục

IV sau đây

3 Dịch vụ

- Cơ sở hạ tầng giao thông tương đối

phát triển với đủ loại hình

Trang 6

Hoạt động 4: Tìm hiểu mối quan hệ Nga |IV QUAN HỆ NGA - VIỆT - Việt trong bối cảnh quốc tế mới TRONG BOI CANH QUOC TE

MOI

GV yêu cầu HS đọc nội dung mục IV để | Hai nước khẳng định:

rut ra các đặc điểm chính trong quan hệ -Tiếp nối quan hệ chiến lược Xô -

Nga - Việt hiện nay Việt trước đây, quan hệ Nga - Việt

thập kỉ 90 của thế kỉ XX

-Nâang lên tầm cao mới của đối tác

chiến lược vì lợi ích cả hai bên

-Đưa kim ngạch buôn bán 2 chiều Nga - Việt từ 1,1 tỉ USD (năm 2005) lên 3 tỉ USD vào những năm gần nhất

(Cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa | -Hợp tác trên nhiều mặt, toàn diện

học, kĩ thuật) IV ĐÁNH GIÁ

1 Dựa vào bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA LB NGA (Đơn vị: triệu tấn) Năm 1995 1998 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2005 Sản 62,0 46,9 53,8 64.3 83,6 92,0 78,2 lượng Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng lương thực của LB Nga qua các năm Rút ra nhận xét

2 Hãy nêu các ngành công nghiệp nổi tiếng của LB Nga và cho biết LB Nga

đã hợp tác với Việt Nam trong những ngành công nghiệp nào (trước đây và hiện nay)

V HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

Trang 7

Vi PHU LUC

Quan hé hizu nghi Viét - Nga

Liên Xô là một trong những nước đầu tiên trên thế giới công nhận và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đặt nền móng cho tình hữu nghị bền chặt và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước sau này

Ngay từ những ngày đầu lập nước, việc phát triển quan hệ với Liên Xô luôn

là một trọng tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Ngày 10/3/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết quốc thư, cử ông Nguyễn Lương Bằng làm Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô Và

tháng 7/1955, sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ

nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ nước ta sang thăm Liên Xô nhằm củng cố tình đoàn kết hữu nghị, tăng cường mối quan

hệ kinh tế, văn hóa giữa hai nước

Nhân dân Liên Xô cũng luôn dành cho nhân dân Việt Nam những tình cảm nồng thắm và sự giúp đỡ hào hiệp Trong những năm tháng cam go nhất của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ chí

tình của nhân dân Liên Xô Không chỉ giúp đỡ về tiền bạc, hiện vật, các chuyên

gia Liên Xô còn sang tận nơi giúp Việt Nam phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Nhiều công trình do Liên Xô giúp xây dựng đã gắn bó với bao thế hệ người dan

Việt Nam, đến nay vẫn phát huy hiệu quả tích cực (như Nhà máy thuỷ điện Thác Bà, Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Trường Đại học Bách Khoa, Bệnh viện Hữu

nghị Việt - Xô ) Hàng chục ngàn cán bộ Việt Nam được đào tao tại Liên Xô đã

trở thành những cán bộ chủ chốt, những chuyên gia giỏi trên nhiều lĩnh vực Quan hệ hợp tác giữa hai nước cũng sớm được quan tâm thúc đầy, khởi đầu

bằng việc kí Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại Việt - Xô ngày 18/6/1955

Chỉ 5 năm sau đó, kim ngạch buôn bán hai chiều đã tăng lên gấp 13 lần (năm 1955 chỉ đạt 5 tỷ rúp) Và giai đoạn 1976-1980, khối lượng trao đổi hàng hóa giữa hai nước bằng 20 năm trước cộng lại Những năm cuối thập ki 80, Liên Xô

thường chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu và 60% kim ngạch nhập khẩu

của Việt Nam Tình cảm đoàn kết, gắn bó và quan hệ hợp tác tốt đẹp về nhiều

mặt Việt - Xô đã đặt nền móng vững chắc cho quan hệ Việt - Nga sau này tiếp tục phát triển lên tầm cao mới

Trang 8

hệ hai nước dần phục hồi và ngày càng phát triển mạnh mẽ, toàn diện Việc kí

Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga ngày 16/6/1994, nhân chuyến thăm Nga của Thủ tướng

Võ Văn Kiệt, đã mở ra một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hai nước

Tiếp đó, các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai bên diễn ra thường xuyên Đặc biệt, chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tới Liên bang

Nga tháng 8/1998 đã tạo bước đột phá mới trong quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa

hai nước Lần đầu tiên, Tổng thống Nga Boris Yeltsin khẳng định Nga coi Việt Nam là đối tác chiến lược ở Đông Nam Á Và khuôn khổ quan hệ Việt - Nga trong thế kỉ XXI đã được chính thức hóa bằng việc kí Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược nhân dịp Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Việt Nam (28/2 đến 2/3/2001) Việt Nam và Liên bang Nga đã kí hơn 30 văn kiện cấp Nhà nước và Chính phủ, một cơ sở pháp lí đồ sộ cho sự phát triển quan hệ hợp tác,

hữu nghị giữa hai nước trong giai đoạn mới

Cùng với quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở LB

Nga, quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước không ngừng phát triển Đặc biệt từ năm 1994, kim ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam-LB Nga đạt khoảng

500 triệu USD, năm 2002 đạt 700 triệu USD, năm 2003 đạt 651,3 triệu USD và

năm 2004 xấp xi 700 triệu USD Hai nước đặt mục tiêu nâng kim ngạch hai

chiều lên 1 tỉ USD trong những năm tới

Tính đến tháng 4/2004, không kể liên doanh dầu khí Vietsovpetro, Nga có

46 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng số vốn 251 triệu USD, đứng thứ 21 trong tổng số 64 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam Riêng công nghiệp dầu

khí đã chiếm hơn 24% tổng vốn đầu tư của Nga vào Việt Nam Liên doanh Vietsovpetro thành lập năm 1981 đến nay vẫn tiếp tục là biểu tượng của sự hợp

tác Việt-Nga, là trụ cột của ngành thăm dò và thai thác dầu khí của Việt Nam

Đứng sau lĩnh vực dầu khí là sự hợp tác về các ngành xây dựng và thủy sản Ngoài ra, Nga còn tham gia thiết kế, cung cấp, hỗ trợ cho nhiều công trình

năng lượng ở Việt Nam Điển hình là Nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhà máy

thủy điện Yaly, nhà máy thủy điện Sêsan-3 Nga cũng thành lập các xí nghiệp liên doanh trồng, chế biến, đóng gói, tiêu thụ chè cũng như cung cấp sang Nga khoảng 5.000 tấn chè mỗi năm Tại Việt Nam hiện có gần 30 xí nghiệp liên doanh Nga-Việt, với tổng đầu tư gần 120 triệu USD hoạt động trong các ngành

Trang 9

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có 11 dự án đầu tư sang Nga với tổng vốn

33 triệu USD, chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng Hai bên tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh,

thúc đẩy xúc tiến bn bán, hồn thiện cơ chế tín dụng, thanh toán nhằm mở rộng hợp tác Nga - Việt

Ngoài ra, hai bên cũng tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực: kĩ thuật quân

sự, văn hóa, giáo dục, khoa học, thể dục thể thao Mỗi năm, hàng trăm sinh viên

Việt Nam tiếp tục sang Nga học tập Và rất nhiều hoạt động giao lưu, trao đổi,

hợp tác văn hóa giữa hai nước được tổ chức thường xuyên đã góp phần củng cố,

tăng cường hơn nữa sự gắn bó giữa hai dân tộc Nga - Việt

Quan hệ Nga - Việt được xây dựng và phát triển trên nền tảng của tình hữu nghị gắn bó giữa hai dân tộc và đã được kiểm chứng bởi thời gian Tiếp tục củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, sự hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Liên bang Nga trên tinh thần đối tác chiến lược, không chỉ vì lợi ích của

nhân dân hai nước mà còn góp phần vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở

khu vực và trên thế giới

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trong chuyến thăm Nga tháng 10/2002 đã

khẳng định rằng: "Từ lâu, nhân dân hai nước chúng ta đã gắn bó chặt chẽ với

nhau bởi mối tình hữu nghị bền chặt và quan hệ hợp tác tốt đẹp về nhiều mặt Mối quan hệ thắm thiết đó được thử thách qua nhiều thập kỉ, trở thành tài sản

quí báu và là nhân tố vô cùng quan trọng để tiếp tục đưa quan hệ hai nước lên

tầm cao mới"

Trang 10

BÀI 10 LIÊN BANG NGA (tiếp theo)

Tiét 4 THUC HANH

TIM HIEU SU THAY DOI KINH TE CUA LB NGA

I MUC TIEU

Sau bai hoc, HS can: 1 Kiến thức

e Biết phân tích bảng số liệu để thấy sự thay đổi của nền kinh tế LB Nga

e Nhận biết được LB Nga vẫn là cường quốc kinh tế

2 Kĩ năng

e Vẽ biểu đồ

e Phân tích các số liệu để nhận xét và giải thích

II CÁC THIET BI DAY HOC CAN THIET

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi GDP bình quân đầu người và giá trị ngoại

thương của LB Nga được vẽ theo bảng số liệu số 10.6 và 10.7 trong bài lll HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

Kiểm tra bởi cũ

1 Dựa vào bảng số liệu sau:

Trang 11

2 Hãy nêu các ngành công nghiệp nổi tiếng của LB Nga và cho biết LB Nga

đã hợp tác với Việt Nam trong những ngành công nghiệp nào? (trước đây và hiện nay)

Mở bởi

Trong bài thực hành hôm nay chúng ta sẽ tiến hành phân tích tình hình thay

đổi kinh tế của LB Nga

Hoạt động I: Vẽ biểu đô về sự thay đổi GDP và GDP/người của LB Nga

Bước 1: Giáo viên nên bổ sung thêm bảng 10.6-a Ti trọng của ba khu vực kinh tế trong GDP của LB Nga thời kì 1997 — 2005 và nêu yêu cầu của hoạt

dong 1

GV gợi HS phát biểu, cho biết đối với mỗi bảng số liệu có thể sử dụng hình thức biểu đồ nào để thể hiện

Giáo viên chuẩn xác:

- Với bảng số liệu 10.6-a: TỈ trọng ba khu vực kinh tế trong GDP (%), thời gian

diễn biến qua 5 năm nên phải sử dụng hình thức BIỂU DO MIEN dé thé hién - Với bảng số liệu 10.6: GDP bình quân đầu người (USD) qua các năm, ta có

thể sử dụng biểu đồ đường (đồ thị) hoặc biểu đồ cột để thể hiện Song tốt nhất là dùng biểu đồ đường

Bước 2: Học sinh vẽ biểu đồ Nếu lớp có trình độ, kĩ năng chưa cao thì có thể phân lớp thành 2 nhóm học sinh, mỗi nhóm vẽ 1 biểu đồ (biểu đồ còn lại về

nhà vẽ nốt) Khi học sinh dưới lớp vẽ, giáo viên cho 2 học sinh thuộc 2 nhóm

lên bảng vẽ biểu đồ

Bước 3: Các học sinh nhận xét đánh giá phần thể hiện của các bạn trên bảng

GV tổng hợp ý kiến và đưa bản vẽ chuẩn xác ra để học sinh đối chiếu Sau đây là bản vẽ chuẩn xác:

a) Vẽ biểu đồ tỉỈ trọng ba khu vực kinh tế trong GDP (%) dua vào bảng số

Trang 12

100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 xế: Z Ov 1997 2000 2002 KVI L¡ KVII E1 KVIII 2004 2005 Năm „ƒ

BIEU ĐỒ TỈ TRỌNG BA KHU VUC KINH TE TRONG GDP (%) CUA LB NGA

Trang 13

Cách 2: vẽ theo dạng biểu đồ đường (tốt nhất) GDP/người (USD) 7000 4 6523 6000 5 5000 + 4042 4000 + 3896 3000 ¬ 2000 ¬ 1000 ¬ 0 i i i i i _ 1985 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 Nam BIỂU ĐỒ GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CUA LB NGA Nhận xét:

GDP bình quân đầu người là một chỉ số cơ bản thể hiện tình hình phát triển

của nền kinh tế và đời sống chính trị của LB Nga

Trước năm 1990 nền kinh tế LB Nga phát triển ổn định, GDP/người liên tục

tăng Năm 1985 trung bình đạt 3896 USD/người và năm 1990 đã đạt 6523 UST/người

Sau năm 1990, nền kinh tế Liên Xô rơi vào suy thoái, tình hình chính trị bất

ổn mà đỉnh cao của cuộc khủng hoảng chính trị là sự tan rã của Nhà nước

Liên bang Xô viết GDP/người của LB Nga sụt giảm, năm 1995 trung bình

đạt 2347 USD/người và năm 2000 chỉ còn 1784 USD/người

Cũng năm 2000, V Putin chính thức trở thành Tổng thống LB Nga Nhờ

thực hiện hiệu quả chiến lược kinh tế mới và nhờ giá nhiên liệu tăng cao,

LB Nga đã dần từng bước vượt qua cơn khủng hoảng kinh tế, GDP đã có

sự tăng trưởng đáng kể và nhờ vậy, GDP/người đã ngày một gia tăng Ngay năm 2001 GDP/người đã đạt 2118 USD/người tăng 18,7% so với năm 2000, và năm 2004 GDP/người đã đạt 4042 USD/người tăng gần 2,3

lần so với năm 2000

Trang 14

Hoạt động 2: Vẽ biểu đô về sự thay đổi giá trị xuất, nhập khẩu của LB Nga

Bước I: Giáo viên nêu yêu cầu của hoạt động 2, gọi HS phát biểu, cho biết

đối với bảng số liệu 10.7 trong bài có thể sử dụng hình thức biểu đồ nào để

thể hiện

Giáo viên chuẩn xác có thể vẽ theo 2 cách:

- Cách 1: Sử dụng hình thức BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG để thể hiện giá trị xuất khẩu

và nhập khẩu Khoảng giao nhau giữa 2 đường chính là cán cân thương mại

- Cách 2: Sử dụng hình thức BIỂU ĐỒ NHÓM CỘT để thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại của LB Nga

Bước 2: Học sinh vẽ biểu đồ Nếu lớp có trình độ, kĩ năng chưa cao thì có thể

phân lớp thành 2 nhóm học sinh, mỗi nhóm vẽ biểu đồ theo một cách (cách

vẽ biểu đồ còn lại về nhà vẽ nốt) Khi học sinh đưới lớp vẽ, giáo viên cho 2

học sinh thuộc 2 nhóm lên bảng vẽ biểu đồ theo 2 cách khác nhau

Bước 3: Các học sinh nhận xét đánh giá phần thể hiện của các bạn trên bảng

GV tổng hợp ý kiến và đưa bản vẽ chuẩn xác ra để học sinh đối chiếu Sau đây là bản vẽ chuẩn xác:

Cách 1: Vẽ theo hình thức biểu đồ đường Tỉ USD 300 J 250 - 200 - 150 ¬ —> Năm 1997 2000 2003 2004 2005

Trang 15

Cách 1: Vẽ theo hình thức biểu đồ nhóm cột Ti USD 300 4 Lọ 250 - x w cỗ RY 200 4 > 3 ` 6 By BS 150 1 S © wy = Nag ~~ 2 N N - 100 - \Hð 5x MBE F lệ 50 ¬ NE Ni A ọ SH [NBT ON 1997 2000 2003 2004 2005

RiXuất khẩu Eì Nhập khẩu FI Cán cân thương mai BIỂU ĐỒ GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA LB NGA

Nhận xét:

Từ năm 1997 đến năm 2005 giá trị xuất khẩu của LB Nga gia tăng liên tục Về giá trị nhập khẩu của LB Nga, trừ năm 2000 là năm đầu tiên LB Nga thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” giảm thiểu nhập khẩu để đành ngoại tệ trả nợ nước ngoài, nên giá trị nhập khẩu của LB Nga năm 2000 chỉ là 49 tỉ USD,

giảm 21 tỉ USD so với năm 1997, còn nhìn chung cũng đều tăng qua các năm

Tuy nhiên mức gia tăng giá trị nhập khẩu thấp hơn so với mức gia tăng xuất khẩu, cu thé năm 2005 so với năm 1997 mức gia tăng nhập khẩu đạt 178,6%

trong khi mức gia tăng xuất khẩu đạt 278,4%

LB Nga luôn xuất siêu, cán cân thương mại dương và luôn tăng liên tục Năm

1997 LB Nga xuất siêu 18 tỉ USD thì đến năm 2005 mức xuất siêu của LB Nga

đã đạt 120 tỉ USD bằng 6,7 lần so với năm 1997

Đây là kết quả của việc LB Nga thực hiện thành công chiến lược kinh tế mới

và nhờ giá nhiên liệu tăng cao trên thị trường thế giới

Trang 16

IV ĐÁNH GIÁ

Giáo viên nhận xét tinh thần làm việc của cả lớp trong giờ thực hành, có thể

thu và chấm điểm một số bài của học sinh để động viên và rèn luyện tinh

thần học tập của các em

V HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

Hoc sinh vé nhà hoàn chỉnh bài thực hành

VI PHỤ LỤC

1 “Cú trỏ nợ lịch sử” cua Lién bang Nga

Tám năm sau khi tuyên bố không thể trả được khoản nợ hơn 40 tỉ USD và rơi vào khủng hoảng kinh tế, ngày 21/8/2006 nước Nga đã làm giới tài chính toàn cầu phải bất ngờ khi ngay một lúc rút 22,5 tỉ USD từ ngân sách trả trước thời hạn

hầu như toàn bộ số nợ tồn đọng từ thời Liên Xô cũ Không những thế, để thuyết

phục các chủ nợ trong Câu lạc bộ Paris "gật đầu” cho mình trả nợ sớm, Nga còn sẵn sàng đưa thêm 1 tỉ USD nữa dưới hình thức bồi thường

Thông báo mà Bộ Tài chính Nga đưa ra coi đây là "cú trả nợ lịch sử” bởi mới

§ năm trước đây, nước Nga từng rơi vào cảnh hoảng loạn vỡ nợ Vào "ngày thứ năm đen tối" (13/8/1998), chỉ trong vòng 40 phút, giá cổ phiếu trên thị trường

chứng khoán Mát-xcơ-va đã tụt giảm 10% Sự đình đốn của nền kinh tế cùng tình trạng nợ chồng chéo giữa các công t¡ đã đẩy nên kinh tế Nga đến bên bờ vực sụp đổ Trong quyết định đầy khó khăn, chính phủ Nga đã phải tuyên bố tạm

ngừng trả nợ nước ngoài trong vòng 90 ngày và cấm người nước ngoài mua trái

phiếu ngắn hạn của Nga

Vừa đặt chân vào Điện Kremlin (năm 2000), Tổng thống V Putin đã phải tận dụng tối đa mối quan hệ cá nhân thân thiết với Thủ tướng Đức lúc đó là ông G Schroeder mới được Berlin đồng ý cho giãn nợ Tuy nhiên, phái đoàn của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đến Mát-xcơ-va bàn thảo việc tái cơ cấu nợ của Nga đã bỏ dở chuyến đi mà không hẹn ngày trở lại cho vòng thảo luận mới, sau khi Hạ viện Nga không thống nhất được làm thế nào để trả nợ nước ngoài

Lúc đó, tổng số nợ của Nga đã lên tới 158 tỉ USD, chiếm gần hết GDP của

Trang 17

Giờ đây, các chủ nợ của Nga trong Câu lạc bộ Paris lại phải thất vọng khi Nga đưa ra đề nghị được trả nợ sớm Phản ứng mạnh nhất là Đức, nước chiếm một khoản lớn trong số nợ của Nga đối với câu lạc bộ này (Tổng cộng Nga đã

nợ Câu lạc bộ Paris 44 tỉ USD, trong số đó, nợ Đức lớn nhất, khoảng 7,7 tỉ USD)

Vấn đề là ở chỗ theo thỏa thuận kí năm 1992 thì 19 thành viên của Câu lạc bộ Paris chấp nhận cho Nga thanh toán nợ trong vòng 20 năm, tức là phải đến năm 2012 nước Nga mới trả hết nợ

Theo tính toán của Bộ Tài chính Nga, việc thanh toán nợ trước thời hạn sẽ

giúp Nga tiết kiệm được khoảng 7,7 tỉ đôla chỉ phí trả nợ từ nay đến 2012 Điều

đó đồng nghĩa với việc các chủ nợ của Nga không còn kiếm được lợi nhuận từ

các khoản cho vay

Thế nên, để được các chủ nợ lớn như Đức đồng ý cho thanh toán nợ sớm, Nga đã phải bỏ thêm 1 tỉ USD gọi là đền bù tổn thất cho các chủ nợ

Sau khi trả xong đa số nợ với Câu lạc bộ Paris, nợ nước ngoài của Nga còn lại khoảng 50 tỉ USD, tức là 9% GDP, một con số bình thường với bất cứ nền kinh tế nào Đây là thành công lớn của Nga, cho thấy một hình ảnh mới với những tiềm năng lớn của nước Nga

Giờ đây, hầu hết các nhà kinh tế đều có nhận xét khả quan về viễn cảnh kinh tế của Nga Thậm chí có một số chuyên gia đã đưa ra khái niệm "kì tích kinh tế Nga" Từ chỗ là "con nợ khổng lồ", dự trữ ngoại tệ và vàng của Nga nay đã đạt 246 tỉ USD, đưa nước này lên vị trí thứ tư thế giới về mức dự trữ Thặng dư ngân sách lên tới 27 tỉ USD, đủ sức để Chính phủ rộng tay đưa ra mức tăng chưa từng

có 30% cho lĩnh vực giáo dục và nông thôn, 60% cho chăm sóc sức khoẻ và xây

dựng nhà ở

2 Lợi nhuận từ dổu lửa giúp Nga thanh toón nợ từ thời Xô viết Năm 1998, khi giá dầu mới chỉ có trên dưới 14 USD/thùng, Nga không đủ khả năng trả nợ và phải hạ giá đồng rúp Năm 1999, nợ Chính phủ của Nga lên đến 96% tổng thu nhập quốc dân Nhưng sau đợt quyết toán nợ ngày 21/8/2006, khoản nợ này chỉ còn chiếm 9% GDP

Hiện nay, Nga là nước xuất khẩu khí tự nhiên lớn nhất thế giới và là nước

xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới Với giá dầu lên cao kỉ lục trong thời gian

qua, có lúc vượt ngưỡng 80 USD/thùng (thậm chí tới gan 100 USD/thiing), nha

xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới với diện tích xấp xỉ nửa châu lục này đã

thu được những khoản "tiền tươi" khổng lồ

Trang 18

Chính phủ Nga đang huy động nguồn vốn và tăng chỉ tiêu xã hội, trong khi

đó vẫn giám sát chặt chẽ tốc độ tăng lạm phát Nga đã thành lập một quỹ dự phòng 82 tỉ USD

3 Tắc dụng củo việc trả nợ sớm với nền kinh tế Ngơ

Theo tuyên bố của Bộ Tài chính Nga, việc thanh toán nợ trước thời hạn này sẽ giúp cải thiện uy tín cũng như môi trường đầu tư của Nga

Trên thực tế, một số tập đoàn quốc tế đã đầu tư rất lớn vào Nga Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Nga có khoảng 26 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp tích lũy của người nước ngoài trong giai đoạn 2001-2004 (trong đó 11,7 tỉ USD diễn ra chỉ

riêng trong năm 2004)

Giờ đây với việc trở thành một thành viên thường trực của CLB Pari, từ con

nợ khổng lồ trở thành một trong những ông chủ nợ của thế giới tương lai, một thế giới của những giọt dầu đang khô cạn, một thế giới mà đến Mĩ cũng phải tính chuyện khoan dầu ngay tại khu bảo tồn thiên nhiên Alaska của mình còn Trung Quốc đang đau đầu với nỗi lo thiếu nhiên liệu cho phát triển kinh tế Điều đó đã cho thấy tiém lực to lớn của LB Nga hiện nay

4 Những né luc thoat khỏi quöng thời gian vỡ nợ

Nga vẫn đang cố gắng để thiết lập một nên kinh tế thị trường và để thu được sự phát triển kinh tế bền vững Trong 5 năm đầu nền kinh tế Nga đã phát triển

không ổn định do các cơ quan hành pháp và lập pháp còn nhiều bất đồng trong

việc hồn thiện cơng cuộc cải cách và các nền tảng công nghiệp của Nga chịu sự suy thoái nặng nề

Ngoài ra, sự thiếu hụt thực phẩm năm 1987, mà hậu quả của nó là đã phải cần đến sự trợ giúp quốc tế trên bình diện rộng, đã làm tổn thương nghiêm trọng lòng tự hào cũng như nền kinh tế nói chung của nước Nga

Sau sự tan rã của Liên Xô, sự phục hồi nhỏ của Nga dưới ảnh hưởng của kinh tế thị trường lần đầu tiên diễn ra vào khoảng năm 1997, Trong năm đó, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã lên đến điểm đỉnh trong việc phá giá của đồng rúp vào tháng § năm 1998, làm cho tình trạng nợ Chính phủ của Nga càng trầm trọng

Trang 19

tăng trưởng của các ngành công nghiệp và dịch vụ Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế này là cực kỳ không đều: khu vực Thủ đô Mat-xcơ-va cung cấp tới 30% GDP của toàn quốc

Sự phục hồi kinh tế này cùng với cố gắng cải tổ của chính quyền trong các

năm 2000-2001 để thúc đẩy cải cách về cấu trúc đang bị thụt lùi, đã làm tăng sự

tin cậy của các nhà kinh doanh và đầu tư về triển vọng của nền kinh tế Nga trong

thập niên thứ hai của thời kì chuyển đổi Nga vẫn dựa chủ yếu vào xuất khẩu

hàng hóa, cụ thể là đầu mỏ, khí đốt, kim loại và gỗ, các mặt hàng này chiếm trên

80% kim ngạch xuất khẩu, điều này làm cho Nga dễ bị thương tổn vì các biến

động giá cả trên thị trường quốc tế

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Nga đã nhắm nhiều hơn vào nhu cầu

về các mặt hàng tiêu dùng trong nước, là lĩnh vực có mức tăng trưởng trên 12%

mỗi năm trong giai đoạn 2000-2004, chỉ ra sự lớn mạnh dần lên của thị trường

nội địa

Năm 2004, GDP của Nga đạt 1.500 tỉ USD, làm cho Nga trở thành nền kinh

tế lớn thứ 11 trên thế giới và thứ 5 ở châu Âu Nếu mức tăng trưởng hiện tại là ổn định, dự kiến Nga sẽ trở thành nên kinh tế lớn thứ hai ở châu Âu sau Đức (2.300 tỉ USD) và là thứ 8 trên thế giới trong vài năm tới

5 Câu lạc bộ Poris

Câu lạc bộ Paris là một nhóm không chính thức 19 quốc gia chủ nợ, là

những nước giàu có nhất thế giới, chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính như cho vay tái thiết đất nước, hoãn nợ, xoá nợ cho các nước mắc nợ khó trả

Con nợ của Câu lạc bộ Paris thường là những nước được Quỹ tiền tệ quốc tế (ME) chỉ định (gần như bảo lãnh) nếu các thương lượng trước đó không đi đến thoả thuận cho vay nào

Tổ chức này cứ 6 tuần hội họp một lần, tại trụ sở Bộ Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp Pháp đóng tại thủ đô Paris Đứng đầu luôn là chuyên viên cao cấp thuộc Bộ Tài chính Pháp

Câu lạc bộ Paris ra đời từ một cuộc đàm phán tổ chức tại Paris năm 1956 giữa con nợ Argentina và hàng loạt chủ nợ của nước này

Thành viên thường trực của Câu lạc bộ Paris hiện nay gồm có Ôttrâylia, Áo,

Bỉ, Canađa, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Ireland, Italia, Nhật Bản, Hà Lan,

Na Uy, Nga, Tây Ban Nha, Thuy Điển, Thuy Sĩ, Anh và MI

Trang 20

6 Cơ hội vỏ thóch thức đối với kinh té - x@ héi Nga

Trong 15 năm cải tổ (1991 - 2006), 10 năm đầu nước Nga khủng hoảng nghiêm trọng do áp dụng "liệu pháp sốc" Từ năm 2000 đến nay, với sự điều chỉnh căn bản và thận trọng hơn hệ thống chính sách vĩ mô, GDP của Nga liên

tục tăng trưởng cao, đạt 9% vào năm 2000 và 6,9% vào năm 2006; từ chỗ phải

nhập khẩu lương thực, Nga trở lại xuất khẩu mặt hàng này; ngân sách cân bằng,

lạm phát giảm dần (ở mức 6,6% năm 2006)

Mấy năm gần đây, Nga tích cực đẩy mạnh chuyển đổi mô hình phát triển, tạo ra hệ thống kinh tế thị trường rộng khấp lãnh thổ, môi trường đầu tư được cải

thiện rõ rệt và có sức hấp dẫn ngày càng mạnh đầu tư trong nước và nước ngoài Năm 2005, lượng vốn FDI vào Nga đã tăng gấp đôi so với năm 2004, đạt hơn 26 tỉ USD; và trong cả năm 2006, lượng vốn này đạt xấp xi 28 tỉ USD Đến tháng

8/2006, Nga đã thanh toán trước thời hạn 21,3 tỉ USD tiền nợ 19 nước thuộc Câu

lạc bộ Paris; và cùng ở thời điểm ấy, dự trữ vàng và ngoại tệ của Nga đã đạt xấp xi 266 tÌ USD, đứng thứ ba thế giới (sau Trung Quốc và Nhật Bản) Ngoài ra, Nga đã bắt kịp các nước tiên tiến trong một số lĩnh vực công nghệ mới, đặc biệt

là công nghệ phần mềm Lợi thế nổi bật của Nga là có lãnh thổ rộng nhất thế

giới, kết nối với cả châu Âu và châu Á; tài nguyên rất đa dạng và với trữ lượng lớn nhất (chiếm tới 21% của cả thế giới, có tổng giá trị ước đạt 30.000 tỉ USD, gấp 3 lần cha Mi)

Những thành tựu và ưu thế kinh tế nói trên của Nga là không thể phủ nhận Song, theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong và ngoài Nga, nước này hiện vẫn đang phải đối mặt với không ít khó khăn và nguy cơ tụt hậu: cơ cấu chung của nền kinh tế còn nhiều mặt bất hợp lí; lệ thuộc quá lớn vào xuất khẩu năng lượng đến mức mắc phải "căn bệnh Hà Lan" (tăng xuất khẩu năng lượng quá ngưỡng,

khiến cho tỉ giá bị đẩy lên cao, dẫn đến xuất khẩu trở nên đắt hơn và tác động

Ngày đăng: 23/07/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN