tàn phá lớn) và hệ thống đẩy đi kèm Từ đó Trung Quốc trở thành một trong nam nước sở hữu vũ khí hạt nhân; nhưng cho tới nay Trung Quốc là nước duy nhất không kí vào công ước không đánh đòn hạt nhân phủ đầu đối với các nước không có vũ khí hạt nhân nhằm răn đe Đài Loan Chương trình phóng vệ tỉnh nhân tạo là một trong những thành quả của kế hoạch này Năm 1970, Trung Quốc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của mình là Đông Phương Hồng I vào không gian Thành tựu này đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ năm tự phóng được vệ tỉnh nhân tạo
Nước này cũng có các kế hoạch để xây dựng chương trình tàu không gian có người lái cũng vào khoảng năm 1970, với dự án 714 và tàu không gian có người lái Thự Quang Dự án này sau đó bị hủy bỏ vì một loạt những trục trặc chính trỊ và kinh tế
Năm 1992, chương trình tàu không gian có người lái theo dự án 992 được triển khai Vào ngày 19 tháng 11 năm 1999, tàu không gian không người lái Thần Châu 1 được phóng lên không gian coi như chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của chương trình Sau ba lần thử nghiệm nữa, phi thuyền Thần Châu 5 được tên lửa Trường Chinh 2F phóng lên vào ngày 15 tháng 10 năm 2003, mang theo nhà du hành vũ trụ Dương Lợi VI, đưa Trung Quốc thành nước thứ ba trên thế giới đưa được người vào không gian bằng khả năng của riêng mình Lần phóng thứ hai tàu có người lái Thần Châu 6 vào ngày 12 tháng 10 năm 2005 với 2 nhà du hành vũ trụ Phí Tuấn Long và Nhiếp Hải Thắng cũng đã thành công
Trang 2
BAI12| CONG HOA NHAN DAN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) (tiếp theo) Tiét 2 KINH TE I MUC TIEU Sau bài hoc, HS cần: 1 Kiến thức
e Biết được giai đoạn từ năm 1949 đến năm 1978, Trung Quốc phát triển chậm lại và từ năm 1978, Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa đất nước và
đạt thành tựu đáng kể
e Biết được mục đích của công nghiệp hóa, các biện pháp mà Trung Quốc đã
thực hiện để phát triển công nghiệp và một số thành tựu của công nghiệp
Trung Quốc
2 Kĩ năng
Nhận xét, phân tích bảng số liệu, lược đồ (bản đồ) để có được những hiểu biết về sự phát triển và phân bố công nghiệp trong quá trình tiến hành hiện đại hóa
3 Thói độ
Tôn trọng và có ý thức tham gia xây dung mối quan hệ bình đẳng, hai bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc
Il CAC THIET BI DAY HOC CAN THIẾT
e Bản đồ Địa lí tự nhiên châu Á
e Bản đồ Kinh tế chung Trung Quốc
Trang 3lll HOAT DONG TREN LỚP Kiém tra bai ci
1 Dựa vào hình 12.1, nêu đặc điểm địa hình của miền Đông và miền Tây Trung Quốc
2 Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc 3 Dựa vào hình 12.3 và 12.4, nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư
của Trung Quốc
4 Chính sách dân số đã tác động đến dân số Trung Quốc như thế nào?
Mở bởi
Thế giới đang chứng kiến những bước đi mạnh mẽ của Trung Quốc Vì sao Trung Quốc đã có những thành công lớn trong lĩnh vực kinh tế như vậy và quan hệ giữa nước ta và Trung Quốc đã có những bước phát triển quan trọng như thế nào? Các câu hỏi đó sẽ được lí giải trong bài học hôm nay
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát sự
phát triển kinh tế Trung Quốc
CH: Việc ổn định xã hội, mở rộng giao
lưu buôn bán với nước ngoài, tăng cường thực hiện hiện đại hoá đất nước đã mang lại kết quả to lớn như thế nào trong nền kinh tế của Trung Quốc?
CH: Dựa vào hình 12.5, hãy nhận xét về sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế của Trung Quốc
- Từ 1985 đến 2004 tỉ trọng khu vực II (công nghiệp và xây dựng) và khu vực II (dịch vụ) có xu hướng tăng lên - Khu vực I (Nông, lâm, ngư nghiệp) có
xu hướng giảm xuống
I- KHÁI QUÁT
1 Trung Quốc có mức tăng trưởng GDP cao nhất thế giới, trung bình đạt > 8%
2 Cơ cấu kinh tế có những chuyển
biến tích cực
Trang 4Trị giá GDP năm 2004 của Trung Quốc đứng thứ 7 trên thế giới
(Giá trị xuất, nhập khẩu đứng thứ 3 thế giới sau Hoa Kì và CHLB Đức
Trong đó giá trị hàng xuất khẩu đạt
593,4 ti USD)
Nam 1985 đạt 276 USD/người, năm 2004 đã đạt 1.269 USD/người (tăng hơn 4,6 lần trong 19 năm)
Chuyển ý: Các ngành kinh tế Trung Quốc đã có những thay đổi như thế nào
trong quá trình hiện đại hoá? Chúng ta
sẽ tìm hiểu vấn đề này trong mục II sau
đây
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các ngành
kinh tế của Trung Quốc
GV: Mục tiêu hàng đầu trong công cuộc
phát triển kinh tế Trung Quốc chính là phát triển công nghiệp nhằm sản xuất
hàng hoá đáp ứng thị trường đông đảo trên 1,3 tỉ dân và phục vụ cho xuất khẩu
CH: Trung Quốc đã thực hiện đường lối -
chiến lược gì để phát triển công nghiệp?
Trang 5Năm 2004, đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đứng đầu thế giới, đạt 60,6 tỉ USD
(Trung Quốc tạo ra các khu chế xuất và thu được nguồn vốn đầu tư rất lớn)
Trọng điểm đầu tư công nghiệp được điều chỉnh trong từng giai đoạn của quá trình cơng nghiệp hố
Nhằm sử dụng lao động dư thừa và
nguyên vật liệu sẵn có ở nông thôn Các ngành như VLXD, đồ gốm, sứ, dệt may, SX các mặt hàng tiêu dùng
Ưu thế của các ngành này:
+ Không đòi hỏi vốn nhiều, kĩ thuật không quá phức tạp
+ Tận dụng được nguồn nhân công sắn có + Nhanh thu lại vốn
+ Vừa đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa
để xuất khẩu
+ Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài
+ Cho các cơng tI, doanh nghiệp nước ngồi đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các khu chế xuất
- Chú trọng hiện đại hoá trang thiết bị và ứng dụng công nghệ cao cho các ngành công nghiệp
- Chủ động đầu tư có trọng điểm - Chú trọng phát triển công nghiệp ở
nông thôn
+ Thu hút trên 100 triệu lao động + Cung cấp 20% giá trị hàng hố ở nơng thơn
b) Quá trình công nghiệp hoá
- Giai đoạn đầu: Ưu tiên phát triển
công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương thực, thực
phẩm
- Giai đoạn sau: Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng truyền thống như khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy, hoá chất — là các ngành đảm bảo cho việc xây dựng vững chắc nền công nghiệp
Trang 6CH: Trung Quốc có những điều kiện
thuận lợi gì để phát triển các ngành công
nghiệp nặng truyền thống ?
Để phát triển các ngành này, Trung
Quốc có những thuận lợi: + Nhiều tài nguyên khoáng sản + Thị trường to lớn
+ Lao động đông đảo, năng động
(Đây là các ngành có thể tăng nhanh
năng suất, sinh lãi cao và đón trước được nhu cầu người dân khi mức sống được cải thiện)
CH: Dựa vào bảng 12.2, nhận xét về sự tăng trưởng của một số ngành công nghiệp của Trung Quốc trong giai đoạn 1985-2004 So với sản lượng năm 1985 thi năm 2004: + Điện có sản lượng 2187 tỉ kWh đạt 706,4% so với năm 1985 + Xi măng có sản lượng 970 triệu tấn đạt 664,4% so với năm 1985 + Thép có sản lượng 272,8 triệu tấn đạt 580,4% so với năm 1985, + Phân đạm có sản lượng 28,l triệu tấn đạt 216,2% so với năm 1985 + Than có sản lượng 1634,9 triệu tấn đạt 170,0% so với năm 1985
Sản lượng than, thép, x1 măng, phân đạm đứng đầu thế giới; điện thứ hai trên thế gidi
106
- Từ đầu năm 1994, Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập
trung phát triển 5 ngành: chế tạo máy,
điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô và xây dựng
c) Thành tựu một số ngành công nghiệp Trung Quốc
Trang 7Thành tựu quan trong nhất nổi tiếng gần đây là Trung Quốc đã chế tạo thành công tàu vũ trụ Tháng 10-2003 tàu Thần Châu V đã đưa người vào vũ trụ và trở về Trái Đất an toàn
CH: Dựa vào hình 12.7 hãy nêu sự phân bố của một số ngành công nghiệp của Trung Quốc Phân tích các điều kiện tự nhiên và kinh tế — xã hội ảnh hưởng đến sư phân bố này - GV chia lớp ra 4 nhóm và cho HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về một số ngành, lập bảng và sau đó lên bảng trình bày, chỉ vị trí phân bố các ngành sản xuất
Kết quả chuẩn xác như sau:
- Các ngành công nghiệp ki thuật cao như điện tử, cơ khí chính xác, máy móc tự động đạt nhiều thành tựu Cao đ) Phân bố công nghiệp Nhóm | ST Ngành SX Các trung tâm chính I 1 Luyén kim den Cáp Nhi Tân, Thượng Hải, Nam Kinh, Vũ Hán, Irùng Khánh, Urumsi
Luyện kim màu | Thẩm Dương, Côn Minh, Lan Châu
I] 3 Điện tử, viễn | Thẩm Dương, Hồng Công, Quảng Châu, Vũ
thông Hán, Tring Khanh
4 Co khi Cáp Nhĩ Tân, Bắc Kinh, Hồng Công, Quảng Châu, Vũ Hán, Lan Châu, Côn Minh
Il 5 Chế tạo máy bay | Thẩm Dương, Thượng Hải, Trùng Khánh
6 SX ôtô Bắc Kinh, Nam Kinh, Trùng Khánh 7 Đóng tàu biển Thượng Hải, Phúc Châu, Quảng Châu 8 Hoá chất Cáp Nhĩ Tân, Bắc Kinh, Phúc Châu,
Trang 8
IV 9 Hoá dầu Thiên Tân, Thượng Hải, Quảng Châu
10 | Dệt may Bắc Kinh, Thiên Tân, Nam Kinh, Vũ Hán, Hồng Công, Lan Châu
- Nêu khái quát sự phân bố công nghiệp | —> Chủ yếu phân bố ở phía Đông là của Trung Quốc nơi có nhiều điều kiện thuận lợi: tài nguyên phong phú, địa hình đồng bằng giao thông thuận tiện, dân cư đông và có chất lượng cao, lịch sử
phát triển lâu đời
Một số trung tâm công nghiệp chính: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân,
Trùng Khánh, Thẩm Dương
IV ĐÁNH GIÁ
1 Trình bày kết quả hiện đại hóa công nghiệp của Trung Quốc Phân tích những nguyên nhân đưa đến kết quả đó
2 Sử dụng hình 12.7, nhận xét và giải thích sự phân bố công nghiệp của Trung Quốc
3 Nhận xét về vai trò của công nghiệp nông thôn ở Trung Quốc
V HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Tiếp tục sưu tầm các tài liệu về kinh tế Trung Quốc
VI PHU LUC
1 Nén kinh tế thị trường Trung Quốc
Dang Cộng sản Trung Quốc gọi nền kinh tế của Trung Quốc là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc Bắt đầu từ cuối năm 1978 Trung Quốc đã tiến hành cải tổ nền kinh tế từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế theo hướng thị trường, thực hiện cơ chế khoán trong nông nghiệp thay cho hình thức hợp tác xã, tăng quyền hành đối với cán bộ địa phương và lãnh đạo các nhà máy trong công nghiệp, cho phép hoạt động đối với một loạt các doanh nghiệp cỡ nhỏ trong các ngành dịch vụ và sản xuất nhỏ, mở cửa nên kinh tế cho ngoại thương và đầu tư nước ngoài Các chính sách kiểm soát giá cả cũng được nới lỏng
Trang 9Trung Quốc đã chú trọng việc tăng thu nhập cũng như sức tiêu thụ cá nhân đồng thời áp dụng những hệ thống quản lí mới để tăng năng suất Ngoại thương được coi như một động cơ chính cho tăng trưởng kinh tế, theo đó 5 đặc khu kinh tế (ĐKKT) đã được thành lập với luật lệ đầu tư được nới lỏng để thu hút vốn nước ngoài Kết quả là sau 10 năm kể từ 1978 GDP đã tăng lên bốn lần Năm 2004 Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế đứng thứ bảy trên thế giới về quy mô theo tỷ giá hối đoái (đạt 1649,3 tỉ USD) và thứ ba trên thế giới sau Liên minh châu Âu và Hoa Kì theo sức mua, thu nhập bình quân mỗi người đạt 1269 USD
Tốc độ phát triển của nên kinh tế Trung Quốc được đánh giá thuộc hàng nhanh
nhất trên thế giới, đạt trên 8% trong những năm gần đây
Trung Quốc còn nổi tiếng là nơi sản xuất hàng hóa giá thấp vì nguồn nhân công đổi dào, rẻ tiền Một công nhân trong một xí nghiệp đặt tại nông thôn Trung Quốc thường được trả 50 xu tới 1 USD mỗi giờ (trung bình là 0,86 USD), so với 2USD đến 2,50 USD một giờ tại Mêhicô và 5,50 USDtai MI là mức lương
tối thiểu
Các chính sách ưu đãi về thuế là một trong những chính sách khích lệ áp dụng cho
sản xuất tại Trung Quốc, bất kể là sản xuất để xuất khẩu hay cho thị trường nội địa 1,3
tỷ dân Trung Quốc đang cố gắng thực hiện chính sách thuế bình đẳng cho các doanh nghiệp cả trong nước và nước ngoài Kết quả là các chính sách thuế quan áp dụng cho
các doanh nghiệp xuất khẩu đặt tại các đặc khu kinh tế và các thành phố ven biển trở
thành mục tiêu của cải cách
2 Kế hoạch phút triển kinh tế đồng đều ở Trung Quốc
Năm 2003, GDP của Trung Quốc tính theo sức mua tương đương đạt 6.400 tỷ USD, trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới Theo các phương pháp tính toán truyền thống thì Trung Quốc xếp thứ sáu Ngay cả với số dân đông thì thu nhập bình quân đầu người dân Trung Quốc hiện vào khoảng 5.000 USD, bằng 1/7 so với Mĩ Tốc độ phát triển chung đạt §- 9% Năm 2002 nông nghiệp chiếm 14,5% tổng sản lượng quốc gia, công nghiệp và xây dựng chiếm 51,7% và dịch vụ là 33,8% Thu nhập bình quân khu vực nông thôn bằng một phần ba so với khu vực thành thị, và khoảng cách này ngày càng gia tăng trong những năm gần đây
Mức độ thịnh vượng không đồng đều giữa khu vực ven biển phía Đông (Bờ biển
thịnh vượng) với phần còn lại của đất nước tương đối rõ rệt Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ Trung Quốc đã đề ra các sáng kiến chiến lược Phát triển miền Tây Trung Quốc (2000), sáng kiến Hồi sinh miền Đông Bắc Trung Quốc (2003), và chính sách Sự vươn lên của miền Trung Trung Quốc (2004)
Trang 10
BÀI 12| CONG HOA NHAN DAN TRUNG HOA (TRUNG QUOC) (tiếp theo)
Tiét 3 KINH TE (tiép theo)
I MUC TIEU
Sau bai hoc, HS can:
1 Kiến thức
e Biết kết quả của hiện đại hóa nông nghiệp
e Biết được sự phân bố nông nghiệp của Trung Quốc và giải thích được sự
phân bố đó
2 Kĩ năng
Nhận xét, phân tích bảng số liệu, lược đồ (bản đồ) để có được những hiểu
biết về sự phát triển và phân bố nông nghiệp trong quá trình hiện đại hóa
nông nghiệp
II CAC THIET BI DAY HOC CAN THIET
e Bản đồ Địa lí tự nhiên châu Á
e Bản đồ Kinh tế chung Trung Quốc
e® Một số ảnh về hoạt động kinh tế nông nghiệp của Trung Quốc (nếu có)
II HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Kiểm tra bởi cũ
1 Trình bày kết quả hiện đại hóa công nghiệp của Trung Quốc Phân tích những nguyên nhân đưa đến kết quả đó
2 Sử dụng hình 12.7, nhận xét và giải thích sự phân bố công nghiệp của Trung Quốc
Trang 11Mở bởi
Bên cạnh nền công nghiệp phát triển năng động, nông nghiệp của Trung
Quốc có đặc điểm gì ? Trung Quốc đã phát triển nông nghiệp thế nào để đảm
bảo cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho số dân trên 1,3 tỉ người ? Trong
bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm nên nông nghiệp Trung
Quốc và mối quan hệ Trung Quốc — Việt Nam Hoạt động của GV và HS Nội dung chính GV: Nông nghiệp Trung Quốc chịu một sức ép lớn: chỉ có khoảng 100 triệu ha đất canh tác, chiếm 7% đất canh tác của thế giới song phải nuôi sống 20% dân số toàn cầu
CH:Trung Quốc đã có những chính
sách, biện pháp gì để phát triển nông
nghiệp?
Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách kinh tế, kĩ thuật trong nông nghiệp tạo điều kiện khai thác tiềm năng lao động, tài nguyên sắn có
của đất nước, tạo ra nhiều sản phẩm
2 Nông nghiệp
a) Các chính sách, biện pháp để phát
triển nông nghiệp:
- Giao đất khoán sản phẩm cho người
lao động
- Phát triển cơ sở hạ tầng: giao thông,
thuỷ lợi, điện
- Phổ biến giống mới
- Miễn thuế nông nghiệp
b) Các ngành và sản phẩm nông
nghiệp * Trồng trọt:
- Có ưu thế hơn chăn nuôi, trong đó cây lương thực có vai trò quan trọng nhất
- Sản phẩm trồng trọt có lương thực,
bông, lạc, mia
Trang 12Sản lượng lương thực, bông, lạc đứng đầu thế giới Mía đứng thứ 3 thế giới sau Bra-xin, Ấn Độ
GV: Tuy nhiên, do dân số quá đông nên bình quân lương thực/người của Trung Quốc còn thấp
CH: Dựa vào bảng 12.4, em hãy nêu sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây trồng ở Trung Quốc
Nhìn chung tỉ lệ diện tích cây lương thực giảm để nhường chỗ cho sự gia tăng của tỉ lệ diện tích cây cho hạt có dầu, cây ăn quả nhằm tăng giá trị
các nông sản xuất khẩu và đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường trong nước
CH: Dựa vào bảng 12.3, em hãy nhận xết về sự gia tăng sản lượng một số nông sản của Trung Quốc
Cụ thể:
- So với năm 1985 thì năm 2004 mức
tăng sản lượng của một số sản phẩm trồng trọt là: + Lương thực từ 339,8 triệu tấn lên 422,5 triệu tấn, đạt 130,2% + Bông (sợi) từ 4,1 triệu tấn lên 5,7 triệu tấn, đạt 139% 112
- Cơ cấu diện tích gieo trồng đang có sự thay đổi theo hướng tích cực
* Chăn nuôi có lợn, cừu sản lượng đứng đầu thế giới; sản lượng thịt bò đứng thứ 3 thế giới sau Hoa Ki, Bra-xin
Trang 13+ Lạc từ 6,6 triệu tấn lên 14,3 triệu tấn, đạt 216,7%
+ Miía từ 58,7 triệu tấn lên 93,2 triệu tấn, đạt 158,8%
- So với năm 1995 thì năm 2004 mức
tăng sản lượng của một số sản phẩm chăn nuôi là: + Thịt lợn từ 31,6 triệu tấn lên 47 triệu tấn, đạt 148,7% + Thịt bò từ 3,5 triệu tấn lên 6,7 triệu tấn, đạt 191,4% + Thịt cừu từ 1,8 triệu tấn lên 4 triệu tấn, đạt 222,2%
CH: Nguyên nhân của sự gia tăng các sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc là gì?
Nguyên nhân cua sự tăng tiến trên là do Trung Quốc đã đề ra và thực hiện nhiều
chính sách, biện pháp tích cực để tận
dụng các lợi thế của điều kiện tự nhiên và kinh tế — xã hội đất nước nhằm phát
triển nông nghiệp
CH: Dựa vào hình 12.9 và kiến thức đã học, hãy nhận xét sự phân bố cây lương thực, cây công nghiệp và một số gia súc của Trung Quốc Vì sao có sự phác biệt giữa nông nghiệp miền Đông và miền Tây?
Do miền Đông có nhiều đồng bằng
châu thổ, lượng mưa đồi đào c) Phân bố nông nghiệp
- Miền Đông: có nhiều vùng nông nghiệp trù phú
+ Đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc
trồng nhiều lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường, hướng dương
Trang 14Do miền Tây có nhiều núi, cao nguyên, bồn địa, sa mạc khô hạn
GV: Như vậy, các ngành kinh tế công nghiệp và nông nghiệp của Trung Quốc đều đạt được các thành tựu rất to lớn Tuy nhiên, Trung Quốc cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như :
- Sự gia tăng các thiên tai do những ảnh hưởng xấu của môi trường tạo nên trong quá trình khai thác tài nguyên - Sự chênh lệch thu nhập giữa nông thôn (3255 NDT/người) và thành thị (10493 NDT/người), chênh lệch hơn 3 lần
Chuyển ý : Việt Nam - Trung Quốc là hai nước láng giểng có quan hệ gắn bó
lâu đời Trong thời kì hiện đại, quan hệ kinh tế hai nước có đặc điểm gì? Chúng ta nghiên cứu ở mục TII sau đây
Hoạt động 3: Tìm hiểu về mối quan
hệ Trung Quốc - Việt Nam
GV cho HS đọc SGK để rút ra các ý chính:
- Là mối quan hệ lâu đời
(Đây là phương châm được hai nước thực hiện từ năm 1999 đến nay)
- Đang ngày càng được mở rộng trên nhiều Íĩnh vực:
+ Khoa học
114
+ Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam trồng nhiều lúa gạo, mía, chè, lạc, bông
- Miền Tây chủ yếu phát triển chăn
nuôi g1a súc lớn cừu, lạc đà
II- MỐI QUAN HỆ TRUNG QUỐC - VIỆT NAM
Trang 15+ Thuong mai - Kim ngach thuong mai ngay cang tăng, năm 2005 đạt 8.739,9 triéu USD (HS lấy các ví dụ) - Các mặt hàng trao đổi ngày càng đa
đạng + Văn hoá, thể thao
IV ĐÁNH GIÁ
1 Nêu những chính sách, biện pháp Trung Quốc đã thực hiện trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp
2 Dựa vào số liệu của bảng 12.3, vẽ đồ thị và nhận xét về sản lượng lương thực của Trung Quốc trong thời kì 1985 - 2004
3 Vì sao sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc lại chủ yếu tập trung ở miền Đông? 4 Lấy ví dụ về việc mở rộng hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam
V HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Tiếp tục sưu tầm các tài liệu về kinh tế Trung Quốc VI PHỤ LỤC
1 Sự thay đổi trong nền nông nghiệp Trung Quốc
Trước năm 1978, nền nông nghiệp Trung Quốc vẫn mang tính tự phát Cải cách ruộng đất được tiến hành từ rất sớm và liên sau đó là sự ra đời của các hợp tác xã, công xã nhân dân nhưng do hình thức quản lí tập trung quan liêu bao cấp, mệnh lệnh cứng nhắc, không đảm bảo nguyên tắc tự nguyện của người nông dân, không động viên được tỉnh thần tự giác làm việc của họ nên hiệu quả, năng suất lao động rất thấp
Trang 16lực lượng lao động, thời gian lao động, các phương tiện lao động để sản xuất, làm ra nhiều của cải cho xã hội
Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn thực hiện hoàn thiện phương thức sản xuất tập
thể theo nguyên tắc tự nguyện Các mô hình được tổ chức như hợp tác sản xuất theo cụm dân cư, hợp tác tín dụng, hợp tác cung cấp vật tư và tiêu thụ sản phẩm,
các tổ chức dịch vụ ở nông thôn như cung cấp giống cây trồng vật nuôi, giao
thông vận tải, chế biến sản phẩm được đẩy mạnh và mang lại nhiều lợi ích
thiết thực, đã tạo ra nhiều thuận lợi cơ bản cho sự phát triển nền nông nghiệp Trung Quốc
2 Mối quơn hệ kinh tế Việt Nam — Trung Quốc
Việt Nam là nước láng giềng của Trung Quốc, với đường biên giới trên đất liền dài khoảng 1.350 km với nhiều cửa khẩu và đường mòn qua lại Ngoài ra, hai nước
còn có đường biên giới trên biển Vì thế, mối một thay đổi hay biến động ở Trung
Quốc đều sẽ được truyền đến Việt Nam một cách nhanh nhất, trực tiếp nhất Hai nước cũng có những nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội nên những thay đổi hay biến động của Trung Quốc đều được người dân Việt Nam cảm thụ và tiếp nhận một cách dễ dàng nhất
Hiện Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trên 100 mặt hàng, trong đó có nguyên liệu (than đá, đầu thô, quặng sắt, crômi(, được liệu, các loại tỉnh đầu, cao su thiên nhiên ); lương thực, nông sản, thủy hải sản tươi sống, động vật nuôi, hàng tiêu dùng, đồ gia dụng Ba mặt hàng chính là dầu thô, hải sản, hoa quả xuất khẩu sang Trung Quốc ngày một tăng cả về khối lượng lẫn giá trị Còn hàng hóa mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc vào khoảng 200 loại, gồm thiết bị toàn bộ, máy móc cơ khí, phương tiện vận tải, thiết bị y tế - hóa chất, máy nông nghiệp, dệt may, nguyên vật liệu, lương thực thực phẩm hoa quả, giống cây trồng, hàng tiêu dùng
Nhìn về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu Việt - Trung thời gian qua cho thấy: Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nguyên vật liệu, nông lâm thổ, hải sản chưa qua chế biến; còn nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng và hàng hóa đã gia công chế biến Đáng chú ý là ngồi bn bán chính ngạch, giữa hai nước còn buôn bán tiểu ngạch biên giới, và tỷ lệ giữa hai hình thức này cũng dao động trong khoảng 50-60%
Liên quan đến thị trường bên ngoài, hiện tại cả Việt Nam và Trung Quốc cùng có một số mặt hàng xuất khẩu chủ chốt được tiêu thụ tại các thị trường Mi,
Trang 17Nhật, EU, ASEAN như hàng dệt may, giày dép, gốm sứ và hàng điện tử Đây là những mặt hàng Trung Quốc đều đang chiếm ưu thế cả về khối lượng lẫn thị phần, còn hàng Việt Nam có điểm yếu là giá thành cao do giá đầu vào cao Vì thế, Việt Nam cũng sẽ chịu sức ép cạnh tranh không nhỏ
3 Kim ngạch buôn bón hơi chiều Việt - Trung
Tính đến cuối năm 2000, kim ngạch buôn bán hai chiều Việt - Trung đạt 2,46 tỷ USD, tăng gấp 78 lần so với năm 1991, đồng thời chiếm 9,83% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là cán cân buôn bán giữa hai nước luôn bất lợi cho phía Việt Nam, mức nhập siêu của Việt Nam vẫn cao, năm 2000 là 608 triệu USD
Con số kim ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam - Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh chóng Năm 2006 đã đạt 10 tỉ USD, hoàn thành trước thời hạn 4 năm so với mục tiêu đề ra cho năm 2010 Trên cơ sở kết quả đạt được, lãnh đạo ngành Thương mại hai nước điều chỉnh mục tiêu tiếp theo cho năm 2010 là tăng kim ngạch buôn bán hai chiều lên 15 tỉ USD
Cùng với kết quả này, cơ cấu các mặt hàng của Việt Nam xuất sang Trung
Quốc cũng có những thay đổi, điều chỉnh theo hướng công nghiệp, giảm bớt
hàng nguyên, nhiên liệu và sơ cấp Đồng thời, tỉ lệ nhập siêu từ Trung Quốc vào Việt Nam cũng đã giảm đi phần nào Nếu năm 2005 nhập siêu từ Trung Quốc là trên 60% thì năm 2006 mức nhập siêu đã giảm xuống còn trên 40%
4 Thị trường nông nghiệp Trung Quốc
Với sự gia tăng 14 triệu người/năm, chính phủ Trung quốc đang phải nỗ lực chăm lo chính sách phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực quốc gia
Nhiệm kỳ 2, đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra chính sách tiếp tục
đầu tư mạnh vào nông nghiệp, thúc đẩy sự phát triển toàn diện kinh tế nông
thôn, nhằm gia tăng thu nhập của người dân, xây dựng cơ cấu nông nghiệp, tăng cường vốn cho các dự án cấp thoát nước sạch, trồng xen các loại cây trồng, điều chỉnh cơ cấu doanh nghiệp thành thị, phát triển định hướng thị trường chế xuất và nâng cao gia tri san phẩm nông nghiệp
Trang 18khoảng 18% thị phần thế giới Thống kê cho thấy, tỉ lệ tăng trưởng ngũ cốc hằng năm của Trung Quốc đạt 21% Tuy nhiên mức cầu cũng gia tăng đến chóng mặt, lên đến con số 43% hằng năm
Trung Quốc cũng chiếm một thị phần lớn về sản phẩm ngành chăn nuôi của thế giới Nắm bắt được tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp chế biến thịt đã đề ra những mục tiêu như phát triển về chăn nuôi gia súc trên diện rộng: tăng cường cải tiến công nghệ, kĩ thuật, điều chỉnh cơ cấu phát triển, tăng năng suất các loại cây trồng; hoàn chỉnh hệ thống sản xuất, phân phối
và tiêu thụ sản phẩm
Ngành chăn nuôi gia súc tạo ra nhu cầu lớn cho thị trường đóng gói và chế biến bao bì thực phẩm Hiện đại hoá nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi gia súc nói riêng phụ thuộc vào tốc độ cơ khí hoá và sự áp dụng hợp lý trang thiết bị, khoa học kĩ thuật Đây là lĩnh vực được ưu tiên và cũng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Trung Quốc
5, WTO-Thời cơ vỏ thắch thức của nền nông nghiệp Trung Quốc
Ngày 10/11/2001, tại Doha (thủ đô Cata), Hội nghị lần thứ 4 cấp Bộ trưởng các nước thành viên tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã nhất trí thông qua quyết định về việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới 30 ngày sau, quốc gia này chính thức trở thành thành viên WTO sau 15 năm chuẩn bị Hội nhập WTO ảnh hưởng lớn đến vận mệnh nền nông nghiệp quốc gia Trung Quốc
Trung Quốc cũng phải thực hiện những cam kết đã đưa ra trong vòng đàm
phán suốt 13 năm để trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế
giới Những ảnh hưởng tích cực của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế Trung Quốc là rất rõ ràng Cụ thể là quyền lợi của nền thương mại tự do, đặc biệt Trung Quốc sẽ được giảm thuế khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường các nước và hưởng các quyền lợi thành viên của Hiệp ước chung về thương mại và thuế
quan - tiền thân của tổ chức thương mại thế giới WTO
Trung Quốc đương nhiên cũng được hưởng những ưu đãi với các thành viên trong WTO, chính điều này đã tạo cho Trung Quốc cơ hội thuận lợi để tiếp cận thị trường nông nghiệp thế giới Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới sẽ giúp Trung Quốc đẩy nhanh tiến trình cải cách nông nghiệp và thiết lập hệ thống quản lý nông nghiệp trên tầm vĩ mô, vì vậy sẽ nâng cao sức sản xuất nông nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm trên thị trường quốc tế Với tư cách là thành viên của WTO, Trung Quốc có đủ tư cách tham gia vào các cơ quan, các
Trang 19tổ chức của WTO giải quyết những tranh chấp để bảo vệ thị trường và nền sản
xuất nông nghiệp trong nước; tham gia đàm phán thương mại đa phương chống
lại luật bảo hộ thương mại và các sản phẩm nông nghiệp Tham gia vào tổ chức
thương mại thế giới Trung Quốc cũng sẽ giảm đáng kể luật đối xử không công
bằng của các nước đối với nền nông nghiệp của mình ví dụ như luật hạn chế các sản phẩm xuất khẩu không đánh thuế của Trung Quốc để nâng cao khả năng tiếp
cận thị trường và mở rộng thị phần của các doanh nghiệp
Tuy nhiên, việc gia nhập WTO giống như con dao hai lưỡi, bởi nó cũng khiến nền nông nghiệp Trung Quốc phải mở cửa thị trường trong nước và xoá bỏ mọi loại thuế đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu Do những chính sách bảo hộ sản phẩm nông sản nội địa của chính phủ không còn nữa nên Trung Quốc sẽ phải đối mặt với các mặt hàng nông sản giá rẻ của nước ngoài
Các sản phẩm nông nghiệp của nước ngoài ồ ạt tràn vào Trung Quốc sẽ đặt một sức ép lớn lên việc duy trì tỉ giá với đồng ngoại tệ, nguồn tài chính của các
mặt hàng nhập khẩu Gia nhập WTO sẽ có ảnh hưởng rộng lớn đến hầu hết các
sản phẩm nông sản của Trung Quốc như ngũ cốc, bông, đầu
Trong hội nghị bàn tròn tại Uruguay, một số thành viên của WTO như Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu và Hoa Kì đã cam kết sẽ mở rộng thị trường hơn nữa và xoá bỏ chính sách bảo hộ đối với mặt hàng ngõ cốc đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các nhà xuất khẩu ngũ cốc Trung Quốc Xuất phát từ tình hình trên, chính phủ Trung Quốc đã quyết định tăng cường đầu tư và nguồn cung cấp cho các sản phẩm nông nghiệp trong nước Giá lúa mì trên thị trường thế giới liên tục tăng buộc Trung Quốc - một trong những nhà nhập khẩu lúa mì lớn
nhất thế giới phải cắt giảm lượng nhập khẩu và phải phụ thuộc rất nhiều vào
nguồn cung cấp trong nước
Cũng tại hội nghị này, Liên minh châu Âu và những nhà cung cấp lúa mì đài hạn cho Trung Quốc đều cam kết sẽ cắt giảm trợ cấp chính phủ đối với nông dân trồng lúa mì, vì đây nguyên nhân chính khiến giá lúa mì xuất khẩu tăng Trung Quốc sẽ phải đàm phán với các nước như Ôxtrâylia, Achentina để có nguồn cung cấp lúa mì với mức giá thấp và ồn định
Trong khi nhu cầu của thị trường Trung Quốc về mặt hàng bông vải sợi là 5,52 triệu tấn mỗi năm, thì các nhà sản xuất bông Trung Quốc chỉ đáp ứng được
4,25 triệu tấn Trong khuôn khổ hiệp định đạt được tại Hội nghị bàn tròn
Trang 20Quốc không còn cách nào khác là phải mở rộng thị trường nhập khẩu, chính điều này cũng sẽ khiến cho giá bông vải sợi trên thị trường thế giới tăng cao lại càng làm gia tăng thêm sức ép cho việc duy trì tÍ giá với đồng ngoại tệ
Xét về mặt tích cực, giá bông sợi trên thị trường thế giới tăng cao sẽ thúc đẩy ngành sản xuất bông trong nước phát triển Nếu chính sách bảo hộ của chính phủ bị xoá bỏ, ngành đệt len của Trung Quốc sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề do không đủ sức cạnh tranh với chất lượng và quy mơ sản xuất của Ơxtrâylia
Sự mất cân bằng giữa nguồn cung và cầu của mặt hàng đường vẫn tiếp tục là vấn đề nan giải trong thời gian dài Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của thị trường trong nước, Trung Quốc vẫn phải tiếp tục nhập khẩu một số lượng đường lớn của thị trường thế giới