1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế bài giảng Địa Lý 11 tập 1 part 10 pot

16 525 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,75 MB

Nội dung

Trang 1

4) Theo hình thúc biểu đồ tròn Chú giải — ]EU Hoa Ki Nhật Bản Trung Quốc mã» MES Cac nước còn lại

a) GDP b) Dân số

Biểu đồ GDP, dân số của EU và một số nước so với tồn thế giới b) Theo hình thức biểu đồ cột Chú giải — ]EU Hoa Ki [22] Nhật Ban Trung Quốc mãn MS các nước còn lại a) GDP b) Dân số

Biểu đồ GDP, dân số của EU và một số nước so với toàn thế giới * Cách 2: Vẽ biểu đồ dạng hệ trục % $o với thế giới a ‹O 50_Â 40— 30 | E

EU Hoa Ki Nhat Ban Trung Quéc ẤnĐộ Cácnướccònlai Nước Biểu đồ GDP, dân số của EU và một số nước so với toàn thế giới khu vực

Trang 2

2 Nhận xét vị trí kinh tế của EU trên trường quốc tế:

* Năm 2004, châu Âu chỉ chiếm 7,1% dân số thế giới, 2,2% diện tích

phần đất nổi trên Trái Đất nhưng chiếm tới:

— 19% trong tiêu thụ năng lượng của thế giới — 26% trong sản xuất ô tô của thế giới — 31% GDP của thế giới

— 37,7% trong xuất khẩu của thế giới — 59% trong viện trợ phát triển thế giới

* So sánh với Hoa Kì và Nhật Bản là những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới thì năm 2004 EU có:

GDP lớn gấp 1,09 lần của Hoa Kì, gấp 2,74 lần của Nhật Bản EU vượt cả Hoa Kì và Nhật Bản về:

+ Số dân

+ Trị giá xuất khẩu so với GDP (%)

+ Ti lé % trong xuất khẩu của thế giới

+ Giá trị FDI đầu tư ra nước ngoài

* Xét về nhiều chỉ số kinh tế thì EU là một trung tâm kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Hoa Kì và đứng trên Nhật Bản

IV ĐÁNH GIÁ

Giáo viên nhận xét, đánh giá về việc làm bài thực hành của học sinh

V HOẠT ĐỘNG NỔI TIẾP

e Tiếp tục sưu tâm tài liệu về Liên minh châu Âu (EU)

e Sưu tầm tài liệu về CHLB Đức

VI PHỤ LỤC

TRANH CHẤP QUYẾT LIỆT GIỮA MĨ

VA EU VE CAC SAN PHAM BIEN DOI GIEN

Cuộc tranh chấp về các sản phẩm biến đổi gien (GM), giữa Mĩ, một trong số những nước sản xuất sản phẩm GM lớn trên thế giới hiện nay, và Liên hiệp châu Âu (EU), đối

Trang 3

tác thương mại lớn của Mĩ, diễn ra nhiều năm nay rất quyết liệt, liên quan vấn đề dán nhãn mác các loại sản phẩm này

Từ khi được đưa vào sản xuất vào giữa những năm 90 của thế kỉ trước, diện tích các loại dây chuyền gien (GMO) tăng mạnh ở Mĩ, từ 1,5 triệu ha năm 1996 lên 39 triệu

ha năm 2002 Các sản phẩm nông nghiệp GM của Mĩ, như ngô và đậu tương, chủ yếu

được nước này chế biến làm thức ăn cho gia súc và để xuất khẩu Trong khi đó ở châu Âu, người tiêu dùng từ nhiều năm nay lại rất cảnh giác với các loại sản phẩm nông nghiệp GM, do lo ngại những tác động của chúng đối với sức khỏe con người và mơi

trường; vì các cây công nghiệp GMO bị đưa vào các loại gien không tự nhiên Trong

EU, cuộc tranh cãi đã kéo dài nhiều năm về nghĩa vụ phải ghi rõ nguồn gốc các loại

lương thực và thực phẩm dành cho người và gia súc bị biến đổi gien cho phép trong

từng loại lương thực, thực phẩm được lưu hành trong khối EU cũng đã cấm gieo trồng các loại cây biến đổi gien vì mục đích thương mại; khuyến khích việc mở rộng diện tích gieo trồng các loại cây lương thực, thực phẩm hữu cơ Do 94% số người tiêu dùng châu Âu tỏ thái độ cự tuyệt đối với các sản phẩm nông nghiệp GM, nên từ cuối năm 1998, EU đã ban hành quy định phải ghi rõ nguồn gốc các loại sản phẩm nông nghiệp chuyển gien Đến tháng 7- 2002, Nghị viện châu Âu lại xiết chặt hơn việc kiểm suát đối với các sản phẩm GM, khi đưa ra những quy định chặt chẽ hơn đối với việc bắt buộc dán nhãn mác các loại thực phẩm biến đổi gien do EU tự sản xuất hoặc nhập khẩu, coi đây là một phần của kế hoạch bảo đảm xuất xứ và cung cấp tốt hơn thông tin về loại lương thực, thực phẩm này; để người tiêu dùng được quyền biết thứ gì họ ăn và quyền của họ được lựa chọn thực phẩm

Ngược lại, với cách nhìn nhận các sản phẩm nông nghiệp GM của EU, Mĩ ngay từ

đầu đã khẳng định rằng, các sản phẩm GM và không GM đều giống nhau và cần thiết như nhau Chính vì vậy, lệnh cấm trên thực tế của EU đối với các sản phẩm GM từ năm 1998 vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Mĩ Mĩ cho rằng, lệnh cấm này của EU gây thiệt hại lớn cho nông dân Mĩ, làm cho các nhà sản xuất ngũ cốc của Mĩ thiệt hại tới 300 triệu USD mỗi năm do các sản phẩm GM họ sản xuất không thể xuất khẩu sang thị trường châu Âu Mĩ và EU đã mở nhiều vòng đàm phán về tranh chấp thương mại đối với các sản phẩm GM, nhưng khơng tìm được tiếng nói chung Cho đến nay các cuộc đàm phán giữa Mĩ và EU về vấn đề sản phẩm GM đều thất bại do các nước EU ln lấy lí do cần đặt vấn đề an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng và an toàn môi trường lên trên lợi ích thương mại, Trước tình hình đó, Mĩ cùng với các nước sản xuất

các sản phẩm GM lớn khác là ác- hen- ti- na và Ca-na-đa quyết định kiện EU lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Một số nước khác như Ô-xtrây-li-a, En Xan-va-đo,

Trang 4

On-đu-rát, Mê-hi-cô , Niu-Di-lân, Pê-ru và U-ru-goay tham gia vụ kiện này như là bên thứ ba, ủng hộ lập trường của Mĩ Đáng chú ý là sự tranh chấp giữa Mĩ và EU chung

quanh thực phẩm GM không chỉ mang mục đích kinh tế, mà cịn có cả mục đích chính trị Tổng thống Mĩ G Bu- sơ chỉ trích các nước EU, cho rằng với việc cấm các sản phẩm GM, EU đã gây tổn hại nỗ lực chống đói nghèo trên toàn thế giới, đặc biệt là ở

châu Phi Đáp lại, các nhà lãnh đạo EU phê phán Mĩ chỉ chú trọng tăng chi phí quân sự; khẳng định viện trợ cho các nước nghèo của EU gấp ba lần chi phí này của Mĩ cho mục đích này

Tuy nhiên, tìm cách tránh một cuộc tranh chấp thương mại với Mĩ, EU quyết định

mở cửa thị trường cho các sản phẩm GM bị cấm vào năm 1998 Đầu tháng 7/2003, Nghị viện châu Âu đã bãi bỏ lệnh cấm các sản phẩm GM được áp dụng trong EU từ năm 1998, nhưng với điều kiện tất cả các sản phẩm GM phải dán nhãn mác và nguồn gốc các thành phần gien Luật mới về dán nhãn mác các sản phẩm GM của EU quy định các loại thực phẩm và thức ăn gia súc có chứa ít nhất 0,9% thành phần biến đổi gien trở lên phải dán nhãn mác Luật mới này sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2004, sau khi được tất cả các nước thành viên EU thông qua Các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng và các nhóm bảo vệ mơi trường ở châu Âu rất hài lòng về luật mới của Nghị viện châu Âu đối với các sản phẩm GM Nhưng các quan chức Mĩ tuyên bố Mĩ sẽ không hủy đơn kiện vì các quy định mới của EU về dán nhãn mác sẽ càng làm cho bất đồng giữa Mĩ và EU về vấn đề này thêm nghiêm trọng Mĩ cho rằng dán nhãn mác nêu rõ các thành phần GM có thể tạo ra rào chắn không công bằng đối với các sản phẩm GM và gây tốn kém cho các nhà sản xuất các loại sản phẩm này: càng làm cho người tiêu dùng châu Âu quay lưng lại với các sản phẩm GM được sản xuất ở Mĩ Về phía EU, các nhà lãnh đạo khối này cảnh báo Mĩ chớ có đâm đơn kiện lên WTO về luật mới của EU, vì

quy định này phù hợp các quy định về dán nhãn mác sản phẩm của WTO

Diễn biến nói trên cho thấy tranh chấp về các loại sản phẩm GM sẽ vẫn là một trong những tranh chấp thương mại khó giải quyết giữa Mĩ và EU trong tương lai gần

Trang 5

Bai 7

LIEN MINH CHAU AU (EU) (tiép theo)

Tiét 4 CONG HOA LIEN BANG DUC

I MUC TIEU

Sau bai hoc, HS can: 1 Kiến thức

e Nêu và phân tích được một số đặc điểm nổi bật của CHLB Đức về tự nhiên và dân cư, xã hội

e VỊ thế của CHLB Đức trong EU và trên thế giới

e Xác định và giải thích được đặc trưng kinh tế của CHLB Đức 2 Kĩ năng

e - Phân tích được các lược đồ biểu đồ, bảng số liệu thống kê, tháp dân số se Khai thác được các thông tin cần thiết từ các lược đồ tự nhiên, công

nghiệp, nông nghiệp

ll CAC THIET BI DAY HOC CAN THIẾT

e Bản đồ: Địa lí tự nhiên CHLB Đức - Pháp, Kinh tế chung CHLB Đức

sec Các lược đồ và biểu đồ: Lược đồ tự nhiên Đức, Tháp dân số Đức, Lược đồ công nghiệp Đức, Lược đồ nông nghiệp Đức

sec Các bảng số liệu thống kê: Vài nét về tình hình dân cư, xã hội Đức trong những thập ki qua; GDP của các cường quốc kinh tế trên thế giới, Các cường quốc thương mại trên thế giới; Cơ cấu lao động qua một số năm; Giá trị xuất, nhập khẩu của các cường quốc thương mại trên thế giới, năm 2004

Trang 6

Ill HOAT DONG TREN LOP

Kiểm tra bài cũ:

1 Việc hình thành thị trường chung châu Âu và việc sử dụng chung đồng Ơ-rô đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho các nước thành viên EU?

2 Dựa vào bảng thống kê sau, em hãy nêu nhận xét về vị trí kinh tế của EU trên trường quốc tế

Bảng GDP, dân số của EU và một số nước so với thế giới, năm 2004

(Đơn vị %) Chỉ số GDP Dân số Các nước, khu vực EU 31,0 7,1 Hoa Ki 28,5 46 Nhat Ban 11,3 1,99 Trung Quốc 4,0 20,3 Ấn Độ 1,69 17,0 Các nước còn lại 23,51 49,01

Mở bài: Cộng hoà liên bang Đức là một trong 6 quốc gia đã sáng lập ra Liên minh châu Âu Đây là quốc gia có nhiều đặc điểm đặc biệt về lịch sử và có vai trị quan trọng trong EU cũng như trên trường quốc tế Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số nét về đặc điểm tự nhiên và kinh tế — xã hội của Cộng hoà liên bang Đức

Hoạt động của GV va HS Nội dung chính

Hoạt động I: Tìm biểu về vị trí địa lí và

điều kiện tự nhiên của CHLB Đức

CH: Dựa vào nội dung SGK, bản đồ tự nhiên châu Âu, hãy cho biết vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của CHLB Đức có đặc điểm sì nổi bật? Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế?

150

I VI TRE DIA Lf VA DIEU

Trang 7

Hoạt động cua GV va HS Noi dung chinh

+ Tiếp giáp với 9 nước, biển Bắc và biển Ban | - VỊ trí:

Tích

+ Là cầu nối giữa: - Đông Âu và Tây Âu - Bắc Âu và Nam Âu - Trung Âu và Đông Âu

CHLB Đức là l1 trong 6 quốc gia đã sáng lập ra EU

Chuyển ý: Bên cạnh các điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư và xã hội có ý nghĩa đặc biệt trong phát triển kinh tế Trong mục II sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm dân cư và xã hội của CHLB Đức

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm dân cư và

xã hội CHLB Đức

+ Nằm ở trung tâm châu Âu, thuận tiện cho giao lưu, thông thương với các nước

+ Cùng với Pháp, CHLB Đức gift vai tro chu chốt trong EU — Diéu kién tu nhiên:

+ Khí hậu ơn đới —> khả năng phát triển nông nghiệp ôn đới + Địa hình và cảnh quan đa

dạng -> Khả năng phát triển

du lịch tốt

+ Nghèo khoáng sản, chỉ có than nâu, than đá và muối mỏ

-> khó khăn cho sự phát triển

công nghiệp

II Dan cu va xa hoi

— Dân số: 82,5 triệu người (2005)

Trang 8

Hoạt động của GV va HS Nội dung chính

So sánh với Việt Nam

Diện tích (km') | Dân số (triệu người)

VietNam | 330.991 84,1 (2006) Đức 357.000 82,5 (2005)

CH: Quan sát hình 7.11, em hãy cho biết cấu trúc dân số của CHLB Đức (1910- 2000) có

sự thay đối như thế nào?

Khoảng 10% dân số là người nhập cư trong

đó chủ yếu từ Thổ Nhĩ Kì và I-ta-li-a

Chính phủ dành nhiều ưu tiên, trợ cấp xã hội cho những người có gia đình và gia đình đơng con

Nước Đức bị chia cắt từ 1949 đến 1989, trên đó tồn tại hai nhà nước Đức với đường lối phát triển kinh tế — xã hội khác nhau

152

— Cấu trúc dân số già, ti lệ sinh rất thấp

+ Gia tăng dân số chủ yếu do nhập cư

+ Khuyến khích lập gia đình và sinh con

— Mức sống cao, hệ thống phúc lợi xã hội và bảo hiểm tốt, giáo dục và đào tạo được

ưu tiên đầu tư và phát triển - Quá trình phát triển từ giữa

thé ki XX dén nay có nhiều biến động:

+ Là nước bại trận trong chiến tranh thế giới thứ haI

+ 40 năm bị chia cắt (từ 1949 đến 1989)

Trang 9

Hoạt động của GV va HS Nội dung chính

Chuyển ý: Vị thế và sức mạnh kinh tế của

CHDC Đức được thể hiện như thế nào? Chúng ta nghiên cứu ở mục III sau đây

Hoạt động 3: Nghiên cứu đặc điểm kinh tế

CHLB Đức

CH: Dựa vào bảng 7.3, 7.4 và sự hiểu biết của mình, em hãy chứng minh rằng CHLB Đức là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới

Nam 2004, GDP dat 2714,4 ti USD sau Hoa Ki (11.667,5 ti) va Nhat Ban (4.623,4 t1)

Năm 2004 có tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt 1.629,6 ti USD, sau Hoa Ki (2.344,2 ti) Năm 2004, CHLB Đức xuất siêu 193,6 ti

USD đứng đầu thế giới Nhật bản đứng thứ

hai (111,2 tỉ) Hoa Kì nhập siêu 707,2 tỉ USD

CH: Cơng nghiệp Đức có vị trí như thế nào trên thế giới?

Các sản phẩm nổi tiếng như thiết bị quang

điện, ô tô Mercedes Benz

II KINH TẾ

1 Khái quát

— Là một trong những cường quốc hàng đầu ở châu Âu và trên thế giới

+ Đứng đầu châu Âu, thứ 3

thế giới về GDP (2004)

+ Cường quốc về thương mại:

Đứng thứ 2 thế giới về tổng trị

giá xuất nhập khẩu (2004) Đứng đầu thế giới về nhập siêu

- Đã và đang chuyển đổi

mạnh mẽ từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức

2 Công nghiệp

— Nhiều ngành có vị trí cao trên thế giới như SX thép, cơng nghiệp hố chất, ki thuật điện tử, chế tạo máy và ô tô

Trang 10

Hoạt động cua GV va HS Noi dung chinh

CH: Yếu tố cơ bản nào đã tạo nên sức mạnh của công nghiệp Đức?

- Đó là năng suất lao động cao, luôn đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại, người lao động có kỉ luật, kĩ thuật và khả năng tìm tòi sáng tạo cao —> tạo ra các sản phảm có chất lượng tốt

CH: Dựa vào hình 7.12, hãy xác định các trung tâm công nghiệp Cơ-lơ-nhơ, Muy-ních, Phran-phuốc Xtut-gát, Bec-lin và các ngành công nghiệp của các trung tâm đó

(HS lên bảng chỉ trên bản đồ vị trí các trung

tâm cơng nghiệp, GV có thể cho HS xác định

thêm tam giác công nghiệp miền Đơng

(Ha-lơ, Lai-xích, Đre-xđen); các trung tâm

cơng nghiệp đóng tàu ở phía Bắc (Ham-buốc, Rơ-xtốc)

Các ngành:

— Trung tam công nghiệp Cô-lô-nhơ: Chế tạo máy, luyện kim đen, sản xuất ôtô, hoá chất, thiết bị điện tử

— Trung tâm công nghiệp Muy-ních: Chế tạo máy, hố chất, sản xuất ôtô, dệt may, chế

biến thực phẩm, thiết bị điện tử

— Trung tâm cơng nghiệp Phran-phuốc: hố chất, sản xuất ôtô, chế biến thực phẩm, thiết bị điện tử

Ngành CN truyền thống: dệt may, chế biến |—- Bên cạnh các ngành công gỗ, giấy, chế biến thực phẩm, cơ khí nghiệp truyền thống đã xuất Ngành công nghiệp mới với công nghệ cao: hiện các ngành công nghiệp

thiết bị điện tử viễn thông, chế tạo máy bay | mới với công nghệ cao

Trang 11

Hoạt động của GV va HS Nội dung chính

CH: Nền nơng nghiệp CHLB Đức có đặc điểm gì?

— Nơng nghiệp được tăng cường cơ giới hố, chun mơn hố, hợp lí hoá sản xuất, sử dụng ngày càng nhiều giống tốt, phân bón (hố học hố), tưới tiêu hợp lí (thuỷ lợi hố)

— 1950 có 3,7 triệu lao động, bình quân diện

tích canh tác/lao động là 3,6 ha và mỗi lao

động có thể ni sống 10 người

— 1995 có 0,7 triệu lao động, bình quân diện

tích canh tác/lao động là 29,4 ha và mỗi lao

động có thể ni sống 104 người

CH: Dựa vào hình 7.14, em hãy nêu sự phân bố sản xuất nông nghiệp của CHLB Đức - Trên các bình nguyên màu mỡ phát triển trồng trọt lúa mì, lúa mạch, củ cải đường — Trên các vùng đất kém màu mỡ hơn chủ yếu trồng lúa mạch

— Chăn nuôi được phân bố rộng rãi ở các vùng đất đai kém màu mỡ hơn và trên các đồng cỏ Đặc biệt bò sữa rất thích hợp phát

triển ở vùng bờ biển phía bắc

- Vùng chân núi An-pơ với nhiều cánh đồng cỏ cũng là nơi phát triển chăn nuôi gia cầm,

lợn, bò

3 Nông nghiệp

— Điều kiện tự nhiên không thuận lợi (đất kém màu mỡ) — Có trình độ khoa học và công nghệ cao

— Lao động nông nghiệp đang giảm nhưng năng suất tăng nhanh

- Sản phẩm chủ yếu là lúa mì,

củ cải đường, bị, lợn, gà

Trang 12

IV ĐÁNH GIÁ

1 Vì sao có thể nói rằng CHLB Đức là một cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới?

2 Hãy chứng minh rằng CHLB Đức là một nước có nền cơng nghiệp

- nông nghiệp phát triển cao

3 Dựa vào hình 7.14 và nội dung trong bài học, nhận xét và giải thích sự phân bố ngành trồng trọt của CHLB Đức

V HOẠT ĐỘNG NỔI TIẾP

Sưu tầm các tài liệu về tự nhiên, dân cư và xã hội của Liên bang Nga

VI PHU LUC

4 SU SUP DO CUA BUC TUGNG BERLIN

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nước Đức bị chia thành bốn vùng chiếm đóng theo Hội nghị Yalta, do các nước Đồng minh Mĩ, Liên bang Xô viết, Liên hiệp Anh và Pháp kiểm soát và quản lí Berlin, thủ đơ của Đế chế Đức, cũng bị chia làm bốn khu vực tương tự như nước Đức Cùng lúc đó cuộc Chiến tranh lạnh giữa Đông và Tây cũng đã bắt đầu trên nhiều bình diện khác nhau Berlin trở thành trung tâm của cuộc nội chiến giữa các cơ quan tình báo của cả hai phe

Để đảm bảo an ninh, Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức (Sozialistische

Einheitspartei Deutschland - SED) Với sự hậu thuẫn của Liên bang Xô viết đã xây dựng Bức tường Berlin chỉ trong vòng một đêm (Đêm 12 rạng sáng ngày 13 tháng 8 năm

1961)

Sau 28 năm tồn tại, bức tường bị phá bỏ trong đêm thứ Năm ngày 9 tháng 11, rạng sáng thứ Sáu ngày 10 tháng 11 năm 1989 Sự "sụp để" của bức tường Berlin được coi

là dấu ấn quan trọng trong tiến trình đi đến sự vãn hồi của chiến tranh lạnh, mở ra một bước tiến mới cho việc làm "phẳng" thế giới Hệ thống XHCN Đông Âu sụp đổ, nước

Nga mới ra đời từ nền tảng của nước Nga - Xô Viết và chuyển sang giai đoạn phát

triển kinh tế theo hướng phát triển nền kinh tế thị trường thay cho nền kinh tế tập trung

bao cấp Từ đó, mọi người trên thế giới có thể giao thương thuận lợi hơn mà khơng cịn

gặp rào cản giữa 2 đế chế từng đối đầu nhau

2 KINH TẾ CHLB ĐỨC

Với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hơn 2.271 tỉ Euro, Đức là nước có nền kinh tế lớn nhất châu Âu và lớn thứ ba trên thế giới sau Mĩ và Nhật Đức cũng là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu, hơn cả Mĩ và Trung Quốc

Trang 13

Các bạn hàng chính là Pháp, MI, Anh, ltalia và Hà Lan Ngồi ra, Đức cịn là bạn

hàng lớn nhất của hầu hết các nước châu Âu Với tư cách là một cường quốc hàng đầu trong Liên minh châu Âu, nước Đức đang phấn đấu cho một sự thống nhất kinh tế chặt chẽ hơn của châu lục này

Hơn một nửa năng lực công nghiệp của nước Đức đã bị phá hủy sau Chiến tranh

thế giới thứ hai Ở Đông Đức, kinh tế phát triển chậm Còn Tây Đức đã trải qua giai đoạn phát triển kinh tế thần Kì trong những năm 1950 Kết quả là nền kinh tế Tây Đức

bước vào thời Kì ổn định, nạn thất nghiệp được thanh toán vào năm 1959 Vào cuối

thập niên 1950, sản xuất công nghiệp tăng 130% Có một số nhân tố góp phần vào sự thành công này Kế hoạch Marshall do Mĩ khởi xướng đã bơm một lượng viện trợ rất cần thiết trong suốt thời Kì tái thiết Một cuộc cải cách mạnh dạn khôi phục lại giá trị tiền tệ và chống được lạm phát Chế độ kiểm soát giá cả và tiền lương bị hủy bỏ Cơ sở hạ tầng được phục hồi và cuộc chiến Triều Tiên những năm 1950 đã làm gia tăng nhu cầu đối với các hàng hóa của Đức

TỈ lệ tăng trưởng kinh tế thần Kì của Đức đã bị suy giảm trong những năm 1990, do ảnh hưởng của sự suy thoái toàn cầu và do những chỉ phí rất lớn để sắp xếp lại dân cư

và những ngành công nghiệp không hiệu quả của Đông Đức cũ

3 THƯƠNG MẠI

Tổng mức bán bn của Cộng hịa Liên bang Đức liên tục tăng lên Doanh số bán

lễ cũng ngày càng tăng và hình thức doanh nghiệp tự bán hàng đang thay thế ngày càng nhiều cho các cơ sở trong ngành thương nghiệp bán lẻ truyền thống

Ngoại thương là một trong những nhân tố chủ yếu trong sự thành công của kinh tế Đức Xuất khẩu đóng vai trò thiết yếu trong nền kinh tế Đức Các mặt hàng xuất khẩu chính của Đức gồm máy móc, hàng điện tử, ô tô, các sản phẩm hóa chất, thực phẩm,

hàng dệt may, dụng cụ quang học và điện năng Là một nước phụ thuộc nhiều vào

ngoại thương nên Đức đồng thời cũng nhập nhiều loại hàng hóa và là nước nhập khẩu nhiều thứ hai thế giới Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, phương tiện vận chuyển, hóa chất, thuốc lá, lương thực, đồ uống, kim loại và các sản phẩm dầu mỏ

4 NÔNG NGHIỆP

Cũng như các nước phương Tây khác, tỉ lệ lao động nông nghiệp của Đức ngày

càng giảm đi Lợi nhuận thấp là nguyên nhân chính làm cho nhiều trang trại vừa và nhỏ bị phá sản hoặc phải sáp nhập vào các trang trại lớn Các trang trại ngày càng lớn hơn và thường liên kết với nhau trong hoạt động kinh doanh, sản xuất

Trang 14

Phần lớn diện tích nước Đức được dùng cho nông nghiệp, nhưng chỉ có 2% - 3%

dân số Đức làm việc trong ngành này Các vùng đất được chun mơn hóa vào lĩnh

vực canh tác Vùng bờ biển phía bắc rất thích hợp cho việc ni bị sữa và ngựa Vùng

chân núi An- pơ có nhiều cánh đồng cỏ Nơi đây các ngành chăn nuôi gia cầm, lợn, bò và cừu rất phát triển Dải đất màu mỡ dọc theo sườn nam vùng đất thấp là nơi gieo trồng lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc, củ cải đường, cây ăn trái, khoai tây và nho Đức có tên trong danh sách các nước sản xuất sữa, sản phẩm bơ sữa và thịt nhiều nhất thế

giới Nông nghiệp ở Đức được điều tiết theo chính sách nơng nghiệp của Liên minh chau Au

5 CONG NGHIEP

Giống như hầu hết các nền kinh tế lớn khác, tỉ lệ lao động trong công nghiệp ở Đức đã giảm do sự phát triển nhanh của các ngành dịch vụ Đức phải nhập khẩu hầu hết

nguyên vật liệu và năng lượng, mặc dù có những mỏ than đá ở vùng Ruhr và dọc theo

sông Saar Đức cũng có quặng sắt, dầu mỏ và khí đốt, song trữ lượng khơng nhiều Kĩ nghệ hóa chất là một trong những ngành quan trọng nhất của Đức Trong đó có

những công ti như Bayer AG, BASE va Hoechst

Ngành công nghiệp xe hơi của Đức là ngành có quy mơ lớn nhất ở châu Âu Thành

công lớn nhất của nước Đức là trong ngành sản xuất xe hơi chất lượng cao Có lẽ các nhãn mác xe hơi sang trọng nhất thế giới ngày nay có xuất xứ từ Đức: Bayerische

Motoren Werke AG (BMW), Daimler Chrysler AG (Mercedes), Porsche, Audi va Volkswagen

Các ngành công nghiệp quan trọng khác gồm chế tạo máy bay, máy xây dựng, máy móc cơng nghiệp, máy phát điện, điện tử, các thiết bị văn phòng Mặc dù có

những ngành cơng nghiệp rất thành công, song một số ngành truyền thống, chẳng

hạn như luyện thép và đóng tàu, lại đang sa sút nghiêm trọng Sự cạnh tranh từ Nhật

và công nghệ mới đã làm giảm lợi nhuận của nước Đức

Đức là trụ sở chính của nhiều công ti đa quốc gia khổng lồ như BASF, Robert

Bosch GmbH, E.ON, Deutsche Telekom va Siemens AG

Tuy có nhiều tập đồn cơng nghiệp lớn, nhưng xương sống của nền công nghiệp

nước Đức lại là các công tỉ loại trung với quy mô dưới 1000 nhân viên Trong tổng số

1016 tỉ USD hàng hóa xuất khẩu vào năm 2005, một phần lớn xuất phát từ khu vực này Hiện nay Đức vẫn giữ chức quán quân thế giới về xuất khẩu hàng hóa

Trang 15

đ%

K

+

â

>

NGUN THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤ LỤC

Phương pháp giảng dạy địa lí Nguyễn Dược, Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Trong Phúc, Trần Đức Tuấn NXB Giáo dục H 1996 Địa lí kinh tế thế giới (3 tập) Ông Thị Đan Thanh, Nguyễn Giang Tiến, Trần Bích Thuận, Tạ Thị Bảo Kim Trường ĐHSP Hà Nội, 1993 - 1994

Giáo trình kinh tế trường Đại học KTQD và ĐHSP Hà Nội Bách khoa toàn thu Wikipedia

Văn Sính Nguyên: Nền văn minh châu Mĩ, NXB Trẻ, 2004

Chân dung nước Mĩ, tài liệu do Trung tam Thông tin — Tư liệu, Phịng Thơng tin — Văn hố Đại sứ quán Hợp chúng quốc Hoa Kì cung cấp Báo An ninh thế giới

Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Báo Lao động

Các báo của Trung ương và địa phương khác

Trang 16

MỤC LỤC

Lời nói đầU L2 11112011111 011v n TH ng kKk ng KT ng kg nh 3

Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4 Bài 5 Bài 5 Bài 5 Bài 6 Bài 6 Bài 6 Bài 7 Bài 7 Bài 7 Bài 7 160

A KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các

nhóm nước Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại 5 Xu hướng tồn cầu hố, khu vực hoá kinh tế - 20 Một số vấn đề mang tính tồn cầu - -.‹-c-<c-<c 30 Thực hành: Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá

đối với các nước đang phát triỂn - - ch vn svnnnrreerkei 41

Một số vấn đề của châu lục và khu vực -:-ccccccccc: 46 Một số vấn đề của châu lục và khu vực (tiếp theo) 69 Một số vấn đề của châu lục và khu vực (tiếp theo) 76

B ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

Hợp chúng quốc Hoa KÌ _ - 5+ + Sex: 90 Hợp chúng quốc Hoa Ki (tiếp theo) _ - 103 Hợp chúng quốc Hoa Kì (tiếp theo) - -::c: 117

Ngày đăng: 23/07/2014, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN