1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo khoa học: "Bàn về vấn đề sử dụng đất dốc ở huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An" pot

7 685 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 373,79 KB

Nội dung

Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2A-2007 109 Bàn về vấn đề sử dụng đất dốc ở huyện quế Phong tỉnh Nghệ An Trần thị Tuyến (a) Tóm tắt. Tìm giải pháp canh tác trên đất dốc trong điều kiện môi trờng và sinh thái bị tổn hại là vấn đề cấp thiết hiện nay ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, nơi có diện tích đất dốc lớn nhng trình độ sản xuất và trình độ dân trí thấp. Bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng sử dụng đất dốc miền núi này; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp sản xuất đảm bảo tính bền vững trên đất dốc phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhân văn ở địa bàn nghiên cứu, trong đó việc xây dựng các mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp là quan trọng nhất. I. Mở đầu Quế Phong là huyện vùng cao nằm cuối quốc lộ 48, nơi tiếp giáp với CHDCND Lào; có 179.825 ha đất đồi núi, chiếm 94,87% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Đây là địa bàn sinh sống của các dân tộc thiểu số: Thái, Khơ Mú, H , Mông (chiếm trên 95% dân số của huyện). Diện tích đất bằng còn lại là địa bàn c trú và canh tác của ngời Kinh và ngời Thổ. Việc giao đất giao rừng cho nông dân đã đem lại hiệu quả thực sự về quản lý và sử dụng đất. Tuy nhiên, do trình độ canh tác thấp và còn thiếu mô hình sản xuất đảm bảo tính bền vững trên đất dốc nên nạn xói mòn làm suy thoái đất còn rất nghiêm trọng. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng sử dụng đất dốc, bài viết đề xuất một số mô hình sản xuất trên đất dốc nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo tính bền vững trong việc sử dụng đất của huyện Quế Phong. II. Thực trạng sử dụng đất dốc ở Quế Phong 2.1. Tiềm năng đất dốc của huyện Quế Phong Quế Phong có tổng diện tích đất tự nhiên là 189.543,45 ha (11,5% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Nghệ An), trong đó đất phù sa dọc thung lũng sông và chân núi chiếm 3.972 ha (2,1%), các loại đất khác chiếm 3,03%, còn lại là đất đồi núi dốc 179.825 ha (94,87%) gồm các loại sau: 2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Quế Phong 2.2.1. Cơ cấu sử dụng đất của huyện Quế Phong Bảng 1 cho thấy thế mạnh của huyện Quế Phong là trồng cây lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Thế nhng việc sử dụng các loại đất nh hiện nay là cha hợp lý, thể hiện trong cơ cấu sử dụng đất nh sau: - Đất Nông - Lâm - Ng nghiệp: 163.148,35 ha, trong đó: Nhận bài ngày 14/9/2006. Sửa chữa xong 17/4/2007. Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2A-2007 110 + Đất sản xuất nông nghiệp: 4.461,96 ha, chia thành các loại: Đất trồng cây hàng năm: 4.048,96 ha, chiếm diện tích lớn nhất là đất lúa (2.750,6 ha), đất trồng cây hàng năm khác là 1.276.14 ha, còn lại là đất đồng cỏ chăn nuôi. Đất trồng cây lâu năm: 413 ha. Bảng 1. Các loại đất dốc ở huyện Quế Phong Loại đất Diện tích (ha) Khả năng sử dụng - Đất Feralit nâu đỏ 4.163 Trồng rừng với các loại cây: gụ, trắc, lim và cây công nghiệp: cà phê, cao su, chè. - Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá Granit (+) 9.087 Trồng rừng (cây thân gỗ lá rộng). - Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá biến chất ở độ cao dới 700m (*) 2.630 Trồng hoa màu: sắn, đậu xanh, da. - Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá sa thạch ở độ cao dới 700m (**) 3.180 Trồng cây lâm nghiệp (sến) và cây ăn quả: vải, nhãn. Đất Feralit biến đổi do trồng lúa 317 Chủ yếu ở dạng bậc thang phù hợp với cây lơng thực, hoa màu. Đất (*) và (**) ở độ cao 700 đến 1700m, độ dốc < 25 0 3.596 Rừng gỗ (kiền kiền, trắc, lim), tre lồ ô. Đất (*) và Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá Andêzit ở độ cao 700 đến 1700m, độ dốc < 25 0 85.010 Trồng rừng; trồng cây lâm nghiệp, đặc biệt là Quế, Sở (Quế đợc đánh giá là sinh trởng tốt và chất lợng tinh dầu cao nhất khi trồng trên loại đất này). Đất Feralit mùn trên núi ở độ cao 800 đến 2000m 61.842 Phát triển rừng : lim, sến, pơmu, dổi + Đất sản xuất lâm nghiệp: 158.505,96 ha, trong đó: Rừng sản xuất: 36.752,72 ha Rừng phòng hộ: 54.018,67 ha Rừng đặc dụng: 67.734,56 ha + Mặt nớc nuôi trồng thuỷ sản: 180,43 ha, tập trung ở một số xã: Xã Tiền Phong (36,76 ha), Tri lễ (20,84 ha), Mờng Noọc và Quế Sơn (23,86 ha) - Đất chuyên dùng : 3.946,44 ha. Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2A-2007 111 - Đất cha sử dụng: 21.874,21 ha, trong đó: + Đất bằng cha sử dụng: 687,64 ha + Đất đồi núi cha sử dụng: 20.545,92 ha + Đất núi đá cha có rừng: 640,65 ha. Trong cơ cấu đất nông nghiệp ở Quế Phong, tuy diện tích đất dốc lớn nhng hiện tại chủ yếu đang sử dụng trồng cây ngắn ngày, còn diện tích đất trồng cây lâu năm không đáng kể. Diện tích mặt nớc cha khai thác hết tiềm năng, sản lợng cá nuôi thấp không đáp ứng đợc nhu cầu trên địa bàn. 2.2.2. Các hình thức sử dụng đất ở huyện Quế Phong Tại Quế Phong, trong nông nghiệp đang tồn tại các hình thức canh tác sau: - Canh tác trên nơng rẫy du canh: Canh tác nơng rẫy du canh tồn tại từ lâu đời ở Quế Phong, nhằm đảm bảo nhu cầu lơng thực thực phẩm cho bộ phận dân tộc ít ngời khi mật độ dân số còn thấp. Thời gian canh tác tuỳ thuộc vào tập quán của từng dân tộc, từng vùng và từng thời kỳ. Ngời H , Mông và Khơ Mú ở Quế Phong trớc đây canh tác theo hình thức du canh tiến triển, canh tác 7 10 vụ rồi bỏ hẳn nơng cũ, ít khi quay lại. Hiện nay, họ du canh theo hình thức luân chuyển, sau một thời gian canh tác, họ bỏ hoá (hu canh) rồi lại quay về nơng cũ. Thời gian canh tác và thời gian bỏ hoá cứ rút ngắn dần. Ngời Thái ở Quế Phong cũng nh những nơi khác, xa nay có tập quán du canh luân chuyển. Ngời Thái còn áp dụng hình thức du canh bổ trợ, chủ yếu phát rẫy xung quanh ruộng lúa nớc, vừa tận dụng đất dốc cạnh ruộng lúa vừa tạo nguồn tro cung cấp cho ruộng lúa nhờ ma. Hiện nay, hàng năm diện tích đất nơng rẫy du canh của Quế Phong còn khoảng 1241 ha, chiếm trên 30% đất canh tác của huyện. Trớc đây dân số còn ít, nhu cầu lơng thực thực phẩm cha gay gắt nên thời gian bỏ hoá đủ dài để đất rừng phục hồi độ phì tự nhiên. Hiện nay, mật độ dân số tăng, nhu cầu lơng thực thực phẩm trở nên gay gắt, thời gian hu canh rút ngắn, đất không kịp phục hồi độ phì tự nhiên nên ngày càng suy thoái, bạc màu. - Canh tác trên nơng rẫy định canh: Với đồng bào dân tộc ít ngời vùng cao, nơng rẫy định canh phát triển từ khi Quế Phong thực hiện chính sách định c. Các dạng địa hình đều có hình thức canh tác này. Trên các đỉnh núi cao là của ngời H , Mông, tại các sờn núi là của ngời Khơ Mú, sờn núi thấp và chân núi là của ngời Thái. Các kiểu canh tác trên Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2A-2007 112 đất dốc đều không có biện pháp bảo vệ đất, không bón phân. Do đó, đất dốc ở Quế Phong đang bị suy thoái ngày càng nghiêm trọng. - Canh tác lúa nớc: Diện tích đất bằng của Quế Phong có khả năng canh tác lúa nớc rất hạn chế, phần lớn là ruộng bậc thang tập trung ở các xã vùng trung tâm huyện nh Châu Kim, Tiền Phong, Mờng Noọc, Quế Sơn. Tuy chủ động một phần nguồn nớc tới nhng cha đảm bảo, ít hoặc không bón phân nên năng suất lúa thấp và đất trồng ngày càng nghèo dinh dỡng. Ngoài ra, gần đây ở huyện Quế Phong đã bắt đầu xuất hiện hình thức sản xuất vờn rừng và trang trại gia đình nhng thiếu định hớng nên hiệu quả cha cao ảnh hởng lớn đến hệ sinh thái của vùng. III. Một số gải pháp canh tác bền vững trên đất dốc ở huyện Quế Phong Trên cơ sở quỹ đất (chủ yếu là đất dốc), thực trạng sử dụng đất trên địa bàn, các yếu tố tự nhiên: địa hình, khí hậu, nớc và các yếu tố kinh tế xã hội: lao động, trình độ dân trí, thị trờng, điều kiện kinh tế địa phơng, trên cơ sở các hình thức sản xuất nông nghiệp đang tồn tại ở huyện Quế Phong, chúng tôi xây dựng các hình thức sản xuất mới: Cũ Mới 1. Nơng rẫy du canh Quy hoạch một phần rẫy du canh. Rừng tái sinh, phục hồi. 2. Nơng rẫy định canh Trang trại Nông Lâm kết hợp. 3. Ruộng nớc R A - M (ruộng ao màu) . Để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, các hình thức sản xuất mới cần có những mô hình sản xuất phù hợp. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi đề xuất 2 mô hình canh tác mới từ 2 hình thức canh tác cũ là nơng rẫy định canh (2) và ruộng nớc (3). - Mô hình 1: Nông Lâm kết hợp (Vờn Rừng) +Vị trí áp dụng: Tại những nơng rẫy gần khu dân c ở, nơi có độ dốc lớn và địa hình cao (các xã Đồng Văn, Thông Thụ, Tri Lễ, Quang phong, Cắm Muộn). + Sơ đồ mô hình: Tiếp tục Chuyển đổi Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2A-2007 113 a b +Diện tích có thể áp dụng: khoảng 10.000 ha. + Hoạt động của mô hình: Cây trồng: * Tại vờn (A): Đa vào trồng mới một số cây công nghiệp nh: Chè, Dó bầu (xã Tri Lễ, Thông Thụ), tăng diện tích Sở (ở các xã: Tri Lễ, Quang Phong, Cắm Muộn) và một số loại cây trồng xen kết hợp chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm mà giá trị đã đợc khẳng định. Cây chè phát triển và cho năng suất cao khi trồng trên đất Feralit, độ pH là 4 - 4,5, đất tơi xốp, cao, mực nớc ngầm cao 1,2m; nhiệt độ từ 15 300C (có thể chịu lạnh tới -100C), độ ẩm > 80%. ở độ cao và độ ẩm kông khí lớn, ma rải đều sẽ kéo dài thời gian hái búp, biên độ nhiệt ngày đêm lớn chè tích luỹ đợc nhiều dầu thơm. Tuy điều kiện tự nhiên ở Quế Phong tơng đối phù hợp với đặc điểm sinh lý của chè nhng hiện tại diện tích trồng chè ở đây ít, cha có quy hoạch. Dó bầu thích hợp với khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm từ 20 25 0 C, lợng ma trên dới 1500mm/ năm, độ ẩm không khí 80%; phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau, trừ đất hình thành trên đá vôi, đất cát, đất ngập úng. Độ dày tầng đất > 50cm, thoát nớc, nhiều mùn. Kiểu thảm thực bì thích hợp nhất của dó bầu là đất rừng sau nơng rẫy, rất phù hợp với điều kiện đất rừng ở Quế Phong. Cây trồng xen: các xã vùng cao thích hợp với 2 loại cây đặc sản chất lợng cao hơn hẳn ở miền xuôi là bí xanh và khoai sọ. Nhu cầu về các loại sản phẩm này ngày càng lớn, cần mở rộng diện tích. Ngoài khu kinh tế mới Minh Châu (xã Tri lễ) có thể phát triển khoai sọ sang xã Quang Phong, Cắm Muộn và Thông Thụ; bí xanh trồng ở Đồng Văn, Thông Thụ. Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2A-2007 114 * Tại Rừng tái sinh phục hồi (B): khoanh nuôi bảo vệ diện tích rừng hiện có (pơ mu, sa mu, dổi, lát) và trồng rừng bổ sung (mỡ, tre, mét ) trên diện tích bị chặt phá để cải tạo đất và nâng cao chất lợng rừng. Vật nuôi: tập trung chăn nuôi: trâu, bò (Đồng Văn, Thông Thụ, Tri Lễ), dê (Quang Phong, Cắm Muộn); đẩy mạnh nuôi giống Lợn địa phơng và vịt bầu ở các xã trên theo hớng xuất khẩu. - Mô hình 2: Nông lâm Ng kết hợp (Rừng - Vờn Ruộng - Ao). + Vị trí áp dụng: Nơi địa hình đồi thấp, độ dốc nhỏ và gần mặt nớc, gần khu dân c ( các xã Châu Kim, Tiền Phong, Hạnh Dịch, Châu Thôn). + Sơ đồ mô hình: a b c d + Hoạt động sản xuất của mô hình: Trồng trọt: * Rừng và vờn rừng (D): Khoanh nuôi rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn, trong đó cần trồng dắm thêm các loại cây có tác dụng phòng hộ nh:lim, sến, pơmu và phát triển rừng sản xuất, nhất là trồng cây đặc sản: quế, dó bầu. * Vờn nhà (C): Trồng cây ăn quả (Vải Thiều, Nhãn, Bởi) xen Sắn và Dứa khi cây ăn quả cha khép tán để chống xói mòn và tăng thu nhập. * Ruộng (B): Thâm canh lúa, ngô, các loại rau xanh. Chăn nuôi: (A B): * Ao (A): Nuôi cá, Vịt, Ngan. * Nuôi gia cầm (vịt bầu, ngan, cá, gà) theo hớng chuyên môn hoá kết hợp chăn thả giống lợn địa phơng; nuôi đại gia súc: trâu, bò và dê. Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2A-2007 115 IV. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy Quế Phong là huyện miền núi có diện tích đất dốc có khả năng sản xuất nông - lâm nghiệp lớn. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này đợc khai thác, sử dụng cha hợp lý dẫn đến đất suy thoái, bạc màu và hiệu quả kinh tế thấp. Với mục đích đạt hiệu quả cao về cả kinh tế và môi trờng, trong phạm vi bài báo chúng tôi đề xuất thay đổi các hình thức sản xuất đang tồn tại ở huyện Quế Phong bằng các hình thức mới và đa ra 2 mô hình sản xuất nông - lâm nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhân văn có thể áp dụng tại địa bàn nghiên cứu, trong đó cần chú trọng đầu t sản xuất các loại cây, con đặc sản đợc xem là tri thức bản địa của huyện nh: khoai sọ, bí xanh, vịt bầu, quế. Tài liệu tham khảo [1] Lê Thông (chủ biên), Địa lý kinh tế - hội Việt Nam, NXB Giáo dục, 2001. [2] Nguyễn Ngọc Bình, Đất rừng Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, 1996. [3] Phòng NN & PTNT huyện Quế Phong, Đề án phát triển lâm nghiệp tập trung khoanh nuôi, bảo vệ, cải tạo rừng giai đoạn 2005 đến 2010. [4] Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm, Quản lý đất dốc để sử dụng lâu bền cho sản xuất nông nghiệp, Khoa học đất, số 3, năm 1993. [5] UBND huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, Báo cáo điều chỉnh và bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An thời kỳ 2001 - 2010, 11/2002. Summary on the use of sloping land in que phong district, nghe an province Finding a solution to farming on sloping land in the situation of a deteriorated ecology and environmet is really an urgent problem at the present. This article concentrates on analysing the reality of land management in Que Phong, a mountainous district of Nghe An province, where there is a great amount of sloping land but inhabitants cultivation skill and intellectual stardard remain low. On that basis, we propose some solutions to sustanable cultivation on sloping land suitable for natual conditions and human culture in the researal areas, of whith the most important thing is the establishment agricuture-forestry production model. (a) Khoa Địa lý, trờng Đại Học Vinh. . bền vững trong việc sử dụng đất của huyện Quế Phong. II. Thực trạng sử dụng đất dốc ở Quế Phong 2.1. Tiềm năng đất dốc của huyện Quế Phong Quế Phong có tổng diện tích đất tự nhiên là 189.543,45. gồm các loại sau: 2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Quế Phong 2.2.1. Cơ cấu sử dụng đất của huyện Quế Phong Bảng 1 cho thấy thế mạnh của huyện Quế Phong là trồng cây lâm nghiệp, cây. Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2A-2007 109 Bàn về vấn đề sử dụng đất dốc ở huyện quế Phong tỉnh Nghệ An Trần

Ngày đăng: 23/07/2014, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w