Kết quả phân tích các hợp chất cumarin và flavonoit cho thấy có đến 24 loài thuộc họ Cúc và 8 loài thuộc họ Hoa tán có chứa hợp chất cumarin.. Phương pháp thu mẫu Mẫu được thu hái là tất
Trang 1Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1A-2007
Điều tra hợp chất Cumarin và flavonoit của
một số loài thuộc họ cúc (Asteraceae) và họ hoa Tán
(Apinaceae) ở nghệ an
Nguyễn Thị Thu Loan (a), Hoàng Văn Mại (b), Phan Xuân Thiệu (b)
Tóm tắt Đã xác định được 8 loài thuộc họ Hoa tán và 32 loài thuộc họ Cúc ở thành phố Vinh và khu vực phụ cận Kết quả phân tích các hợp chất cumarin và flavonoit cho thấy có đến 24 loài thuộc họ Cúc và 8 loài thuộc họ Hoa tán có chứa hợp chất cumarin Còn hợp chất flavonoit có mặt ở tất cả các loài được nghiên cứu
I mở đầu
Họ Cúc và họ Hoa tán là hai họ lớn trong hệ thực vật Việt Nam, chúng có thành phần loài đa dạng và phân bố tương đối rộng rãi vì thích nghi cao với điều kiện nhiệt
đới nóng ẩm- gió mùa Từ lâu nhân dân ta đã xem các loài thuộc hai họ này như một nguồn thảo dược quan trọng để làm thuốc chữa bệnh Thực tế đã chứng minh nhiều cây thuốc, nhiều bài thuốc quý sử dụng những loài trong hai họ nói trên đã cứu con người thoát khỏi nhiều căn bệnh hiểm nghèo [1,2,7,]
Y học ngày càng phát triển, việc sử dụng phương thức chữa bệnh dân gian từ cây cỏ dần càng được quan tâm nghiên cứu Các hợp chất có hoạt tính sinh học cao từ thực vật như ancaloit, cumarin, flavonoit, terpennoit…, có tác dụng tốt trong việc phòng và chữa bệnh [11,12]
Tiềm năng về hợp chất thiên nhiên trong các họ thực vật là rất lớn, Vì vậy việc điều tra xác định các loài thuộc các họ thực vật có chứa hợp chất thiên nhiên là việc làm cần thiết, nhằm đánh giá khai thác các tiềm năng vốn có Bài viết này trình bày một số kết quả điều tra ban đầu về hợp chất cumarin và flavonoit ở hai họ thực vật nói trên ở Nghệ
An
ii Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Các loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae) và họ Hoa tán (Apinaceae) phân bố ở thành phố Vinh và vùng phụ cận thuộc tỉnh Nghệ An
2.2 Phương pháp thu mẫu
Mẫu được thu hái là tất cả các loài thực vật thuộc họ Cúc và họ Hoa tán với đầy
đủ các bộ phận rễ, thân, lá, hoa và quả Xử lý mẫu theo tài liệu "Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật" [8] Thời gian thu mẫu: 2004
2.2 Phương pháp định loại
Xác định tên khoa học bằng phương pháp so sánh hình thái dựa trên các tài liệu:
Nhận bài ngày 14/11/2006 Sửa chữa xong 04/12/2006
Trang 2Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1A-2007
"Cây cỏ Việt Nam" của Phạm Hoàng Hộ, "Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam" của Lê Khả Kế và cộng sự, "Từ điển cây thuốc Việt Nam" của Võ Văn Chi [2,5,6,]
2.3 Phương pháp phân tích định tính
- Định tính cumarin bằng phản ứng đóng, mở vòng lacton dựa theo tài liệu [3,4]
- Định tính flavonoit bằng phản ứng với thuốc thử NaOH, FeCl3, Mg (trong môi trường HCl) và phản ứng huỳnh quang tăng lên với NH3 khi chiếu tia tử ngoại [3,9,10]
- Sử dụng phương pháp sắc kí lớp mỏng để phân tích sơ bộ các thành phần hợp chất cumarin [9]
III kết quả và thảo luận
3.1 Định tính hợp chất cumarin và flavonoit trong các loài thu được Qua thu thập và định loại chúng tôi đã xác định được 8 loài thuộc họ Hoa tán và
32 loài thuộc họ Cúc có mặt ở khu vực nghiên cứu, trong số đó phần lớn các loài được
sử dụng làm rau, làm thuốc và gia vị Kết quả định tính hợp chất cumarin và flavonoit trong các loài được trình bày ở bảng 1
Bảng 1 Kết quả định tính hợp chất cumarin và flavonoit
Kết quả định tính flavonoit
TT Tên khoa học
Tên phổ thông
Kết quả
định tính cumarin NaOH 20% FeCl3 NH3 + UV
Xanh thẫm
Xanh lục Xanh
da trời
Xanh
L
Rau
Xanh
Xanh thẫm
Đỏ cam Xanh
da trời
Trang 3Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1A-2007
Xanh
Xanh
5
Blumea hieracifolia
var
macrostachya (DC.)
Mooly
Kim đầu
Xanh
(Roxb.)Durce
Xương
Xanh
Cúc chuồn chuồn
Rau má
lá rau muống
Thượng lão nhăn
đen
Vàng cam Xanh huỳnh quang
Cúc
đồng tiền
Benth
Rau tầu
Xanh
Trang 4Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1A-2007
(Lour.) Merr
Rau
Xanh
đen
Vàng xám Xanh
da trời
Xanh
Xanh
L
Cúc áo hoa vàng
đen
Đỏ vàng
Xanh
Less
Bạch
Xanh
đen
Vàng tươi
32 Zinnia elegans Jacq
Hoa cánh giấy
Ghi chú: - Phản ứng âm tính
+ Phản ứng dương tính
Kết quả định tính các hợp chất bằng phản ứng hoá học cho thấy: Có 75% các loài
họ Cúc và 100% các loài họ Hoa tán đều có phản ứng dương tính với thuốc thử của cumarin, còn đối với thuốc thử flavonoit thì tất cả các loài thuộc hai họ thực vật nói trên đều cho phản ứng dương tính Dựa vào màu sắc của các phản ứng có thể sơ bộ nhận định một số hợp chất flavonoit có mặt trong các loài nói trên là flavon, flavonol
và isoflavanon (màu vàng chanh, vàng sẩm và đỏ cam đối với thuốc thử NaOH 20% hay phát quang xanh da trời, vàng lục, vàng cam đối với NH3 + UV) Mặt khác khi quan sát mức độ và độ nhạy của việc hiện màu trong phản ứng định tính flavonoit chúng tôi nhận đinh sơ bộ các loài sau chứa nhiều flavonoit như: Cúc chuồn chuồn (Cosmos sulphureus Cav.), Cỏ lào (Eupatorium odoratum L.), Rau má lá rau muống (Emilia sonchifolia(L.) DC.), Đại bi (Blumea balsamifera(L.) DC.)
Trang 5Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1A-2007
3 Kết quả khảo sát sơ bộ xác định thành phần cumarin bằng sắc ký lớp mỏng
Chúng tôi sử dụng phương pháp sắc kí lớp mỏng để sơ bộ xác định các thành phần hợp chất cumarin trong các loài thuộc hai họ trên Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng 2
Bảng 2 Tóm tắt kết quả sắc ký lớp mỏng hợp chất cumarin
Số vết trong sắc ký
Họ
Kết quả dẫn ra ở bảng 2 cho thấy: Tất cả các loài phản ứng âm tính với thuốc thử của cumarin đều không hiện vết, các loài còn lại hiện vết theo những mức độ khác nhau, từ 1 cho đến 5 vết
Họ Cúc có 11/24 loài (34,3%) có từ 1-2 vết, 13/24 loài (40,6%) có từ 3-5 vết Họ Hoa tán có 5/8 loài (62,5%) có từ 1-2 vết, 3/8 loài (37,5%) có từ 3-5 vết
Các loài có 5 vết bao gồm: Rau má mỡ (Hydrocotyle sibthorpioides Lam.), Cúc tần (Pluchea indica (L.) Less.), Cúc áo hoa vàng (Spilanthes orelacea L.), Bạch đầu ông (Vernonia cinerea (L.) Less.)
iv Kết luận
1 Xác định được ở thành phố Vinh và các vùng phụ cận có ít nhất 32 loài thuộc
họ Cúc và 8 loài thuộc họ Hoa tán, đã lập danh lục các loài và xác định tên khoa học của chúng
2 Xác định được 24/32 loài họ Cúc và 8/8 loài họ Hoa tán có chứa cumarin, tất cả các loài thuộc danh lục đều chứa flavonoit
3 Khảo sát được sơ bộ thành phần Cumarin trong các loài và đánh giá được một
số loài có thành phần cumarin tương đối đa dạng(5 vết), bao gồm: Cúc tần, Rau má
mỡ, Cúc áo hoa vàng, Bạch đầu ông
Trang 6Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1A-2007
Tài liệu tham khảo
[1] Đỗ Huy Bích và cộng sự, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KHKT, Hà Nội, 2003
[2] Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, 1999
[3] Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu, Phương pháp nghiên cứu hoá học cây thuốc, NXB Y học TP Hồ Chí Minh, 1985
[4] Nguyễn Văn Đàn, Hợp chất thiên nhiên dùng là thuốc, NXB Y học, Hà Nội, 1999 [5] Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, NXB KH-KT, Hà Nội, 1991-1993
[6] Lê Khả Kế và cộng sự, Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, NXB KH KT, Hà Nội,
1973
[7] Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, 2003 [8] Nguyễn Nghĩa Thìn, Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, NXB Nông Nghiệp,
Hà Nội, 1997
[9] J B Harborne, Phytochemical methods, London New York, Chapman and Hall, 1973 [10] J B Harborne, The handbook of Natural Flavonoids, New York, 1999
[11] J Mann, R S Dayidson, J B Hobbs, D V Banthorpe and J.B Harborne, Natural products: their chemistry and biological significance, England, 1996 [12] Tiina Ojala, Biological screening of plant coumarin, Helsinki, 2001
SumMary
Investigating coumarin and flavonoid compounds
of some species belonging to Asteraceae and Apinaceae
families in Nghe An province
Based on themseles investiged data, the author showed a list of 32 species of asteraceae and 8 species of apiaceae in Vinh city and some next areas The result also showed that there are 24 species of asteraceae and 8 species apiaceae in that total number containing cumarin and all of them containing flavonoit