1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỂ DỤC THỂ THAO phần 8 pot

20 2,5K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 358,06 KB

Nội dung

141 tăng nhiều hơn những bài tập tự ám thị, ghi nhớ, trí lực và vận dụng cho linh hoạt, chính xác. Bài tập với nữ nên có lượng vận động nhẹ hơn, sử dụng nhiều hơn những động tác cơ bản của thể dục nghệ thuật hoặc kết hợp với vũ đạo, nhạc trong các bài tập luyện sức chú ý. - Tùy theo nhu cầu, sau khi bắt đầu giới thiệu nội dung, nhi ệm vụ, yêu cầu của giờ lên lớp TDTT hoặc lúc bắt đầu chuyển sang học nội dung khác trong giờ lên lớp cũng có thể dùng bài tập trung sức chú ý. - Trong các giờ lên lớp hoặc các phần khác nhau của giờ lên lớp TDTT, khi luyện tập trung sức chú ý cũng nên thay đổi nội dung hoặc hình thức để tránh lặp lại, mà luôn có nét mới để gây hứng thú. - Bài tập nên gọn nhẹ, giáo cụ đơn giản; số lần lặp lạ i và thời gian không nhiều; lượng vận động nhỏ sao cho học sinh chỉ cố gắng một chút là làm được. 4.4.2. Phương pháp luyện động niệm Đó là cách luyện cho người tập tưởng tượng, tư duy có chủ định, hệ thống quá trình thực hiện một động tác nào đó. Ví dụ khi tưởng về quá trình hoàn thành động tác nhảy xa thì phải đủ cả quá trình đó từ tư thế khởi đầu cho đến chạy đ à, dậm nhảy, bay trên không, chạm đất và một số chi tiết kỹ thuật khác Đặc điểm của phương pháp này ở chỗ thông qua tư duy, tưởng tượng, thể nghiệm quá trình thực hiện động tác mà tác động đến tâm lý, sinh lý, làm cho khái niệm về thực hiện động tác đó càng được chính xác và củng cố. Ngoài ra, phương pháp trên cũng dễ làm, đơn giản, không mất sức hoặc cần dùng những trang thiết bị phức tạ p mà an toàn. Theo kết quả thực nghiệm, khi tập theo phương pháp này, mạch đập, huyết áp và tính hưng phấn của thần kinh đều tăng cao hơn. Như thế có lợi cho tập trung sức chú ý ghi nhớ độug tác thêm sâu, chắc, nắm động tác chóng thành thạo (chính xác và nhịp nhàng), nâng cao năng lực tư duy thao tác và hoàn thành động tác; vừa có lợi cho sức khỏe lẫn củng cố định hình động lực chính xác Tập luyện động niệm có ba hình thức: tưởng tượ ng khẩu ngữ (hoặc nhủ thầm), tưởng tượng ý thức và tưởng tượng quan sát. Loại đầu là sự nhủ thầm trong quá trình thực hiện động tác, đồng thời cũng có hoạt động tư duy rõ ràng về động tác thực hiện. Loại tưởng tượng ý thức là tái hiện biểu tượng về quá trình thực hiện động tác, nhưng không dùng ngôn ngữ chỉ dẫn. Còn loại cuối cùng là biểu tượng động tác diễn ra khi quan sát thực hiện động tác. Khi mà tưởng tượng động tác trở thành biểu tượng xung động thì cơ bắp tham gia cùng với hoạt động tưởng tượng dễ có xung động thần kinh yếu. Do đó, khi tập luyện phương pháp này phải cố gắng sao cho lúc tưởng tượng về thực hiện động tác cũng có kèm theo những xung động thần kinh tương ứng ở những cơ tham gia động tác. Như thế hiệu quả tập luy ện động niệm sẽ cao. Những điều cần chú ý khi sử dụng phương pháp này: - Học sinh phải có khái niệm chính xác về động tác mới mong đạt hiệu quả tốt trong tập luyện theo phương pháp này. Muốn thế phải dựa vào làm mẫu, giảng giải của giáo viên, tưởng tượng, so sánh giữa động tác, tập luyện của mình và người khác cũng như sự sửa chữa của giáo viên. - Tập luyện này rấ t cần trong tập các kỹ thuật động tác phức tạp và có tính mạo hiểm cao như nhảy sào, nhảy cầu, nhảy dù , nhất là đối với các học sinh có năng lực thích ứng kém, dễ bị chấn thương hoặc vì bị thương hoặc các nguyên nhân khác nên không được tập luyện trực tiếp hoặc khó nhớ những động tác khó 142 - Phương pháp có tác dụng bổ trợ thực tế. Nên căn cứ vào đặc điểm học sinh, kết hợp với thực tế dạy học mà vận dụng. Thường dùng bài tập loại này trước hay sau tập luyện thực tế. Ví dụ, trước khi làm động tác thì tập trung chú ý tưởng tượng về quá trình thực hiện động tác đó hoặc sau khi làm xong thì hồi tưởng về động tác vừa làm. Cũng có thể tậ p luyện động niệm sau khi giáo viên giảng, làm mẫu hay khởi động xong. - Lúc tập, cần yên tĩnh, thả lỏng, loại trừ các tạp niệm hoặc sự can nhiễu của hoàn cảnh xung quanh. Tập trung vào đầu não, tưởng tượng như mình đang thật sự làm động tác đó. 4.4.3. Phương pháp tập luyện thả lỏng Trong dạy học TDTT, có loại tập thả lỏng bằng hoạt động cơ thể và tập th ả lỏng tâm lý người tập bằng ngôn ngữ. Thường làm sau khi buổi tập luyện kết thúc. Sau một phần của buổi (giờ) tập mà thấy học sinh khá mệt thì cũng có tập luyện thả lỏng * Phương pháp thả lỏng bằng vận động cơ thể Trong phương pháp tập này, có thể dùng các vận động thân thể nhẹ nhàng như co duỗi, lắc rung, lăn, xoa bóp chân tay, thân thể, hô hấp sâu làm một phương pháp t ập trong trạng thái tương đối yên tĩnh. Đặc điểm của phương pháp này là luyện tập đơn giản, lượng vận động nhỏ, nhằm làm cho cơ, thần kinh và tâm lý vừa căng thẳng được thả lỏng và từ đó giải trừ mệt mỏi, hồi phục thể lực, tâm tình thanh thản…., cơ thể trở về trạng thái tương đối yên tĩnh, có lợi cho học tập các môn khác sau giờ tập TDTT. Những điều chú ý khi tập phương pháp này: - Căn cứ vào lượng vận động của buổi tập TDTT mà cho tiếp tục luyện tập thả lỏng với mức vận động giảm nhẹ. Ví dụ như sau khi chạy nhanh cho chạy chậm thả lỏng, đi nhẹ nhậng, thoải mái, rồi lại đến các tập luyện thả lỏng, nhẹ nhàng khác (nếu cần). - Nên chú trọng th ả lỏng những bộ phận, cơ trong thân thể phải chịu đựng nặng nhất trong tập luyện. Sau khi nhảy xa hết sức (đương nhiên chân dậm nhảy phải chịu tải và dùng sức lớn nhất) nên lắc, rung, lăng, xoa bóp, để thả lỏng chân. - Khi người tập đang căng thẳng, có thể dùng những bài tập trò chơi đơn giản để gây vui cười, có tác dụng thả lỏng, giải tỏa. Nói chung chỉ cần khoảng 3 - 5 phút…. * Phương pháp thả lỏng tâm lý: ỞÛ đây người ta dùng một bài niệm bằng ngôn ngữ (tự ám thị) để cho tâm thần yên tĩnh, cơ bắp thả lỏng. Có thể dùng tư thế ngồi hay nằm tự ám thị "Tôi rất bình yên", "Cơ bắp tôi đang thả lỏng", "Cơ tay phải của tôi (hoặc một bộ phận nào đó) đã thả lỏng" Thực ra, phương pháp thả l ỏng tâm lý dựa trên thuật thôi miên. Nó có nhiều điểm tương đồng với khí công và yoga. Thực chất đó là một quá trình dùng từ ngữ để chỉ đạo, kết hợp với thể nghiệm đã có theo hàm nghĩa của từ ngữ, mà gây nên những xung động với hệ thống thần kinh thực vật, điều hòa cơ thể theo hướng dẫn của từ ngữ, làm cho cơ bắp, mạch máu, tâm tình thả lỏ ng và thanh thoải. Theo một số nghiên cứu, sau tập nặng mà tập luyện thả lỏng tâm lý trong 5 phút có tác dụng hồi phục bằng tập thả lỏng thông thường trong 1 giờ. Sau luyện tập thả lỏng tâm 143 lý rồi lại tập kỹ thuật động tác sẽ có thể giảm những sai sót do căng thẳng và mệt mỏi gây nên khoảng 20%. Tâm lý mà thoải mái không chỉ có tác dụng thả lỏng, giải trừ căng thẳng, mệt mỏi mà còn có tác dụng hồi phục thể lực nhanh, ý chí thêm kiên định và càng chủ động điều khiển bản thân Những điều cần chú ý khi sử dụng phương pháp này: - Phải làm cho người tập tin vào ý ni ệm này (Luyện tập "tưởng niệm" này thật sự có hiệu quả). Khi luyện tập, hoàn cảnh và ý niệm đều phải cùng "nhập tĩnh". Trạng thái "nhập tĩnh" tốt là tiền đề quan trọng để thả lỏng tâm lý có hiệu quả. Thực chất đó là một trạng thái yên tĩnh của hoạt động thần kinh, một trạng thái vận động đặc thù của tập luyện thả lỏng tâm lý. Khi nhậ p tĩnh, không phải chẳng có ý niệm gì trong đầu, mà thật ra chỉ còn một ý niệm không có tạp niệm. Sau khi nhập tĩnh, vẫn có thể xuất hiện tạp niệm; cần dùng ý chí để khắc phục, tiếp tục thả lỏng tâm lý, làm cho trạng thái "nhập tĩnh" càng được củng cố, tạp niệm càng ít đi cho đến hầu như không có nữa. Trong phương thức nhập tĩnh, ngoài bài niệm tưởng bằng ngôn ngữõ ra, còn có phươ ng pháp niệm tưởng để điều hòa tần số mạch, nghe được nhịp thởû của mình, phương pháp ý thủ ngoại cảnh (thiết tưởng mình đang ngồi hoặc nằm nghỉ ởû một nơi phong cảnh đẹp, yên tĩnh, rất dễ chịu) hoặc có dẫn dắt, đệm kèm bằng nhạc nhẹ; âm hưởng tuy đơn điệu nhưng dịu dàng, dễ nghe. - Nhắm mắt, niệ m tưởng khi nhập tĩnh. Tư thế nhập tĩnh có thể là nằm hay ngồi hay đứng, miễn là tự mình thấy cơ thể và tinh thần thả lỏng là được. Nếu đứng nhập tĩnh thì hai chân hơi dang ngang, hai vai thả lỏng và hơi hạ xuống, thân trên hơi hướng về trước, nhắm mắt niệm tưởng. Khi tập luyện, phải cố loại bỏ căng thẳng; căng thẳng thì không nhập t ĩnh được. Trong luyện tập nếu thấy chỗ nào không thích hợp thì có thể điều chỉnh. - Trong dạy học TDTT, có thể cho học sinh lớn tập luyện thả lỏng tâm lý sau buổi tập nặng, vào khoảng 3 - 5 phút. Lúc đầu nên do giáo viên hoặc người có kinh nghiệm hướng dẫn. Không nên nóng vội, yêu cầu quá cao, mà phải kiên trì thường xuyên mới dần có hiệu quả. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, TƯ TƯỞNG VÀ YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH TRONG DẠY HỌC TDTT 1. Ý nghĩa và phương pháp giáo dục đạo đức, tư tưởng trong dạy học TDTT Đó là một trong những nhiệm vụ cơ bản của dạy học TDTT. Làm tốt mặt này sẽ giúp hoàn thành các nhiệm vụ dạy học TDTT, góp phần bồi dưỡng con người mới phát triển toàn diện và cân đối hợp lý. Các phương pháp thường dùng trong mặt giáo dục này là: thuyết phục chỉ dẫn; nêu gương; đánh giá, thi đua, biểu dương, phê bình…. + Phương pháp thuyết phục, chỉ dẫn là căn cứ vào nhu cầu giáo dục đạo đức, tư tưởng; dùng các hình thức giảng giải, báo cáo, tâm sự riêng, trao đổi về những sự thực, đạo lý hoặc so sánh đúng sai, được mất, lợi hại hay tổng kết bài học kinh nghiệm, mọi người bày tỏ ý kiến của mình, gợi ý chỉ dẫn để cảm hóa học sinh. Phương pháp trên giúp nâng cao nhận th ức và phân biệt của học sinh; có thể tháo gỡ một số bế tắc về tình cảm, giải quyết những tồn tại trong nhận thức, tư tưởng. Tuy vậy, khi dùng phương pháp này, phải biết khéo liên hệ với thực tế, phù hợp với 144 đặc điểm học sinh, nhất là vướng mắc trong nhận thức tư tưởng của họ; dùng những sự thực sinh động để nói rõ đạo lý, như vậy mới dễ đạt tình, thấu lý và cảm hóa được. Khi thuyết phục chỉ dẫn, cũng phải có mục đích giáo dục rõ ràng, dựa trên sự thực, dùng đạo lý để dẫn dắt, không khoa trương, kích bác, không cực đoan, quá tả hoặc quá hữu; tứ c là vừa yêu cầu nghiêm khắc vừa nhiệt tình, nhẫn nại, có lý, có tình. + Phương pháp nêu gương là lấy các sự tích anh hùng, hành vi mẫu mực, tiên tiến để động viên, khuyến khích, giáo dục học sinh. Làm sao cho từng học sinh đều có những tấm gương mà mình cần noi theo, tự nêu ra được mục tiêu phấn đấu cho mình; làm cho hiểu biết, tình cảm, ý thức, hành vi thống nhất với nhau. Từ đó học sinh sẽ có tinh thần ham học, muốn tiến bộ thể hiệ n trong hành động quyết tâm, kiên trì để đạt được hiệu quả tốt. Nếu biết so sánh khéo léo, giới thiệu những tấm gương sát thực sẽ tạo sức cảm hóa lớn đối với thế hệ trẻ và họ sẽ cố gắng phấn đấu noi theo. Không nên nêu những điển hình quá xa vời, mà học sinh chỉ có thể "kính nhi viễn chi" (đứng xa mà nhìn, không thể noi theo được) mà thôi. + Phương pháp đánh giá thi đua: Chủ yếu thông qua thi đua, kiểm tra, đánh giá và so sánh để giáo dục học sinh. Tuổi trẻ vốn có chí tiến thủ, hăng hái, tính hiếu thắng cao. Do đó nếu biết dùng phương pháp trên sẽ thu được hiệu quả giáo dục tốt. Còn nội dung của phương pháp thì rất đa dạng: sự chỉnh tề, nhanh chóng khi tập hợp đội ngũ; hoàn thành nhiệm vụ cả về chất lượng lẫn số lượng; chăm nom, giữ gìn trang thiết bị TDTT Khi s ử dụng phương pháp này, phải có mục đích, yêu cầu rõ; thái độ và nhận thức đối với thi đua, thắng thua, vinh dự đúng mức; điều kiện, cách đánh giá cụ thể, phân minh, thống nhất và có công bằng, dân chủ trong đánh giá, bình bầu. + Phương pháp biểu dương và phê bình: Đó là sự khẳng định hay phủ định hành vi, tư tưởng đúng hay sai nào đó của học sinh; củng cố và phát huy những cái tốt; hạn ch ế và sửa chữa những cái sai. Qua đó làm cho học sinh phân rõ đúng sai, ưu khuyết điểm của mình. Tất nhiên học sinh cũng sẽ tự nhiên thấy vinh dự khi có thành tích, làm đúng, được khen và tủi hổ khi bị chê; từ đó mà thúc đẩy phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm. Tuy vậy cũng nên cãn cứ vào đặc điểm học sinh mà có phân biệt đối xử cho thích hợp về mức độ, ph ương thức lời nói, thái độ tình cảm riêng chung ). Mặt khác, những học sinh nào có biểu hiện xuất sắc hoặc hành vi nghiêm trọng thì cũng cần báo cáo lên ban giám hiệu nhà trường để có khen thưởng hoặc trách phạt thích đáng. 2. Biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức, tư tưởng và yêu cầu cơ bản về phát triển nhân cách trong dạy học TDTT Những cách giáo dục chính là xác lập và chấp hành quy tắc dạy học; kết hợp sát với đặ c điểm nội dung và phương pháp tổ chức, dạy học; giải quyết đúng đắn những tình huống, sự việc đột xuất; phát huy vai trò tập thể và trách nhiệm của từng cá nhân. - Xác lập và chấp hành quy tắc dạy học: Đó là một đảm bảo, biện pháp thường xuyên của hoạt động dạy học; giúp tiến hành được thuận lợi, phòng tránh chấn thương; bồi dưỡng tư tưở ng, tác phong tốt cho học sinh. Quy tắc dạy học phục vụ cho công tác dạy học phải được không ngừng hoàn thiện và chấp hành nghiêm chỉnh. Coi nhẹ khâu này sẽ không chỉ gây khó khăn cho hoạt động dạy học mà còn có ảnh hưởûng không tốt về đạo đức, tác phong. - Kết hợp với đặc điểm của nội dung dạy học: 145 Từng loại nội dung dạy học trong TDTT đều có đặc điểm riêng. Phải nắm được các đặc điểm đó mà tiến hành giáo dục cho sát và có hiệu quả; nghĩa là làm cho học sinh vừa nắm tốt hiểu biết kỹ năng, kỹ xảo vận động, phát triển các tố chất, thể lực vừa giáo dục đạo đức, tác phong tốt. Khi dạy về vai trò và tác dụng của TDTT nước ta trong công cuộ c xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lợi ích và phương pháp rèn luyện thân thể, mối liên hệ giữa thể dục và các mặt giáo dục khác, ta có thể giáo dục mục đích, thái độ học tập đúng đắn cho học sinh. Trò chơi vận động thường có chủ đề tư tưởng, yếu tố đua tranh và thi đấu nhất định. Nếu biết khéo dùng hình thức đó, có thể giáo dục cho học sinh tính đoàn kế t, giúp đỡ lẫn nhau, tinh thần tập thể, tính tự giác, kỷ luật, trí sáng tạo, ý chí kiên cường Trong dạy học kỹ thuật vận động của các môn thể thao cũng có thể giáo dục đạo đức, tư tưởng. Tập chạy dài hiển nhiên có thể kết hợp giáo dục tinh thần chịu đựng gian khổ, kiên trì phấn đấu vì đất nước và bản thân; tập các môn bóng để bồi dưỡng được tinh thần tập thể, giúp đỡ lẫn nhau, trí sáng tạo - Tổ chức dạy học nghiêm ngặt: Có thể bồi dưỡng tính kỷ luật, khả năng phối hợp hành động, tinh thần phụ trách, ý thức tập thể. Cách dạy khéo léo và chặt chẽ sẽ khai thác được nhiều tiềm năng giáo dục. Ngay cả khi bắt đầu hoặc kết thúc giờ học cũng có thể giới thiệu tình hình liên quan ở trong, ngoài nước hoặc tình hình trong trường, một số lớp để mà giáo dục. Khi chuyển đổi nội dung, chỗ tập, trang thiết bị, điều động đội ngũ đều có thể giáo dục. Ngay cả khi sửa chữa sai sót cũng có thể giáo dục nhận thức tương ứng cho người tập. - Giả i quyế t đ úng đắn nhữ ng tình huố ng, sự việ c đột xuấ t: Đó thường là những việc nằm ngoài dự kiến của giáo viên. Biết gi ải quyết đúng đắn có thể củng cố, phát huy được đạo đức, tác phong tốt, ngăn chặn hiện tượng xấu, nâng cao năng lực phân biệt sai đúng, tạo nên thói quen và bầu không khí lành mạnh trong tập thể. Muốn giải quyết tốt những sự việc đó trước tiên phải nắm rõ tình hình, sau đó nêu lý lẽ, khuyên bảo, biểu dương, phê bình với tinh thần tôn trọng sự thật, công minh, phân rõ đúng sai. Cũng có khi chưa làm rõ ngay đượ c thì đừng vội xử lý, hãy kiềm chế sự việc tiếp diễn, chờ sau giờ tập mới xem xét và xử lý. Chỉ có làm đúng mức, thỏa đáng mới có tác dụng giáo dục tốt. - Phát huy tinh thầ n tậ p thể và trách nhiệ m cá nhân: Trong một tập thể lớp lành mạnh bao giờ những cái tốt, tích cực cũng át, khống chế những cái sai, tiêu cực. Nếu giáo viên biết khéo léo gợi ý, dẫn dắt học sinh hình thành được cách nhìn và d ư luận tập thể đúng và mạnh sẽ có thể từ đó tạo nên được một quy tắc và không khí lành mạnh tương ứng. Và tất nhiên, các hiện tượng tiêu cực sẽ bị khống chế, phê phán. Do đó, giáo viên phải chú trọng xây dựng được tập thể lớp lành mạnh, nâng cao sức cảm hóa của giáo dục. Những điều cần chú ý về giáo dục phẩm chất đạo đức, tư t ưởng trong dạy học TDTT: - Kết hợp giữa yêu cầu nghiêm khắc với kiên trì gợi ý, chỉ bảo: Sự nghiêm khắc trong dạy học TDTT chủ yếu thể hiện qua các yêu cầu về thái độ, hành động, ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức tác phong; 146 không thể linh động tùy tiện. Thế nhưng nghiêm cũng phải khả thi, hợp lý, hợp tình; không nên quá cao hay nóng vội. Nói cách khác, phải xuất phát từ nhu cầu và điều kiện dạy học mà đề ra nhiệm vụ, yêu cầu sao cho học sinh bằng sự số gắng cần thiết mà phần lớn có thể thực hiện được tốt. Cũng có học sinh thấy khó, biểu hiện tiêu cực trước yêu cầu học tập đề ra, giáo viên cần gợi ý, chỉ dẫn, phân tích nguyên nhân, nói rõ lợi hại để chấn chỉnh, phát huy sự cố gắng chủ quan là chính để hoàn thành nhiệm vụ. Không nên trách phạt giản đơn, thô bạo cũng như đề phòng cố chấp, thành kiến và tùy tiện. - Kiên trì giáo dục chính diện, kết hợp giữa biểu dương và phê bình: Giáo dục chính diện tức là trực tiếp đề ra cho học sinh những yêu cầu cần tuân theo hoặc cần sửa chữa c ũng như biểu dương nêu gương tốt để học sinh noi theo. Tuổi trẻ vốn chân thành, muốn tiến bộ, văn minh. Nếu biết yêu cầu chính đáng, nói rõ đạo lý, gợi ý dẫn dắt thì họ cũng dễ hiểu và tiếp thu. Nên lấy biểu dương, khuyến khích là chính; đó là sự khẳng định, củng cố và phát huy những cái tốt. Cho dù có mắc khuyết điểm, sai sót thì cũng xuất phát từ lòng nhân ái mà giúp đỡ, phê bình đúng mực. Tr ước khi phê bình hãy biểu dương, động viên cái tốt sau đó mới nêu thiếu sót để tránh sinh tâm lý tự ti bất mãn, thậm chí mai một ý chí vươn lên. Đối với những học sinh kém ý thức tự chủ, dễ bị tình cảm, hứng thú kích động mà làm sai thì giáo viên cũng phải biết mà phòng nhắc trước; thậm chí dùng cả một số biện pháp chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ hơn. - Xuất phát từ thực tế, đối đãi cá biệ t: Hiệu quả giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào yêu cầu này. Tình hình thực tế có liên quan đến công tác giáo dục có nhiều mặt và rất đa dạng (lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, hứng thú, nhận thức, mức sống, năng lực tiếp thu, gia đình, ) nói riêng, tính chất, sự nguy hại, các nguyên nhân chủ khách quan cũng vậy. Không nắm được thực tế, nguyên nhân chính, các đặc điểm của đối tượng để tìm chọ n ra phương pháp thích hợp nhất thì hiệu quả sẽ hạn chế nhiều, thậm chí có khi gây phản tác dụng. Năng lực tư duy trừu tượng của thiếu niên nhi đồng kém, không dễ hiểu những khái niệm từ ngữ trừu tượng hoặc lý thuyết. Tuy vậy, chúng lại có tính tò mò, hiếu kỳ, muốn hiểu biết. Do đó khi giáo dục nên dùng những sự thực sinh động, cụ thể, chịu khó dẫn giải so sánh, thì dễ thu được kết quả. Đối với những em khá, tiến bộ nhanh, học hành thuận lợi dễ tự mãn nên vừa khuyến khích vừa phòng ngừa bệnh kiêu ngạo; ngược lại dễ chán nản, mất tự tin. Do đó nên chú ý khẳng định sự tiến bộ, ít nêu ra khuyết đlểm, tăng thêm động viên, sử dụng những biện pháp phù hợp để giúp đỡ khắc phục khó khăn, sửa chữa sai sót, tăng thêm tính tích c ực, tự tin và dũng khí trong học tập. 3. Yêu cầu cơ bản trong phát triển nhân cách(*) Nhân cách có tính khuynh hướng và đặc điểm tâm lý của nó. Tính khuynh hướng của nhân cách định hướng, chỉ đạo và chiếm vị trí chủ đạo. Nó bao gồm động cơ, hứng thú, lý tưởng, tín nhiệm, thế giới quan Còn đặc điểm tâm lý của nhân cách lại là những đặc điểm tâm lý của từng người biểu hiện ra thường xuyên, ổn định. Nó bao gồm tính cách, khí chất, năng lực Phát triển nhân cách có ý nghĩa rất tích cực trong việc tạo cho học sinh thích ứng với nhu cầu phát triển của cuộc sống hiện đại; phát huy tinh thần sáng tạo, đổi mới; thúc đẩy phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, lao động; hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học TDTT. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách là di truyền, hoàn cảnh và giáo d ục Nhân tố giáo dục có vai trò quyết định trong quá trình phát triển nhân cách Việc dạy từng môn học trong nhà trường đều phải căn cứ vào đặc điểm của nó mà góp phần 147 vào phát triển nhân cách học sinh; làm sao kích phát được động cơ, bồi dưỡng hứng thú, ý thức, phát triển năng lực về TDTT là chính; đồng thời góp phần giáo dục khí chất, tính cách, lý tưởng và thế giới quan chính xác cho học sinh Những yêu cầu cơ bản về phát triển nhân cách học sinh trong dạy học TDTT: - Phải tìm hiểu kỹ để hiểu rõ được nhân cách của từng học sinh: xác định đúng mối quan hệ giữa tính chất chung và đặc điể m riêng. Nhận biết đặc điểm riêng chính là tiền đề phát triển nhân cách. Những biểu hiện rõ nhất của nhân cách trong hoạt động TDTT của học sinh là hứng thú, sự yêu thích, lòng dũng cảm hay hèn nhát, sự thô thiển hay tinh tế, hướng nội hay hướng ngoại, sự thành thực, dối trá. Giáo viên cần chú ý quan sát, phân tích, nhận biết mối quan hệ đó để thấy rõ cái chung và riêng mà đối xử có phân biệt đúng mức. Nhấn mạnh cá tính không có nghĩa là phủ nh ận tính chung và ngược lại. Trong dạy học TDTT, cần có yêu cầu, tiêu chuẩn thống nhất với tất cả học sinh. Trên cơ sở đó cũng cần tạo điều kiện và hoàn cảnh phát triển cá tính của từng người. Tất nhiên, phát triển nhân cách phải phù hợp với nhu cầu xây dựng con người mới trong xã hội chúng ta. - Trong quá trình phát triển nhân cách này, cần bồi dưỡõng cho học sinh ý thức tự lập, tự tìm hiểu, nhận bi ết và tiếp thu những ảnh hưởng tốt của xã hội về chính trị, kinh tế, văn hóa, đạo đức, dân tộc rồi đem tinh thần, ý thức đó tự điều khiển lấy hành động của mình. Nếu được thế, nhân cách sẽ phát triển tốt. Trong khi bồi dưỡõng cho học sinh ý thức tự lập đó, phải gắng tạo nên một hoàn cảnh, điều kiện dạy họ c TDTT tốt, sao cho quan hệ thầy trò hòa mục, tin cậy, tôn trọng; cách dạy học sinh động, phù hợp với đặc điểm học sinh, có thể kích phát tính chủ động và tính tích cực của họ. Nhân cách của học sinh chỉ được phát triển tốt khi họ học tập và hoạt động tích cực. - Góp phần phát triển nhân cách học sinh qua nội dung và phương pháp dạy học. Đặc điểm nội dung dạy học khác nhau có tác dụng phát triển nhân cách không gi ống nhau. Dạy chạy dài phát triển được tính kiên trì, tinh thần khắc phục khó khăn. Chơi các trò chơi vận động và các môn bóng có tác dụng giáo dục tinh thần tập thể, yêu thích TDTT, mở rộng khả năng giao tiếp Tuy vậy, không phải nội dung dạy học nào cũng có hứng thú như vậy thậm chí có khi mâu thuẫn. Lúc đó, cần phải biết nâng cao hứng thú học tập qua phương thức tổ chức khéo léo. Tập chạy dài đương nhiên là khó khãn, vất v ả nên học sinh thường không thích nhưng không nên vì thế mà không dạy. Nếu biết dùng hình thức đua tranh, trò chơi “anh chạy tôi đuổi” chẳng hạn, thì có thể làm cho học sinh thích thú, tích cực tập. Còn khi học sinh đã đạt được yêu cầu học tập về các nội dung nào đó thì có thể sử dụng một hình thức tổ chức dạy học nào đấy sao cho nhân cách học sinh được phát triển đầy đủ. Trong kế hoạch dạy học nên giành th ờøi gian nhất định cho học sinh được tương đối tự do nhưng có tổ chức và với yêu cầu nhất định để tự luyện tập, thi đấu về nội dung nào đó, giáo viên chỉ bảo thêm Như vậy hiệu quả dạy học sẽ tương đối cao - Thông qua phân chức trách (đóng vai) mà giáo dục nhân cách cho học sinh. Ví dụ như giao chức trách tổ trưởng, trọng tài, người phát lệnh, người hướng dẫn ho ặc cho đóng các vai bộ đội, bác sĩ, trinh sát viên, người đi săn, thậm chí các con vật đã được "nhân hóa” trong các truyện hấp dẫn sẽ dễ tạo "tâm lý nhân vật" để chi phối hoạt động và có tác dụng tốt về tính cách và năng lực (nhất là với trẻ nhỏ). - Cần có yêu cầu nghiêm khắc và đối đãi cá biệt trong phát triển nhân cách. Nhân cách khác nhau là do các điều kiện, hoàn cảnh, yêu cầu khác nhau chi phối. Đối đãi cá biệt thích hợ p cũng là một điều kiện cần thiết để phát triển nhân cách tốt. Điều này cần quán triệt trong tất cả các khâu của quá trình giáo dục thể chất. Còn yêu cầu nghiêm khắc cũng lại là một điều kiện quan trọng khác. Không có yêu cầu này thì cũng không còn tác dụng giáo dục nhân cách nữa. 148 Thực ra, trong thực tế dạy học TDTT, các phương pháp dạy học TDTT thường được sử dụng kết hợp, bổ sung cho nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Phương pháp nào cũng không thể vạn năng. Phải biết khéo léo tìm chọn, vận dụng, phát huy mặt mạnh và hạn chế, bù đắp mặt yếu, thiếu của chúng. Nói cách khác, phải xuất phát từ thực tế, căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung, đặ c điểm học sinh, điều kiện dạy học, mối liên hệ giữa các phương pháp trong các giai đoạn dạy học khác nhau để mà vận dụng sát trùng, sáng tạo. Thực tiễn dạy học TDTT và khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng và sẽ ra đời càng nhiều những phương pháp dạy học mới. Giáo viên phải không ngừng học tập, sáng tạo, nâng cao trình độ, phương pháp để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạ y học TDTT. III. PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN CÁC TỐ CHẤT THỂ LỰC (CHO học sinh là chính) * Những hiểu biết mở đầu Bên cạnh các yếu tố hiểu biết, đạo đức, ý chí, kỹ thuật và chiến thuật, thể lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định hiệu quả hoạt động của con người, trong đó có TDTT. Hơn nữa, rèn luyện (phát triển) thể lực lại là một trong hai đặc điểm cơ bản, nổi bật của quá trình giáo dục thể chất. Bởi vậy, các nhà sư phạm TDTT rất cần có những hiểu biết về bản chất, sự phân loại, các quy luật và phương pháp rèn luyện chúng. Trong lý luận và phương pháp TDTT, tố chất thể lực (hay tố chất vận động) là những đặc điểm, mặt, phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người và thường được chia thành năm loại cơ bản: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp động tác và độ dẻo. Hai thuật ngữ tố chất thể lực và tố chất vận động thực chất tương đồng với nhau vì đều chủ yếu nói đến những nhân tố, đặc điểm, mặt tương đối khác nhau về thể lự c của con người, Tuy vậy, nếu xét kỹ hơn từ góc độ điều khiển động tác của hệ thống thần kinh trung ương thì gọi là tố chất vận động, còn nếu nhấn mạnh về đặc trưng sinh cơ học thì là tố chất thể lực, từ góc độ điều khiển hoạt động sinh lý và tâm lý (trong đó có ý chí) thì gọi là các tố chất tâm vận động. Phần lớ n các môn thể thao đều đòi hỏi phát triển toàn diện các tố chất thể lực, cùng với những tố chất thể lực chuyên môn ưu thế. Chúng có thể là tương đối thuần nhất như sức mạnh, trong cử tạ hoặc kết hợp như sức mạnh - tốc độ trong chạy cự ly ngắn. Do các hoạt động, nghề nghiệp, các môn thể thao ngày càng phức tạp, đa dạng và tinh vi nên cấu trúc và yêu c ầu về thể lực cũng rất khác nhau. Bởi vậy, con đường tìm tòi và xác định những cấu trúc và cơ chế chung và riêng của các tố chất thể lực tương ứng còn rất dài. Dưới đây, mới chỉ trình bày những cơ sở chung ban đầu về lý luận và phương pháp giáo dục các tố chất thể lực. * Mối tương quan giữa các tố chất thể lực Các tố chất thể lự c trên liên quan mật thiết với nhau. Có mối quan hệ, hiện tượng chuyển giữa các tố chất thể lực. Điều đó có nghĩa: khi tập (phát triển) một tố chất thể lực (như sức mạnh) thì đồng thời cũng có phụ thuộc và ảnh hưởng đến sự phát triển của các tố chất khác (như tốc độ chẳng hạn). Sự chuyển dương tính (tố t) có nghĩa là sự phát triển một tố chất này có tác dụng nâng cao tố chất khác. Và sự chuyển âm tính (xấu) thì ngược lại. Trong thực tế huấn luyện, cũng xuất hiện tình trạng phát triển tố chất (A) ảnh hưởng tốt đến tố chất (B), nhưng lại không tốt với tố chất (C). Tập tạ (sức mạnh) cần cho phát triển tốc độ nhưng có ảnh hưởng đến độ dẻo. 149 Sự chuyển trực tiếp có nghĩa là sự phát triển tố chất thể lực này có tác dụng trực tiếp, ngay (dù xấu hay tốt) đến các tố chất khác. Nâng cao sức mạnh của cơ chân sẽ có lợi ngay cho tốc độ và sức bật. Còn sự chuyển gián tiếp tất nhiên không có tác dụng trực tiếp mà chỉ góp phần tạo tiền đề. Tập phát triển thích hợp sức mạnh tương đối tĩnh c ủa cơ chân trong giai đoạn đầu của thời kỳ chuẩn bị cũng góp phần nâng cao tốc độ nhưng phải có thời gian, không nâng cao ngay được. Sự chuyển trực tiếp hay gián tiếp đều có sự chuyển đồng loại và khác loại. Sự chuyển đồng loại là sự chuyển của cùng một tố chất thể lực sang những động tác khác (có thể tập chạy hoặc bơi cự ly dài để phát triển sức bền chung) và sự chuyển khác loại là sự chuyển qua lại giữa các tố chất thể lực khác nhau. Ngoài ra còn có sự chuyển qua lại như giữa tốc độ và sức mạnh và sự chuyển một chiều. Trong huấn luyện tốc độ, nâng cao tốc độ động tác có thể nâng cao tốc độ phản ứng, nhưng ngược lại thì không thể. Mối quan hệ tương hỗ giữ a các tố chất thể lực rất phong phú. GV, HLV cần phải có hiểu biết xác thực vấn đề trên để có thể chọn lựa, sử dụng một cách khoa học các phương tiện, phương pháp TDTT, sao cho lợi dụng được tối ưu quan hệ đó, phòng tránh các ảnh hưởng không tốt, nâng cao chất lượng dạy học, huấn luyện. Trong nhà trường, giáo viên cần dùng phương tiện và phương pháp khác để phát triển thể chất củ a học sinh mà nhiệm vụ chủ yếu nâng cao sức khỏe trạng thái chức năng của các hệ thống, cơ quan trong cơ thể, phát triển toàn diện các tố chất thể lực, năng lực vận động cùng hình thái của học sinh. - Rèn luyện thân thể phải tương đối toàn diện. Trong thời kỳ học đường, cơ thể của học sinh phát triển rất nhanh, tính khả biến cao. Cơ thể là m ột chỉnh thể thống nhất và hoàn chỉnh. Chỉ có phát triển toàn diện mới mong nâng cao được chắc chắn trình độ thể thao. - Rèn luyện thân thể phải có chủ định và kế hoạch theo từng học quý, học kỳ, năm học và cả tiến trình học tập trong nhà trường. Tuy vậy cũng cần căn cứ vào từng học sinh, từng thời kỳ huấn luyện, từng môn thể thao mà có điều chỉ nh cho phù hợp. Trong thời kỳ chuẩn bị, đối với học sinh lớp dưới, tập các môn thể thao có kỹ thuật không phức tạp mà yêu cầu thể lực nhiều thì phải chú trọng rèn luyện thể lực chung nhiều hơn. Còn trong thời kỳ thi đấu, với các học sinh (vận động viên trẻ) có trình độ tập luyện đã tương đối cao hơn, tập các môn có kỹ thuật phức tạp, nhiều độ ng tác thì nên giảm bớt rèn luyện thể lực chung, mà chú trọng hơn về thể lực chuyên môn. Giai đoạn sau của thời kỳ chuẩn bị cũng vậy. Còn đến thời kỳ điều chỉnh, hồi phục, lại trở về rèn luyện thể lực chung một cách thích hợp. Hiển nhiên, tỷ lệ rèn luyện thể lực chung trong môn điền kinh lớn hơn trong các môn bóng. 150 Bảng 7: Những thời kỳ nhạy cảm của sự phát triển các tố chất thể lực của học sinh phổ thông (theo Gu-gia-lốp-ski, 1979) Các tố chất thể lực Sức bền Các giai đoạn Tuổi Sức mạnh tuyệt đối Sức mạnh động tác Sức mạnh tốc độ (bật xa tại chỗ) Sức mạnh tĩnh (co, bóp tay) Sức mạnh động (gập thân) “Chung” (chạy 500m) Độ dẻo (đứng cúi gập xuống) 7 – 8 8 – 9 9 – 10 10 – 11 11 – 12 12 – 13 13 – 14 14 – 15 15 – 16 Nam 16 – 17 [...]... i li gim i mt s mụn th thao nh nộm t, sc mnh tuyt i cú ý ngha quyt nh thnh tớch Trong cỏc mụn thi u theo hng cõn thỡ sc mnh tng i cú ý ngha c bit quan trng 5 Phỏt trin sc bn T cht ny ch yu th hin qua h thng tim mch; cú 2 loi: sc bn a khớ v sc bn ym khớ Sc bn a khớ (khớ CO2) thng c phỏt trin trong cỏc luyn tp kộo di vi cng nh T 8 tui cú th luyn tp loi sc bn ny Trong khong 8 - 13 tui cú th chn cng... lp li c ly 50 80 một, ngh cỏch quóng sau tng ln rt ngn, mt luyn tp ln Cũn cỏch th hai li dựng c ly chy tng i di (khong 100 40 một) Thng 157 t 15 16 tui tr i mi tp phỏt trin sc bn ym khớ, dn tp cỏch quóng cú cng nh n 16 17 tui, cn tp sc bn ym khớ cỏch quóng vi cng ln; tc l vo khong 75%, mch 170 180 ln phỳt Khụng nờn cho hc sinh nh (di cp 2) luyn sc bn nhiu v cn chỳ ý khng ch hp lý v thi gian... ch s chuyờn mụn, nh 1 58 ch s PWC170, VO2max (nng lc hp th oxy ti a) Cỏc ch s núi trờn u l cỏc ch s ỏnh giỏ sc bn tuyt i (khụng tớnh n nh hng ca sc mnh v sc nhanh) Trong thc tin GDTC v hun luyn th thao, vic ỏnh giỏ sc bn ca tng ngi cũn phi cn c vo cỏc yu t khỏc, nh kh nng sc mnh v sc nhanh ỏp ng yờu cu ú, ngi ta ỏp dng cỏc ch s tng i ca sc bn Thớ d: hai VV cựng cú thnh tớch chy 80 0 m l 210 Nhng ch s... ca VV A nh sau: thi gian trung bỡnh trờn mi on 100 m khi chy 80 0 m l 210 :8 = 1625 125 = 375 Tr s tuyt i ca d tr tc cng ln thỡ chng t sc bn cng kộm Cng cú th tớnh ch s giỏn tip ca sc bn theo cỏch khỏc: ly thi gian chy trờn ton c ly tr i tớch s ca s on v thi gian tt nht khi chy mt on ca c ly Theo thớ d trờn, ch s sc bn ca VV A s l 210 (8 x 125) = 210 140 = 30 Tr s tuyt i ca ch s ny cng ln thỡ sc... cc ti ni dung ca nú Khi hỡnh thc phự hp vi ni dung s to iu kin hp lý húa hot ng ca ngi tp Thng xuyờn s dng mt loi hỡnh thc s dn ti kỡm hóm quỏ trỡnh hon thin th lc ngi tp; thay i hp lý hỡnh thc s to ra kh nng GDTC cú qu hn 2 c tớnh chung ca cu trỳc bui tp 2.1 C s khoa hc t nhiờn ca cu trỳc bui tp Cu trỳc bui tp TDTT ó c cp nhiu trong lý lun t cui th k XVIII, u th k XIX Trong thc t, ngi ta ó ỏp dng... 78 89 9 10 10 11 11 12 N 12 13 13 14 14 15 15 16 16 17 Nhng giai on gn ti hn Nhng giai on phỏt trin vi nhy cm thp Nhng giai on phỏt trin vi nhy cm trung bỡnh Nhng giai on phỏt trin vi nhy cm cao... Mt khỏc, cng phỏt trin cú chng mc v sc mnh v sc bn n ph thụng trung hc cp 3 (khong sau 17 18 tui, thi k cui ca dy thỡ) cú th chỳ trng phỏt trin sc mnh, sc bn v kt hp phỏt trin ng thi cỏc t cht th lc trờn (xem bng 7) Di õy ch trỡnh by s lc cỏch thc phỏt trin ca t cht th lc cho nhng hc sinh mi bc u tham gia th thao t v trong hc ng (vn ng viờn tr) 1 Phỏt trin kh nng phi hp vn ng ú l mt t cht tng hp Nú... (tham kho hỡnh 45) Thụng thng tp phỏt trin sc mnh tuyt i bng 60 - 70 % trng lng ti a ca ngi ú, lp li 8 - 12 ln trong mt t (t) tp, quóng ngh trong khong 2 - 5 phỳt Trong giai on hun luyn c s nờn bt u t khong 40%, sau dn tng i vi nhng ai ó qua tp luyn c s thỡ mi ln cú th tp 1 - 2 ln vi trng lng khong 80 90% trng lng ti a, mi t tp 1 - 5 ln, yờu cu lm nhanh, 2 - 5 t, thi gian ngh gia cỏc t cho hi phc... nh Khụng nờn dựng nhng bi tp sc mnh bt xng sng ph ti quỏ nng, khi lng v cng quỏ ln n khong 15 18 tui, trờn c s ó nm c k thut c bn chớnh xỏc, cú th tp vi cng ln phỏt trin sc mnh ln nht Bi tp sc mnh cho thiu niờn, nhi ng phi mang tớnh ng lc l chớnh Sau 13 tui, cú th cho tp c bi tp tnh lc n on tui 15 - 18, t l gia cỏc bi tp tnh lc v ng lc núi chung nờn ch vo khong 1: 3 vỡ tp luyn cỏc bi tp tnh lc thng... sc bn cng kộm Tuy cỏc ch s trờn cha phn ỏnh c y bn cht ca sc bn, nhng chỳng rt n gin, thun tin cho vic theo dừi, ỏnh giỏ din bin sc bn ca tng ngi tp, VV c th trong quỏ trỡnh tp luyn Bng 8 159 Chng VI BUI TP TH DC, TH THAO I C S CU TRC BUI TP 1 Quan h gia hỡnh thc v ni dung bui tp Bui tp TDTT c coi l mt khõu (n v) tng i hon chnh ca quỏ trỡnh GDTC Mi bui tp u cú nhim v tng i hp v c th ng thi, trong chng . trò và tác dụng của TDTT nước ta trong công cuộ c xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lợi ích và phương pháp rèn luyện thân thể, mối liên hệ giữa thể dục và các mặt giáo dục khác, ta có thể giáo dục. tố chất thể lực tương ứng còn rất dài. Dưới đây, mới chỉ trình bày những cơ sở chung ban đầu về lý luận và phương pháp giáo dục các tố chất thể lực. * Mối tương quan giữa các tố chất thể lực. phương pháp rèn luyện chúng. Trong lý luận và phương pháp TDTT, tố chất thể lực (hay tố chất vận động) là những đặc điểm, mặt, phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người và thường

Ngày đăng: 23/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w