1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hương trầm Bảy Núi ppt

7 198 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 52,81 KB

Nội dung

Hương trầm Bảy Núi Ngày xưa, nói đến trầm hương thì cư dân núi Dài và núi Tượng rất quen thuộc, bởi đó là loại sản phẩm quý hiếm lấy từ cây tóc của thiên nhiên vùng Bảy Núi ban tặng, không qua chế biến. Còn bây giờ, một nông dân núi Dài đã trồng tóc, cấy tạo trầm, rồi làm ra nhang thơm thật độc đáo. Nông dân Nguyễn Thành Đạt tự nghĩ ra cách khai thác trầm từ cây tóc vùng Bảy Núi. Nhiều vị cao niên ở Ba Chúc và Lương Phi nói, hồi Đức Bổn sư Ngô Tự Lợi dẫn tín đồ đến khai phá vùng núi Tượng và núi Dài thì ở đây còn hoang vu lắm, cây cối rậm rạp; trong đó, cây tóc mọc nhiều vô số kể và tập trung nhiều nhất ở xung quanh ngọn núi Dài thuộc 3 xã Lê Trì, Ba Chúc và Lương Phi (Tri Tôn). “Lúc lên rừng đi mần rẫy, nhiều người đã vô tình cầm búa chặt, lấy dăm cây tóc ngửi có mùi thơm, mới phát hiện ra trầm hương. Bấy giờ, chẳng biết mần gì, chỉ đốn cây rồi chẻ ra đem vô chùa, đình đốt cho mọi người thưởng thức” – ông Huỳnh Văn Điểu (khóm An Hòa A, thị trấn Ba Chúc) kể. Một số người còn uống thử lúc đau bụng gió, trúng thực, xông khi bị mề đai, ngay khi bị nhức đầu, cảm lạnh cũng lấy trầm hương đem xông … Thấy có kết quả, lần hồi trở thành loại thuốc nam quý hiếm ở vùng Bảy Núi. Đốt cây nhang thơm của anh Nguyễn Thành Đạt (khóm An Hòa B, thị trấn Ba Chúc) làm từ trầm hương cấy từ cây tóc, ông Huỳnh Văn Điểu cho rằng, đây là mùi trầm hương “rặt”, bởi ông đã từng đi “thỉnh” trầm nên biết rất rõ. “Đáng khen thiệt. Mày mò cấy trầm, làm nhang thơm, hay hơn tụi tui nhiều. Mấy chục năm đi “thỉnh”, chỉ biết “ăn” của thiên nhiên, chứ hổng mần gì khác. Có cách làm này, người trồng cây tóc núi Dài và núi Tượng mừng lắm !” – ông Điểu tâm sự. Năm nay đã 72 tuổi, biết đi “thỉnh” trầm từ năm 18 tuổi; lớn lên ở trên sườn núi Dài (xã Ba Chúc) nên đôi chân ông lội giáp dấu các vồ, điện, ô… để “thỉnh” trầm hương; hơn ai hết ông Huỳnh Văn Điểu hiểu được giá trị của trầm hương. Mấy năm đi theo làm dự án, anh Nguyễn Thành Đạt đã gần gũi với các chuyên gia trong và ngoài nước nên học hỏi được nhiều điều và kết hợp kinh nghiêm dân gian, để ứng dụng. Anh Đạt cho biết, với 45 công vườn ở Ô Sìn và 25 công vườn ở Ô Vàng, từ năm 1996 anh đã trồng cây tóc xen cây ăn trái và cây rừng, với mật độ dầy hơn thiết kế của ngành Kiểm lâm và dự án khuyến cáo, song thực tế cho thấy cây phát triển tốt hơn, chu kỳ để cấy tạo trầm nhanh hơn, số lượng trầm tích tụ cũng nhiều hơn. Nói về phương pháp cấy tạo, Đạt giải thích: “Tôi không dùng hóa chất, khoan lổ thưa đưa thuốc vô; mà sử dụng thuốc Bắc, khoan rất dầy từ gốc lên ngọn nên trầm có mùi đặc biệt”. Sản phẩm trầm (vết đen) của nông dân Nguyễn Thành Đạt. Để có được “sáng chế”, Nguyễn Thành Đạt phải “hy sinh” khoảng 30 cây tóc cỡ 7 đến 8 năm tuổi, giá thời điểm lên tới bạc triệu mỗi cây; sau 2 đến 3 năm chờ đợi, đối chứng thành công, anh chọn lựa “bài thuốc” thích hợp và hiệu quả nhất. Từ thực nghiệm, Nguyễn Thành Đạt đã tạo ra sản phẩm trầm hương từ cây tóc, xách đi khoe với nhiều chuyên gia, nhà khoa học ở An Giang, TP.HCM và nhận được sự góp ý chân tình. “Ai cũng kêu tui phải mần ra cái gì đó, chứ để thô bán hổng được bao nhiêu tiền. Tui đau đầu dữ lắm, mới nghĩ tới cây nhang thơm” – anh thiệt tình. Ban đầu, sản phẩm nhang thơm trầm hương chưa hoàn thiện, dần dần mới tròn trịa và được nhiều người ưa thích. Từ đó, nhang thơm trầm hương từ cây tóc Bảy Núi do Nguyễn Thành Đạt “sáng chế” đã có tiếng ở vùng núi Dài và núi Tượng, huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang), TP.HCM và một số khu du lịch ở miền Đông… Nguyễn Thành Đạt cũng đã rút ra nhiều kinh nghiệm sản xuất nhang thơm trầm hương; hướng tới xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và dự tính sẽ cho ra thêm một vài loại sản phẩm mỹ nghệ trầm hương. Đồng thời, chiết cất tinh trầm hương từ cây tóc, một loại sản phẩm cao cấp và quý hiếm hiện nay. Hy vọng, đây sẽ là hướng mở ra cho hơn 600 ha cây tóc của 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, với tham gia tiếp sức của các chuyên gia và nhà khoa học. Bâng khuâng làng Chăm châu thổ An Giang là nơi có người Chăm sinh sống tập trung nhiều nhất Nam bộ. Nơi đây, không gian “nghìn lẻ một đêm" huyền ảo với nền văn hóa Chăm đặc sắc trong cộng đồng bốn dân tộc anh em (Kinh - Khmer - Hoa - Chăm), khiến hương sắc châu thổ càng thêm quyến rũ "Vàng bông điên điển Châu Giang/ Con nước kém ai dừng lại bên bờ châu thổ/ Gác dầm nghe câu hát lao lung ". Từ lâu, bến phà Châu Giang thơ mộng, Phủm Soài, Ðồng Cô Ky, Lama, Quốc Thái, Khánh Hòa, Nhơn Hội, Vĩnh Trường, Ða Phước đất An Giang có những làng Chăm nằm ngay đầu nguồn, nơi dòng Mê Công bắt đầu đi vào đất Việt. Theo các cụ cao niên kể lại, với danh hiệu "Chàm chiến thắng" người Chăm đã có mặt tại đây từ hồi chinh chiến cùng quân đội chúa Nguyễn Phúc Chu năm 1699. Tuy cũng khởi đi từ duyên hải miền trung nhưng tập tục văn hóa người Chăm Hồi giáo Islam An Giang đã khác người Chăm Bình Thuận, Ninh Thuận và quyện chặt với đặc điểm văn hóa sông nước miền nam Trước giải phóng, khoảng 4.000 người Chăm đã di cư lên TP HCM và 3.000 người lên Ðồng Nai, Bà Rịa Thiếu nữ Chăm (An Giang) bên khung cửi. Còn đó những ngôi nhà cao cẳng (nhà sàn) hình chữ Y với cây đòn dông gác theo trục Ðông - Tây đón khách chứ không theo hướng thần đạo Bắc - Nam như nhà người Việt, người Hoa. Nhà được cất trên những hàng cột cao đến hai, ba mét. Mùa khô, dưới sàn nhà được sử dụng làm nơi đặt khung dệt hay để sinh hoạt gia đình. Xã hội người Chăm theo mẫu hệ, không rước dâu mà đưa rể về nhà gái. Cuộc sống của người Chăm An Giang chan hòa với thiên nhiên. Bập bềnh trên sóng nước là những chiếc thuyền mũi cong nhẹ sóng; những cô gái Chăm mắt đen da trắng thướt tha kín đáo trong trang phục truyền thống, có khi được cách điệu thành bộ váy cùng tông mầu với chiếc khăn choàng đầu có những họa tiết, hoa văn trang nhã được thả lơi hoặc cột gọn bao trùm mái tóc Ấp Phủm Soài, xã Châu Phong (gần 100% là bà con người Chăm) có 296 hộ dân thì 161 hộ sinh sống bằng nghề làm hàng thủ công mỹ nghệ dệt, thêu, đan. Chẳng thế, người Chăm Phủm Soài sinh ra đã nhìn thấy khung dệt. Ngược thời gian, làng dệt Phủm Soài nức tiếng xa gần, góp phần quan trọng hình thành nên một trung tâm tơ lụa lớn nhất miền nam (Tân Châu) với những lò ươm tơ cự phách cùng "con đường tơ lụa" đầy huyền thoại của vùng "Thủ chiến sai" (An Giang) ngày trước. "Con đường tơ lụa" thành danh nhờ bước chân người Chăm Châu Giang và những chuyến hàng từ thủ phủ Tân Châu bập bềnh sông nước len lỏi khắp "Lục tỉnh", lên TP HCM, sang miền Đông và vượt dòng Cửu Long tràn sang các nước trong vùng Tới Phủm Soài, du khách như lọt vào hội chợ hàng thổ cẩm. Hai bên đường, những sạp vải lụa, đồ may bằng thổ cẩm, các mặt hàng thêu đan được bày bán san sát. Ði sâu vào trong làng, tiếng thoi đưa trên khung cửi khiến lòng người rộn rã. Nhờ sự quan tâm khôi phục nghề truyền thống, khung dệt của Phủm Soài được cải tiến không chỉ kích thước, khổ tấc mà còn cài số đạp chân, gài số trục để kéo, sả, cuốn; kỹ thuật sử dụng con thoi thay vì quăng thoi bằng tay sang dùng dây giật giúp việc dệt tăng gấp 10 lần Muốn tạo nhiều mầu sắc hoa văn phải bố trí nhiều go (khung dệt gỗ). Mỗi go là một đường nét riêng biệt. Go càng nhiều càng chứng tỏ sự điêu luyện của nghệ nhân do hệ thống điều khiển dệt thủ công rất phức tạp, là sự kết nối của nhiều công đoạn. Thổ cẩm Chăm hiện nay chủ yếu dùng nguyên liệu từ sợi công nghiệp, nhưng vẫn giữ được phương pháp nhuộm mầu truyền thống, chất liệu có từ thiên nhiên như nhựa cây (klék), vỏ cây (pahud) và trái cây (mặc nưa) làm mầu thổ cẩm càng để lâu càng ánh bóng, mang bản sắc riêng. Phủm Soài còn cất giữ nhiều "độc chiêu" như kỹ thuật dùng tơ chín, dệt hoa mây, lồng đèn, vân, lãnh, bông dâu Ðặc biệt, khăn làm của hồi môn Icat, loại khăn dài 1,8 m, ngang 1,1 m, có họa tiết hoa văn tinh tế. Xà rông hoa, tơ thổ cẩm, áo thổ cẩm, bóp, khăn thêu cũng là những mặt hàng được du khách rất ưa chuộng, tìm kiếm. Hợp tác xã thêu may Châu Giang là một mô hình hội nhập kinh tế điển hình của người Chăm, sản xuất hơn 100 chủng loại sản phẩm, có mặt tại các nước Ðông - Nam Á, Ấn Ðộ, Mỹ, Nhật Bản, Canada và đang kêu gọi đóng góp cổ phần để tăng vốn, giữ gìn phát triển nghề truyền thống lâu đời này. Vào mùa lễ hội (lễ Tết Roya Phik Trok; lễ lớn Ramadan ), làng Chăm tràn ngập biển người từ khắp nơi đổ về thưởng thức tiếng rộn rã, trầm hùng của trống Ginăng, trống Baranung, kèn Saranai và kèn Kanhi Một lễ hội tôn vinh bản sắc. Vào những dịp này, dọc làng Chăm là những hàng quán "cóc sàn" đặc trưng vùng đầu lũ, nhộn nhịp nhưng không hề có rượu bia, nhộn nhạo. Chủ quán là những người nông dân, mùa lúa đi làm đồng, mùa nước nổi dọn ra bán. Món ăn miền tây mộc mạc rất ngon lại "siêu" rẻ (bún nước lèo cá lóc, bánh khọt, bánh xèo "nhụy" bông điên điển ) nhưng khó ai bỏ qua dịp thưởng thức đặc sản dân tộc Chăm như Tung lò mò (lạp xưởng bò), cơm nị, cà púa đậm đà hương vị riêng. Búng Bình Thiên, trước cửa Thánh đường Mas Jid Khoy Ri Yah, nằm giữa ba xã biên giới Khánh Bình, Khánh An, Nhơn Hội, thuộc huyện An Phú rộng 200 ha. Đây là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất miền tây, luôn trong xanh. Từ bao đời nay người ta chỉ thấy nước ở đây dâng lên rồi hạ xuống chứ không thấy nước chảy. Hằng năm, vào mùa nước nổi, khi bông điên điển trổ vàng mặt nước, Búng Bình Thiên là nơi diễn ra Liên hoan văn hóa nghệ thuật của cộng đồng người Chăm. . Hương trầm Bảy Núi Ngày xưa, nói đến trầm hương thì cư dân núi Dài và núi Tượng rất quen thuộc, bởi đó là loại sản phẩm quý hiếm lấy từ cây tóc của thiên nhiên vùng Bảy Núi ban tặng,. thơm trầm hương chưa hoàn thiện, dần dần mới tròn trịa và được nhiều người ưa thích. Từ đó, nhang thơm trầm hương từ cây tóc Bảy Núi do Nguyễn Thành Đạt “sáng chế” đã có tiếng ở vùng núi Dài. trầm hương đem xông … Thấy có kết quả, lần hồi trở thành loại thuốc nam quý hiếm ở vùng Bảy Núi. Đốt cây nhang thơm của anh Nguyễn Thành Đạt (khóm An Hòa B, thị trấn Ba Chúc) làm từ trầm hương

Ngày đăng: 23/07/2014, 11:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w