1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cách mạng CN Anh - Mỹ - Nhật docx

4 327 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 40,5 KB

Nội dung

Bài 1: So sánh CMCN Anh - Mỹ - Nhật Bản (dựa vào một số yếu tố sau: Vốn và vai trò của Nhà nước trong tiến trình cách mạng; tiến trình và đặc điểm; tận dụng các lợi thế để phát triển). Bài làm: CMCN thực chất là quá trình thay thế kỹ thuật thủ công bằng kỹ thuật cơ khí. CMCN Anh gắn với cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất. Bắt đầu từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19. Cũng như vậy, cuộc CMCN Mỹ được bắt đầu ở miền Bắc của nước Mỹ vào những năm cuối thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19. Kéo dài hơn so với Anh. Còn sau cải cách Minh Trị, Nhật Bản đã diễn ra cuộc CMCN (khoảng từ năm 1871). Cả Anh, Mỹ và Nhật Bản đều tiến hành cuộc cách mạng từ CN nhẹ đến CN nặng. Ở nước Anh, những điều kiện của CMCN xuất hiện sớm và thuận lợi hơn nhiều so với nước khác. Về kinh tế, ngoại thương rất phát triển, tạo điều kiện cho sự tích lũy vốn ban đầu của CNTB ở Anh. Quá trình này gắn liền với tích lũy nguyên thủy. Thu lợi nhuận cao từ việc buôn bán len dạ với giá độc quyền, trao đổi không ngang giá với các nước thuộc địa và lạc hậu. Không ngừng cướp bóc và mở rộng thuộc địa. Ngoài ra, việc buôn bán nô lệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tiền đề cho CM công nghiệp ở Anh. Sự phát triển của CNTB trong nông nghiệp diễn ra sớm, gắn với các cuộc CM ruộng đất. Hình thành các trang trại kiểu TBCN. Tạo ra thị trường rộng lớn thuận lợi cho sự phát triển của công nghiệp. Nông nghiệp phát triển là cơ sở cho công nghiệp. Sự tác động giữa nông nghiệp và công nghiệp thúc đẩy quá trình CM CN Anh. Các công trường thủ công TB ở Anh rất phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, việc phân công lao động cũng phát triển, khiến năng suất được nâng cao. CMCN Anh diễn ra rất sớm và triệt để , nó thủ tiêu được mọi trở ngại trên con đường phát triển sản xuất. Nhà nước Anh ngay từ thời kì quân chủ chuyên chế đã có những chính sách khuyến khích, ủng hộ sự phát triển của CNTB. Các đạo luật về ruộng đất , luật bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản , luật cấm xuất khẩu các công c\ máy móc và bản v] kỹ thuật , luật cấm lao động kỹ thuật ra nước ngoài đã thực sự trở thành một tiêu đề cho CMCN Anh. CMCN Anh bắt đầu từ CN nhẹ (ngành dệt) rồi sau đó dẫn đến các ngành CN nặng như: Luyện kim, cơ khí, nhưng công nghiệp dệt luôn đóng vai trò tr\ cột trong suốt thời kỳ CMCN. CMCN diễn ra theo trình tự từ thấp tới cao, từ thủ công lên nửa cơ khí và cơ khí hoá hoàn toàn một quá trình sản xuất; từ các máy công c\ đến các máy động lực với đỉnh cao nhất là chế tạo máy hơi nước. CMCN Anh căn bản hoàn thành vào năm 1825. Mỹ thì lại sử dụng nhiều yếu tố khách quan thuận lợi, sử d\ng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai khí hậu thuận lợi cho phát triển NN, nguồn vốn, lao động, kỹ thuật từ Châu Âu di cư sang. Khác với Anh, Pháp, CMCN Mỹ cũng bắt đầu từ CN nhẹ (dệt) nhưng chỉ trong một thời gian ngắn đã chuyển qua CN nặng và phát triển đều các ngành. CMCN Mỹ lúc đầu phải dựa vào máy móc thiết bị của nước Anh thì vào đầu thế kỷ 19 đã có những phát minh kỹ thuật riêng. Từ năm 1851-1860 nước Mỹ có 23.140 phát minh sáng chế được ứng d\ng. Mỹ kiếm nguồn vốn chủ yếu từ việc buôn bán vũ khí trong chiến tranh. Vai trò của Nhà nước rất mờ nhạt trong CMCN của Mỹ. Ở Nhật Bản, CMCN tuy cũng được khởi đầu bằng CN nhẹ nhưng các ngành CN nặng, GTVT, công nghiệp quốc phòng đã xuất hiện rất mau chóng. Thời kỳ đầu, Chính phủ đã đầu tư phần lớn số vốn cho việc xây dựng CSHT và các ngành CN chủ yếu. Ngoài ra, Nhật Bản còn khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, thi hành chính sách bảo hộ thuế quan, trợ cấp cho một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng.Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ các cơ sở CN nhỏ tổ chức thành công ty cổ phần, khuyến khích và trợ cấp thành lập các cơ quan mậu dịch quốc tế. Đặc biệt ưu tiên việc nhập nguyên liệu và kỹ thuật của nước ngoài để phát triển một số ngành CN quan trọng như luyện thép, đóng tàu, chế tạo vũ khí… Nhật còn thực hiện rộng rãi chính sách bán lại các cơ sở kinh tế của Nhà nước cho tư nhân với giá thấp hơn nhiều so với số vốn đầu tư, đặc biệt trong thời kỳ Nhà nước có khó khăn về tài chính. Nhật Bản không có nhiều điều kiện thuận lợi (nền kinh tế NN lạc hậu, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, là nước đầu tiên ở châu Á phát triển theo con đường TBCN). Khi bắt đầu CMCN, ở Nhật Bản kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu, khoảng 75-80% dân cư sống bằng nghề nông. Phần lớn thu nhập quốc dân bắt nguồn từ khu vực nông nghiệp. Công trường thủ công còn ở trình độ thấp. Trong khoảng 20 năm đầu, nguồn vốn cho CMCN chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Vào thời kỳ cuối của cuộc cách mạng công nghiệp, Nhật Bản đã tiến hành một số cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng để vơ vét tài nguyên và đòi tiền bồi thường chiến tranh, tạo thêm vốn để xây dựng nền công nghiệp hiện đại. Ngoài ra, Chính phủ Nhật đã phát hành công trái huy động nguồn vốn khá lớn của thương nhân và các tầng lớp nhân dân khác. Nhà nước Nhật Bản có một vai trò quan trọng trong quá trình tiến hành CMCN. Tiến trình thực hiện của các nước cũng có nhiều điểm đáng nói. Như cuộc CMCN Anh thực sự diễn ra từ 1733 đến 1825 với việc xuất hiện chiếc thoi bay đầu tiên trong ngành dệt , phát minh này đã làm cho năng suất trong ngành dệt tăng lên nhanh chóng và gây ra mâu thuẫn trong ngành dệt: Dệt nhanh dùng nhiều sợi nhưng sợi cung cấp không kịp. Năm 1768 chiếc máy kéo sợi tên là Gienni ra đời là công c\ bán cơ khí . Và đến năm 1785 máy dệt cơ khí đã ra đời . Năm 1784 Henxicoc phát minh ra cách dùng than đá để nấu gang thành sắt. Phát minh này làm cho năng suất lao động của ngành luyện kim tăng lên. Năm 1789 chiếc cầu sắt đầu tiên được xây dựng ở thành phố Looc của Anh. Công nghiệp phát triển, yêu cẩu phải tăng cường các phương tiện giao thông và đường giao thông. Năm 1830 tuyến đường sắt chạy từ Manchester đến Liverpool được xây dựng, tuyến này có ý nghĩa buôn bán quan trọng. Cách mạng trong lĩnh vực năng lượng có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp. Năm 1784, James Watt đã sáng chế ra máy hơi nước và nó trở thành biểu tượng cho thời kỳ phát triển của CNTB. Ngành cơ khí chế tạo máy móc công c\ ra đời, đảm bảo độ chính xác tinh vi. Đến đầu thế kỷ 19, việc dùng máy móc để sản xuất máy móc đã thành hiện thực. Ở Mỹ, vào năm 1970, một người Anh di cư là Slayter đã xây dựng nhà máy dệt đầu tiên. Từ đó đến giữa thế kỷ 19 ngành dệt đã được mở rộng nhanh chóng. Sự phát triển của CN nhẹ đã thúc đẩy sự phát triển của CN nặng: Ngành luyện kim ngày cảng phát triển, ngành khai thác than cũng được chú ý phát triển. Chính nhờ sự phát triển và mở mang công nghiệp đã đặt ra nhu cầu phát triển giao thông vận tải. Nhìn chung nước Mỹ có tốc độ xây dựng đường sá, cầu cống diễn ra nhanh chóng, đặc biệt là đường sắt. Ở các bang phía Bắc cách mạng công nghiệp sớm tác động vào nông nghiệp. Ngay từ những năm 30 thế kỷ 19, CN đã cung cấp cho NN nhiều máy móc thiết bị như máy cắt cỏ V.Hannich, máy gặt đập Macgoonich. Nhờ đó mà sản lượng NN tăng lên nhanh chóng. Còn ở miền Nam, các đồn điền trồng bông cũng được mở rộng. Lúa gạo trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Thuốc lá cũng là sản phẩm xuất khẩu sang các nước châu Âu. Tiến trình CMCN của Nhật Bản diễn ra sớm và phát triển nhanh. Ngày từ năm 1870, Nhà nước Nhật đã xây dựng được tuyến đường sắt nối liền hai thành phố Tokyo – Yokohama. Trong CN, máy hơi nước đã sử d\ng rộng rãi. Các ngành CN như khai thác than, luyện kim, đóng tàu, cơ khí xuất hiện sớm. Một nét nổi bật trong quá trình CMCN của Nhật là sự tách rời giữa NN và CN. Nông nghiệp ngày càng lạc hậu hơn so với sự phát triển của CN. Ở Nhật Bản đã hình thành hai khu vực kinh tế trái ngược nhau, một khu vực CN hiện đại và một khu vực nông thôn lạc hậu. Nhật Bản đã tiếp thu nhanh chóng kỹ thuật từ bên ngoài để đẩy nhanh nhịp độ phát triển ngành các CN. Cuộc CMCN của Nhật gắn liền với quá trình chuyển biến từ CNTB tự do cạnh tranh sang CNTB độc quyền. Để mở rộng thị trường thuộc địa, đế quốc Nhật đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược. Đó là cuộc chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895), chiến tranh Nga-Nhật (1904- 1905), chiến tranh xâm lược Triều Tiên (1910). Xem xét các cuộc CMCN ở Anh, Mỹ và Nhật Bản, đều nhận thấy sự tác động to lớn từ cuộc CMCN đến kinh tế và chính trị. Về kinh tế : Cuộc CMCN là bước nhảy vọt trong quá trình phát triển sức sản xuất ở Anh , nó tạo ra một nền tảng công nghiệp đại cơ khí, đến gần cuối thế kỷ 19 nước Anh trở thành “Công xưởng của thế giới ”. Còn ở Mỹ, năng suất lao động ngày càng tăng cao, từng bước giúp cho nền kinh tế phát triển nhanh. Kinh tế của Nhật Bản cũng phát triển nhảy vọt. Về chính trị : Ở Anh, cơ cấu giai cấp trong xã hội thay đổi , CMCN đã làm phá sản nông dân và thợ thủ công, đời sống của công nhân bị bần cùng hóa. Nước Mỹ thì đã vươn lên đứng hàng thứ 4 trên thế giới vào giữa thế kỷ 19 và hàng thứ 2 trên thế giới năm 1870. Nhật Bản cũng là một trong những nước có thứ hạng trên thế giới. Tóm lại, tuy các cuộc CMCN ở Anh, Mỹ và Nhật Bản chưa phải là đạt đến thành công cao nhất nhưng cũng đã góp phần to lớn thay đổi nền kinh tế, giúp nhà nước ngày một phát triển, cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân và bộ mặt chính trị. . lược. Đó là cuộc chiến tranh Trung -Nhật (189 4-1 895), chiến tranh Nga -Nhật (190 4- 1905), chiến tranh xâm lược Triều Tiên (1910). Xem xét các cuộc CMCN ở Anh, Mỹ và Nhật Bản, đều nhận thấy sự. hơn so với Anh. Còn sau cải cách Minh Trị, Nhật Bản đã diễn ra cuộc CMCN (khoảng từ năm 1871). Cả Anh, Mỹ và Nhật Bản đều tiến hành cuộc cách mạng từ CN nhẹ đến CN nặng. Ở nước Anh, những điều. sánh CMCN Anh - Mỹ - Nhật Bản (dựa vào một số yếu tố sau: Vốn và vai trò của Nhà nước trong tiến trình cách mạng; tiến trình và đặc điểm; tận dụng các lợi thế để phát triển). Bài làm: CMCN thực

Ngày đăng: 23/07/2014, 10:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w