Cấu trúc cái kì ảo trong truyện ngắn Maupassant Dưới đây tôi đi đến tổng quát về các dạng NKC, NV và thử đề nghị cho kiểu cấu trúc truyện kì ảo. 1. Có 3 dạng cơ bản về NKC ngôi “tôi” của Maupassant như sau: a. “Tôi”-NKC-NV (“tôi” trải nghiệm, hành động); b. “Tôi”-NKC (“tôi-bậc thang”, trực tiếp nghe được và kể lại); c. “Tôi”-NKC (“tôi” gián tiếp nghe lại được và kể. Anh ta hoàn toàn vắng mặt trong sự kiện, và xa cách về thời gian). Dạng a. vai “tôi” trải nghiệm, hành động; sau đó chuyển thành lời kể. Tại đây diễn ra hai cấp độ thời gian: - Sự kiện diễn ra là quá khứ so với thời điểm kể (chiếm đa số); - Sự kiện diễn ra đồng thời với lời kể (nhật kí, độc thoại nội tâm). Dạng b. thường đến 90% là lời kể của “tôi 2”, “tôi 1” chỉ làm nhiệm vụ mào đầu và hạ màn, kết truyện, thường không có câu trả lời. Dạng c. thực chất là kể ở ngôi thứ ba, chỉ là cái “tôi-giả” cho thêm phần thuyết phục. Nếu biểu diễn bằng hai vòng tròn A “sự kiện”, B “lời kể lại” và C là thời điểm giao thoa, thì: diện giao thoa càng nhiều, thời điểm kể lại càng gần với thời điểm xảy ra sự kiện. Cần lưu ý A và B không thể trùng khít tuyệt đối, có nghĩa là trùng khít “sự kiện” và “lời kể lại”, kể cả nhật kí. Vì kể lại một cái gì, tức là kể lại một cái đã qua; “đã qua” ngay cả chuyện vừa xảy ra. Ta có 3 dạng giao thoa cơ bản sau trong truyện Maupassant: 2. Về cấu trúc, tôi nghĩ đến một kiểu “ngữ pháp” (được gợi ý từ “Ngữ pháp truyện Mười ngày” của Todorov) cho truyện kể kì ảo của Maupassant nói riêng và cho thể loại này nói chung bằng một câu với chủ, vị và tân ngữ như sau: “Tôi đang đọc một quyển sách đen”. Trong đó, chủ ngữ “tôi” là NKC hoặc NV hoặc cả hai đồng thời ở ngôi kể 1 hoặc ngôi 3; bản thân các ngôi kể này cũng chỉ hiểu biết ngang bằng “độc giả” nên họ mới “đang đọc” để tìm biết các sự kiện kì ảo (“quyển sách”) mà đáp số của nó màu “đen” không có câu trả lời. Cần phải “phản biện” một chút về “ngữ pháp” này: liệu có thể áp dụng cấu trúc này cho các thể loại hư cấu khác không? Ví dụ như truyện trinh thám, chẳng hạn? Câu trả lời là “không”. Vì mấy lí do sau: - Trước hết, “ngữ pháp” trên nằm trong từ-khóa màu “đen” (xin hiểu “đen” theo nghĩa bóng nhiều hơn nghĩa đen). Tiểu thuyết trinh thám còn gọi là “roman noir”, nhưng “tiểu thuyết đen” không có đất cho cái kì ảo tồn tại, nghĩa là, nó vẫn được giải thích, dẫu đến cuối truyện mọi việc vẫn còn chìm trong sương mù (8) ; - Thứ hai, trong các thể loại truyện kể hư cấu khác, cái kết phải có màu “hồng”, màu “xanh”, “màu vàng”, v.v. , tức là có đáp số, “nhìn” được hình thù (tốt hoặc xấu, hạnh phúc hoặc khổ đau); không giống như ta hình dung ở truyện kì ảo, chẳng hạn, về “con mèo đen đi trong đêm đen” . * Le Horla (35, 37) là một trong nhiều truyện kiểu “con mèo đen đi trong đêm đen”. Tên truyện được hiểu: hors = sức mạnh vô hình, là = sự giải thích tự nhiên. Các nhà nghiên cứu đã chỉ raLe Horla đọc gần âm với choléra, ám chỉ đến bệnh dịch tả năm 1884 ở Marseille (được nhắc lại trong truyện Nỗi sợ). Sức mạnh vô hình trấn áp con người mặc dù con người cố tìm cách lí giải nó. Truyện được Maupassant viết thành hai bản: 26/10/1886 và 25/5/1887 - nghĩa là hơn nửa năm sau Maupassant lại viết lại. Giữa hai bản có những khác biệt đáng kể về nhiều điểm, trước hết về vấn đề người kể chuyện và vai hành động. Cả hai đều chủ yếu được kể ở ngôi “tôi”- con bệnh, đảm đương trách nhiệm NKC với tư cách nhân vật mang hành động. Truyện thứ nhất được mở đầu bằng ngôi thứ 3 có chức năng giới thiệu các nhân vật - những người nghe chuyện (NNC) hiển thị, đứng đầu là bác sĩ Marrande cùng ba đồng nghiệp và bốn nhà bác học, tiếp sau đó để con bệnh kể chuyện mình; còn truyện thứ hai được kể thẳng bằng nhật kí xen kẽ với những suy nghĩ, bắt đầu từ ngày 8 tháng năm đến hết truyện là ngày 10 tháng chín. Theo Spitzer cái “tôi kể chuyện” (“Je narrant”) và cái “tôi được kể” (“Je narré”) [erzählendes Ich và erzähltes Ich] trong thể loại tự thuật cổ điển có khoảng cách về thời gian giữa thời điểm của sự kiện xảy ra và sự kiện được kể lại, tức là hai cái “tôi” của hai thời gian khác nhau (9) . Hoặc các nhà nghiên cứu khác còn gọi đó là: “tôi-người kể chuyện” (“je-narrateur”) và “tôi - nhân vật” (“je- personnage”). Trong 2 bản Le Horla, ta sẽ thấy có sự khác biệt: ở bản 1886, cái “tôi kể chuyện” hướng ngoại nhiều hơn, tuy vẫn kể về cái “tôi được kể” của mình; trong khi đó, ở bản 1887, do là nhật kí, không hướng ngoại một cách vật chất, nên có sự tranh chấp giữa cái “tôi kể chuyện” với cái “tôi được kể” qua sự tự phân tích, vừa sáng suốt vừa hoảng loạn. Cái “tôi” trước băn khoăn không ít lần rằng liệu có bị điên hay không. Trong cái “Tôi cô độc” [“Je suis seul”] ở thì hiện tại của động từ, thì, về mặt vật chất, có thể anh ta ở một mình, xung quanh không có ai; nhưng về mặt tinh thần, đó là sự mổ xẻ, cảm nhận tình thế của bản thân trước thực tại, mang tính kép, vừa hướng ra ngoài vừa nhìn vào bên trong. Và khi đã cảm nhận được tình thế cô độc đó, NV đồng thời là NKC ở đây càng cảm nhận rõ rệt hơn tình thế bi đát của mình và sự đe dọa của cái Vô hình trong vai trò hành động bí ẩn. Vai hành động ở bản 2 đậm đặc hơn: dẫn dắt và chi phối NV và NKC. Dưới đây là bảng so sánh về sự khác nhau giữa ngôi kể, chức năng và vai hành động của 2 truyện. Qua đó có thể rút ra được mức độ, tính chất, chức năng của NKC trong cùng một truyện được viết ở hai thời gian khác nhau. ăm N KC C hức năn N V Chức N NC Chức Vai hành động g năng năng 886 bản 1) - Ngôi 1 - “Phi lộ” - “Tôi kể chuyện” - Người chứng kiến - Mang lời kể - Các bác sĩ, các nhà bác học; - Hiển thị - Người ta (On) - Sinh thể (L’Être) - Kẻ vô hình (L’Invisible) - Hắn (Lui) - Le Horla 887 bản 2) - Ngôi 1 - Bộc lộ tâm tư - Mang lời kể - “Tôi kể chuyện” và “Tôi được kể” - Chứng kiến - Hành động - Ngôi 1 - Ẩn tàng - Quyền lực (Puissance) - Kẻ Vô hình bí ẩn (mystère Invisible) - Một chủng loài siêu nhiên(une race surnaturelle) - Sinh thể (L’Être) - Kẻ đó (Celui) - Hắn (Lui) - Sinh thể mới (l’Être nouveaux) - Sinh thể Vô hình và Đáng sợ (l’Être Invisible et Redoutable) - Một sức mạnh (une force) - Le Horla Nhận xét: - Cấu trúc NKC của bản 1 ở dạng giao thoa b; - Cấu trúc NKC của bản 2 ở dạng giao thoa a; - Mức độ của “Vai” hành động gia tăng đáng kể ở bản 2: sự hiện hình dần của Le Horla, tuy tất cả các tên gọi được viết hoa đó vẫn chỉ “vô hình” càng nói lên mức độ đe dọa, sự nguy hiểm tiềm tàng của nó. Cái Vô hình này, ở bản đầu còn dè dặt gọi là Người ta - “On” mang vẻ trung tính, hiền hòa, gián tiếp hơn. - Tuy nhiên, cả hai cái “tôi” của hai bản đều chủ quan, mang tính kép (double) về nhân cách, nhất là ở bản sau: NKC-NV vừa sáng suốt muốn trình bày sự chứng kiến của mình là xác thực, chính xác; nhưng thái độ hoảng loạn của NV lại như cải chính, chống lại những lời trình bày. Vấn đề đặt ra là tại sao Maupassant lại sửa chữa cách kể, góc trần thuật như vậy chỉ sau có 7 tháng về cùng một câu chuyện? Nó có tác dụng gì? - Câu trả lời nằm ở tính hiệu quả thẩm mĩ của cái kì ảo mà Maupassant hướng tới: tăng cường mức độ khủng khiếp. Trước hết là ở từ ngữ được gia tăng ở bản 2: “một mối đe dọa khủng khiếp” (une menace terrible); “một ác mộng” (un cauchemar); “mối lo âu” (angoisse); “đêm tối ghê tởm” (la nuit était horrible); “bóng ma” (fantôme); “nỗi sợ” (la peur); “ảo giác” (hallucination); “cái siêu nhiên” (le surnaturel); cho thấy sự nhận ra rõ hơn về cái siêu hình. - Ở bản 1 là cái “tôi” được mọi người nhìn vào và nghe anh ta bằng chính lời của anh ta; ở bản 2, cái “tôi” bị tách ra thành một cái “tôi” kép (double) giằng co nhau giữa sáng suốt phân tích hoàn cảnh và hoảng loạn vùng vẫy khỏi hoàn cảnh: dồn dập câu hỏi và các thán từ. Do vùng vẫy mãi vào cái “tôi” cô đơn, khủng hoảng, nỗi sợ hãi, ác mộng (“Je suis seul”; “J’étais seul”; “une profonde solitude”; ) NV và NKC ở đây dần rơi vào điên loạn; - Sự chuyển nhịp kể luân phiên, xen kẽ giữa tỉnh táo và điên loạn, giữa trần thuật và miêu tả (cảnh thiên nhiên của Maupassant bao giờ cũng đẹp, nên thơ) cũng là một thủ pháp hữu hiệu, tăng cường hiệu quả thẩm mĩ về cái kì ảo trong cấu trúc truyện kể của Maupassant. - Trên bình diện cốt truyện có thể dễ dàng nhận ra phong cách quen thuộc của Maupassant: giới thiệu, khai triển, đỉnh điểm và kết thúc (thường là tai họa). Trong Le Horla bản 2, sơ đồ sẽ là: mệt - ốm - buồn rầu - những nhận định về sự “bí ẩn của cái Vô hình” (mystère de l’Invisible) xen kẽ với những suy nghĩ tỉnh táo - cái điên loạn tăng trưởng dần và kết thúc bằng tuyệt vọng, bi kịch: “Không không không nghi ngờ gì nữa, không nghi ngờ gì nữa nó chưa chết Vậy vậy thì tôi sẽ phải bị giết, chính tôi! ”, với một dãy chấm lửng. 2.2. Tiêu cự hóa (focalisation): tiêu cự hóa thực chất là điểm nhìn trần thuật, được G.Genette đưa ra từ 1972 trong Figure III, có nguồn gốc từ tiếng Latinh: focus nghĩa là: tiêu điểm (foyer - Pháp). “Tiêu cự hóa cho phép xác định được, từ bên trong của một cảnh hoặc của một truyện kể, như thế nào và qua ai mà các sự kiện hoặc miêu tả được nhìn” (10) . Genette phân biệt ra ba loại tiêu cự hóa: tiêu cự hóa zéro (cái nhìn biết tuốt); tiêu cự hóa bên trong (focalisation interne) - tức là nhìn “với” nhân vật; tiêu cự hóa bên ngoài (focalisation externe) - các biến cố được thuật lại trung tính, khách quan. Thông báo bị giới hạn ở bên ngoài: độc giả không hề biết được thế giới bên trong cũng như những suy nghĩ của nhân vật. . Cấu trúc cái kì ảo trong truyện ngắn Maupassant Dưới đây tôi đi đến tổng quát về các dạng NKC, NV và thử đề nghị cho kiểu cấu trúc truyện kì ảo. 1. Có 3 dạng cơ bản về NKC ngôi “tôi” của Maupassant. nhiên của Maupassant bao giờ cũng đẹp, nên thơ) cũng là một thủ pháp hữu hiệu, tăng cường hiệu quả thẩm mĩ về cái kì ảo trong cấu trúc truyện kể của Maupassant. - Trên bình diện cốt truyện có. có đất cho cái kì ảo tồn tại, nghĩa là, nó vẫn được giải thích, dẫu đến cuối truyện mọi việc vẫn còn chìm trong sương mù (8) ; - Thứ hai, trong các thể loại truyện kể hư cấu khác, cái kết phải