Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
169,86 KB
Nội dung
Sử dụng mỹ phẩm trong mụn trứng cá I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Mụn trứng cá là một bệnh da phổ biến, tác động đến rất nhiều người, đặc biệt là dân số trẻ. Bệnh nhân bị mụn trứng cá thường bị rơi vào tình trạng khó khăn trong việc kiểm soát bệnh, bởi vì đây là một bệnh mạn tính của đơn vị nang lông - tuyến bã và việc đáp ứng với điều trị của bệnh lại rất thay đổi. Hơn nữa, mụn trứng cá ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống theo nhiều cách, bao gồm sự thay đổi hành vi xã hội và sự bất mãn về bản thân. Chính vì bệnh có khả năng để lại tổn thương thực thể hoặc tổn thương tâm lý kéo dài cho nên việc sử dụng mỹ phẩm đúng cách nhằm hỗ trợ trong tiến trình điều trị là rất quan trọng và thiết thực. Theo nghiên cứu, thấy rằng việc sử dụng mỹ phẩm đúng cách cho bệnh nhân mụn trứng cá không những không làm xấu đi tình trạng bệnh hoặc ảnh hưởng đến điều trị mà còn giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý mỹ phẩm lại là yếu tố góp phần gây ra mụn trứng cá. Do đó, thật là cần thiết để nắm được những vấn đề cơ bản về việc sử dụng mỹ phẩm như thế nào khi bị mụn. II. MỸ PHẨM LÀ GÌ? Mỹ phẩm là các sản phẩm dùng để bôi lên cơ thể nhằm giúp cho dáng vẻ bên ngoài trở nên tươi sáng, hấp dẫn và ưa nhìn hơn. Mỹ phẩm bao gồm: 1. Mỹ phẩm trang điểm; 2. Sản phẩm chăm sóc da; 3. Thuốc nhuộm tóc; 4. Nước hoa. Việc sử dụng mỹ phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu làm đẹp là hết sức chính đáng và thiết thực. Trang điểm đúng cách cùng với chăm sóc da thích hợp sẽ giúp chúng ta luôn có được một làn da rạng ngời. Bên cạnh đó, trang điểm cũng có một ý nghĩa lớn lao về mặt y khoa nhờ khả năng hỗ trợ hóa trang để che lấp khuyết điểm. Trong bài này chúng ta chỉ chú ý đến mỹ phẩm trang điểm và các sản phẩm chăm sóc da liên quan đến mụn trứng cá. A. Các loại mỹ phẩm trang điểm: 1. Kem nền mặt (facial foundations) Kem nền là một chất làm ẩm, có màu, có thể được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của nhiều loại da khác nhau. Kem nền được bôi lên cả khuôn mặt, dùng mỗi ngày và trong một khoảng thời gian khá dài. Vì lý do đó, kem nền đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh về da, nhưng nó cũng là loại mỹ phẩm có vẻ gây ra nhiều vấn đề nhất. 2. Kem nền pha dầu có dạng nhũ tương nước-trong-dầu, bao gồm các hạt sắc tố treo trong dầu (dầu vô cơ hoặc các loại dầu thực vật như dầu dừa, dầu mè…). Sau khi bôi các loại kem này, nước sẽ bốc hơi đi để lại các hạt sắc tố pha trong dầu làm cho da sẽ có cảm giác ẩm hơn, thích hợp cho những người có da khô. 3. Kem nền pha nước là nhũ tương dầu-trong-nước, trong đó các hạt sắc tố được nhũ tương hóa với một lượng nước khá lớn. Vì các hạt sắc tố đã được tráng trong dầu nên loại kem nền này cũng không bị bay màu. Thời gian sử dụng ngắn hơn so với kem pha dầu vì thành phần dầu thấp hơn. Các sản phẩm dạng này thích hợp dùng cho da khô ít hoặc da bình thường. 4. Kem nền không dầu hoàn toàn không chứa một loại chất béo từ động vật, thực vật hay chất béo vô cơ nào. Các loại kem nền này thường được thiết kế cho da nhờn vì nó để lại trên da một cảm giác khô ráo. Silicone không gây mụn bọc, mụn trứng cá, ít kích ứng da nên được sử dụng hết sức rộng rãi trong công thức chế tạo kem lót cho mặt. Các sản phẩm này có dạng lỏng và cũng được bảo quản trong chai. 5. Kem nền không nước hay khử nước chứa các chất không thấm nước, bao gồm dầu thực vật, chất béo vô cơ, lanolin và các es-te tổng hợp khác trộn với sáp. Chúng khá thích hợp để sử dụng cho các bệnh nhân bị sẹo ở mặt, cần được hóa trang. Kem nền được sản xuất ra dưới nhiều dạng thành phẩm, có tính chất bề mặt khác nhau: mờ, bán mờ, bán mờ ẩm và kem bóng. Kem nền mờ có lớp mặt phẳng mịn, không bóng và nói chung không chứa dầu. Chúng rất tốt cho những bệnh nhân da nhờn hay bị hiện tượng mặt trở nên bóng nhẫy sau khi thoa kem. Kem nền bán mờ có độ bóng rất ít và thường cũng không pha dầu hoặc là kem chứa nước với lượng dầu tối thiểu. Loại kem này phù hợp cho da ít nhờn và da thường. Kem nền bán mờ ẩm, chúng được pha nước và có nồng độ dầu trung bình. Loại kem này hữu dụng cho da thường và da khô. Kem nền bóng là kem pha dầu và chỉ thích hợp với những người có da khô. Các loại kem bóng hơn nữa với nồng độ dầu tăng dần có khả năng giữ ẩm cao hơn. 6. Phấn phủ (facial powders) Phấn phủ giúp che lấp những khiếm khuyết của khuôn mặt, giúp giảm nhờn và đem lại một lớp bao phủ mờ và mịn màng cho làn da. Phấn phủ có thể bôi lên trên: Lớp kem giữ ẩm, để có tác dụng như một loại phấn nền. Các loại kem nền lỏng dần thay thế cho phấn nền. Phấn nền với những người muốn có một lớp che phủ tuyệt đối và chống nhờn hoàn hảo. Phấn phủ chứa chủ yếu là bột talc (silicat magne khử nước) và một lượng lớn các chất màu. Chúng tạo một lớp phủ mờ lên da mặt. Phấn phủ thường được đóng gói dưới dạng hộp phấn nén và được sử dụng bằng một bông phấn. B. Các sản phẩm chăm sóc da: 1. Kem chống nắng: Giúp hấp thu các tia tử ngoại có hại lên da, (1) ngăn ngừa những khó chịu của bỏng nắng (hồng ban, phù, đau, rộp nước, lột da), (2) có được làn da rám nắng trông khoẻ mạnh, (3) bảo vệ các tế bào da, giảm thiểu nguy cơ gây ung thư và lão hoá da. Việc lựa chọn sản phẩm chống nắng dựa vào SPF (Sun Protection Factor-Yếu tố bảo vệ da): SPF Mức độ bảo vệ 2 <4> 4 <8> 8 <12> 12 <16> 16 <> 20 ≤ 30 rất cao > 30 cao nhất Các chế phẩm chống nắng có chỉ số SPF từ 15 đến 30 và hấp thu được tia tử ngoại ở phổ rộng (hấp thu UVB lẫn UVA) là thích hợp nhất cho việc sử dụng hàng ngày ở những vùng nắng nhiệt đới như đất nước chúng ta. Các sản phẩm có SPF > 30 có mức độ bảo vệ da không cao hơn có ý nghĩa so với các sản phẩm có SPF là 30 (cản 97.5% năng lượng UV từ mặt trời so với 96.7%) nhưng lại có nguy cơ gây dị ứng cao do nồng độ các hóa chất chống nắng trong sản phẩm rất cao và tạo cho người tiêu dùng có cảm giác sai lầm về mức độ bảo vệ của sản phẩm, nên họ có thể phơi nắng lâu hơn thời gian cho phép. Để đạt kết quả tối ưu khi thoa kem chống nắng cần: Thoa 30 phút trước khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời Thoa đều lên da và không quá mỏng Sau khi thoa tránh tiếp xúc vải vì có thể làm mất đi lớp kem chống nắng Có thể thoa lặp lại sau khi tiếp xúc lâu dài với ánh nắng hoặc lớp kem cũ đã bị trôi bớt. 2. Sản phẩm rửa sạch: Giúp lấy đi bụi bẩn, mồ hôi, chất nhờn, các tế bào chết, vi sinh vật. Sản phẩm thường ở dạng dung dịch hoặc gel, dùng để rửa mặt, tay, tắm toàn thân. Do thành phần và độ pH thích hợp của sản phẩm sẽ tạo cảm giác nhẹ nhàng, êm dịu, ít kích thích cho người sử dụng. 3. Sản phẩm giữ ẩm: Giúp cải thiện hình dáng và sự mịn màng của da khô và da lão hóa, bằng cách tác động lên lớp sừng để làm giảm sự bong vẩy và tăng độ mềm mại của da. 4. Chất se da-mặt nạ-chất làm sáng da: Chất se da giúp làm nhỏ các lỗ chân lông tạm thời, thích hợp dùng để trang điểm hoặc khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Mặt nạ chứa các chất hấp phụ thiên nhiên (đất sét) hoặc tổng hợp (resin), tạo một lớp màng phim bám chặt lên da khi nó khô. Chất làm sáng da: chứa các chất tiêu sừng (resorcinol, salicylates, các hạt ngũ cốc), làm mỏng lớp sừng, giúp da hồng hào và tươi mát. 5. Chất tẩy trắng: Giúp làn da sáng hơn, ngoài ra còn có thể sử dụng những mỹ phẩm này để điều trị tăng sắc tố sau viêm, đốm nâu, xạm da. Cần hạn chế tiếp xúc ánh nắng khi đang sử dụng những mỹ phẩm này. III. MỤN TRỨNG CÁ LÀ GÌ? Mụn trứng cá là một bệnh da thường gặp (hơn 90% thanh thiếu niên), với nhiều biểu hiện như mụn đầu đen hay đầu trắng (do tắc nghẽn lỗ chân lông), mụn mủ và những nốt cục dưới da. Mụn trứng cá thường ở những vùng có nhiều tuyến bã như mặt, vùng dưới hàm nhưng cũng có thể thấy ở cổ, lưng, ngực, vai và cánh tay và ở mông trong một số trường hợp. A. Nguyên nhân Nguyên nhân của mụn trứng cá là do sự phối hợp của ba yếu tố: tăng tiết bã từ các tuyến bã nhờn, hoạt động của vi trùng Propionibacterium acnes gián tiếp tác động lên tiến trình viêm, hiện tượng tạo chất sừng quanh lòng phểu nang lông (cồi). B. Diễn tiến Diễn tiến mạn tính, có thể khỏi tự nhiên sau vài năm. Mụn trứng cá có thể gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân. Mụn trứng cá không điều trị có thể để lại sẹo vĩnh viễn; những vết sẹo này có thể xóa được bởi bác sĩ Da liễu. Để tránh sẹo do mụn trứng cá gây ra, điều trị mụn trứng cá là cần thiết. C. Các yếu tố góp phần gây nên mụn trứng cá Khí hậu nóng, ẩm. Các mỹ phẩm pha dầu (oil-based). Mặc quần áo chật; đội nón chặt; để tóc che phủ mặt. Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Một số thuốc như: lithium, isoniazid, phenytoin, corticosteroids, thuốc uống ngừa thai có hoạt tính androgen cao. IV. MỐI LIÊN HỆ GIỮ MỸ PHẨM VÀ MỤN: Cơ chế gây mụn của mỹ phẩm: 1. Sinh cồi 2. Tắc nghẽn cơ học A. Sinh cồi: Tính sinh cồi (comedogenicity) là mối quan tâm rất lớn khi sử dụng các thuốc bôi, mỹ phẩm trang điểm và các sản phẩm chăm sóc da. Khái niệm “mỹ phẩm gây mụn” (acne cosmetica) gắn liền với việc sử dụng các sản phẩm bôi da có chứa một số thành phần tạo cồi mụn. Điều này được đề cập đến đầu tiên bởi Kligman và Wills vào năm 1972. Ông đã mô tả hiện tượng mụn trứng cá “bùng nổ” ở những phụ nữ tuổi trung niên sau khi dùng mỹ phẩm mà rất nhiều người trong số họ trước đó không hề bị mụn trứng cá tuổi dậy thì. Có rất nhiều hoạt chất đã được ghi nhận trong y văn và đã được làm thử nghiệm lâm sàng về tính sinh cồi: Sản phẩm Hoạt chất sinh cồi Tẩy rửa Cetyl alcohol (1-5%) Isopropyl palmitate (1-5%) Lanolin (<1%) Dầu khoáng (5-10%) Triethanolamine (<1%) Polyethylene glycol 8 stearate (1- 5%) [...]... nền pha dầu; kem nền không nước 2 Các sản phẩm bôi có chứa các chất giống lipid bề mặt da như Glycerin, Petrolatum, Lanolin, AHAs, Urea Đặc điểm mụn trứng cá là: Xuất hiện 24 – 48 giờ sau Sang thương chủ yếu là mụn mủ, sẩn, đỏ dẵ Phát ban đa số đồng tuổi V SỬ DỤNG MỸ PHẨM NHƯ THẾ NÀO KHI BỊ MỤN TRỨNG CÁ? A Lựa chọn sản phẩm: 1 Sản phẩm tẩy rửa: Trong chăm sóc da bị mụn, việc làm sạch da rất là quan... mặt da để chuẩn bị cho da hấp thu tốt hơn các thuốc bôi Tuy nhiên, điều nghịch lý là việc làm sạch da sẽ dẫn đến làm suy yếu hàng rào bảo vệ da Khi đó các chất căng bề mặt của sản phẩm tẩy rửa tương tác với các protein, lipid của lớp tế bào sừng làm cho da dễ bị kích thích và đỏ Do đó, các sản phẩm tẩy rửa dành cho mụn phải có tác dụng tẩy rửa nhẹ nhàng, sâu trong nang lông, không gây tổn thương hàng... Octyl palmitate (1-5%) Đặc điểm mụn trứng cá là: Xuất hiện sau 48 giờ Sang thương chủ yếu là cồi, sẩn, nang, cục Phát ban nhiều độ tuổi khác nhau B Tắc nghẽn cơ học: Liên quan đến việc tăng hoặc ứ trệ chất bã nhờn trên bề mặt da Lớp lipid bề mặt da có nguồn gốc từ: Tế bào sừng thượng bì Chất tiết của tuyến bã nhờn Môi trường Mỹ phẩm Nguyên nhân gây mụn trứng cá do tắc nghẽn cơ học thường liên... sâu trong nang lông, không gây tổn thương hàng rào bảo vệ da hoặc tăng tiết bã nhờn bù trừ và có thể kiểm soát một số triệu chứng liên quan mụn trứng cá a Sửa rửa không lipid: Chứa chất dưỡng ẩm pH cân bằng pH da (4.5 – 6.5) Không chứa chất nhuộm màu, mùi hương, các chất bảo quản dễ gây dị ứng (paraben) Thành phần ít hơn 10 hóa chất Thích hợp cho những bệnh nhân bắt đầu điều trị khi da còn đang điều... tương hợp với thuốc bôi Cetaphil, Physiogel, Cleanance, Moisturel® b Syndets (xà bông da liễu): Kiềm hơn Chứa kẽm hoặc salicylic acid Dùng sau khi da đạt lại sự nguyên vẹn c Nước hoa hồng: Để lại các lipid sau khi cồn bay hơi, giúp lấy đi chất dầu khỏi da và se nhẹ lỗ chân lông Dùng tẩy trang d Tẩy tế bào chết: Se da, tiêu cồi . Sử dụng mỹ phẩm trong mụn trứng cá I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Mụn trứng cá là một bệnh da phổ biến, tác động đến rất nhiều người, đặc biệt là dân số trẻ. Bệnh nhân bị mụn trứng cá thường. lưu ý mỹ phẩm lại là yếu tố góp phần gây ra mụn trứng cá. Do đó, thật là cần thiết để nắm được những vấn đề cơ bản về việc sử dụng mỹ phẩm như thế nào khi bị mụn. II. MỸ PHẨM LÀ GÌ? Mỹ phẩm. sĩ Da liễu. Để tránh sẹo do mụn trứng cá gây ra, điều trị mụn trứng cá là cần thiết. C. Các yếu tố góp phần gây nên mụn trứng cá Khí hậu nóng, ẩm. Các mỹ phẩm pha dầu (oil-based). Mặc