1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chai chân, và mắt cá chân pot

3 318 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 131,37 KB

Nội dung

Chai chân, và mắt cá chân Chai chân Là một bệnh dầy sừng khu trú ở bàn chân, thường xảy ra ở những vùng bị tì đè nhiều do chịu một áp lực mạnh liên tiếp. Bệnh thường gặp ở những người có dị tật ở bàn chân: bàn chân khum, hoặc người có di chứng bại liệt ảnh hưởng tới tư thế của lòng bàn chân, một số có thể do tính chất di truyền. Biểu hiện lâm sàng: Tổn thương là những đám dầy sừng màu ngà, màu vàng, khum lên, hình tròn hay bầu dục, sờ vào rất cứng, vùng ranh giới với da lành có thể bị nứt, từ đó gây bội nhiễm, đau đớn, đôi khi ở trung tâm bong sừng tạo nên một lõm ở giữa. Vị trí chai chân thường gặp: Lòng bàn chân (gan bàn chân trước và gót), mu chân, mặt trong của ngón cái, ô mô út bàn tay, vai, mông (Vùng bị ma sát, tì đè nhiều trong sinh hoạt và lao động). Ngoài ra, còn có thể thấy ở những vùng xương bị lồi ra như mắt cá ngoài, khuỷu tay. Tổ chức bệnh lý: quá sản các lớp thượng bì, đặc biệt là ở lớp sừng. ở tổ chức đệm là một khối xơ do tổ chức xơ quá phát triển. Điều trị: Nguyên tắc điều trị chung là loại bỏ nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây tì đè. - Điều trị tại chỗ: còn khó khăn, thường chỉ bạt mỏng khi lớp sừng quá dầy, đi giầy chỉnh hình bằng mút để phân bố lại lực tì đè của bàn chân cho hợp lý, hoặc phẫu thuật chỉnh hình nếu có chỉ định. Có thể tiêm filatov trực tiếp vào tổn thương. Có thể ngâm nước muối ấm cho mềm da và dùng dao gọt bỏ lớp sừng dầy tạo điều kiện cho bệnh nhân lao động và sinh hoạt thuận lợi. Bạt mỏng lớp sừng bằng đốt điện hoặc laser CO 2, có khi phải phẫu thuật cắt bỏ cả khối. - Điều trị toàn thân: chống dầy sừng, xơ hoá bằng vitamin A liều cao. Mắt cá chân Bệnh mắt cá chân là một bệnh dầy sừng khu trú ở bàn chân có thể do bệnh nhân có dị vật ở bàn chân làm cho các tổ chức xung quanh dị vật bị xơ hoá hình thành mắt cá. Lâm sàng: Thương tổn là khối sừng nhỏ bẳng phằng với mặt da, có khi nổi cao hơn mặt da, bề mặt trơn hoặc bong vẩy. Khối sừng này nằm ở trong trung bì được bao bọc bởi một lớp tế bào gai và tế bào cơ bản. Mắt cá gây đau khi đi lại hoặc va chạm và đặc biệt khi ấn vào có một điểm đau chói rõ. Vị trí: thường gặp ở vùng tì đè dễ bị sang chấn như 10 đầu ngón chân, gót, mu khớp bàn đốt, đốt 1 các ngón chân, ô mô cái của 2 bàn tay. Số lượng thường là một nhưng đôi khi gặp nhiều hơn. Mắt cá thường không mang tính chất đối xứng vì phần lớn là do sang chấn. Mắt cá chân có thể gây nhiễm trùng, vỡ mủ và gây viêm đường bạch mạch. Bệnh rất hay tái phát. Điều trị: Cần phải lấy được nhân mắt cá thì điều trị mới được hiệu quả. Có thể phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ nhân mắt cá hoặc phá huỷ nhân bằng đốt điện, plasma, laser CO 2 . Thường dùng một số thuốc mỡ bong vẩy: Mỡ salisylic 10% bôi làm tổn thương bong vẩy và mềm da, sau đó phải phẫu thuật loại bỏ nhân của mắt cá. Nếu nhiễm khuẩn, dùng sát khuẩn tại chỗ và kháng sinh toàn thân. . Chai chân, và mắt cá chân Chai chân Là một bệnh dầy sừng khu trú ở bàn chân, thường xảy ra ở những vùng bị tì đè nhiều do chịu. cao. Mắt cá chân Bệnh mắt cá chân là một bệnh dầy sừng khu trú ở bàn chân có thể do bệnh nhân có dị vật ở bàn chân làm cho các tổ chức xung quanh dị vật bị xơ hoá hình thành mắt cá. Lâm sàng:. giữa. Vị trí chai chân thường gặp: Lòng bàn chân (gan bàn chân trước và gót), mu chân, mặt trong của ngón cái, ô mô út bàn tay, vai, mông (Vùng bị ma sát, tì đè nhiều trong sinh hoạt và lao động).

Ngày đăng: 23/07/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN