Những mối quan hệ chủ thể với đối tượng trong nghiên cứu văn học sử pps

8 337 0
Những mối quan hệ chủ thể với đối tượng trong nghiên cứu văn học sử pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những mối quan hệ chủ thể với đối tượng trong nghiên cứu văn học sử Chính vì những chỗ bất cập và bất thông như vậy của Giải thích học cổ điển, mà Giải thích học hiện đại đã được thai nghén dần từ những năm 30 và chính thức xuất hiện trong những năm 60 của thế kỉ trước với những tên tuổi lẫy lừng như M. Heidegger và G. Gadamer v.v Nếu Giải thích học cổ điển phủ nhận chủ quan của chủ thể nghiên cứu nghĩa là phủ nhận luôn ý thức thời đại của họ trong khi nghiên cứu di sản quá khứ, thì trái lại Giải thích học hiện đại khẳng định mạnh mẽ vai trò to lớn của ý thức này trong khi tiếp cận di sản quá khứ. M. Heidegger nêu ra khái niệm “tiền kết cấu của sự giải thích”, bao gồm “cái có trước” (vorhsbe), “cái thấy trước” (vorsich) và “cái nắm trước” (vorgrifb) v.v “Cái có trước”, ý nói bất kì chủ thể giải thích nào cũng tồn tại và bị điều khiển trong một môi trường văn hóa lịch sử của mình, và M. Heidegger nói: “Sự giải thích luôn luôn được đặt cơ sở từ trong cái có trước đó”. “Cái thấy trước”, ý nói bất kì sự giải thích nào cũng sử dụng quan niệm và phương thức ngôn ngữ trước mắt và nó sẽ chi phối phương thức lí giải, và M. Heidegger khẳng định: “Trước nay, sự giải thích luôn luôn đặt cơ sở trong cái thấy trước đó”. “Cái nắm trước”, ý nói bất kì chủ thể giải thích nào cũng vốn có quan niệm của mình làm tiền đề về hệ tham chiếu, và M. Heidegger cũng khẳng định: “Vô luận thế nào, sự giải thích cũng luôn luôn quyết định tán thành dứt khoát hoặc với ít nhiều bảo lưu một phương thức khái niệm nào đó. Sự giải thích luôn luôn đặt cơ sở từ “cái nắm trước đó” (Tồn tại và thời gian). G. Gadamer lại phát huy quan niệm này với khái niệm “thiên kiến”, cho rằng trong khi tiếp cận với văn bản quá khứ, chủ thể nghiên cứu không thể không đưa vào thiên kiến của mình, kết quả của việc sinh tồn trong một thời đại với những bối cảnh lịch sử xã hội và văn hóa nhất định. Trực tiếp hơn, G. Gadamer còn bàn đến tính hiện đại - nói sát đúng hơn theo từng thời điểm lịch sử thì gọi là tính đồng đại - của sự giải thích. Bởi vì mặc dù tác phẩm ra đời trong một thời điểm lịch sử nhất định, nhưng nó như một hệ thống mở để cho các thế hệ sau tìm hiểu thưởng thức. Nghĩa là tác phẩm quá khứ, trên một ý nghĩa nhất định, luôn luôn mang tính đồng đại với chủ thể nghiên cứu trong bất cứ thế hệ sau nào: “Chỉ cần tác phẩm văn học thực hiện thiên chức của mình thì nó sẽ mang tính đồng đại với bất cứ thời đại nào Như thế chúng ta sẽ có trách nhiệm giải thích tác phẩm theo thời đại của mình” (Chân lí và phương pháp). Đưa ý thức thời đại của mình vào việc giải thích di sản quá khứ, thì kết quả nghiên cứu sẽ xuất hiện “sự dung hợp tầm nhìn” (horizon verschmelzung) mà G. Gadamer đã nêu ra. Ông cho rằng bản thân tác phẩm quá khứ cũng vốn có một tầm nhìn lịch sử, bởi vì nó được sáng tạo ra bởi một cá nhân tồn tại trong những điều kiện lịch sử xã hội nhất định. Còn chủ thể giải thích cũng vốn có một tầm nhìn lịch sử của mình, nhưng tất nhiên không phong bế mà luôn luôn được mở rộng nâng cao. Kết quả giải thích bao giờ cũng là sự dung hợp của hai tầm nhìn này là như vậy. Khắc phục nhược điểm của Giải thích học cổ điển, Giải thích học hiện đại đề cao vai trò của ý thức chủ thể, mà then chốt là ý thức thời đại trong việc nghiên cứu di sản quá khứ là tất yếu, dù có muốn hay không, có ý thức hay không. Hơn nữa điều này nhiều khi rất bổ ích, nếu ý thức thời đại là tiên tiến. Xưa kia Khổng Tử san định kinh Xuân thu với ngòi bút bao biếm theo tư tưởng cao nhất của thời đại ông (thời Chiến quốc). Lịch sử thực tế thời Xuân thu không hề mất đi, trái lại, đã hiện ra rõ ràng hơn dưới ánh sáng của lí tưởng mới. “Bút pháp Xuân thu” này chính là một mẫu mực trong việc soi sáng lịch sử, mà các sử gia kiệt xuất đời sau như Tư Mã Thiên đã phát huy với bộ Sử ký, một đỉnh cao của văn hóa nhân loại v.v Tất nhiên khi chế độ phong kiến thoái hóa dần, như đến đời Tống thì có chủ trương viết sử để “nêu gương”, “mài gương” theo quan niệm “chính danh”, “định phận” không phản ảnh được toàn diện thực chất của lịch sử như bộ Thông giám cương mục của Chu Hy. Bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn nước ta cũng noi theo tinh thần như vậy. Trong chỉ dụ biên soạn bộ sử này, Tự Đức có nói: “Việc làm sử là việc rất lớn trong nước , vừa quan hệ bởi sự làm gương soi chung, vừa ngụ ý khuyên răn, cho nên việc nên ghi chép hay nên bớt đi, phải rất nghiêm chỉnh” (Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam, Trần Văn Giàu, tập I, 1973, tr.200). Nhưng nếu nghiêm chỉnh theo lập trường và quan điểm của Tống nho, thì sẽ rất dễ tùy tiện trong việc thêm bớt sự thực khách quan. Cho nên bản thân việc nêu gương, mài gương tự nó không sai trái. Vấn đề là có trung thực với chân lí khách quan hay không? Nhưng trong thời phong kiến mạt kì như để đối trọng lại với tư tưởng chính thống thoái hóa, thì ngay trong tầng lớp Nho sĩ cũng manh nha dần tư tưởng duy vật, dân chủ và nhân đạo. Từ đây cũng hình thành dần một khuynh hướng viết sử không phải là không có “bao biếm” khen chê, nhưng có chú ý đến tính chất khách quan của sự kiện hơn. Khi viết Đại Việt thông sử, Lê Quý Đôn trong lời Tự tựa có nhấn mạnh mọi việc “đều phải chép sự thực”, và nói: “Đại để phép làm sử là mọi sự kiện đều phải đầy đủ không bỏ sót, để cho người đời sau, khi mở sách ra xem, rõ được manh mối, biết được đầu đuôi, tuy không được mắt thấy tai nghe, mà rõ ràng như chính mình được thấy vậy” (Lê Quý Đôn toàn tập, tập III, tr.21). Và nhận xét về công trình này của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú cũng viết: “Thể thức làm sử không có chí truyện thì không thể chép được đầy đủ Sử của nước ta chỉ dùng sử biên niên, công việc của các triều chỉ chép tóm tắt, cho nên đầu đuôi việc diên cách, gốc ngọn việc thành bại, khó lòng khảo cứu, cả đến điển chương chế độ cũng không khảo chứng vào đâu được” (Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb. Sử học, Hà Nội 1960, tập IV, tr.51). Và chính cuốn Lịch triều hiến chương loại chí của ông thì được viết theo tinh thần và phương pháp như sau: “Khảo xét dấu tích đời xưa mà không dám nói thêm lên, phân tích mọi việc bằng lí để tìm ra lẽ phải, có thể tường tận mà không đến nỗi rườm, có chỗ sơ lược mà nắm được cốt yếu, khiến cho công nghiệp chế tác các đời rõ rệt đủ làm bằng chứng, đều ở trong sách này” (Lịch triều hiến chương loại chí, Sđd, tập I, tr.12). Có thể thấy, vai trò của ý thức thời đại trong việc nghiên cứu lịch sử là tất yếu, đó là chỗ đúng của Giải thích học hiện đại. Tất nhiên họ chưa thấy được hai mặt của vai trò ấy tùy theo tính chất tiến bộ hay lạc hậu của ý thức thời đại. Nói cho thật sát hợp là Giải thích học hiện đại không đặt ra vấn đề đó, họ không quan tâm đến việc tiệm cận chân lí lịch sử, mà chỉ thiên về việc bộc lộ bản chất hiện tồn của chủ thể giải thích. Tiếc thay điều này lại bộc lộ nhược điểm của Giải thích học hiện đại. Như uốn một cây cong, người ta thường có xu hướng bẻ mạnh theo chiều ngược lại, kết quả, do đó, từ cực đoan này lại nhảy sang một cực đoan khác. Biểu hiện tập trung ở chỗ Giải thích học hiện đại cho rằng Giải thích học không phải là phương pháp luận, cũng không phải nhận thức luận, mà là bản thể luận. Có nghĩa rằng qua quá trình giải thích đối tượng để bộc lộ bản chất hiện tồn của chủ thế giải thích. Điều này nếu không muốn nói là thay đổi mục đích, thì chí ít ra cũng là mục đích song trùng. Đã nuôi dưỡng cái động cơ nhằm bộc lộ bản thân, thì chí ít cái mục tiêu giải thích đối tượng cũng bị chia xẻ và suy giảm, và dẫn đến nguy cơ bóp méo hoặc hiện đại hóa lịch sử. Từ lâu Hégel đã từng cảnh báo: “Chúng ta thường dễ có khuynh hướng đem phương thức tư tưởng của mình để cải tạo các triết gia cổ đại” (Bài giảng về lịch sử triết học). Đã đành nghiên cứu lịch sử, tự nó chưa phải là cứu cánh, mà để rút ra bài học cho hiện tại. Nhưng nếu những bài học đó là giả, vốn không có trong thực tế lịch sử, thì càng vô bổ với hiện tại, nếu không muốn nói là nguy hại. Nếu lấy việc bộc lộ bản chất hiện tồn của mình thì thiếu gì cách, cần gì phải đội lốt nghiên cứu lịch sử. Giải thích học nếu hàm chứa một bản thể luận, thì phải tìm trong thiên chức nhận thức luận, phương pháp luận của nó. Thành phần chủ quan trong giải thích đã đành là tất yếu, hơn nữa đất dụng võ cũng mênh mông. Bởi vì như trên đã nói, giải thích lịch sử đâu có dễ, giải thích tuyệt đối đúng đắn là không bao giờ có. Nhưng không phải vì thế để lùi lại dẫn đến việc giải thích thế nào cũng được. Hoàn toàn ngược lại, chính vì không thể nào có chuyện tuyệt đối đúng đắn, mà phải nỗ lực trên con đường tiếp cận hơn với chân lí. Và mỗi một bước tiến dù nhỏ nhoi, cũng đã phải đổi lấy biết bao nhiêu công phu và tài trí. Phải ra công sưu tầm thêm tài liệu, phải rút ra cho hết những bài học thành công hoặc thất bại của người đi trước, phải vũ trang bằng những thành tựu khoa học hiện đại về tư duy, trong đó có tư duy về lịch sử. Tất cả những mặt đó, há chẳng phải sẽ bộc lộ được “bản chất hiện tồn” của người nghiên cứu hay sao? Vả chăng nghiên cứu lịch sử, trong đó có lịch sử văn học, không phải chỉ là giải thích, mà còn đánh giá. Song song, hoặc trên cơ sở những giải thích tương đối đúng, phải tiến hành đánh giá, một khâu càng có liên hệ trực tiếp hơn giữa lịch sử và hiện đại. Chính ở khâu này càng mở ra chân trời rộng rãi bao la cho việc bộc lộ bản chất hiện tồn, cùng việc vận dụng ý thức tiên tiến của thời đại của việc nghiên cứu lịch sử. III. Lịch sử văn học và thiên hướng cá nhân Thiên hướng cá nhân ở đây cũng có thể nói rộng cả về hai mặt quan điểm và tài năng là của cá nhân nhà nghiên cứu lịch sử văn học. Vấn đề này thật ra rất gắn với ý thức thời đại nói trên, bởi vì không cá nhân nào không thuộc về một thời đại nhất định. Cho nên những kết luận trên kia, về cơ bản cũng thích hợp ở đây. Đó dù là ý thức tiên tiến của thời đại hay tài năng kiệt xuất của cá nhân, cuối cùng vẫn phải được đánh giá ở chỗ có càng tiệm cận hơn với chân lí lịch sử hay không? Tuy nhiên vấn đề này cũng có một sắc thái khác là xưa cũng như nay đều có khuynh hướng rất duy tâm chủ quan trong việc đột xuất lên vai trò của cá nhân trong việc nghiên cứu lịch sử đến mức bất chấp cả thực tế lịch sử như thế nào. Từ ngàn xưa ở Trung Quốc đã xuất hiện khẩu hiệu “Ngã chú lục kinh” (Tôi chú giải sáu kinh). Sáu kinh chỉ sáu bộ sách kinh điển của Nho gia: Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân thu, ngày càng về sau có mở rộng chỉ điển tích, sử liệu nói chung. “Ngã chú lục kinh”, như hàm ý đã rõ là người chú giải phải ra sức làm rõ nguyên nghĩa của sáu kính, cho nên phải chú ý khảo chứng, tất nhiên dần dần cũng đi đến chỗ cực đoan, chỉ chú ý bình diện vi mô của chữ nghĩa. Đấy là lối nghiên cứu rất thịnh hành từ đời Hán. Nhưng dần dần cũng bị đối trọng trở lại, và đến đời Tống với Lục Cửu Uyên đã xuất hiện khẩu hiệu “Lục kinh chú ngã” (Sáu kinh chú giải cho tôi), ý nói lấy tôi làm bản vị, phát huy thoải mái những kiến giải của mình trong luận bàn di sản, và cũng dần dần đi đến cực đoan, bất chấp những nguyên ý của điển tích sử liệu. Nói một cách khác, điển tích, sử liệu ở đây chỉ được làm dẫn chứng cho việc thuyết minh những kiến giải cá nhân. Học phong này rất thịnh hành đời Tống, và cũng ảnh hưởng mãi về sau. Thời Ngũ tứ, Hồ Thích cũng đã từng cho rằng, lịch sử, trong đó có lịch sử văn học, chẳng qua như cô gái mười tám, có thể trang điểm theo cách nào tùy ý. ở phương Tây cũng có những cách nhìn tương tự. R.G. Collingwood nói: “Lịch sử là không phải cái gì khác, mà chẳng qua là từ trong đầu óc của nhà lịch sử, đã đem quá khứ chế tạo lại mà thôi” (Mỹ học tiếp nhận và lí luận tiếp nhận). A. Toynbee, cũng là sử gia người Anh lại nói: “Nghiên cứu bất kì sự vật gì của nhân loại cũng tất yếu mang tính lựa chọn, bởi vì bản thân lòng hiếu kì là chủ quan, không phải chúng ta đều cảm thấy thú vị một cách phổ biến đối với mọi sự vật Lại nữa cứ giả thiết như cho rằng tất cả các sự vật đều quan trọng như nhau, nhưng họ cũng không thể có cách nào viết thành một bộ lịch sử hàm chứa tất cả các sự thực, họ không thể không tiến hành chọn lựa, hơn nữa lại cứ cho họ chuyển tải hết được mọi sự thực, thì cũng chỉ có thể đột xuất một số sự thực này, và hạ thấp một số sự thực khác, cho nên trên một ý nghĩa nhất định lịch sử chỉ là do con người nhào nặn lại mà thôi” (Toynbee bàn về Toynbee) v.v Tất nhiên những ý kiến như thế này không phải hoàn toàn không có cơ sở. Trước hết là vai trò chủ quan của cá nhân người viết sử, và bất kì lịch sử nào được viết ra cũng không thể tuyệt đối chính xác. Nhưng chính vì thế lại đòi hỏi phải làm cho sự nghiên cứu ngày càng tiệm cận hơn với chân lí. Bởi vì lịch sử không phải chỉ là cái đã qua, mà còn là cái mà trong tương lai người ta dần dần biết được, mặc dù không thể nào biết hết. Nếu cứ bằng lòng với việc không thể nào có sự chính xác hoàn toàn rồi lùi lại để cho rằng viết sử như thế nào là tùy thích cá nhân của nhà viết sử thì rõ ràng là sai lầm. Vấn đề ở đây còn có một khía cạnh là chính vì lấy cá nhân làm bản vị, cho nên có người như Cát Hồng Tân và Ôn Phiên á ở Trung Quốc chủ trương tư cách sử gia là ở giữa học giả và thi nhân: “ý của chúng tôi là văn học sử gia, một mặt là học giả, mặt khác còn phải là một thi nhân, phải giỏi biết sử dụng nhiệt tình giống như nhà thơ để xử lí chất liệu văn học sử, đặc biệt là những tư liệu bình sinh của nhà văn” (Văn học sử hình thái học, Thượng Hải đại học xuất bản xã, 2001, tr.287). Rất may là chính các vị tác giả này cũng đã tự thấy: “Chúng tôi muốn nói: Văn học sử về cơ bản không phải là bộ môn khoa học”. Đã như thế thì còn gì đáng nói nữa. Nhưng không nên lảng tránh hoàn toàn vấn đề này. Không làm khoa học về lịch sử, nhưng vẫn có thể làm nghệ thuật về lịch sử. Không phải chỉ làm thơ, mà viết tiểu thuyết, diễn kịch lịch sử. Đúng là ở đây cái chủ quan của tác giả sẽ lớn hơn rất nhiều. Và từ đó cũng có thể rất rộng tay trong việc thêm bớt, tô đậm hoặc làm mới những sự thực lịch sử theo thiên hướng cá nhân. La Quán Trung chẳng đã chỉ dựa vào ba phần sự thực và thêm bảy phần hư cấu cho thời Tam quốc đó sao? Bởi vì như L. Fueurbach đã nói rất đúng rằng: “Nghệ thuật không đòi hỏi các tác phẩm của nó như là hiện thực” (Bài giảng về bản chất tôn giáo). Tuy nhiên ngay trong lĩnh vực này, mặc dù chân lí nghệ thuật không đồng nhất, nhưng phải thống nhất với chân lí lịch sử. Nghĩa là mặc dù tha hồ hư cấu, nhưng vẫn có giới hạn là không được vi phạm xuyên tạc chân lí lịch sử. Lassalle trong giai đoạn còn là chiến hữu của Marx và Engels, đã viết vở kịch Sickingen nói về nhân vật chính cùng tên, vốn là một quý tộc suy tàn đã thất bại trong cuộc khởi nghĩa vào thế kỉ XVI ở Đức, nhằm thể hiện tính chất chung trong bi kịch của lực lượng cách mạng. Mặc dù có đôi chỗ khẳng định, nhưng Marx đã thẳng thừng phê phán tính chất xuyên tạc lịch sử, nhất là xoay quanh nhân vật chính Sickingen: “Sickingen không phải chết vì sự xảo quyệt của mình. Ông ta đã chết vì đã nổi dậy với tư cách hiệp sĩ hay với tư cách người đại diện của giai cấp suy tàn, chống lại cái chế độ hiện tồn, hay nói đúng hơn, chống lại hình thức mới của (chế độ) hiện tồn Sickingen đánh lại bọn vương công (sở dĩ ông ta nổi lên chống lại hoàng đế thì cũng chỉ vì từ chỗ là hoàng đế của tầng lớp hiệp sĩ đã biến thành hoàng đế của bọn vương công), cho nên ông ta chẳng qua chỉ là một Don Quichotte mà thôi” (Về văn học và nghệ thuật, Sự thật, 1977, tr.365). Có nghĩa là, xét trên thực tế lịch sử, sự nổi dậy của Sickingen chỉ là một hài kịch (cái lỗi thời vẫn cứ muốn chứng minh sức mạnh của mình) chứ không phải là một bi kịch, càng không phải là bi kịch của lực lượng cách mạng. Cho hay phản ảnh lịch sử bằng phương thức nghệ thuật mà vẫn không thể vi phạm thực tế lịch sử như vậy. Huống chi khoa học về lịch sử, kể cả về lịch sử văn học, hiển nhiên không thể không xen vào ý thức thời đại và thiên hướng cá nhân, và do đó cũng không thể nào đạt được chân lí lịch sử tuyệt đối, nhưng dứt khoát càng không thể xuyên tạc lịch sử được./. . Những mối quan hệ chủ thể với đối tượng trong nghiên cứu văn học sử Chính vì những chỗ bất cập và bất thông như vậy của Giải thích học cổ điển, mà Giải thích học hiện đại đã được. rằng trong khi tiếp cận với văn bản quá khứ, chủ thể nghiên cứu không thể không đưa vào thiên kiến của mình, kết quả của việc sinh tồn trong một thời đại với những bối cảnh lịch sử xã hội và văn. nghiên cứu lịch sử. III. Lịch sử văn học và thiên hướng cá nhân Thiên hướng cá nhân ở đây cũng có thể nói rộng cả về hai mặt quan điểm và tài năng là của cá nhân nhà nghiên cứu lịch sử văn học.

Ngày đăng: 23/07/2014, 05:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan