1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những vẫn đề lý thuyết của M. Bakhtin về tính phức điệu doc

8 552 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 181,63 KB

Nội dung

Những vẫn đề lý thuyết của M. Bakhtin về tính phức điệu Nhìn trên tổng thể, rõ ràng là ý tưởng trung tâm bộc lộ trong sự lý giải của Bakhtin chính là việc ông nhấn mạnh “tính phức điệu”, bởi vì chính nhờ “tính phức điệu” người viết mới có thể nhận thức về đời sống nội tâm của một con người và làm cho phương pháp sáng tạo của ông trở thành “chủ nghĩa hiện thực trong ý nghĩa cao nhất”. Chắc chắn sự giải thích này của Bakhtin được chấp nhận như là một cái nhìn độc đáo, nhưng đó là một quan điểm thiên lệch, nghĩa là, Bakhtin đề cao tính phức điệu và làm giảm giá trị của độc thoại. Theo ông, chính nhờ có tính phức điệu mà Dostoevsky đã thành công trong việc khám phá “con người” trong con người. Quan điểm của nhà tiểu thuyết về con người là gì? “Tính phức điệu” có phải là con đường duy nhất để có thể đạt tới mục đích này? Dostoevsky kết luận rằng “con người” vừa mang tính xã hội vừa mang tính sinh vật. Chính ông chỉ ra rằng, “con người thuộc về xã hội, nhưng đến chừng mức có liên quan đến sự phụ thuộc của anh ta, nó không phải là tổng cộng của tất cả” (8) . Ông cũng nói: “người nào cũng phức tạp, và anh ta sâu sắc như biển cả”; lúc đầu cả thiện và ác vốn hiện hữu trong con người anh ta, và chủ nghĩa cá nhân cố hữu trong mỗi con người ở xã hội văn minh là vấn đề khó giũ bỏ. Theo quan điểm của Dostoevsky, “con người là một loại tổ hợp có thể biến đổi” (9) . Con người duy trì sự biến đổi không ngừng. Ngoài ra, trong suốt quá trình biến đổi của anh ta không thiếu những yếu tố bất ngờ và phi lôgic. Vì vậy, thay cho việc quan sát anh ta một cách đơn giản và nông cạn, người viết nên đi sâu vào tâm hồn của anh ta, cố gắng hiểu những trải nghiệm của anh ta trong những hình thức phong phú của chúng. Vì con người vốn sinh ra là một cá thể, đồng thời cũng thay đổi không ngừng, những đòi hỏi này xuất hiện sự mâu thuẫn. Có thể dung hòa những vấn đề này hay không? Một số nhà phê bình cho rằng điều đó là có thể thực hiện khi đề cập đến một biểu hiện lý tưởng về tình yêu và lòng tốt của loài người, đó là tình yêu Thiên chúa giáo gắn với con người trên thế gian. Tuy nhiên, sự hiểu biết con người của Dostoevsky, một mặt, có ưu điểm, đó là thay vì quá đơn giản hóa nhân vật, nhà tiểu thuyết đã quan tâm đầy đủ đến bản chất phức tạp của con người và những dục vọng hiện thực đa dạng của anh ta, chỉ ra rằng con người có thể thay đổi; mặt khác, hiểu biết của ông cũng có nhược điểm bởi nhà tiểu thuyết đã cường điệu chức năng của những yếu tố sinh lý và thậm chí cả bệnh lý trong đời sống xã hội. Lập luận của ông đượm chất trừu tượng của tư tưởng luân lý. Như đã thể hiện trong các sáng tác của mình, Dostoevsky cố gắng miêu tả bản chất phức tạp của con người và “khả năng có thể biến đổi” của anh ta. “Trong vòng quay của cuộc đời, khi một kẻ đồi bại đi tìm tình cảm thông thường và tự nhiên anh ta có thể bỗng trở thành một người tốt” (LL, 447). Ông đã nhấn mạnh rằng khi nghiên cứu khuôn mặt của một con người, người nghệ sĩ nên tìm ra những ưu tư chính được biểu hiện trên đó, ngay cả khi những biểu hiện ấy khuất lấp. “Từ một bức ảnh có thể nhận ra đặc điểm cố hữu của một con người, tuy nhiên hoàn toàn có thể xảy ra việc Napoleon xử sự như một kẻ xuẩn ngốc trong một khoảnh khắc nào đó, trái lại Bismarck rốt cuộc có thể được thừa nhận như một người ôn hòa” (10) . Thực sự, trong những tiểu thuyết của Dostoevsky, những nhân vật hình bóng của ý niệm chính là Hoàng thân Myshkin, Alexis Karamazov, v.v Tuy nhiên, do phải hoàn thành nhiệm vụ phức tạp này Dostoevsky đã khám phá “con người” trong con người, và thay vì hạn chế bản thân trong ứng dụng “tính phức điệu”, ông đã hoàn thiện nhiệm vụ này qua rất nhiều kênh nghệ thuật khác. Tiểu thuyết gia này thường miêu tả tâm tư của nhân vật ở giao điểm giữa suy tư và số phận của họ; bằng chứng là sự miêu tả nhân vật trong Thằng ngốc và Tội ác và trừng phạt. Khi ý thức của những nhân vật này được đặt trong tình huống luân phiên hay đảo ngược, nhà tiểu thuyết đã sử dụng phương pháp tốc ký để biểu hiện những thay đổi đột ngột trong trạng thái tâm lý của nhân vật: thể hiện những rối loạn tâm lý bằng cách ứng dụng trực giác, giấc mơ và ảo giác. Vì vậy, những tổn thương xuất hiện sau nỗi đau khổ của nhân vật do bị tấn công chí tử đã được thể hiện rõ ràng. Ngay khi Raskolnikov phạm tội, tinh thần anh ta rất hoảng loạn: “ Cứ nhìn mặt chúng, mình cũng đủ biết là chúng đã rõ hết mọi chuyện! Miễn sao xuống lọt cái thang gác! Thế nhỡ chúng nó đã cho cảnh binh gác ở dưới kia thì sao? Cái gì thế này nhỉ, nước chè à? À, lại còn cả bia nữa, nửa chai, bia lạnh đấy! (11) . Sự chuyển tiếp đột ngột này của ý thức hầu như rời rạc, nhưng trong thực tế cuộc sống, nó đặc biệt đúng với sự phản chiếu phi lôgic ý thức của những người đang trong tình trạng tâm lý hoảng loạn. Hoàn toàn không có sự khác biệt! Khi miêu tả nhân vật này, Dostoevsky đã dùng đi dùng lại những từ và cụm từ như: “không ý thức”, “không chủ tâm”, “không cố ý”, “ảo giác”, “bất đồ”, “trực giác”, “đau đớn nhất là tri giác không nhiều như nhận thức và ý thức”, v.v Tất cả những sự mô tả này làm sâu sắc thêm rất nhiều những khám phá của ông về tâm hồn con người, hơn nữa, những diễn tả của ông luôn khuấy động tâm hồn. Tuy vậy, nó tuyệt nhiên không phải là sự miêu tả “phức điệu”. Còn với những nhân vật phụ, nhà tiểu thuyết không quên khám phá “Con người” trong họ, song rõ ràng, thay vì áp dụng tính phức điệu, ông chỉ cố gắng miêu tả sự chân thực nhân tính. Ví dụ, cư xử tồi tệ, “tàn nhẫn” và “điên rồ”, gã địa chủ Svidrigailov đã từng tùy tiện lăng mạ người khác, đồng thời cũng rất khắc nghiệt với bản thân mình. Khi không giành được tình yêu, hắn điên cuồng truy đuổi, và tên vô lại này đã bất ngờ và bí mật chấm dứt cuộc sống của mình. Thêm nữa, Rabaigev trong Thằng ngốc luôn làm hết sức mình để xu nịnh, ba hoa liến thoắng trước đồng tiền, nhưng khi bước vào tranh cãi lý lẽ của anh ta hóa ra không còn thiển cận nữa hoặc cho dù nó đầy những điều chung chung không thể tránh khỏi, thỉnh thoảng phảng phất hương vị buồn đau. Tất nhiên, cái chính là bởi Rabaigev, một gã quỷ quyệt thuộc tầng lớp hạ lưu của thế giới quan phương, đã thấy và nghe được rất nhiều điều ở cái thế giới này. Dostoevsky rất khâm phục những sự miêu tả tâm lý của Shakespeare (1564-1616), Cervantes (1547-1616), Turgenev (1818-1883) và Goncharov, và dường như ông không tự kết luận rằng chỉ sự miêu tả tâm lý của ông là có thể thâm nhập vào chiều sâu của tâm hồn một con người. Khi nói về Ngày cuối cùng của người tử tù của Victor Hugo (1802-1885) trong “Lời tác giả” ở ngay phần đầu của cuốn tiểu thuyết Người vợ nhu mì (A Gentle Creature), Dostoevsky đã rất ca ngợi tác phẩm này của Hugo ở chỗ đã miêu tả tâm lý thành công bằng ảo giác (12) . Câu chuyện làm nổi bật việc một người tù đã chết liên quan ra sao với rất nhiều bài báo đã mổ xẻ những hành động tâm lý khác nhau xảy ra vào cái ngày trước khi anh ta hành sự. Nhưng miêu tả trạng thái tâm lý bên trong của nhân vật không chỉ bằng áp dụng tính “phức điệu”. Ngoài ra, nếu chúng ta so sánh Dostoevsky (1821-1881) với Tolstoy (1828-1910), chúng ta phải nhận thức được rằng, để khám phá “con người” trong chiều sâu của nó, miêu tả tâm lý của Tolstoy xuất sắc hơn Dostoevsky, và rằng cả hai đều có những ưu điểm riêng của mình. Họ ngang sức ngang tài với nhau. Tolstoy đã trình bày một quan điểm nổi tiếng đó là “tính động” (fluidity), cái mà khi đem so sánh với “khả năng biến đổi của tồn tại” do Dostoevsky đề xuất, tính đến khả năng kỹ xảo ngang nhau dù khác nhau trong thể hiện. Tolstoytừng nói: “Trong tác phẩm văn học, tính động đã được biểu hiện một cách rõ ràng và sáng sủa. Hắn (tức nhân vật) mãi mãi là chính mình, song hắn cư xử như một tên vô lại hay như một thiên thần; hoặc như một người thông minh hoặc một kẻ ngốc nghếch; hoặc như một người có sức mạnh phi thường hoặc một kẻ vô tích sự. Sẽ tốt biết bao nếu một tác phẩm văn học được kể theo cách này” (13) . Thực tế là chính ý tưởng này đã được thể hiện trong tiểu thuyết Phục sinh của ông.Thế giới nghệ thuật của Tolstoy quen thuộc với tất cả, và nhiều đoạn văn miêu tả tâm lý nhân vật của ông rất xuất sắc và được mọi người ca tụng. Tóm lại, trong phạm vi khám phá “con người” từ chiều sâu bản chất của nó, cả Dostoevsky và Tolstoy đều đã đạt tới nhà “hiện thực chủ nghĩa trong ý nghĩa cao nhất”, nhưng Tolstoy hoàn thiện nó bằng cách tuân thủ nguyên tắc của “tính động” - phép biện chứng tâm hồn - trong khi Dostoevsky đạt được điều đó bằng cách đưa lý thuyết “biến đổi” của ông vào thực tiễn, mổ xẻ không thương tiếc tâm lý con người; họ đi đến cùng một mục tiêu bằng những con đường khác nhau. Dù rút ra một kết luận như thế, không có nghĩa là chúng tôi làm mất đi ý nghĩa của “tính phức điệu”. Chắc chắn, “tính phức điệu” có thể vẫn còn được coi là phương pháp nghệ thuật chính của Dostoevsky. Cuối cùng, vấn đề chúng tôi sẽ thảo luận dưới đây là: mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật của anh ta, mức độ độc lập nhân vật nên có là gì? Bakhtin đã chỉ ra rằng lý lẽ của nhân vật nên có “sự độc lập đặc thù”: “Nó cần được đặt trong vị thế ngang hàng với tác giả, và nó nên được phối hợp trong một hình thức đặc biệt với lời lẽ của tác giả và giọng điệu của những nhân vật khác, những cái có giá trị toàn thể tương đương” (PD, 29-30). Lunacharsky đã rất tán thành quan điểm này, ông nói rằng, “Hoặc khi Dostoevsky đang kết thúc tiểu thuyết của ông ấy, hoặc khi ông ấy đã bắt đầu triển khai cốt truyện ngay lúc bắt đầu và tiếp tục bộc lộ dần dần, quá trình đó có thể diễn ra như thế này: ông ta không có trước một kế hoạch phát triển rõ ràng và sáng sủa, rất có thể là, giờ đây chúng ta phải thực sự tiếp xúc với một dạng hiện tượng “phức điệu” có quan hệ và đan kết với nhau bằng cá tính tự do tuyệt đối” (14) (Đây là bình luận của ông viết năm 1929). Trong những chú thích cho lần xuất bản thứ hai của cuốn Những vấn đề thi pháp của Dostoevsky (15) , Bakhtin đã trích dẫn đoạn văn này, nhưng không phản đối cách diễn tả “cá tính tự do tuyệt đối”. Và ở chương hai của cuốn sách này ông còn đề cập đến vấn đề liệu “với sự cấu thành tính phức điệu, nhân vật và giọng điệu của chúng có sự tự do và độc lập tương đối” không (PD, 82). Tuy nhiên, để đánh giá từ cả phần mở đầu và kết thúc của cuốn sách, nhận xét của Lunacharsky không thay đổi quan điểm cơ bản của Bakhtin về đặc trưng độc đáo của “tính phức điệu”. Nói chung, có tính hữu lý nhất định trong lời tuyên bố của Bakhtin về sự độc lập của ý thức tư tưởng của nhân vật và về mối quan hệ với tác giả của chúng. Nếu một nhân vật làm mất đi tính độc lập tương đối ấy, làm mất đi tính hiện thực khách quan, thì anh ta rất khó tồn tại độc lập. Tương tự, nếu một tác giả không quan tâm đến tất cả những chi tiết nhỏ nhặt này, cố gắng áp đặt suy nghĩ của ông ta cho nhân vật, hoặc tạo ra một câu chuyện mà không hề hiểu nhân vật, ông ta chắc chắn sẽ gặp phải sự kháng cự của họ, tức là sự kháng cự của lôgic nghệ thuật. Những nhân vật của Dostoevsky đều có thể bộc lộ những ý nghĩ phong phú của chính mình một cách tự do và triệt để hơn những nhân vật trong các tiểu thuyết thông thường. Nhưng họ có thực sự là “con người tự do” được tạo ra bởi một Prômêtê? Dường như những quan điểm của chúng tôi đi chệch khỏi vấn đề này. Theo tôi, chúng ta không nên cường điệu tính độc lập của nhân vật đến mức chúng có thể đối diện với tác giả của chúng và từ chối chấp nhận những hạn định của ông ta. Bởi những lí do như sau: Thứ nhất, bất kể phạm vi tự do và độc lập trong tư tưởng của những nhân vật này là gì, chúng không thể trốn thoát khỏi sự can thiệp của tác giả. Ví dụ, hãy tìm hiểu Raskolnikov, nhân vật trong Tội ác và trừng phạt. Ý thức đang trỗi dậy của anh ta thay đổi không ngừng ngay sau khi anh ta phạm tội: anh ta cảm thấy công lý không đứng về phía mình, sau đó anh ta nhận ra rằng anh ta bị mọi người xa lánh; lập luận lặp đi lặp lại cả trong bản thân anh ta và những người khác và cuối cùng dưới ảnh hưởng của lòng trung thành của Sonya, anh ta đi đến chỗ tin rằng vì tình yêu người ta có thể không ngần ngại chịu đựng bất kỳ nỗi đau khổ nào và tự cứu chuộc tội lỗi. Tất nhiên, đây là kết quả tự nhiên của sự phát triển lôgic tính cách nhân vật, nhưng làm sao bạn có thể nói đó không phải là sự hiện thân của những ý đồ ban đầu của tác giả? Chắc chắn, Dostoevsky mong mỏi khôi phục xã hội bằng chính quan điểm này. Thứ hai, nếu những nhân vật có thể độc lập với tác giả bởi tính khách quan của bản thân chúng (nghĩa là nhận thức chủ quan của nhân vật có giá trị khách quan tương đối lớn), vậy thì sự độc lập như thế sẽ đặt hành động chủ quan của tác giả vào vị trí nào? Trong trường hợp như vậy, nó sẽ không biến chức năng của tác giả trở thành một sự phản ánh cứng nhắc? Đối với lập luận này Dostoevsky tuyệt đối không bao giờ đồng ý. Ông nói cái mà sáng tạo văn học cần “không phải sự chính xác như chụp ảnh mà là cái gì đó lớn hơn, rộng hơn và sâu hơn. Sự chính xác và chân thực đương nhiên là cần thiết, nhưng rất ít khi chúng tồn tại đơn lẻ” (16) . Ngoài ra, ông cũng không đồng ý việc người viết bị hạ xuống trình độ của những nhân vật thông thường. Dostoevsky đã từng tuyên bố, “nghệ sĩ đích thực không nên bị hạ thấp đi dù là với bất kỳ tỷ lệ nào xuống thân phận giống như thân phận của nhân vật mà họ đã miêu tả Nếu tác giả có thể châm biếm đôi chút tính tự mãn và sự khờ khạo nhân vật của anh ta, thì khi ấy nó sẽ gần gũi với người đọc hơn”. Như vậy rõ ràng là quá nhấn mạnh tính độc lập của nhân vật là trái ngược với ý định ban đầu của người viết. Theo tôi, nhân vật có thể chỉ được coi là không có cái gì ngoài sự pha trộn do thần Dớt (Zues) và Prômêtê (Promethues) tạo ra; nghĩa là anh ta có giá trị tự thân, anh ta độc lập. Nhưng đồng thời, anh ta cũng là kết quả của nhận thức nghệ thuật của nhà văn, và vì vậy, anh ta lệ thuộc vào sự hạn định tác giả. Khi điều khiển cư xử và hành động của nhân vật, người viết không phải ai khác mà chính là người có thể biết hết và làm tất cả với thẩm quyền toàn năng, dù có một số người viết đương tỏ thái độ hoài nghi về lập luận này. Khi viết Tội ác và trừng phạt, Dostoevsky đã viết trong cuốn sổ ghi chép của mình: người viết là “một người biết tất cả và sẽ không trách nhầm người khác” (17) . Như vậy hiển nhiên là bản thân Dostoevsky đã có một quan niệm chắc chắn và rõ ràng về hiện tượng nói trên. Trong tác phẩm sớm mang tính nghệ thuật của mình “Những ghi chú về tác giả và nhân vật của ông ta trong hành động thẩm mỹ”, Bakhtin đã viết rõ, “tác giả không chỉ nhìn thấy và biết tất cả, tức là mọi thứ được nhìn thấy bởi mỗi và tất cả các nhân vật của anh ta, mà còn có thể cảm nhận nhiều hơn thế. Trong lúc đó anh ta cũng đã nhìn thấy và biết về cả những thứ rất khó hiểu đối với nhân vật” (AV, 14). Thực tế là, chỉ sau này khi ông quá nhấn mạnh đến tính chất đặc biệt của “tính phức điệu” thì Bakhtin mới trở nên chú trọng cái này và bỏ qua sự quan sát những cái khác. Như vậy là đã có rất nhiều lý giải về sáng tạo của Dostoevsky. Tuy nhiên, các ý kiến luôn luôn khác nhau. Trong số đó, phương pháp mà nhờ nó Bakhtin đã có đóng góp mang tính lý thuyết cho việc phân tích những tác phẩm của Dostoevsky, tất nhiên đáng được chúng ta quan tâm. Ông nói rằng khởi điểm ông đã nhấn mạnh việc tìm hiểu “tính chất đặc biệt của hình thức nghệ thuật” trong những tác phẩm văn học của Dostoevsky. Ông chỉ ra rằng những nhà nghiên cứu tổng quan đã không nhận ra điểm này, mà họ thường cố gắng tìm kiếm tính chất đặc biệt này chỉ trong những chủ đề của tác phẩm, hoặc tìm kiếm một hình ảnh cá nhân đơn lẻ rút ra từ tiểu thuyết và được đánh giá trong phạm vi liên quan với cuộc sống. Theo cách này, do điều quan trọng nhất, tức là những cái mới do Dostoevsky khám phá ra đã bị bỏ quên không thể tránh khỏi việc làm cho chính nội dung mất đi vẻ rực rỡ. Bakhtin nói, “thay vì biểu hiện những nội dung đã có, hình thức nghệ thuật được hiểu đúng nên trước hết thuyết phục mọi người tìm kiếm và khám phá nội dung”(PD 80). Dường như đây chính là phương pháp luận của Bakhtin Trong nhận thức của tôi, quan điểm của ông nên trở thành một bộ phận cấu thành việc nghiên cứu toàn bộ những hiện tượng văn học. Theo một nghĩa nào đó, không có gì sai khi lập luận của ông nhằm vào một mục tiêu nào đó. Đó là sự lạm dụng đang tồn tại trong tiếp cận nghiên cứu văn chương của chúng ta./. . Những vẫn đề lý thuyết của M. Bakhtin về tính phức điệu Nhìn trên tổng thể, rõ ràng là ý tưởng trung t m bộc lộ trong sự lý giải của Bakhtin chính là việc ông nhấn m nh tính phức điệu ,. xét của Lunacharsky không thay đổi quan đi m cơ bản của Bakhtin về đặc trưng độc đáo của tính phức điệu . Nói chung, có tính hữu lý nhất định trong lời tuyên bố của Bakhtin về sự độc lập của. cùng m t m c tiêu bằng những con đường khác nhau. Dù rút ra m t kết luận như thế, không có nghĩa là chúng tôi l m mất đi ý nghĩa của tính phức điệu . Chắc chắn, tính phức điệu có thể vẫn còn

Ngày đăng: 23/07/2014, 05:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w