1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Thiết kế vĩ đại - Stephen Hawking & Leonard Mlodinow (Phần 3) doc

10 294 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 224,54 KB

Nội dung

Thiết kế vĩ đại - Stephen Hawking & Leonard Mlodinow (Phần 3) Quan niệm của người Ioniathuộc một trongnhiều trường phái triết học Hi Lạp cổ đại, mỗi trường phái có những truyềnthốngkhácnhau vàthường mâu thuẫn với nhau.Thật không may,quan điểm của người Ioniavề tự nhiên – nó có thể giải thíchqua nhữngđịnhluậttổng quát vàgiản luận thành một tập hợp những nguyênlí đơn giản – chỉ có sứcảnhhưởngmạnh trong vài ba thế kỉ. Một lí do làcác lí thuyết Ionia thường có vẻ không có chỗ dành cho khái niệm tự nguyện hoặc mục đích, hay quan niệm thần thánh can thiệp vào sự hoạt độngcủa thế giới. Đâylà những thiếu sót đángchú ý khiến nhiều nhà tư tưởng HiLạp cũngnhư nhiều người ngày naylo ngại. Nhàtriết họcEpicurus (341– 270tCN), chẳng hạn,đã phản đối nguyên tử luận trên thực tế là “tốt hơn nên tin tưởng vào thầnthoại về các vị thần thayvì trở thành‘nô lệ’ cho vận mệnhcủa các nhà triết họctự nhiên”. Aristotlecũngphản đốikhái niệm nguyên tử vìông khôngthể chấp nhận rằngcon người sống cấu tạo từ nhữngthứ vô tri vô giác, không có linhhồn.Quanniệm Ionia rằng vũ trụ không phải docon người làm chủ là một mốc sontrong sự hiểu biết của chúngta về vũ trụ, nhưng nó là mộtquan niệm bị người ta ruồngbỏ, và không thèmnhặt lạilần nữa,hayđược chấp nhận rộngrãi, cho đến thời galileo, gần hai mươi thế kỉ sau đó. Một số suy đoán của chúng về bản chất vũ trụ thật sâu sắc, nhưngđa số quan điểm củangười Hi Lạpcổ đại khônggiành được sự thuyết phục lànền khoahọc hợp lí trong thờihiện đại. Trướchết, vì người Hi Lạp đã không phát minh ra phươngphápkhoahọc, các lí thuyết của họ khôngđược phát triển với mục tiêu xác nhậnbằng thực nghiệm.Cho nên, nếu một học giả khẳng địnhmột nguyên tử chuyển động theo một đường thẳngcho đếnkhi nóva chạm với mộtnguyên tử thứ hai và một học giả khác khẳng định nó chuyểnđộng theo một đường thẳngcho đến khi nó rơi vào con mắt hỏng của người khổnglồ một mắt [trongthần thoại Hi Lạp], thì chẳngcó cách nàođể phân giải ai đúngai sai. Đồng thời, không có sự khácbiệt nào giữa con người và các địnhluật vật lí. Chẳng hạn, vàothế kỉ thứ năm tCN, Anaximander đã viết rằng vạn vật phát sinhtừ một chấtcơ bản,vàtrở về với nó, để chúng đừng“mangcái tốtđẹp và cái bất lợi đếnchotội lỗi của chúng”. Và theo nhà triết học Ionia, Heraclitus (khoảng 535 – 475tCN), mặttrời hànhsự như thế vì nếu không thì thần công bằng sẽ bắn hạ nó xuống. Vài trăm năm sau đó,trường phái Stoic, mộttrườngphái triết học Hi Lạp rađời vào khoảng thế kỉ thứ ba tCN, thật sự đưa ramột sự khácbiệt giữanhững quy luật con người và các quy luật tự nhiên,nhưng chúng lại đưa những quytắc làm người khixem xétvạn vật – thí dụ như sự tôn sùng thầnthánhvà vâng lời chamẹ - vào nhóm các quy luậttự nhiên. Ngược lại, chúng thườngmôtả các quá trìnhvật lí theo ngôn từ luật pháp và tin rằng chúng cầnphải được thúcép,mặc dù các vậtcần phải “tuân theo” nhữngquy luật bấtdi bất dịch.Nếu bạnnghĩ rằng thật khó khiến ngườitatuân thủ luật giao thông, thì hãytưởng tượng việc thuyết phục một tiểu hànhtinh chuyển độngtrong quỹ đạo hình elipthử xem. Truyền thống này tiếp tục ảnhhưởngđếncác nhàtư tưởng kế tục Hi Lạp nhiều thế kỉ sau đó. Vào đầu thế kỉ thứ 13,nhà triết lí Cơ đốc ThomasAquinas (khoảng1225– 1274)đã chấp thuận quan điểm này và dùngnó để biệnluận cho sự tồn tại của Chúa. Ôngviết “Rõ ràng[những vật vô tri vôgiác] đitới sự kết thúc của chúngkhôngphải bởisự tình cờ, mà là có mụcđích Vìthế, có một nhân vật sáng suốt nào đó mà thôngqua bàntay củangười mọi thứ trong tự nhiên đi theo trật tự đến sự kết thúc của nó”. Đếntận thế kỉ thứ 16sau này,nhàthiên văn vĩ đại người Đức Johannes Kepler(1571 –1630) còn tin rằngcác hành tinhcó sự cảm thụ giác quan và tuânthủ có ý thức theo nhữngquy luật chuyểnđộng mà “trí tuệ” của chúngmách bảo. Quan điểm rằng các quyluật tự nhiên phảiđược tuân thủ có ý thức phản ánh tiêu điểm quantâm củangười cổ đại về nguyên do tại sao vũ trụ hành xử như thế, thayvì lí giảinó hành xử như thế nào. Aristotlelà mộttrong những người đề xướnghàngđầu cho cách tiếpcậnnhư thế, ông bác bỏ quan điểmkhoa học xây dựng có nguyên tắc dựa trênsự quan sát. Vào thời cổ đại,phép đo chính xácvà tính toán toánhọc trongmọitrường hợp đều là khó. Kí hiệucơ số 10 màchúngta thấytiện lợi trong số học chỉ mới rađời vào khoảng năm700 khi người Hindu bướcnhững sải chânvĩ đại đầu tiênhướng đến việcbiến toán học thành mộtcông cụ đầy năng lực. Kí hiệu cho phépcộng và phép trừ vẫn chưaxuất hiện, mãi cho đến thế kỉ 15. Và dấubằng cũngnhư những chiếc đồnghồ có thể đo thờigian đến giây cũng không hề có trướcthế kỉ 16. Tuy nhiên, Aristotle không nhìn thấy những vấn đề trong đo đạc vàtính toán là những trở ngại chosự phát triểncủa mộtnền vật lí có thể mangđến những tiên đoánđịnhlượng.Khôngnhữngvậy,ôngcòn thấy khôngcầnthiếtphảilàmnhư thế. Thay vào đó, Aristotleđã xây dựng nền vật lí của ông dựa trên nhữngnguyên lí thu hút ôngvề mặt trí tuệ. Ông bỏ đi những thực tế mà ông thấy không hấp dẫn và tập trung sự nỗ lực của ông vàonhững nguyêndo mà vạn vậtxảy ra,với công sức tương đối ít đầutư vào lí giải chi tiết cái gìđangxảy ra. Aristotle thật sự đã điều chỉnhnhững kết luận củaông khi sự mâu thuẫn hiển nhiên củachúng với sự quan sát là không thể bỏ qua được. Nhưng nhữngđiềuchỉnh đó thườnglà nhữnglí giải đặc biệt chẳng gì hơnlà lấp liếm đi sự mâu thuẫn. Theo kiểu như thế, cho dùlí thuyết của ôngcó chệch baonhiêu so với thực tại,ông luôn có thể điều chỉnh nó vừa đủ để loại bỏ sự mâu thuẫn. Thídụ,lí thuyết chuyển động của ông chorằng những vật nặng rơi với tốc độ khôngđổi tỉ lệ với sức nặngcủa chúng.Để lí giải thực tế rõ ràngcác vật có thể tăngtốc khi chúngrơi, ông đã phát minh ramột nguyênlí mới –rằng các vật hân hoan hơn, và vì thế tăngtốc, khichúng càngđến gần chỗ nằm nghỉ tự nhiên của chúng,một nguyên língày naydường như là sự mô tả thông minhcủa những người nhất địnhchứ không phảicủa những vậtvô tri vô giác. Mặc dù các lí thuyết củaAristotle thườngcó ítgiá trị tiên đoán,nhưng cách tiếp cận khoa học của ôngđã thống trị ở phương Tây tronghơn hai nghìn năm trời. Những hậu duệ Cơ đốc củangườiHi Lạpbác bỏ quan điểm cho rằng vũ trụ bị chi phối bởiquy luật tự nhiên không khác gì nhau.Họ cũngbácbỏ quan điểmcho rằng con người khônggiữ vị trí độc tôn trong vũ trụ đó. Và mặc dù thời trung cổ khôngcó một hệ triết lí kếthợp nào,nhưng diệnmạo chunglà vũ trụ là sân chơi của Chúa, vàtôn giáo đáng để nghiên cứu hơn là cáchiện tượng tự nhiên. Thật vậy, vào năm 1277, đức giám mụcthànhParis, theochỉ dụ của Giáo hoàng JohnXXI,đã công bố danhsách 219 sailầm hay dị giáo phải kết án.Trongsố những dị giáo đó là quanđiểmrằng tự nhiên tuân theocác quy luật, vì điềunày mâu thuẫn với quyền năngcủa Chúa. Thật thúvị là vài tháng sau đó, chínhGiáo hoàng John đã qua đời vì tác dụng của lực hấp dẫn khi máitrần tòalâu đài của ôngđổ sập lên người ông. “Nếu tôi học được cái gì đó trong triều đại lâu đời của mình, thì đó là nhiệt huyết đã dâng tràn”. Quan niệm hiện đại về nhữngquy luật tự nhiên xuất hiệnvào thế kỉ 17. Keplerdường như là nhà khoahọcđầu tiên hiểu được khái niệm đó theonghĩa khoa họchiện đại, mặc dù như chúng ta đã nói, ôngvẫn giữ quanđiểmduy linhvề những đối tượng vật chất. galileo(1564– 1642) khôngsử dụng khái niệm “quy luật” trong đasố các tác phẩm khoahọc củaông (mặc dù nó xuấthiện trongmột số bản dịchcủa nhữngtác phẩm đó). Tuynhiên, cho dù ôngcó dùngtừ đó hay không, thì Galileo thật sự đã làmsáng tỏ rất nhiều quy luật và chủ trương nhữngnguyênlí quan trọng rằng quansát là cơ sở của khoahọcvà mụcđích của khoa họclà nghiên cứu mối liênhệ định lượngtồn tại giữanhững hiện tượngvật chất. Nhưng người đầu tiên xác lập rõ ràng khái niệm cácquy luật củatự nhiên như chúngta hiểu chúng làRené Descartes(1596– 1650). Descartestin rằng mọi hiệntượng vật lí phải được giải thíchtheo sự va chạmcủa những khối lượngđangchuyển động,chúngbị chi phối bởi bađịnh luật – tiền thân của những định luật Newtonnổi tiếng về chuyển động.Ông khăng khăng rằng những định luật tự nhiên đó có giá trị ở mọi nơi vàmọi thờiđiểm,và phát biểudứt khoát rằng sự tuân thủ những định luật này không có nghĩa là nhữngvật đang chuyển động này có trí tuệ. Descartes cònhiểu tầm quantrọngcủa cái ngày nay chúngta gọi là“các điều kiện banđầu”. Nhữngđiều kiện đó mô tả trạng thái của một hệ vào lúc bắt đầu của khoảngthời gianbất kì mà người ta tìm cách đưa ra những tiên đoán. Với một tập hợpnhững điều kiện banđầu cho trước, các định luật của tự nhiên xác định một hệ sẽ tiến triển như thế nào theothời gian, nhưng nếu không cómột tập hợpđặc biệt của những điều kiện banđầu thì sự tiến triển đó không thể nào định rõ được.Chẳng hạn, nếu lúcbắt đầu, mộtcon chim bồ câu phía trênđầuchúng ta thả một cáigì đó ra, thì đường đicủa vật đang rơi đó được xác định bởi các định luật Newton.Nhưng kết cục sẽ rất khác nhautùy thuộc vào lúc bắt đầucon bồ câu đó đang đậu trên đường dây điện thoại hay đang bayngang qua với tốc độ 20 dặm mỗi giờ. Để áp dụng các địnhluật vật lí, người ta phải biết một hệ đã đượcbắt đầu như thế nào, hay ítnhất là trạng thái của nótại một số thời điểm rõ ràng. (Người ta cũng cóthể sử dụng các định luật để theo dõi mộthệ ngược dòng thời gian) Với quanđiểm mới hồi sinhnày về sự tồn tại của các định luật của tự nhiên xuấthiện cùng với những nỗ lực mới nhằmdunghòa những địnhluật đó với với quan niệm về Chúa, theo Descartes,Chúa cóthể làm thay đổisự thật haysự dối trá của nhữngtuyên bố đạo đức hoặcnhững định lí toán học, chứ không làm thayđổi tự nhiên. Ông tin rằng Chúađã banhànhcác định luật tự nhiên nhưngkhônghề có sự chọn lựa các định luật tự nhiên; thay vì thế, ôngđưa ra chúng vì các địnhluật mà chúng ta trải nghiệm là nhữngđịnhluậtkhả dĩ duy nhất. Điều này trông như là đụngchạmđến quyền năng củaChúa, nhưngDescartes né tránh vấn đề đó bằng cách cho rằng các định luậtđó là không thể thay đổivì chúng là sự phảnánh của bản chất riêng tư của Chúa.Nếu điều đó là đúng, thì ngườita có thể nghĩ rằng Chúa vẫn cósự lựa chọn sángtạora những thế giới đa dạng, mỗi thế giới tương ứng với một tậphợp khác nhau của nhữngđiều kiện ban đầu, nhưngDescartescũng phủ nhậnđiều này. Cho dù sự sắp xếp vật chấtlúc bắt đầu vũ trụ là như thế nào đi nữa, ông tranhluận, thì theo thời gian một thế giới giốngnhư thế giới của chúngta sẽ tiến triển. Ngoài ra, Descartescảm thấy, mộtkhi Chúa đã đưa thế giới vào hoạt động, ngài để cho thế giới đó hoàn toàn tự tiến triển. Một tìnhhuốngtương tự (với một vài ngoại lệ) cũng đượcIsaac Newton (1643 – 1727)tán thành. Newtonlàngườiđã giành được sự chấp thuận rộng rãi của khái niệm hiện đại về một định luật khoa học với bađịnhluật của ôngvề sự chuyển động vàđịnhluật vạn vật hấpdẫn,định luậtgiải thíchquỹ đạo của trái đất, mặttrăng và các hànhtinh, và giải thích những hiện tượng thí dụ như thủy triều. Một số phươngtrìnhdo ông sáng tạo ra, và khuôn khổ toán học phức tạp mà chúng ta suy luận ra từ chúng,vẫn được giảng dạy ngày nay,và đượcsử dụng hễ khi nào một kiến trúc sư thiết kế một tòa nhà, mộtkĩ sư thiếtkế một chiếc xe hơi, hay mộtnhà vật lí tínhtoán phương án phóngmột tên lửacho hạ cánhlên saoHỏa. Như nhà thơ Giáo hoàng Alexander từng nói: Tự nhiên và các quy luật tự nhiên ẩn mình trong bóng đêm: Chúa nói, Newton hãy xuất hiện! và mọi thứ bừng sáng Ngày nay,đa số các nhàkhoahọcsẽ nói một địnhluật tự nhiênlà một quy luật xây dựngtrênsự sắp đặt mà người ta quan sátthấyvà mangđếnnhững tiên đoán vượtxa khỏi những tìnhhuống dễ thấy trước cơ sở của nó.Thí dụ, chúng ta có thể để ý thấy mặttrời mọcở phương đôngmỗi ngày trong cuộc sốngcủa mình, và đưara định luật“Mặt trời luôn mọc ở hướng đông”. Đây là mộtsự khái quáthóa đã vượt ra khỏinhững quansát hạnchế của chúng tavề mặt trời mọc vàđưara những tiên đoán có thể kiểmtra về tương lai. Mặt khác, một phát biểu kiểu như “Máy vitính trong phòng này có màu đen” không phải là một định luật của tự nhiênvì nó chỉ liên quan đếncác máy vi tínhtrongphòng đó và không nêu ra tiên đoán nào đại loại như “Nếu phòng tôi mua thêm máy vi tínhmới, nó sẽ có màu đen”. Kiến thức hiệnđại của chúng ta về thuật ngữ “địnhluật của tự nhiên”là một vấn đề mà các nhà triết học đã tranh cãi lâu nay, vànó là một câu hỏi tinh tế hơn cái banđầu người ta nghĩ đến. Thí dụ, nhàtriết họcJohn W.Carrollđã so sánh câu phátbiểu “Mọi quả cầu bằngvàng đều cóđườngkính dưới mộtdặm” vớimột phát biểunhư “Mọi quả cầu bằng uranium-235đều có đường kính dưới một dặm”. Các quan sát của chúngta về thế giới cho chúng ta biết rằng không có quả cầu bằng vàng nào cóbề rộng lớn hơnmột dặm, vàchúng ta có thể an tâm rằng sẽ khônghề có quả cầu nào như vậy. Tuy nhiên,chúng ta không có lído gì để tin rằng khôngthể có mộtquả cầu như vậy, và vìthế phátbiểu trênkhôngđược xemlà một định luật. Mặtkhác,câu phát biểu “Mọi quả cầu bằng uranium-235 đều cóđườngkính dưới một dặm” cóthể xem là một định luật củatự nhiên vì, theocái chúngta đã biết về vật lí hạt nhân, một khimột quả cầu uranium-235 phát triển đến đường kính lớn hơnkhoảng 6 inch,thì nó sẽ tự phân hủy trong một vụ nổ hạt nhân. Vì thế, chúng ta có thể chắc chắn những quả cầu như thế là không hề tồn tại.(Chẳngphải ý tưởng hayho gì nếu bạn muốn thử tạo ramột quả cầu như vậy!) Sự khác biệtnày có ý nghĩa quantrọngvì nólàmsáng tỏ rằng khôngphải mọi sự khái quáthóamà chúng ta quan sát thấy đều có thể xem là những định luậttự nhiên, và đa số các định luật của tự nhiên tồn tại như là bộ phận của một hệ thốngnhững định luật bao quát hơn, liên hệ chặt chẽ với nhau. Trongkhoa họchiện đại, các định luật tự nhiên thường được diễnđạt theo nghĩa toán học. Chúng có thể là chính xác hoặc gần đúng, nhưngchúng phải được quan sát đúngmà không có ngoại lệ - nếukhôngphổ quát thì ít nhất phải đúng dướimột tập hợp quy ước gồm những điều kiện nhất định. Thí dụ, chúngta biết các điều kiệnNewtonphải thayđổi nếu cácvật chuyển độngở vận tốcgần bằng tốc độ ánhsáng. Nhưngchúng ta vẫn xem các định luật Newton là định luật vì chúng vẫn đúng,ít nhất là vớisự gần đúng rất tuyệt vời, trong nhữngđiều kiện của thế giới hàng ngày, trong đó nhữngtốc độ mà chúng ta gặp nhỏ hơn tốc độ ánh sáng rấtnhiều lần. Nếutự nhiên bị chi phối bởicác địnhluật, thìba câu hỏisau đây sẽ phát sinh: 1. Nguồn gốccủa những định luật đó là gì? 2. Có bất kì ngoại lệ nào đốivới các địnhluật đó haykhông? 3. Phải chăngchỉ có một tậphợp nhữngđịnhluậtkhả dĩ nhấtđịnh? Những câu hỏi quan trọng này đã được xem xét với nhiều phươngpháp khác nhau bởi các nhà khoahọc, nhà triếthọc, và nhà thần học. Câu trả lời thườngđược nêu racho câuhỏi thứ nhất– câutrả lời của Kepler, Galileo, Descartes,và Newton –lànhững địnhluật trên là tác phẩm củaChúa. Tuynhiên, đây chẳnggì hơnlà một địnhnghĩa rằng Chúa làhiện thân của những định luật tự nhiên. Trừ khi ngườita phú cho Chúa một số đức tính khác nào đó, thí dụ như Chúa của kinh Cựu ước,việcviện dẫn Chúa cho hỏithứ nhất đơn thuần làsự thay thế một bí ẩn này bằng mộtbí ẩn khác. Cho nên nếu chúng ta muốn đưa Chúa vào câu trả lời cho câu hỏithứ nhất, thì rắc rối thật sự phát sinh với câu hỏi thứ hai: Liệu có ngoại lệ hay điều thầnkì nào với các định luật haykhông? Những quanđiểm trả lời cho câu hỏithứ hai bị phân chiasâu sắc. Platovà Aristotle,nhữngtác giaHi Lạp cổ đại có sứcảnh hưởngnhất, cho rằng có thể chẳng có ngoại lệ nào đối vớicác địnhluật. Nhưngnếu người ta nhìn theo quanđiểm kinh thánh, thì Chúa không những sáng tạo ra các định luật mà còn đượcnhững người cầu nguyện khẩn khoản mang lại những ngoại lệ - mong chữa chứngbệnh vô phương cứuchữa, monghạn hánmau chấm dứt,hoặc hồi sinh môn croquet là một môn thể thao Olympic. Ngược lại quan điểmcủa Descartes, hầu như mọi nhà tư tưởng Cơ đốc giáo đều giữ quanđiểmrằng Chúacó khả nănghoãncác địnhluật để thực hiệnđiều thầnkì. Ngaycả Newtoncũng tin vào một sự thần kì kiểu như thế. Ôngnghĩ rằng quỹ đạo của các hành tinhlà không bềnvì lựchút hấpdẫn của hành tinhnày đốivới hành tia kia sẽ gây rasự nhiễu loạn quỹ đạo lớn dần theo thời gian vàkết quả là cáchành tinh sẽ rơi vào mặt trời hoặc bayra khỏihệ mặt trời. Ôngtin rằng Chúa phải đảm đương việclập lại quỹ đạo, hay“thổigió giám sát thiên thể, đưa nó vào ổnđịnh”. Tuynhiên, PierreSimon, hầutước Laplace(1749 – 1827), thườngđược gọi là Laplace, chorằngnhững nhiễuloạnđó là đều đặn, nghĩa là được đánhdấu bởi nhữngchu kìlặp lại, chứ không tích tụ. Vì thế, hệ mặt trời sẽ tự thiết lậplại, và không cần một sự can thiệp thầnthánhnào để giải thích vì sao nó tồn tại cho đến ngày nay. Laplaceđượcbiết đến với vinhdự là người đầu tiênđề xuất rõ ràngthuyết quyết định luận khoahọc: Cho biết trạng thái của vũ trụ tại một thời điểm, một tập hợp đầyđủ các địnhluật sẽ xác địnhtrọn vẹn cả tương lailẫnquá khứ.Điềunày sẽ loại trừ khả năng thần kì haymột vaitrò tích cực cho Chúa. Thuyết quyết địnhluận khoa họcmàLaplace thiết lập là câutrả lời củacác nhàkhoahọc hiệnđại chocâu hỏi thứ hai. Trên thực tế, nólà cơ sở của mọi ngành khoahọc hiệnđại, và là một nguyênlí quantrọngtrongsuốt tập sách này. Mộtđịnh luật khoa học không phải là một định luật khoahọc nếu nó chỉ đúng khimột số thế lực siêu nhiênquyết định khôngcan thiệp. Ghi nhận điều này, người ta đồn rằngNapoleon từng hỏi Laplace rằng Chúa sẽ có mặtnhư thế nào trong bức tranhnày. Laplacetrả lời rằng: “Thưa ngài, tôi khôngcần đến giả thuyết đó”. Vì con người sốngtrong vũ trụ và tương tác với những vật thể bên trongnó, nên thuyết quyết địnhluậnkhoa học cũngđúng đối với con người.Tuy nhiên, nhiều người trong khi chấp nhận rằng thuyết quyết định luận chi phối cácđịnh luật vật lí, nhưng họ nghĩ với hành vicon người là ngoại lệ, vì theohọ chúng ta cóý thức.Descartes, chẳnghạn, để bảo vệ quanđiểm ý thức, cho rằng trí tuệ con người là cái gì đó khác với thế giới vật chất và không tuântheo các định luật của nó. Theo quan điểm củaông, mộtcon người gồm có haithànhphần,mộtcơ thể vàmột linh hồn. Cơ thể chẳng khác gì những máy móc bìnhthường, nhưng linh hồn thì không phải là đối tượng của định luật khoahọc. Descartesrất quantâm đếngiải phẫu và sinh lí học, và ôngxem một cơ quannhỏ xíu tại trung tâm của bộ não, gọi là tuyến quả thông, lànơi trú ngụ của linhhồn. Ông tin rằng tuyếnđó là nơi mà mọi suy nghĩ của chúngta hình thành, là giếng nguồn ý thức của chúng ta. . Thiết kế vĩ đại - Stephen Hawking & Leonard Mlodinow (Phần 3) Quan niệm của người Ioniathuộc một trongnhiều trường phái triết học Hi Lạp cổ đại, mỗi trường phái có. chúng,vẫn được giảng dạy ngày nay,và đượcsử dụng hễ khi nào một kiến trúc sư thiết kế một tòa nhà, mộtkĩ sư thiếtkế một chiếc xe hơi, hay mộtnhà vật lí tínhtoán phương án phóngmột tên lửacho. Thuyết quyết địnhluận khoa họcmàLaplace thiết lập là câutrả lời củacác nhàkhoahọc hiệnđại chocâu hỏi thứ hai. Trên thực tế, nólà cơ sở của mọi ngành khoahọc hiệnđại, và là một nguyênlí quantrọngtrongsuốt

Ngày đăng: 23/07/2014, 00:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN