1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ẢNH HƯỞNG CỦA Mn VÀ GA3 ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT NGÔ RAU LVN23 TRÊN ĐẤT PHÙ SA THÀNH PHỐ HUẾ" ppsx

8 422 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 165,71 KB

Nội dung

61 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 52, 2009 ẢNH HƯỞNG CỦA Mn VÀ GA 3 ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT NGÔ RAU LVN 23 TRÊN ĐẤT PHÙ SA THÀNH PHỐ HUẾ Nguyễn Bá Lộc, Nguyễn Thị Quỳnh Trang Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế TÓM TẮT Gần đây, ngô rau đã trở thành một loại rau tươi rất được ưa chuộng và phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, ngô rau cũng đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học theo các hướng nghiên cứu khác nhau như lai tạo các giống mới từ các giống địa phương với giống nhập nội để có thể tăng sản phm cho người nông dân. Ngoài công tác lai tạo, việc nghiên cứu chế độ phân bón cũng được quan tâm. Nghiên cứu ảnh hưởng của nguyên tố vi lượng Mn và chất điều hòa sinh trưởng GA 3 đến năng suất và phm chất của cây ngô rau LVN 23 , chúng tôi nhận thấy: Mn và GA 3 đã làm gia tăng năng suất của ngô rau từ 1% đến 31,63% so với đối chứng. Trong đó, công thức phối hợp PH1 cho năng suất cao nhất. Ngoài ra, sự phối hợp giữa Mn và GA 3 cũng ảnh hưởng tích cực đến phm chất bắp bao tử. Chúng giúp gia tăng hàm lượng đường, protein, vật chất khô… so với đối chứng. I. Đặt vấn đề Ngô rau chính là m ột trong những cây trồng lý tưởng cho sản phNm rau sạch d ưới dạng bắp bao tử làm rau tươi hoặc đóng hộp. Bắp ngô bao tử được thu hoạch khi còn r ất non vào giai đoạn cây đang sinh trưởng rất mạnh, ít bị sâu bệnh phá hoại, nên h ạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Do ngô rau còn non nên hàm lượng n ước, gluxit, lipit, protein và các vitamin đều cao, do đó có thể dùng ăn tươi, xào nấu hay đóng hộp. Hiện nay, ngô rau là loại rau cao cấp đang được thị trường quốc tế ưa chu ộng. Nhiều khách hàng ở nhiều nước trên thế giới quan tâm và đặt mua đồ hộp ngô bao t ử từ các nước sản xuất ngô rau như Thái Lan, Trung Quốc… Những năm gần đây, đồ hộp ngô bao tử của Việt Nam hoàn toàn đảm bảo mọi yêu cầu về chất lượng và cảm quan, giá thành l ại rẻ hơn. Sản phNm ngô rau đã được sử dụng nhiều ở trong nước đặc bi ệt ở các đô thị và các khu công nghiệp, du lịch. Ngoài ra, sau khi thu hoạch bắp non, ph ần thân lá là một khối lượng rất lớn làm thức ăn rất tốt cho đại gia súc đặc biệt là bò s ữa. Do th ời gian sinh trưởng ngắn hơn ngô hạt và giá trị thu được cao hơn nên ngô rau m ở ra một cơ hội mới cho người trồng ngô. Lợi ích thu được từ cây ngô rau không nhỏ, song việc sản xuất nó cũng gặp không ít khó khăn. Sỡ dĩ như vậy, là do việc trồng 62 ngô rau còn khá mới mẻ với người dân. Diện tích canh tác ngô rau tại Việt Nam còn ch ưa nhiều, chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở khu vực miền Trung thì chỉ mới được đưa vào trồng thử nghiệm trong một vài n ăm trở lại đây. Trong th ời gian tới với nhu cầu thị trường ngày càng cao, cần mở rộng diện tích tr ồng ngô rau. Đặc biệt phổ biến quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc loại cây này đem l ại hiệu quả cao nhất. Để phát huy tiềm năng cây ngô rau về năng suất và phNm chất, phát huy th ế mạnh nông nghiệp của cây ngô rau, chúng ta phải áp dụng những tiến bộ khoa h ọc kỹ thuật hiện đại như: Cải tạo và chọn giống thích hợp, có các biện pháp kỹ thu ật chăm sóc tốt nhất, biện pháp sử dụng nguồn phân hợp lý trong thâm canh… Đặc biệt, gần đây, người ta đã chú ý nghiên cứu, thăm dò và ứng dụng phân vi l ượng và chất điều hoà sinh trưởng (ĐHST) vào sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng v ới nhiều kết quả khả quan. Nhiều nghiên cứu cho thấy vi lượng Mn và chất ĐHST GA 3 đều có ảnh hưởng tích cực đến năng suất cây trồng đặc biệt là cây lương thực và rau màu. II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 1. Đối tượng Gi ống ngô rau LVN 23 là giống do Viện Nghiên cứu ngô Trung ương lai tạo. 2. Phương pháp Thí nghi ệm gồm 7 công thức với 3 lần lặp lại, bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên g ồm các công thức sau: Công th ức 1: đối chứng. Công th ức 2: PH1 (phối hợp giữa Mn ở nồng độ 3 x 10 -4 và GA 3 nồng độ 10ppm). Công thức 3: PH2 (phối hợp giữa Mn ở nồng độ 3 x 10 -4 và GA 3 nồng độ 15ppm). Công th ức 4: PH3(phối hợp giữa Mn ở nồng độ 5 x 10 -4 và GA 3 nồng độ 10ppm). Công th ức 5: PH4 (phối hợp giữa Mn ở nồng độ 5 x 10 -4 và GA 3 nồng độ 15ppm). Công thức 6: Mn (5 x 10 -4 ) Công th ức 7: GA 3 (10ppm). - Thí nghi ệm được tiến hành vào tháng 01/2007 - 04/2007 tại xã Hương Long, H ương Trà, Thành phố Huế. 63 - Chúng tôi tiến hành xử lý hạt giống trước lúc gieo và phun trên lá vào các giai đoạn khi cây được 3 - 4 lá, 7 - 8 lá sau gieo. 3. Chỉ tiêu theo dõi - Xác định hàm lượng NTVL Mn dễ tiêu trong đất. - Xác định khối lượng bắp cả lá bi, khối lượng lõi - Xác định đường kính lõi, chiều dài lõi - Xác định NSLT và NSTT bắp - Xác định NSLT và NSTT lõi - Xác định Năng suất chất xanh - Hàm l ượng Protein thô theo phương pháp Kjeldahl - Hàm l ượng đường theo phương pháp Bertrand - Hàm l ượng khoáng tổng số theo phương pháp tro hoá chất hữu cơ Các s ố liệu được xử lý theo phương pháp test Duncan (phần mềm SAS 6.12) III. K ết quả nghiên cứu 3.1. Hàm l ượng Mn dễ tiêu trong đất M ẫu đất được phân tích tại phòng thí nghiệm hoá hữu cơ, khoa Hoá học, trường Đại học Khoa học - Đại học Huế. Kết quả phân tích hàm lượng Mn được trình bày ở bi ểu đồ 1: 0.05 0.085 0 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 0.08 0.09 Mn Đất thí nghiệm Theo Vinogradop Biểu đồ 1: Biểu đồ về hàm lượng Mn của đất ruộng thí nghiệm so v ới chun của Vinôgrađôp (%) Đối chiếu với chuNn của Vinôgrađôp thì đất thí nghiệm có hàm Mn thấp hơn chỉ đạt 58,82%. Điều này chứng tỏ rằng ruộng thí nghiệm là đất phù sa bạc màu, nghèo vi l ượng Mn. Vì vậy, việc cải tạo nhằm tăng độ màu cho đất là điều cần thiết để tăng năng 64 suất cho cây trồng. Cụ thể là cần bổ sung NTVL Mn với nồng độ 0,01 - 0,05% theo yêu c ầu của cây ngô. 3.2. Ảnh hưởng của Mn, GA 3 và sự phối hợp giữa chúng đến năng suất và các y ếu tố cấu thành năng suất cây ngô rau LVN 23 N ăng suất ngô rau là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố cấu thành năng suất như: S ố bắp hữu hiệu trên cây, số cây trên một đơn vị diện tích, khối lượng trung bình một b ắp (năng suất bắp), khối lượng trung bình lõi (năng suất lõi). Qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả ở bảng 1: B ảng 1: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Công thức Mật độ (cây/m 2 ) Số bắp/cây (bắp) Khối lượng bắp tươi/cây (g) NSLT bắp (tạ/ha) NSTT bắp (tạ/ha) Khối lượng lõi/bắp (g) NSLT lõi (tạ/ha) NSTT lõi (tạ/ha) NS chất xanh (tạ/ha) ĐC 12,2 a 2,63 c 45,07 c 143,78 d 79,20 c 8,52 bc 27,53 d 15,27 d 409,12 bc PH1 12,2 a 3,03 ab 50,22 a 187,45 a 101,30 a 9,57 a 35,76 ab 20,10 a 439,21 a PH2 12,2 a 3,10 a 47,76 b 179,94 ab 89,73 b 8,37 c 32,69 cb 16,51 c 415,65 bc PH3 12,2 a 2,90 abc 46,94 bc 165,13 c 80,59 c 9,02 ab 31,86 cb 16,65 c 400,87 c PH4 12,2 a 2,67 bc 46,93 bc 151,91 d 80,12 e 8,71 bc 28,25 d 15,41 d 369,20 d GA 3 12,2 a 3,23 a 47,75 b 185,18 a 89,76 b 9,06 ab 35,38 a 17,15 c 419,67 b Mn 12,2 a 3,03 ab 46,71 bc 172,74 bc 101,38 a 9,39 a 34,22 abc 18,62 b 423,45 b (Trong cùng một cột ít nhất có một chữ cái giống nhau là không khác nhau ở P <0,05) Kết quả cho thấy công thức có số bắp nhiều nhất là GA 3 với 3,23 bắp/cây vượt so v ới đối chứng là 22,81%. Khoảng biến động giữa các công thức là không đáng kể, ngo ại trừ các công thức PH1, PH2, GA 3 , Mn có số bắp trung bình vượt trội trên 3,03 b ắp/cây. Hai công thức còn lại đều có số bắp trung bình trên cây là tương đương và ưu th ế hơn so với ĐC (2,63 bắp/ cây). Như vậy, kết quả thu đựợc cho thấy các yếu tố xử lý đã ảnh hưởng có ý nghĩa đến số bắp hữu hiệu trên cây. Kh ối lượng bắp có cả lá bi là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên năng suất c ủa ngô rau. Thực nghiệm đồng ruộng cho thấy, công thức PH1 có sự vượt trội hoàn toàn so v ới các công thức khác. Lõi chính là ph ần sử dụng làm rau chính của ngô rau. Yếu tố này có mối liên quan m ật thiết với khối lượng bắp chưa tách lá bi. Kết quả ở bảng 1 cho thấy, khối l ượng lõi/bắp không lớn và tương đương nhau, chỉ dao động từ 8,56 - 9,61g, cao nhất là PH1 và Mn, th ấp nhất vẫn là ĐC. Tuy nhiên, yêu cầu của sản phNm ngô rau là lõi phải thon, nh ỏ, đẹp nên hầu như các công thức thí nghiệm đều cho kết quả đạt với tiêu chuNn thu ho ạch. 65 Năng suất lý thuyết bắp chưa tách lá bi của giống ngô rau LVN 23 hoàn toàn khác nhau gi ữa các công thức. Trong khi ở đối chứng, NSLT bắp chỉ đạt 143,78 tạ/ha thì các công th ức có xử lý đạt từ 151,91 - 187,45 tạ/ha, tăng từ 5,65 - 30,37%. Trong đó, NSLT b ắp đạt cao nhất ở công thức xử lý phối hợp PH1, tiếp đến GA 3 , PH2 và thấp nhất là công th ức ĐC. Điều này chứng tỏ tất cả các công thức xử lý đều có tác dụng làm tăng NSLT b ắp một cách rõ rệt. Tuy nhiên, NSTT l ại đạt cao nhất ở các công thức Mn với 101,39 tạ/ha và PH1 v ới 101,30 tạ/ha và thấp nhất vẫn là công thức ĐC (79,20 tạ/ha). Kết quả nghiên cứu c ủa chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của một số tác giả trong và ngoài nước (Phạm Đình Thái (1987), Trần Thị Áng (1996), I.K.Dagie …). NSLT và NSTT b ắp đã tách lá bi cũng tăng lên tương ứng với bắp chưa tách lá bi. Trong đó, công thức PH1 vẫn có NSLT và NSTT lõi chiếm ưu thế nhất. và thấp nhất v ẫn là ĐC. Các công thức PH2, PH3 và GA 3 tuy vượt so với ĐC nhưng giữa chúng lại không có s ự khác nhau (thể hiện ở NSTT lõi). Điều này cho thấy tác động của Mn và GA 3 đến NSTT lõi trong các công thức này là như nhau. Riêng PH4 cho kết quả không sai khác có ý ngh ĩa so với ĐC. Điều đó, chứng tỏ sự phối hợp này không có tác động tích c ực đến năng suất cây ngô rau LVN 23 . Khác v ới ngô trồng lấy hạt, trồng ngô rau có ưu điểm nổi bật là ngoài việc thu b ắp làm thực phNm cung cấp cho con người và là nguyên liệu cho một số ngành công nghi ệp khác như công nghiệp chế biến thực phNm, y dược… thì một lượng lớn chất xanh t ừ thân lá tươi sau khi thu hoạch sẽ là nguồn thức ăn dồi dào cho gia súc. Việc tận d ụng các phụ phNm nông nghiệp cho phát triển chăn nuôi đã và đang mang lại hiệu quả kinh t ế cao, là mục tiêu hướng tới nền đại nông nghiệp nước ta cũng như các nước chăn nuôi trên th ế giới. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các công thức có khả năng cho n ăng suất chất xanh khác nhau, dao động từ 409,12 - 439,21 tạ/ha. Trong đó, cao nhất v ẫn là PH1 tăng 7,35% so với ĐC, thấp nhất vẫn là ĐC. 3.3. Ảnh hưởng của Mn, GA 3 và sự phối hợp giữa chúng đến hình thái và ch ất lượng giống ngô rau 3.3.1. Đặc điểm hình thái lõi của giống ngô rau LVN 23 Chi ều dài và đường kính lõi là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng lõi. Theo tiêu chu Nn của Công ty Xuất nhập khNu rau quả Hà Nội: Bắp đạt tiêu chuNn là b ắp có chiều dài từ 4,0 - 11,0cm và có đường kính từ 0,8 - 1,5cm. Qua theo dõi cho thấy, chi ều dài và đường kính lõi ở các công thức thí nghiệm đều đạt so với tiêu chuNn đề ra. C ụ thể: chiều dài lõi dao động từ 8,95 - 9,49 cm, cao nhất là PH1 (9,49cm) và thấp nhất là ĐC (8,95cm). Đường kính trung bình của bắp là khá lớn và khá đồng đều giữa các công th ức, tập trung trong khoảng 1,28 - 1,54cm, cao nhất là công thức GA 3 và sai khác có ý ngh ĩa với 6 công thức còn lại. 66 Bảng 3: Đặc điểm hình thái của lõi ngô rau LVN 23 Ch ỉ tiêu Công thức Chiều dài lõi (cm) Đường kính lõi (cm) T ỷ lệ các loại lõi (%) Loại 1 Loại 2 Loại 3 ĐC 8,95 b 1,28 b 8,68 abc 55,74 a 35,57 d PH1 9,49 a 1,31 b 8,60 abc 31,50 c 57,75 ab PH2 8,95 b 1,36 b 5,79 c 45,46 ab 48,75 c PH3 9,14 ab 1,36 b 5,77 c 31,87 c 63,68 a PH4 9,17 ab 1,31 b 13,40 a 38,80 bc 47,79 c GA 3 8,94 b 1,54 a 11,71 ab 47,50 ab 40,79 d Mn 9,39 a 1,37 b 7,91 bc 38,64 bc 53,45 bc (Trong cùng một cột ít nhất có một chữ cái giống nhau là không khác nhau ở P <0,05) Việc phân chia ra các cấp loại bắp ngô rau khác nhau là cơ sở quyết định giá thành sản phNm cũng như lựa chọn công nghệ chế biến. Tiêu chuNn và thời điểm thu hoạch dựa trên khuyến cáo của Viện Nghiên cứu ngô TW và Công ty Chế biến Rau quả Hà Nội. Qua phân loại cho thấy tỷ lệ các loại lõi ở các công thức không có sự khác nhau đáng kể. Công thức có bắp loại 1 nhiều nhất là PH4, GA 3 và thấp nhất PH2, PH3. Bắp loại 2 đạt tỷ lệ cao nhất ở công thức GA 3 và thấp nhất là PH1. Công thức PH3 có tỷ lệ bắp loại 3 cao nhất (63,67%) và thấp nhất là ĐC (35,57%). Ở tất cả các công thức, vào những ngày thu hoạch cuối cùng thì chiều dài bắp vẫn ở mức cho phép là loại 3, tuy nhiên, đường kính bắp lại quá lớn. Nói chung, chúng ta chỉ có thể xếp vào loại 3. 3.3.2. M ột số chỉ tiêu chất lượng sinh hoá của lõi Năng suất của các công thức thí nghiệm đều cao hơn ĐC nhưng chất lượng của lõi cũng rất quan trọng. Chính vì vậy, chúng tôi đã theo dõi và phân tích các chỉ tiêu chính của lõi ngô rau ở các công thức thí nghiệm. Số liệu thu được được ghi lại trên bảng 4: B ảng 4: Ảnh hưởng của Mn, GA 3 đến chất lượng lõi ngô rau LVN 23 Công th ức Vật chất khô (%) Đạm (%) (So với Ptươi) Protein (%) (So với P tươi) Protein (%) (So với P khô) Đường tổng số (%) (So với P tươi) Đường tổng số (%) (So với P khô) Khoáng (%) (So với P khô) ĐC 10,75 0,36 2,25 20,93 1,94 18,05 6,72 PH1 11,19 0,38 2,38 21,27 2,42 21,63 6,46 PH2 11,14 0,38 2,38 21,36 2,39 21,45 6,48 PH3 11,54 0,37 2,31 20,02 2,33 20,19 6,59 PH4 11,13 0,34 2,10 18,87 2,11 18,96 6,62 GA 11,20 0,39 2,44 21,79 2,39 21,34 6,49 Mn 11,28 0,36 2,25 19,95 2,06 18,26 6,65 (Theo kết quả Phòng phân tích Sinh lý - Sinh hóa khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế) 67 Qua bảng 4, chúng tôi có nhận xét: Công th ức GA 3 có hàm lượng vật chất khô, hàm lượng đạm, protein tổng số cao nh ất, tiếp đến là PH1, ở những chỉ tiêu này công thức ĐC đạt tỷ lệ thấp nhất. Hàm l ượng đường tổng số dao động từ 1,94 - 2,42% (so với trọng lượng tươi) và 18,05 - 21,63% (so v ới trọng lượng khô), cao nhất là PH1và thấp nhất là đối chứng. Xét v ề hàm lượng khoáng trong lõi thì các công thức thí nghiệm đều cho tỷ lệ th ấp hơn ĐC. Tuy nhiên, sự thấp hơn này không đáng kể chỉ giảm 0,98 (PH1) - 1,48% (PH4). Điều này có thể giải thích là do khi hàm lượng các hợp chất hữu cơ cao thì hàm l ượng khoáng trong lõi sẽ thấp và ngược lại. Các công thức thí nghiệm có hàm lượng đạm, protein thô, đường cao hơn đối chứng do đó hàm lượng khoáng thấp hơn. Như vậy, vi ệc xử lý phân vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng đã có tác dụng đến chất lượng của ngô rau sau khi thu ho ạch. Điều đó là do Mn và GA 3 đã cung cấp cho ngô những chất c ần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổng hợp các chất hữu cơ trong cây mà đặc biệt là h ợp chất nitơ ở dạng protein. IV. Kết luận Bón vi l ượng Mn và chất điều hòa sinh trưởng GA 3 đều có ảnh hưởng tốt đến n ăng suất và phNm chất giống ngô rau LVN 23 . Các công thức có xử lý đã làm tăng năng su ất ngô rau lên từ 1% đến 31,63% so đối chứng. Trong các công thức thí nghiệm, công th ức phối hợp PH1 tỏ ra vượt trội hơn so với các công thức khác. Nhìn chung, các công th ức thí nghiệm đều đạt tiêu chuNn về chất lượng, trong đó, các công th ức có xử lý vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng cho kết quả tốt hơn: Hàm l ượng đạm, hàm lượng protein và đường cao hơn đối chứng nhưng hàm lượng khoáng ở các công th ức này lại giảm so với đối chứng, tuy nhiên, sự giảm hơn này là không đáng k ể. Đặc biệt, ở chỉ tiêu này công thức cho kết quả cao nhất vẫn là PH1 và thấp nhất vẫn là đối chứng. Các công thức PH3, PH4 không có sự chênh lệch đáng kể so với ĐC. Điều này ch ứng tỏ sự phối hợp này không mang lại hiệu quả cao đối với năng suất và phNm ch ất cây ngô rau LVN 23 . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Crodzinxki A.M - Crodzinxki D.M., Sách tra cứu tóm tắt sinh lý học thực vật (Nguyễn Ngọc Tân, Nguyễn Đình Huy dịch), Nxb Mir Maxcova - NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 1981. 2. Đường Hồng Dật, Sổ tay người trồng rau, tập 2, Nxb Hà Nội, 2002. 3. Hà Thị Hiến, Kỹ thuật trồng rau ăn quả, rau ăn củ, Nxb Văn hóa dân tộc NH, 2003. 4. Nguyễn Như Khanh, Sinh thái phát triển Thực vật, Nxb Giáo dục, 2007. 5. Vũ Văn Liết, Phạm Văn Toán, Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất và chất lượng ngô 68 rau trên đất Gia Lâm, Hà Nội, Tạp chí KHKT Nông nghiệp, Tập V(1), (2007), 13 - 19. 6. Trần Văn Minh, Cây ngô - Nghiên cứu và sản xuất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2004. 7. Lê Văn Tri, Hỏi đáp các chế phm điều hòa sinh trưởng tăng năng suất cây trồng, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, 2002. 8. Vũ Hữu Yêm, Phân tích phân bón và cách bón phân, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1995. 9. Carol A Miles, Ph.D.,and Leslie Zenz, Baby Corn Research Project 1998, Washington State University Extension, 2000. 10. Horst Marscher, Mineral nutrition in higher plants, Academic Press inc (London) LCD, 1986. 11. Tanja Ducic and Andrea Polle, Transport and detoxification of manganese and copper in plants, Toxic metals in plants, 17(1), (2005) 103-112, Institut fur Forstbotanik, Georg August Universitat, 37077 Gottingen, Germany. EFFECTS OF MANGANESE AND GIBBERELLIN ON THE YIELD AND QUALITY OF LVN 23 BABY CORN VARITETIES (ZEA MAYS L.) GROWN ON ALLUVIUM SOIL OF THUA THIEN HUE PROVINCE Nguyen Ba Loc, Nguyen Thi Quynh Trang College of Pedagogy, Hue University SUMMARY Recently, baby corn has become a kind of fresh vegetable and developed by farmers on large areas. In oder to increase the yield and quality of baby corn, beside the cross - breeding, the regulation of manure is also of great concern. After reseaching the influence of Mn and GA 3 on the yield and quality of baby corn, we have some conclusions as follows: Mn and GA 3 increased babycorn’s yield by 1% to 31,63% respectively in comparision with the control. Among of them, PH1 formula produced the highest yield. Furthermore, Mn and GA 3 enhanced the quality of baby corn products. They helped increase the amount of the amidon and protein. But they had no effect on the amount of minerals in baby corn products. . 61 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 52, 2009 ẢNH HƯỞNG CỦA Mn VÀ GA 3 ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT NGÔ RAU LVN 23 TRÊN ĐẤT PHÙ SA THÀNH PHỐ HUẾ Nguyễn Bá Lộc, Nguyễn. Nghiên cứu ảnh hưởng của nguyên tố vi lượng Mn và chất điều hòa sinh trưởng GA 3 đến năng suất và phm chất của cây ngô rau LVN 23 , chúng tôi nhận thấy: Mn và GA 3 đã làm gia tăng năng suất. 0,05% theo yêu c ầu của cây ngô. 3.2. Ảnh hưởng của Mn, GA 3 và sự phối hợp giữa chúng đến năng suất và các y ếu tố cấu thành năng suất cây ngô rau LVN 23 N ăng suất ngô rau là sự kết hợp

Ngày đăng: 23/07/2014, 00:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN