Nội dung tự luận & nhận định VPPL & TNPL 1/ Phân tích các đặc điểm của VPPL? Nêu khai niệm VPPL? 2/ Trình bày cấu thành của VPPL? 3/ Phân tích khái niệm Trách nhiệm pháp lý? TNPL là hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm pháp luật. Qua đó nhà nước có quyền áp dụng các biên pháp cưỡng chế nhà nước có tính chất trừng phạt quy định trong chế tài của quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật và chủ thể vi phạm pháp luật có nghĩa vụ gánh chịu những hậu quả bất lợi do vi phạm pháp luật gây ra. TNPL là môt quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước và chủ thể VPPL. 4/ Tại sao nói lỗi là thước đo của TNPL? Phân biệt các loại lỗi? - Mặt chủ quan của VPPL, phân biệt các loại lỗi và tại sao nói lỗi là thước đo của trách nhiệm pháp lý. Mặt chủ quan của VPPL: là hoạt động tâm lý bên trong của người thực hiện hành vi VPPL. - Xác định lỗi của người vi phạm PL - Xác định động cơ của người VPPL: là động lực bên trong thúc đẩy người VPPL thực hiện hành vi trái PL. - Xác định mục đích của người thực hiện hành vi VPPL: là cái mốc trong ý thức của người VPPL được đặt ra cho hành vi VPPL phải đạt đến. Mục đích phạm tội được xác định rõ ràng. Phân biệt các loại lỗi: có 2 hình thức: + Lỗi cố ý: - Lỗi có ý trực tiếp: Chủ thể nhận thức rõ được hành vi của mình là nguy hiểm cho XH, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. - Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể nhận thức rõ hành vi của minh là nguy hiểm cho XH và thấy trước hậu quả của hành vi đó tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xẩy ra. + Lỗi vô ý: - Lỗi vô ý vì quá tự tin: Chủ thể VPPL thấy trước (nhận thức được) hành vi của mình là nguy hại cho XH, nhưng cho rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được nên đã thực hiện hành vi trái pháp luật và gây ra hậu quả nguy hiểm cho XH. - Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể VPPL đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả ấy. Lỗi là thước đo của trách nhiệm pháp lý vì: Lỗi của chủ thể biệu hiện ở mặt chủ quan, phản ánh trạng thái tâm lý của 1 người đối với hành vi của mình gây ra dưới nhiều dạng khác nhau như: cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý vì quá tự tin, vô ý do cẩu thả mà người đó ý thức được hành vi của mình có thể phát sinh hậu quả do mình gây ra và có những biểu hiện muốn or không muốn diều đó xảy ra or có thể ngăn chặn được. Phân biệt các loại lỗi của chủ thể VPPL cho thấy được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi VPPL mà chủ thể đã thực hiện -> áp dụng các biện pháp trừng phạt người VPPL tương xứng với hành vi VPPL mà họ gây ra -> do đó càng thấy rõ lỗi là thước đo của TNPL. 5/ Tại sao "hậu quả nguy hiểm cho xã hội" trong mặt khách quan của VPPL không phải là yếu tố bắt buột trong mọi cấu thành vi phạm pháp luật? 6/ Phân biệt TNPL với chế tài của VPPL với cưỡng chế nhà nước? Trách nhiệm pháp lý là sự thực hiện chế tài trên thực tế của quy phạm pháp luật đối với chủ thể VPPL. TNPL đồng thời là một hình thức cưỡng chế nhà nước có điều kiện đặc biệt, có nghĩa là chủ thể vi phạm pháp luật. Trong khi cưỡng chế nhà nước đôi khi áp dụng cả cho chủ thể không có hành vi vi phạm pháp luật, như cưỡng chế di dời dân chống lũ lụt, 7/ Tại sao nói TNPL là 1 loại QHPL đặc biệt? TNPL là một loại QHPL đặc biệt bởi vì QHPL này giữa nhà nước và chủ thể vi phạm pháp luật. Giữa một bên là nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước có tính chất trừng phạt được quy định trong các chế tài của quy phạm pháp luật với chủ thể vi phạm phạm luật. Với một bên là chủ thể có nghĩa vụ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây nên. . Nội dung tự luận & nhận định VPPL & TNPL 1/ Phân tích các đặc điểm của VPPL? Nêu khai niệm VPPL? 2/ Trình bày cấu thành của VPPL? 3/ Phân tích khái niệm Trách nhiệm pháp lý? TNPL. quan của VPPL: là hoạt động tâm lý bên trong của người thực hiện hành vi VPPL. - Xác định lỗi của người vi phạm PL - Xác định động cơ của người VPPL: là động lực bên trong thúc đẩy người VPPL. thể VPPL cho thấy được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi VPPL mà chủ thể đã thực hiện -> áp dụng các biện pháp trừng phạt người VPPL tương xứng với hành vi VPPL mà họ gây ra ->