TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 1 VỐN CON NGƯỜI VÀ ĐẦU TƯ VÀO VỐN CON NGƯỜI HUMAN CAPITAL AND INVESTMENT IN HUMAN CAPITAL Bùi Quang Bình Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Vốn con người là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tích luỹ trong mỗi con người nhờ quá trình học tập, rèn luyện và lao động. Nguồn vốn này được khai thác sử dụng trong quá trình người lao động tham gia vào sản xuất và được phản ánh qua năng suất lao động và hiệu quả công việc của họ. Cùng với vốn hữu hình nó tạo ra tài sản của nền kinh tế, nhưng vốn con người là phần c ấu thành quan trọng nhất trong đó, góp phần vào tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế của mỗi nước. Giáo dục đào tạo như “hệ thống tài chính” để hình thành và tích luỹ vốn con người của nền kinh tế. Điều này khẳng định tầm quan trọng của đầu tư cho giáo đào tạo cũng như sử dụng có hiệu quả khoản đầu tư đó để nâng cao ch ất lượng hoạt động này trong tương lai. ABSTRACT Human capital is the knowledge, skills and experience accumulated in each person in the process learning, training and working. Capital is exploited as workers engage in production and is reflected through the efficiency and effectiveness of their work. Along with its capital tangible assets generated by an economy, human capital is the most important factor which contributes to the sustainable growth of each country’s economy. Education and training is regarded as a "financial system" which forms and accumulates human capital of a country’s economy. This affirms the importance of investments in education and training and effective uses of these investments in improving the quality of such work in the future. 1. Đặt vấn đề Vốn con người (Human capital) được xác định là tài sản của mỗi quốc gia. Khi định giá tài sản quốc gia các nhà kinh tế cũng tính toán phần giá trị của nó vào tổng tài sản. Ngày nay nguồn vốn này giữ vai trò rất lớn trong sự phát triển của mỗi quốc gia và là nguồn lực quyết định tới tính bền vững sự tăng trưởng kinh tế. Vốn con người là vốn vô hình gắn với con người và thể hiện qua kết quả và hiệu quả làm việc trong quá trình sản xuất. Vốn con người hình thành và tích luỹ nhờ giáo dục đào tạo và từng trải trong cuộc sống lao động. Trên thế giới những nghiên cứu về chủ đề này đã bắt đầu nhiều thập kỷ trước, còn ở Việt Nam, hiện đã có một số nghiên cứu về chủ đề này trên những khía cạnh khác nhau. Bài viết này nhằm đi sâu xem xét bản chất, tầm quan trọng của vốn con người, và cách thức tích luỹ vốn con người trong điều kiện Việt Nam đang cố gắng vượt qua thách từ thức khủng hoảng kinh tế để tiếp tục phát triển kinh tế. 2. Khái niệm vốn con người TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 2 Trong văn phong kinh tế người ta nói nhiều tới vốn con người cũng như ảnh hưởng to lớn của nó đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và sự phát triển của quốc gia. Vậy vốn con người là gì và tầm quan trọng thế nào là vấn đề cần phải làm rõ. Trong từ điển kinh tế vốn (Capital) được định nghĩa là giá trị của tư bản hay hàng hoá đầu tư được sử dụng vào kinh doanh mang lại lợi ích. Theo nghĩa này vốn là vốn hữu hình. Nhưng vốn con người theo Mincer Jacob (1974) cũng giống như vốn hữu hình, muốn có thì con người phải đầu tư để tích luỹ thông qua giáo dục rèn luyện trong lao động và thuộc về mỗi người, và nó đem lại cho người sở hữu nó khoản thu nhập. Theo Nguyễn Văn Ngọc (2006) thì vốn con người – là khái niệm để chỉ toàn bộ hiểu biết của con người về phương thức tiến hành các hoạt động kinh tế xã hội. Như vậy về mặt nội dung thì không có gì khác nhau vì những hiểu biết và kinh nghiệm đề được hình thành và tích luỹ trong quá trình học tập và lao động. Giữa hai loại vốn này có một điểm chung nhất đó là chúng tăng lên nhờ hoạt động đầu tư của chủ thể và theo thời gian đều bị hao mòn. Hoạt động đầu tư làm tăng vốn hữu hình nhờ mua sắm trang bị thêm máy móc nhà xưởng… còn hoạt động đầu tư vào vốn con người nhờ đầu tư học hành. Sự hao mòn của chúng ở đây cùng là hao mòn vô hình dưới ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ. Tiến bộ công nghệ làm tư bản hữu hình lạc hậu và mất giá, còn những kiến thức tích luỹ được cũng bị lạc hậu trong quá trình đó nếu không được cập nhật thường xuyên thông qua quá trình đào tạo lại hay tiếp tục tự học tập để bổ sung hoàn thiện. Chúng cũng có những điểm khác nhau nhất định. Thứ nhất, vốn con người là vốn vô hình gắn với người sở hữu nó, và chỉ được sử dụng khi người chủ của nó tham gia vào quá trình sản xuất. Loại vốn này không thể mang cho vay hay thế chấp như vốn hữu hình. Thứ hai, Vốn này gắn với người sở hữu không chia sẻ và đầu tư dàn trải tránh rủi ro. Thứ ba, Vốn con người dễ dịch chuyển hơn và động hơn. Vốn con người cấu thành từ ba nhân tố chính (1) năng lực ban đầu, nhân tố này gắn liền với yếu tố năng khiếu và bẩm sinh ở mỗi người, (2) những năng lực và kiến thức chuyên môn được hình thành và tích luỹ thông qua quá trình đào tạo chính quy, (3) các kỹ năng, khả năng chuyên môn, những kinh nghiệm tích luỹ từ quá trình sống và làm việc. Năng lực ban đầu nhận được từ cha mẹ và các điều kiện của gia đình và xã hội khi khi chăm lo cho bà mẹ mang thai và sinh nở. Khi đi học để có năng lực thì người ta phải bỏ ra chi phí học hành và cuối cùng những trải nghiệm trong cuộc sống làm việc nhiều trường hợp người ta phải trả giá rất cao. Như vậy vốn con người là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tích luỹ trong mỗi con người nhờ quá trình học tập, rèn luyện và lao động được thể hiện trong quá trình sử dụng trong sản xuất. Vốn con người cũng hao mòn và phải tốn chi phí đề đầu tư hình thành và là nguồn vốn quan trọng nhất để phát triển của mỗi doanh nghiệp và quốc gia. 3. Vai trò của vốn con người TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 3 Trong điều kiện nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hoá, yếu tố vốn hữu hình tuy còn giữ vài trò quan trọng nhưng không như trong giai đoạn công nghiệp hoá, Thay vào đó vai trò của vốn vô hình mà đặc biệt là vốn con người ngày càng lớn hơn. Đây là nguồn vốn rất quan trọng với các công ty vì được tính vào giá trị của họ, và hình thành nên vốn vô hình của quốc gia. Vốn con người đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế: (1) đó là các kỹ năng được tạo ra bởi giáo dục và đào tạo, vốn con người là yếu tố của quá trình sản xuất kết hợp với vốn hữu hình và các lao động “thô” (không có kỹ năng) để tạo ra sản phẩm; (2) đó là kiến thức để tạo ra sự sáng tạo, một yếu tố cơ bản của phát triển kinh tế.” (Mincer, 1989). Ngoài ra, người ta đã đưa vốn con người như một yếu tố đầu vào để phân tích tăng trưởng kinh tế và đã chỉ ra ảnh hưởng tích cực của nó giống như vốn hữu hình nhưng mức độ ngày càng lớn hơn. Tuy nhiên, nếu đầu tư hình thành vốn con người chưa tốt không hiệu quả thì nguồn vốn này không tác động tích cực mà lại làm giảm tăng trưởng. Theo cách tiếp cận thu nhập GDP của nền kinh tế bằng tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế, khi thu nhập của mọi người tăng lên cũng làm tăng chỉ tiêu này. Borjas, George (2005) thông qua mô hình giáo dục chỉ ra ảnh hưởng tích cực của giáo dục tới thu nhập. Thực tế phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy tầm quan trọng của vốn con người. Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh, hay sự phục hồi kinh tế nhanh của Tây Âu nhờ vào nguồn nhân lực chất lượng cao chứ không phải tài nguyên. Với các nước đang phát triển dù có nhiều tài nguyên nhưng thiếu lao động có chất lượng nên sự phát triển chậm (Waines, 1963). Mặt khác, các nước đang phát triển cố gắng thu hút thêm nguồn vốn hữu hình từ bên ngoài để tăng cường cơ sở vật chất cho sự phát triển, tuy nhiên do trình độ quản lý kém do thiếu nhân lực chất lượng cao nên hiệu quả sử dụng vốn huy động thấp đã không cho phép phát triển nhanh kinh tế ở đây. Sự gia tăng vốn con người dẫn tới mức năng suất cao, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế và do đó các nhà chính trị và hoạch định chính sách đều cố gắng hành động nhằm tạo ra vốn con người cho quốc gia. Lucas (1988) đưa ra giới thiệu phạm trù tăng trưởng nội sinh dựa vào tích luỹ vốn con người. Qua mô hình hàm sản xuất mà Lucas (1988), Barro and Sala-i-Martin (1995) xây dựng có dạng: Y = K α (uH) 1-α . Ở đây u là thời gian dành cho sản xuất, H là vốn con người và sản lượng quốc gia Y phụ thuộc và nó. Vốn con người được tích luỹ thế nào? Kiến thức và kinh nghiện thu nhận được trong đào tạo và cuộc sống là hai yếu tố quan trong nhất hình thành vốn con người. Người thông minh thường biết phân bổ học hành và làm việc một cách hợp lý (như thời gian dành cho học tập và làm việc), và sau đó là học tập và làm việc (Lucas, 1988). Giả sử rằng mỗi lao động phân bổ một đơn vị thời gian có thể cho học tập hay làm việc. Học hay làm việc có thể được mô hình hoá như sau: γH = B(1-u) –δ. Ở đây γH là tỷ lệ tăng trưởng của vốn con người cho cá nhân điển hình (do tổng hợp từ các cá nhân nên γH cũng biểu hiện tỷ lệ tăng trưởng của vốn con người vĩ mô, 1-u là thời gian dành cho học tập, B là mức độ kiến thức biến đổi thành vốn con người, δ là sự giảm giá của vốn con TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 4 người. Cốt lõi của mô hình tăng trưởng nội sinh đó là lợi suất không đổi theo quy mô gắn với việc tạo ra các yếu tố đầu vào, tư bản hữu hình và vốn con người. Đầu tư vào tư bản hữu hình và vốn con người bắt buộc phải cân bằng giữa tiêu dùng hiện tại và tương lai. Tiêu dùng tối ưu được xác định từ mô hình tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng. Trong mô hình này, sở thích người tiêu dùng và tích luỹ vốn con người cùng nhau xác định mức tăng trưởng dài hạn. Do tăng trưởng kinh tế được xác định từ các biến cầu trúc trong mô hình nên tăng trưởng được gọi là tăng trưởng nội sinh. Sự gia tăng vốn con người thể hiện qua mức lương cao hơn và đó không phải là các tác động bên ngoài. Vì vậy đó không phải là lý do cho sự can thiệp của chính phủ trong khuôn khổ này. Các tranh luận viện dẫn rộng rãi rằng chính phủ nên hỗ trợ nhiều cho giáo dục vì giáo dục tốt cho tăng trưởng. Lucas cũng cho rằng mô hình với biểu hiện bên ngoài vốn con người. Sản lượng chịu ảnh hưởng của lượng vốn con người trung bình H. Ở đây Y tiếp nhận từ ảnh hưởng tràn lấn. Do trình độ giáo dục trung bình nhận được có ảnh hưởng một thời gian trước lên sản lượng, điều đó đôi khi được gọi là bên ngoài tĩnh. Các cá nhân dựa vào sản phẩm biên của vốn con người cá nhân để quyết định đầu tư vốn con người của họ, tạo ra lượng vốn con người trung bình. Sản phẩm biên của vốn con người xã hội chịu ảnh hưởng của việc đầu tư vốn con người cá nhân. Trong thể hiện sự ảnh hưởng của vốn con người có mở rộng hơn giữa sản phẩm biên xã hội của vốn con người và cá nhân. Ngoài ra, thiếu tác động của chính phủ sẽ không có đầu tư vào vốn con người từ quan điểm xã hội. 4. Giáo dục đào tạo với việc hình thành và tích luỹ vốn con người Trong văn phong kinh tế học nhiều nhà nghiên cứu coi lựa chọn đi học hay tham gia học hoặc đào tạo nghề để nhận được trình độ giáo dục đào tạo hay chuyên môn của cá nhân như hoạt động đầu tư. Tuy nhiên với mỗi người lựa chọn này rất khác nhau vì nhiều nguyên nhân. Borjas George (2005) cho rằng người lao động quyết định học ngành nghề gì và đến mức nào giống như đưa ra quyết định đầu tư gắn với giả thuyết cơ bản trong kinh tế học – mọi người đều tối đa hoá lợi ích. Quyết định đầu tư vào giáo dục cũng giống như quyết định đầu tư vào vốn hữu hình khi đó người ta phải xem xét dòng thu nhập quy về giá trị hiện tại ròng giữa các phương án khác nhau: đi học ngành nghề nào đó hay không đi và giữa các ngành nghề với nhau. Phương án đi học và học ngành nghề nào sẽ được lựa chọn khi nó đem tới dòng thu nhập cao nhất có thể. Vốn hữu hình của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thay đổi do hoạt động đầu tư và khấu hao. Trong Kinh tế vĩ mô, đầu tư là hoạt động mua sắm trang bị thêm máy móc thiết bị, xây dựng thêm nhà xưởng… nên đã làm tăng vốn hữu hình. Ngược lại, khấu hao làm giảm vốn hữu hình. Sự gia tăng lượng vốn hữu hình khi đầu tư lớn hơn TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 5 khấu hao và điều đó giúp cho các doanh nghiệp phát triển. Năng lực, kiến thức chuyên môn, các kỹ năng và cả những kinh nghiệm của con người được hình thành và tích luỹ thông qua quá trình đào tạo chính quy, quá trình sống và làm việc. Mức vốn con người được tích luỹ nhiều hay ít tương ứng với năng lực, lượng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mà mỗi người nhận được từ quá trình học tập, đào tạo và lao động. Chúng thường được biểu hiện qua số năm đi học và số năm từng trải trên thị trường lao động (Mincer, Jacob 1974 và Borjas George 2005). Hệ thống giáo dục đào tạo là một trong những nơi người ta tổng kết những tri thức, hiểu biết của con người về phương thức tiến hành các hoạt động kinh tế xã hội với mục đích truyền đạt lại cho những người đi sau. Ngoài ra bản thân xã hội cũng còn phương thức truyền đạt thông tin kiến thức kinh nghiệm trực tiếp thông qua các phương thức khác như truyền nghề gia truyền. Giáo dục đào tạo đem tới cho người ta những kiến thức kỹ năng kinh nghiệm của xã hội được tích luỹ lại và không dừng ở đó theo thời gian còn trang bị thêm bổ sung cho ngươi ta những kiến thức mới để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống. Để có được những năng lực này người ta cần phải bỏ ra chi phí nhất định để học hành trong các trường học cuối cùng những trải nghiệm trên đường đời, nhiều trường hợp người ta phải trả giá rất cao – chi phí đầu tư. Các loại chi phí này có thể bao gồm chi phí nuôi dạy của gia đình và xã hội từ khi mới sinh, để học hành từ mẫu giáo cho đến hết phổ thông trung học, để đào tạo nghề. Ngoài ra còn những chi phí do thất bại hay để có thành công trong cuộc sống… Những khoản chi phí này sẽ giúp cho con người tích luỹ được kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để rồi làm việc hoàn thành tốt công việc được giao và đem lại lợi ích lớn hơn. Ảnh hưởng lớn nhất tới mức tích luỹ vốn con người là giáo dục đào tạo chính quy và quá trình rèn luyện trong lao động. Như vậy vốn con người là kết quả của quá trình đầu tư. Cũng như vốn hữu hình, vốn con người cũng phải thường xuyên được đầu tư bổ sung và làm mới thay thế những kiến thức kỹ năng cũ không còn phù hợp tức vốn đã “bị hao mòn”. Để tích luỹ nhiều vốn con người thì phải có thời gian tích luỹ nhiều hơn và cũng chi phí cao hơn. Khi đầu tư vào vốn hữu hình, cần phải căn cứ vào tính khả thi của dự án đầu tư. Nhưng với vốn con người thì tính khả thi đó phụ thuộc vào năng lực tiếp thu kiến thức kỹ năng từ giáo dục hay phụ thuộc vào năng lực của mỗi người (Borjas George 2005). Cơ hội đầu tư vào giáo dục đào tạo gần như bằng nhau cho mỗi cá nhân, nhưng việc tận dụng các cơ hội đó để có được lợi ích cao là không giống nhau. Mức vốn con người có thể nhận được phụ thuộc vào năng lực của con người và điều kiện kinh tế của gia đình họ. Trường hợp khác nhau về năng lực đã có nhiều bằng chứng cho thấy hai người khác nhau khả năng tiếp nhận những kiến thức, kỹ năng từ giáo dục hay kinh nghiệm từ thực tế lao động khác nhau rất nhiều. Những người có năng lực cao hơn sẽ hứa hẹn làm việc hiệu quả hơn, năng suất cao hơn và họ ở đường tiền lương học vấn cao hơn. Mức vốn con người trong mỗi người sẽ được thể hiện trong quá trình lao động bằng năng suất lao động của họ. Trong kinh tế, thường sử dụng mức giá trị sản phẩm biên của lao động để TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 6 phản ánh, đây là căn cứ mà chủ doanh nghiệp đánh giá và trả lương cho lao động. Đến lượt nó mức thu nhập nhận được của lao động là cơ sở để người ta xem xét đánh giá mức vốn và lợi nhuận từ đầu tư vốn con người, quyết định đầu tư vào vốn con người. Trong thực tiễn nhiều sinh viên tốt nghiệp cùng ngành học, trường lớp, thời điểm bắt đầu đi làm nhưng sau một thời gian sẽ có sự khác biệt về tiên lương và sự thăng tiến. Việc đầu tư vào vốn hữu hình phụ thuộc vào khả năng và điều kiện tài chính của nhà đầu tư, nhưng đầu tư vào vốn con người của mỗi người cũng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi cá nhân (Pedro, Carneiro và James J. Heckman 2003). Trường hợp khác nhau về hoàn cảnh gia đình, với những học sinh con em nông dân ở nông thôn hay hộ nghèo mặc dù có đủ năng lực để tiếp nhận kiến thức kỹ năng từ quá trình đào tạo. Nghĩa là nếu có điều kiện kinh tế để học hành khi ra trường sẽ có thu nhập cao. Nhưng tiếc rằng họ không có điều kiện kinh tế đi học khi mà khoản chi phí học hành chiếm một phần không nhỏ trong thu nhập của hộ gia đình. Trong kinh tế học trường hợp này là sự đầu tư với chi phí vốn quá cao nên không thể đầu tư. Do không đầu tư vào vốn con người nên mức vốn con người của họ thấp nên năng suất lao động thấp thu nhập sẽ không cao. Trường hợp này để giúp cho học sinh con em nhà nghèo đi học thì nhà nước cần có trợ cấp học phí hay cho vay lãi suất thấp giống như hỗ trợ lãi suất hay miễn thuế cho doanh nghiệp khi đầu tư. Đầu tư vào vốn con người phụ thuộc vào chủ thể tài trợ cho quá trình đầu tư. Becker (1962) phân biệt giữa đào tạo chung và đào tạo đặc thù. Đào tạo chung có giá trị như nhau cho nhiều doanh nghiệp tức là kỹ năng mà nó đem tới cho lao động có thể làm việc được trong nhiều doanh nghiệp như kế toán, thợ hàn… Trong khi đặc thù chỉ hữu ích cho một doanh nghiệp. Thực tế, tình trạng phổ biến trong quản trị nhân sự là lôi kéo tuyển mộ từ bên ngoài những lao động mà doanh nghiệp cần. Có doanh nghiệp sẽ tìm cách lôi kéo những lao động giỏi từ các doanh nghiệp cạnh tranh mà thực hiện đào tạo lao động cho mình nhưng họ trả lương cho lao động thấp hơn sản phẩm biên của lao động nhằm để thu hồi khoản chi phí đào tạo. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp đào tạo sẽ nhận ra rủi ro lớn với khoản đầu tư đào tạo lao động của mình, nên sẽ là đầu tư cho đào tạo thấp, vì vậy khả năng dịch chuyển lao động càng lớn dẫn tới đầu tư thấp. Becker lập luận rằng vì trong thế giới cạnh tranh những lao động hưởng toàn bộ lợi nhuận từ đào tạo chung, do vậy họ sẽ tài trợ cho điều đó bằng cách trực tiếp hay thông qua nhận lương thấp. Từ khi lao động tự tài trợ cho đào tạo chung thì lôi kéo lao động tiêu cực biến mất và đầu tư thấp trong đào tạo chung chỉ xảy ra khi người lao động bị gượng ép. Sự sáng tạo quan trọng thứ 2 trong lý thuyết của Backer đó là doanh nghiệp sẽ tài trợ cho đào tạo đặc thù nhưng với điều kiện lao động chấp nhận làm việc sau đào tạo với mức lương thấp hơn sản phẩm biên của họ và phải bảo đảm mức lương sẽ cao hơn mức lương trên thị trường. Trong hoạt động đầu tư, tính hiệu quả của các dự án đầu tư phụ thuộc vào thời điểm đầu tư, nếu lựa chọn đúng thì hiệu quả cao và đầu tư sai thì hiệu quả thấp hay thất bại. Vốn con người được tích luỹ thông qua quá trình đầu tư theo thời gian, tuy nhiên TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 7 lượng vốn này cao hay thấp còn phụ thuộc vào thời điểm đầu tư vào giáo dục của mỗi người. Nếu ai đó đi học đúng tuổi và nhận được giáo dục và nghề nghiệp trẻ thì chính là đầu tư đúng thời điểm và việc tích luỹ vốn tốt nhất. Công trình nghiên cứu của George Borjas ( 2005) đã kết luận rằng người ta đi học lúc trẻ sẽ tích luỹ được nhiều hơn “năng lực” tức kiến thức kỹ năng kinh nghiệm tích luỹ được nhiều hơn. Giáo dục tạo ra và góp phần tích luỹ vốn con người và làm gia tăng nó theo thời gian do vậy đầu tư đúng thời điểm sẽ quyết định mức vốn được tích luỹ. Đây là cơ sở để luật giáo dục nhiều nước quy định độ tuổi đến trường của trẻ em chẳng hạn ở Việt Nam trong điều 6 về Giáo dục phổ thông của Luật giáo dục quy định độ tuổi bắt đầu vào lớp một là sáu tuổi. Như vậy giáo dục đào tạo cùng với các hình thức khác của nó đem tới cho mỗi người học vốn kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm và giúp họ không ngừng hoàn thiện gia tăng tích luỹ chúng. Hay nói cách khác, vốn con người được hình thành và tích luỹ gia tăng nhờ quá trình giáo dục đào tạo. Mức vốn con người phụ thuộc vào thời gian và chi phí đầu tư để học hành trong hệ thống giáo dục và từng trải trong cuộc sống. 5. Kết luận Vốn con người là những kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm được người lao động tích luỹ được trong quá trình học tập, đào tạo và cuộc sống làm việc. Nguồn vốn này là một phần cấu thành tài sản quốc gia, nguồn lực quan trọng bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Lý thuyết và thực nghiệm đều chứng tỏ giáo dục đào tạo giữ vai trò quyết định trong việc hình thành và tích luỹ vốn con người của nền kinh tế. Sự phát triển hệ thống giáo dục quốc dân đóng vai trò như “hệ thống tài chính” để thực hiện tích luỹ nguồn vốn này. Việt Nam cần thiết phải cải cách nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư trong nền kinh tế. Phải thực sự coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển của nền kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Barro, R. J. and X. Sala-i-Martin (1995). Economic Growth. Cambridge, MA: MIT Press. Jovanovic, B. (1979a). Firm-specific capital and turnover. Journal of Political Economy, 87. [2] Borjas, George, Labor Economics, McGraw-Hill, Third Edition, 2005. [3] Bùi Quang Bình, Vốn con người và thu nhập của hộ sản xuất cà phê ở Tây Nguyên, Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng số 4(27) 2008. [4] George Psacharapoulos, Returns to Education: A further international update and implications for evidence supporting the hypothesis that educational production functions exhibit diminishing marginal productivity, Journal of human resources 1985. [5] Luật Giáo dục Việt Nam 2005. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 8 [6] Lucas, R. E. (1988). On the mechanics of economic development. Journal of Monetary Economics, 22 (1): 3–42. 1. Mincer, Jacob, Job Training: Costs, Returns, and Wage Profiles, Columbia University Press, 1989. 2. Mincer, Jacob, Schooling Experience and Earnings, Columbia University Press, 1974. 3. Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội – 2006. 4. Pedro, Carneiro và James J. Heckman, The Evidence on Credit constraints in post – secondary schooling, Economic journal, 112 - 2003. 5. Rauch, J., 1993, Productivity gains from geographic concentration of human capital: evidence from the cities, Journal of Urban Economics, vol. 34, pp. 380-400. 6. W.J Waines, The Role of Education in the Development of Underdeveloped Countries, Economics and Political Science, XXIX, 1963 – JSTOR. . với việc tạo ra các yếu tố đầu vào, tư bản hữu hình và vốn con người. Đầu tư vào tư bản hữu hình và vốn con người bắt buộc phải cân bằng giữa tiêu dùng hiện tại và tư ng lai. Tiêu dùng tối ưu. tĩnh. Các cá nhân dựa vào sản phẩm biên của vốn con người cá nhân để quyết định đầu tư vốn con người của họ, tạo ra lượng vốn con người trung bình. Sản phẩm biên của vốn con người xã hội chịu ảnh. thu nhập nhận được của lao động là cơ sở để người ta xem xét đánh giá mức vốn và lợi nhuận từ đầu tư vốn con người, quyết định đầu tư vào vốn con người. Trong thực tiễn nhiều sinh viên tốt