TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 60 ĐA DẠNG LOÀI GIUN ĐẤT Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THE DIVERSITY OF EARTHWORMS IN DANANG CITY Phạm Thị Hồng Hà Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Trên thế giới và ở Việt Nam, giun đất được quan tâm nghiên cứu từ lâu do vai trò quan trọng của nó đối với thực tiễn. Bằng hoạt động sống của mình giun đất đã góp phần hình thành và cải tạo đất trồng trọt, chống xói mòn, giúp cho vi sinh vật đất có ích hoạt động tốt, góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Ngoài ra giun đất còn có vai trò trong việc chữa một số bệnh: hen suyễn, hạ sốt, an thầ n, giải độc. Thịt giun đất còn được sử dụng như nguồn thức ăn giàu đạm bổ sung trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, cá và tôm. Việc nghiên cứu thành phần góp thêm dẫn liệu vào khu hệ giun đất ở Việt Nam và là cơ sở cho các ứng dụng trong cải tạo môi trường đất ở thành phố Đà Nẵng. ABSTRACT Research projects on earthworms have been carried out in Vietnam and in the world as earthworms play a significant role in practical conditions. With their living activities, earthworms contribute to forming and improving soil, preventing soil erosion, helping useful microorganisms to function well, thus contributing to increasing productivity of cultivated crops. Besides, earthworms can be used as a tranquillizer, or for the treating of illnesses such asthma, for fever reduction and for detoxication. The meat of earthworms can be used as a source of high-protein supplementary food in cattle and livestock breeding and fish and shrimp farming. The study on the components and distribution of earthworm species based on altitudes can contribute to the database of the regional fauna of earthworms in Vietnam and can be a basis for some applications to soil improvement in Danang City. 1. Đặt vấn đề Giun đất là một đối tượng của động vật không xương sống thuộc ngành giun đốt (Annelida), lớp giun ít tơ (Oligochaeta), bộ Lumbricidae. Giun đất có vai trò quan trọng đối với môi trường đất và đối với con người trên nhiều lĩnh vực. Thịt giun đất có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng bổ sung nguồn thức ăn giàu đạm trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Giun đất có vai trò to lớn trong nông nghiệp và cải tạo đất. Giun đất được dùng trong y học dân tộc chữa các bệnh cổ chướng, loét, thương hàn, hen suyễn…Giun đất còn chỉ thị tốt cho môi trường và tính chất đất. Giun đất còn là vật chủ truyền một số bệnh ký sinh ở động vật. Về mặt lý thuyết, nghiên cứu giun đất góp thêm dẫn liệu hình dung con đường chuyển từ nước lên cạn của động vật, sự tiến hóa của các hệ cơ quan của động vật. Trên thế giới và ở Việt Nam việc nghiên cứu giun đất đã được triển khai từ lâu, đem lại nhiều kết quả tốt [1,4]. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 61 Đà Nẵng giữ một vị trí đáng lưu ý trong nghiên cứu khu hệ động vật nói chung và giun đất nói riêng. Đà Nẵng nằm trong vùng giao lưu chuyển tiếp giữa tính chất Địa động vật học Á nhiệt đới phía Bắc và Nhiệt đới phía Nam, thành phần các loài động vật ở đây khá phong phú, đa dạng. Đà Nẵng có các dãy núi với độ cao lên đến gần 1.500m nên có điều kiện để giúp hình dung phân bố của động vật theo đai độ cao. Đối với giun đất nghiên cứu này giúp hình dung vấn đề phát tán của một số loài từ vùng núi xuống đồng bằng. Từ 1983 đến nay đã có một số tác giả (Thái Trần Bái, Phạm Thị Hồng Hà và sinh viên Khoa Sinh – Môi trường) nghiên cứu thành phần loài giun đất, phân bố của giun đất theo sinh cảnh, theo độ sâu ở một số địa điểm của Quảng Nam – Đà Nẵng. Các nghiên cứu trước đây còn tản mạn và phân tán ở các địa điểm khác nhau của thành phố Đà Nẵng. Từ năm 2008 đến 2009, chúng tôi đã tiến hành thu thập mẫu vật, tổng hợp các dữ liệu hiện có để thấy được sự đa dạng về loài của giun đất ở thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở các dữ liệuđa dạng về thành phần loài có thể triển khai việc chọn loài đưa vào cải tạo và chỉ thị cho môi trường đất ở thành phố Đà Nẵng. 2. Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 05/2008 đến tháng 12/2009. Địa điểm nghiên cứu: Mẫu vật được thu tại các địa điểm khác nhau của thành phố Đà Nẵng, trong đó ưu tiên thu tại các địa điểm có nhiều rừng, có độ cao (Bà Nà, Hải Vân, Sơn Trà) nhằm phát hiện nhiều nhất thành phần loài giun đất. Địa điểm nghiên cứu chỉ giới hạn ở phần đất liền của TP. Đà Nẵng. Phương pháp nghiên cứu Mẫu định tính được thu theo các sinh cảnh và độ cao khác nhau. Mẫu thu toàn bộ các cá thể đã gặp, con trưởng thành có đai sinh dục (C) và con non chưa có đai sinh dục (A). Mỗi mẫu có nhãn ghi: Thời gian, địa điểm, sinh cảnh, độ cao và người thu mẫu. Mẫu định lượng thu theo hố đào có kích thước 50 x 50 cm. Giun đất được thu theo từng lớp 10cm cho đến khi không gặp giun đất nữa. Sau đó số lượng và sinh khối được quy đổi ra tương ứng 1m 2 . Mẫu sau khi thu được đưa về phòng thí nghiệm, rửa sạch đất bằng nước và định hình sơ bộ bằng foormol 2% ở trạng thái duỗi thẳng trong vòng 2 giờ, sau đó được lưu giữ trong foormol 4%. Mẫu giun đất được định loại theo khóa phân loại của các tác giả trong và ngoài nước: Thái Trần Bái, 1983, 1984, 1986, 1990; Chen Y, 1933, 1936; Gates, 1972; E.G. Eston, 1979, 1980; Michaelen, 1934; Phạm Thị Hồng Hà, 1984, 1995 [4]. Số liệu được xử lý bằng thống kê sinh học, dựa vào công cụ máy tính trên phần mềm Microsoft Exel. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 62 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Danh sách các loài giun đất ở thành phố Đà Nẵng (Bảng 3.1) Trước năm 1980, ở Đà Nẵng biết đến 03 loài giun đất do Michaelsen, 1934 mô tả là: Pheretima amplectens Mich, 1934; Pheretima modigliani (Rosa, 1889) và Pheretima touranensis Mich., 1934 [4]. Năm 1995, Phạm Thị Hồng Hà đã công bố 31 loài giun đất ở TP. Đà Nẵng [4]. Năm 2003, Thái Trần Bái, Phạm Thị Hồng Hà, Thịnh Tuấn Anh đã công bố một danh sách 40 loài giun đất gặp ở khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa, TP. Đà Nẵng [2]. Bảng 3.1. Danh sách các loài giun đất gặp ở Đà Nẵng TT LOÀI VÀ PHÂN LOÀI ĐỊA ĐIỂM CÓ MẪU Ở TP. ĐÀ NẴNG Các khu vực khác của Đà Nẵng Sơn Trà Hải Vân Bà nà (1) (2) (3) (4) (5) (6) GLOSSOSCOLECIDAE Mich, 1928 1 Pontoscolex corethrurus Miller, 1856) + + + + 2 Pontoscolex sp + + MEGASSCOLECIDAE Mich, 1990 3 Dichogaster bolaui (Mich., 1891) + + + 4 Dich. modigliani (Rosa, 1896) + + 5 Lampito mauritii Kinberg, 1872 + + + + 6 Perionyx excavatus Perrier, 1872 + 7 Pheretima alluxa Thai, 1984 + 8 Ph. amplectens Mich., 1934 + + + 9 Ph. aspergillum (Perrier, 1872) + + 10 Ph. bahli Gates, 1945 + 11 Ph. banaensis Pham, 1995 + + + 12 Ph. banamonotheca sp.n. + 13 Ph. banatetratheca sp.n. + + TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 63 14 Ph. banamultitheca sp.n. + + + 15 Ph. bianensis Stephenson, 1931 + + 16 Ph. campanoporophorata Thai, 1982 + 17 Ph. campanulata (Rosa, 1890) + + + + 18 Ph. corticus (Kinberrg, 1867) + + + 19 Ph. danangana Thai, 1984 + + + 20 Ph. digna Chen, 1946 + + + 21 Ph. divitopapillata Thai, 1984 + + + 22 Ph. exigua austrina Gates, 1932 + 23 Ph. exigua chomontis Thai et Samphon, 1988 + 24 Ph. exilis Gates, 1935 + 25 Ph. guillemi Mich, 1894 + + 26 Ph. houlleti Perrier, 1872 + + + 27 Ph. kytayana Thai, 1984 + + + 28 Ph. lacertina Chen, 1946 + 29 Ph. multitheca multitheca Chen, 1938 + 30 Ph. modigliani (Rosa, 1889) + + + 31 Ph. morrisi Beddard, 1892 + + 32 Ph. papulossa papulossa Rosa, 1896 + + + 33 Ph. parataprobanae Thai et Nguyen, 1993 + 34 Ph. prava mungxenensis Thai et Tran, 1986 + 35 Ph. penichaetifera Thai, 1984 + + 36 Ph. posthuma (Vaillant, 1896) + + + + 37 Ph. robusta (perrier, 1872) + + + 38 Ph. roderricensis Grube, 1879 + + + + 39 Ph. scitula Gates, 1936 + TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 64 40 Ph. swanus Tsai, 1964 + + 41 Ph. taprobanae (Beddard,1892) + + + + 42 Ph. touranensis, Mich., 1934 + 43 Ph. tiencanhensis Pham, 1995 + + + + 44 Ph. tuberculata Gates, 1935 + + + + 45 Ph. truongsonensis Thai, 1984 + + + 46 Ph. tripidoporophorata Thai et Nguyen, 1993 + 47 Ph. tschiliensis Mich, 1938 + + + + 48 Ph. varians songbaana Thai, 1984 + + + + 49 Ph. varellana Michaelsen, 1934 + 50 Ph. vietnamensis (Thai, 1984) + + + 51 Ph. vuongmontis Thai, 1984 + 52 Ph. wui Chen, 1935 + + + + 53 Ph. juliani Perrier, 1875 + 54 Ph. sp 1 + 55 Ph. sp 2 + 56 Ph. sp 3 + 57 Ph. sp 4 + 58 Ph. sp 5 59 Ph. sp 6 60 Ph. sp 7 + 61 Ph. sp 8 + 62 Ph. sp 9 + + 63 Ph. sp 10 + + 64 Ph. sp 11 + 65 Ph. sp 12 + + 66 Ph. sp 13 + 67 Ph. sp 14 + + TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 65 68 Ph. non + + + + MONILIGASTRIDAE Clau, 1880 69 Drawida annamensis Mich., 1934 + + 70 Drawida beddardi (Rosa, 1890) + + 71 Drawida delicata Gates, 1962 + + + + 72 Drawida sp1 + + + 73 Drawida sp2 + 74 Drawida sp3 + OCNERODRILIDAE Beddard, 1891 75 Gordiodrilus elegans Beddard, 1892 + + + + 76 Onerodrilus occidentalis Eisen, 1878 + Tổng 50 32 25 58 * Loài có lỗ nhận tinh phía lưng Cho đến nay ở Đà Nẵng đã thống kê 76 loài giun đất, thuộc 8 giống, 4 họ. Trong số đó có 5 loài mới chỉ gặp ở TP. Đà Nẵng: Pheretima banaensis Pham, 1995; Ph. banamonotheca sp.n; Ph. banamultitheca sp.n; Ph. banatetratheca sp.n; Ph. tiencanhensis Pham, 1995. Các loài có ký hiệu: Pheretima sp1 đến Pheretima sp 14 và Drawida sp1 đến Drawida sp3 là các loài có nhiều đặc điểm không giống với tất cả các loài giun đất đã gặp từ trước đến nay, chúng tôi đang chờ dẫn liệu để mô tả và định loại. Nhận xét về thành phần loài giun đất ở TP. Đà Nẵng Ở TP. Đà Nẵng đã gặp 75 loài giun đất phân bố trong 8 giống là: Pontoscolex; Dichogaster, Lampito, Peryonyx, Pheretima, Drawida, Gordiodrilus và Ocnerodrilus. 4 Họ là: Glossoscolecidae, Megascolecidae, Moniligastridae và Ocnerodrilidae. Số loài giun đất được sắp xếp trong các họ và giống như sau: Glossoscolecidae: Pontoscolex 2 loài (chiếm 2,66% tổng số loài) Megascolecidae: Dichogaster 2 loài (chiếm 2,66%) Lampito 1 loài (chiếm 1,33%) Peryonyx 1 loài (chiếm 1,33%) Pheretima 61 loài (chiếm 81,30%) Moniligastridae: Drawida 6 loài (chiếm 8,00%) Gordiodrilus 1 loài (chiếm 1,33%) Ocnerodrilidae: Ocnerodrilus 1 loài (chiếm 1,33%) TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 66 Các loài giun đất nằm trong giống Pheretima chiếm đa số (81,30%) trong tổng số loài giun đất đã gặp ở TP. Đà Nẵng do Việt Nam nằm trong vùng phân bố gốc của giống Pheretima [1,4]. Trong giống Pheretima, nhóm loài không có manh tràng đã gặp ở Đà Nẵng là 5 loài: Ph. touranensis Michaelsen, 1934; Ph. taprobanae (Beddardi) là hai loài phân bố rộng; Ph. parataprobanae mới chỉ gặp ở Thừa Thiên – Huế và Quảng Nam, Đà Nẵng; Ph. vietnamensis mới gặp từ Đà Nẵng trở vào; Ph. tiencanhensis Pham, 1995 là loài đặc hữu của Quảng Nam và Đà Nẵng. So với các khu vực khác đã được nghiên cứu của Việt Nam thì số loài giun đất không có manh tràng ở Đà Nẵng là phong phú nhất [4]. Ở Đà Nẵng, đã gặp 8 loài giun đất có lỗ nhận tinh đổ ra phía lưng là: Pheretima banamonotheca sp.n; Ph. amplectens Mich., 1934; Ph. prava mungxenensis Thai et Tran, 1986; Ph. rodercensis Grube, 1879; Ph. truongsonensis Thai, 1984; Ph. sp 8; Ph. sp 9; Ph.sp 10;. Đà Nẵng có số loài giun đất có lỗ nhận tinh đổ ra phía lưng nhiều nhất so với các khu vực đã được nghiên cứu ở Việt Nam [2]. Đây là thuận lợi lớn để nghiên cứu quan hệ phát sinh của các loài có lỗ nhận tinh phía lưng với các loài có lỗ nhận tinh bên bụng. Xét về phạm vi phân bố gốc có 22 loài chung với khu hệ giun đất phía Bắc (lấy đèo Hải Vân làm ranh giới) như: Pheretima aspergillum (Perier, 1872); Ph. exigua austrina Gates, 1932; Ph. exilis Gates, 1935; Ph. morrisi Beddard, 1892; Ph. turbeculata Gates, 1935; Ph. digna Chen, 1946; Ph. papulosa papulosa Rosa, 1896; Ph. wui Chen, 1935; Ph. vuongmontis Thai, 1984; Ph.lacertina Chen, 1946; Ph. campanoporophorata Thai, 1982… Các loài giun đất có nguồn gốc phía Nam rất phong phú, phân bố rộng trong nhiều khu vực là: Pheretima modigliani (Rosa, 1889); Ph. bianensis Stephenson, 1931; Ph. rodericensis Grube, 1879; Ph. penichaetifera Thai, 1984; Ph. danangana Thai, 1984; Ph. truongsonensis Thai, 1984; Ph. varians songbaana Thai, 1984, Ph. tschiliensis Mich., 1938; Ph. divitopapillata Thai, 1984; Ph. vietnamensis (Thai, 1984); Ph. exigua chomontis Thai et Samphon, 1988; Ph. taprobanae Beddard, 1892; Pontoscolex corethrurus (Miiler, 1856); Drawida beddardi (Rosa, 1890); Dra. delicata Gates, 1962… Các loài phân bố mang tính chuyển tiếp giữa hai yếu tố Á nhiệt đới phía Bắc và nhiệt đới phía Nam là: Ph. tuberculata Gates, 1935; Ph. robusta Perrier, 1872; Ph. corticus Kinberg, 1867; Ph. rodericensis Grube, 1879; Ph. bianensis Stephenson, 1931; Ph. tschiliensis mich., 1938; Ph. modigliani (Rosa, 1889); Ph. divitopapillata Thai, 1984… Pheretima lacertina Chen, 1946 là loài thuộc nhóm giun lá (Planapheretima) trước đây mới chỉ gặp ở vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, nay đã được mở rộng xuống sườn núi phía Nam của khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa [2]. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 67 3.2. Tính chất Địa động vật học của khu hệ giun đất ở Đà Nẵng Khi nghiên cứu giun đất ở Việt Nam, Thái Trần Bái, 1983 đã phân chia vùng Địa động vật học giun đất Ấn Độ - Trung Hoa (có chung phần lãnh thổ với vùng Địa động vật học Ấn Độ- Mã lai) thành 2 phân vùng: Ấn Độ - Miến Điện và Đông Nam Á. Phân vùng Đông nam Á được chia thành 2 tỉnh động vật học: tỉnh Mã Lai và tỉnh Đông Dương-Trung Hoa. Ranh gới phân chia hai tỉnh này dựa trên giới hạn phân bố của các loài đặc hữu nhóm Pheretima không có manh tràng (acaecata). Như vậy Việt Nam nằm gọn trong tỉnh Đông Dương – Trung Hoa. Cũng theo Thái Trần Bái, 1990 khi nghiên cứu động vật không xương sống ở đất của các đảo phía Nam nước ta đã dự kiến biên giới phía Bắc ở khu vực bán đảo Đông Dương của vùng phân bố gốc của nhóm loài Pheretima không có manh tràng nằm ở phía Bắc của đảo Hòn Tre, cắt qua vùng núi phía Nam miền Trung Việt Nam trước khi cắt ngang qua bán đảo Mã lai. Năm 1995, Phạm Thị Hồng Hà dựa trên các dẫn liệu về nhóm Pheretima không có manh tràng ở Quảng Nam – Đà Nẵng đã đề xuất Quảng Nam – Đà Nẵng nằm trong vùng phân bố gốc của nhóm loài này và dự kiến biên giới phân bố phía Bắc của nhóm loài Pheretima không có manh tràng được mở rộng hơn lên phía Bắc [4]. Nhìn chung yếu tố Địa động vật học của khu hệ giun đất ở TP. Đà Nẵng có yếu tố Ấn Độ - Trung Hoa chiếm ưu thế (chiếm 91,9%), trong đó yếu tố Ấn Độ - Myanma chiếm 10,6 %, bao gồm các loài trong giống Drawida, Lampito và Perionyx. Yếu tố Mã lai chiếm 5,3%, gồm các loài trong nhóm Pheretima không có manh tràng. Yếu tố Đông Dương-Trung Hoa chiếm tỷ lệ cao 68,0% và yếu tố đặc hữu chiếm 8,0%. Yếu tố Địa động vật học Etiopi chiếm 4,0%, gồm những loài giun đất có kích thước bé trong giống Dichogasster và Gordiodrilus. Yếu tố Tân Nhiệt Đới chiếm 4,0% trong đó có các loài giun đất thuộc 2 giống Ocnerrodilus và Pontoscolex. Bảng 3.2. Yếu tố Địa động vật học của khu hệ giun đất ở Đà Nẵng Yếu tố Địa động vật học TT Giống Ấn Độ - Trung Hoa Etiopi Tân Nhiệt Đới Đặc hữu Đông Dương- Trung Hoa Mã Lai Ấn Độ - Myanma 1 Dichogaster 2 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 68 2 Drawida 6 3 Gordiodrilus 1 4 Lampito 1 5 Ocnerodrilus 1 6 Pheretima có manh tràng 5 51 7 Pheretima không có manh tràng 1 4 8 Perionyx 1 9 Pontoscolex 2 Tổng số loài Tỷ lệ từng yếu tố (%) 6 8,0 51 68,0 4 5,3 8 10,6 3 4,0 3 4,0 Tổng chung (%) 91,9 4,0 4,0 4. Kết luận 1. Cho đến nay ở TP. Đà Nẵng đã phát hiện được 75 loài giun đất, thuộc 8 giống và 4 họ. Nhóm Pheretima không có manh tràng có 5 loài: Ph. touranensis Michaelsen, 1934; Ph. taprobanae (Beddardi) là Ph. parataprobanae, Ph. vietnamensis và Ph. tiencanhensis Pham, 1995. So với các khu vực khác đã được nghiên cứu của Việt Nam thì số loài giun đất không có manh tràng ở Đà Nẵng là phong phú nhất. 2. Ở Đà Nẵng gặp 8 loài giun đất có lỗ nhận tinh đổ ra phía lưng là: Pheretima banamonotheca sp.n; Ph. amplectens Mich., 1934; Ph. prava mungxenensis Thai et Tran, 1986; Ph. rodercensis Grube, 1879; Ph. truongsonensis Thai, 1984; Ph. sp 8; Ph. sp 9; Ph.sp 10. Đây là thuận lợi lớn để nghiên cứu quan hệ phát sinh của các loài có lỗ nhận tinh phía lưng với các loài có lỗ nhận tinh bên bụng. 3. Yếu tố Địa động vật học của khu hệ giun đất ở TP. Đà Nẵng có yếu tố Ấn Độ- Trung Hoa chiếm ưu thế (91,9% tổng số loài), yếu tố Địa động vật học Etiopi chiếm 4,0%, gồm những loài giun đất có kích thước bé trong giống Dichogasster và Gordiodrilus, yếu tố Tân nhiệt đới chiếm 4,0%, là các loài giun đất thuộc 2 giống Ocnerrodilus và Pontoscolex. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT [1] Thái Trần Bái (1983). Khu hệ giun đất Việt Nam. Luận án TSKH, tr: 1-292. (tiếng Nga) [2] Thái Trần Bái, Phạm Thị Hồng Hà và CS (2003). Dẫn liệu bước đầu về giun đất ở khu BTTN Bà Nà-Núi Chúa. Kỷ yếu hội nghị toàn quốc những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Sinh học, Nông nghiệp, Y học. 2003 (đồng tác giả) [3] Thái Trần Bái, Phạm Thị Hồng Hà và CS (2003). Dẫn liệu về động vật đất cỡ trung bình (Mesofauna) và cỡ lớn ở khu BTTN Bà Nà-Núi Chúa, Đà Nẵng. Kỷ yếu hội nghị toàn quốc những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Sinh học, Nông nghiệp, Y học. 2003 (đồng tác giả). [4] Phạm Thị Hồng Hà (1995), Khu hệ giun đất Quảng Nam - Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ, tr: 1-174. TIẾNG ANH [5] E.G. Easton (1979). Arevision of the “acaecate” earthworms of the Pheretima group (Megascolecidae-Oligochaeta): Archipheretima, Metapheretima, Planapheretima, Pleionogaster and Polypheretima: Bull. Br. Mus nat Hist (zool.) 35 (1): 1-56 [6] Pham hong Ha (1992). Earthworms in Quang Nam-Da Nang province Viet Nam. Species composition and using. XI International Colloquium on Soil Zoology, Finland, 1992. . CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 62 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Danh sách các loài giun đất ở thành phố Đà Nẵng (Bảng 3.1) Trước năm 1980, ở Đà Nẵng biết đến 03 loài. thành phố Đà Nẵng. Từ năm 2008 đến 2009, chúng tôi đã tiến hành thu thập mẫu vật, tổng hợp các dữ liệu hiện có để thấy được sự đa dạng về loài của giun đất ở thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở. liệuđa dạng về thành phần loài có thể triển khai việc chọn loài đưa vào cải tạo và chỉ thị cho môi trường đất ở thành phố Đà Nẵng. 2. Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu Thời gian nghiên