Phòng trừ rầy nâu bằng nấm ký sinh Kết quả chuyển giao từ Đại học Cần Thơ, cho thấy quy trình nhân nuôi nấm xanh (Metarhizium anisopliae) dễ thực hiện, hiệu quả phòng trừ rầy nâu rất cao. Đây là cách phòng trừ dịch hại bằng sinh học, thay cho việc sử dụng thuốc hóa học. Vừa qua tại Sóc Trăng, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Trường đại học Cần Thơ đã phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Sóc Trăng tổ chức hội nghị sơ kết “Quá trình phòng trừ rầy nâu bằng nấm ký sinh”. Kết quả thu thập 38 mẫu xác rầy nâu tại xã Hồ Đắc Kiện, Long Hưng (Mỹ Tú) sau khi phân lập các loài nấm ký sinh gây chết rầy nâu, cho thấy nấm xanh chiếm ưu thế nhất tỷ lệ rầy chết là 52,6%. Còn ở các xã Châu Hưng, Vĩnh Lợi, Vĩnh Thạnh (Thạnh Trị), nấm xanh chiếm ưu thế nhất với tỷ lệ rầy chết là 42,4%. Còn ở các xã Tân Hưng, Đại Ân (Long Phú) tỷ lệ rầy chết là 46,2% Bình quân nấm ký sinh gây chết rầy nâu là 47%. PGS.TS. Trần Văn Hai, bộ môn bảo vệ thực vật, Đại học Cần Thơ đánh giá: “Nấm xanh Metarhizium anisopliae từ chế phẩm sinh học và các mẫu nấm xanh ký sinh trên rầy nâu thu được từ ruộng lúa hoàn toàn giống nhau về chủng loài. Việc phòng trừ sâu rầy bằng nấm xanh giúp giảm chi phí sản xuất lúa so với thuốc hóa học, mặt khác còn có tác dụng bảo vệ môi trường”. Anh Nguyễn Hữu Công ở ấp Phụng Sơn, xã Song Phụng, Long Phú cho biết: “Phòng trừ rầy nâu bằng nấm xanh bình quân chỉ tốn 100.000 đ/ha/lần, trong khi việc phun thuốc hóa học tốn 500 - 600 ngàn đ/ha/lần, như vậy sẽ tiết kiệm được 400 - 500 ngàn đ/ha/lần. Ngoài ra, sau một tuần nấm xanh sẽ phát triển tốt trở lại và có thể sử dụng để phun ngoài đồng”. Ông Bùi Thanh Toàn ở ấp Tân Hội, xã Tân Thạnh (Long Phú) nói: “Giá sản phẩm nấm xanh do nông dân sản xuất từ giống cấp 1 là 17.000đ/bọc, từ giống cấp 2 là 10.500 đ/bọc”. Với việc nấm ký sinh, mật số rầy nâu ở đồng ruộng Sóc Trăng giảm nhanh chóng sau 7 ngày phun xịt và tiếp tục giảm dần đến ngày 28 với thuốc hóa học, mật độ rầy nâu chỉ giảm dần đến ngày 14 sau khi phun, sau đó tăng trở lại. Quy trình sản xuất: Phương tiện gồm: Bọc nylon, co ống nước, gòn, băng keo, nồi nhôm và chất đốt dùng hấp môi trường nuôi cấy chế phẩm, nấm Metarhizium anisopliae gốc (do bộ môn bảo vệ thực vật Đại học Cần Thơ cung cấp). Bước 1 - Chuẩn bị môi trường gạo nuôi cấy nấm: Ngâm gạo với nước trong 1 - 1 giờ 30 phút (tùy theo gạo mềm cơm hay cứng cơm, rẻ nhất là sử dụng gạo IR 50404), vớt gạo cho vào từng bọc nylon trung bình là 500g/bọc, buộc kín miệng bằng dây thun. Bước 2 - Hấp khử trùng: Cho nước ngập đến vỉ ngăn nước nồi nhôm rồi cho từng bọc gạo nylon vào nồi, hấp thanh trùng khoảng 1 - 1 giờ 30 phút (kể từ nước sôi), đun bằng than đá hoặc củi. Vớt bọc gạo ra ngoài để nguội. Bước 3 - Chủng nấm nguồn vào môi trường gạo: Chia dĩa nấm Metarhizium anisopliae gốc thành 6 phần bằng nhau (1/6 để sử dụng 1 bọc gạo nylon), dùng dao rạch nấm gốc thành từng miếng nhỏ, rồi cấy vào một bọc gạo nylon, dùng co ống nước làm miệng, đậy nắp gòn và bịt đầu môi trường. Đem ủ chế phẩm để nơi cao ráo thoáng mát trong điều kiện nhiệt độ từ 28 - 300, lắc bọc chế phẩm một lần/ngày, sau 10 - 14 ngày quan sát thấy nấm xanh bao phủ hết hạt gạo (hạt gạo nhỏ dần), có thể sử dụng được hòa chế phẩm trong nước qua vải lược, mỗi bọc cho 4 bình 16 lít (2 bình/1.000 m2), khi cho chế phẩm vào bình pha thêm 5cc chất bám dính, phun chậm vào gốc lúa và phun xịt lúc trời mát. Nguồn: báo Khoa học phổ thông . trình phòng trừ rầy nâu bằng nấm ký sinh . Kết quả thu thập 38 mẫu xác rầy nâu tại xã Hồ Đắc Kiện, Long Hưng (Mỹ Tú) sau khi phân lập các loài nấm ký sinh gây chết rầy nâu, cho thấy nấm xanh. Phòng trừ rầy nâu bằng nấm ký sinh Kết quả chuyển giao từ Đại học Cần Thơ, cho thấy quy trình nhân nuôi nấm xanh (Metarhizium anisopliae) dễ thực hiện, hiệu quả phòng trừ rầy nâu rất. quân nấm ký sinh gây chết rầy nâu là 47%. PGS.TS. Trần Văn Hai, bộ môn bảo vệ thực vật, Đại học Cần Thơ đánh giá: Nấm xanh Metarhizium anisopliae từ chế phẩm sinh học và các mẫu nấm xanh ký