Biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong nuôi trồng thủy sản 26/12/2010 Động vật thủy sản sống trong nước nên vấn đề phòng bệnh không giống gia súc trên cạn.. Mỗi khi cơ thể vật nuôi bị bệnh
Trang 1Biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong nuôi trồng thủy sản (26/12/2010)
Động vật thủy sản sống trong nước nên vấn đề phòng bệnh không giống gia súc trên cạn Mỗi khi cơ thể vật nuôi bị bệnh, không thể chữa bệnh cho từng con mà chữa bệnh cho quần đàn Việc chữa trị quần đàn gặp nhiều khó khăn như chữa trị bệnh ngoài da dùng
thuốc sát trùng ảnh hưởng đến môi trường và sức
khỏe của vật nuôi khỏe mạnh, các loại thuốc kháng sinh chữa bệnh trong cơ thể vật nuôi được trộn vào thức ăn thường thì những cơ thể khỏe mạnh ăn nhiều nên lượng kháng sinh trong cơ thể nhiều ảnh hưởng đến tăng trưởng và tạo nên chủng vi khuẩn kháng
thuốc nên gặp nhiều khó khăn trong việc trị bệnh sau
Trang 2này còn những cá thể nhiễm bệnh thì bắt mồi kém nên hiệu quả trị bệnh không cao
Chính vì lẽ đó mà việc phòng trị bệnh cho động vật thủy sản là rất quan trọng nên chúng ta luôn đặt vấn
đề phòng bệnh lên hàng đầu là “phòng bệnh là chính, chữa bệnh kịp thời” Do đó chúng ta nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như:
- Ngăn chặn sự xâm nhập và kìm hãm các tác nhân gây bệnh: Như chúng ta đã biết tác nhân gây bệnh là nhân tố trực tiếp sinh nên bệnh nhưng nếu chưa đủ dân số và độc lực thì không thể cấu thành bệnh chưa
kể các yếu tố như môi trường và sức đề kháng vật nuôi nên do vậy chúng ta cần ngăn chặn và kiềm hãm
sự phát triển của chúng qua các biện pháp như:
+ Tiêu diệt các tác nhân gây bệnh có sẵn trong
ao nuôi: Sau mỗi vụ nuôi chúng ta cần phải cải tạo ao thật kỹ để loại bỏ các tác nhân gây bệnh của những
Trang 3vụ nuôi trước còn tồn lưu lại Các bước tiến hành là tháo cạn nước trong ao vét hết bùn đáy để lại lớp bùn dày 1–2 tấc, sau đó phun sịt thuốc sát trùng nồng độ cao hay rãi vôi bột bờ và đáy ao sau đó phơi nắng 3-5 ngày đối với ao nhiễm phèn thì thời gian phơi nên rút ngắn lại để hạn chế hiện tượng xì phèn
+ Xử lý nguồn nước trước khi đưa vào ao nuôi:
Có rất nhiều phương pháp nhưng phương pháp áp dụng nhiều nhất là phương pháp vật lý kết hợp với phương pháp hóa học là nguồn nước được đưa vào ao lắng trước, sau đó dùng hóa chất để tiêu diệt mầm bệnh, các hóa chất thường sử dụng như iodine,
chlorine, phormol, thuốc tím…
+ Chọn đàn giống không nhiễm mầm bệnh: Chọn mua con giống của những cơ sở có uy tín, cá giống mua về phải được tắm trong dung dịch muối ăn hay phormol sau đó mới thả nuôi
Trang 4- Làm tăng sức đề kháng của vật nuôi: Sức đề kháng của động vật thủy sản tốt sẽ hạn chế được rất nhiều nguy cơ dịch bệnh xảy ra trong vụ nuôi Có rất nhiều biện pháp làm tăng sức đề kháng của vật nuôi như: + Thường xuyên bổ sung Vitamin C và khoáng vào trong thành phần thức ăn hằng ngày cho cá
+ Cho cá ăn thức ăn đặc trưng cho loài và đảm bảo thức ăn phải tươi đối với thức ăn là cá tạp và
không bị nấm móc hay quá hạng sử dụng đối với thức
ăn công nghiệp
- Giữ cho môi trường nước trong ao nuôi không bị ô nhiễm: Như định kỳ thay nước cho ao nuôi, đối với
ao nuôi cá bằng thức ăn là các loại cá tạp thì chu kỳ thay nước sẽ ngắn hơn so với ao nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp Ao nuôi cũng phải định kỳ dùng men vi sinh để phân hủy nền đáy ao như phân cá, mùn bã hữu cơ vì sự có mặt các chất này sẽ phát sinh ra khí
Trang 5độc NH3 và H2S trong những ngày có thời tiết xấu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của vật nuôi thậm chí hao hụt
cả bầy đàn
Khi nuôi nếu người nuôi tuân thủ được ba biện pháp phòng bệnh tổng hợp như trên thì hiệu quả của vụ nuôi sẽ cao hơn rất nhiều so với các phương pháp
nuôi thâm canh như hiện nay
Ngô Tuấn Tính Trung tâm Khuyến nông An Giang